Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Thiền Học Việt Nam Qua Tư Tưởng Trần Nhân Tông

08 Tháng Giêng 202119:42(Xem: 3934)
Thiền Học Việt Nam Qua Tư Tưởng Trần Nhân Tông

Thiền Học Việt Nam Qua Tư Tưởng Trần Nhân Tông

Thích Trung Định

cam tho 2

Có thể nói rằng, thiền học Việt Nam Khơi nguồn từ Ngài Khương Tăng Hội với cốt tủy là thiền quán niệm hơi thở qua tác phẩm “An Ban Thủ Ý Kinh”, sau đó hưng thịnh ở các triều đại Đinh, Lê, Lý, Trần... Thiền học thời Trần bắt đầu từ Trần Thái Tông, nhưng Thiền học Yên Tử thật sự phát triển và hưng thịnh vào thời Trần Nhân Tông.

Vua Trần Nhân Tông tên thật là Trần Khâm, sinh ngày 11 năm Nguyên Phong thứ VIII (1258) là con trưởng của Trần Thái Tông và Nguyên Thành Thiên Cẩm hoàng hậu. Lúc sanh tiền Trần Nhân Tôngtướng mạo khác thường “nhan sắc như vàng, thần khí tươi sáng”.

Thuở nhỏ, Trần Nhân Tông được sự chăm sóc đầy đủ với tình thương yêu của phụ vương và hoàng hậu, đặc biệtsự giáo huấn kỹ càng để chuẩn bị kế tục sự nghiệp quốc gia. Ngài rất thông minh, hiếu học và thông suốt ngoại điển lẫn nội điển (kinh Phật) lại được sự giáo dục cởi mở. Có những lúc Ngài mời các vị thiền sư đến để cùng giảng cứu thiền học và Ngài đã từng tham cứu thiền với Tuệ Trung Thượng Sĩ. Do đó Trần Nhân Tông sớm nhập cốt tuỷ của thiền học.

Trần Nhân Tông là một vị vua anh hùng, Ngài đã từng là tổng chỉ huy cuộc chiến vệ quốc chống quân Nguyên Mông. Hơn thế nữa, Ngài còn là biểu tượng cho các khối đại đoàn kết toàn dân chống ngoại xâm và là người có nhiều biện pháp thu phục lòng người và nhiếp phục đối phương nhằm đem đến những lợi ích to lớn cho dân tộc. Nhiều danh tướng như Trần Hưng Đạo, Trần Nhật Duật, Trần Quốc Toản, Trần Bình Trọng, Trần Khánh Dư, Phạm Ngũ Lão ... đã xuất hiện trong thời kỳ này. Nhờ tài thao lược của họ mà nhà Trần đã và có nhiều chiến công hiển hách. Sự thành công này có thể nói là nhờ sự nhìn nhận và sử dụng nhân tài của Trần Nhân Tông. Qua đây ta thấy, Trần Nhân Tông là nhà quân sự, nhà chính trị, văn hoá, tư tưởng đại tài. Đặc biệt, về lĩnh vực tôn giáo, có thể ghi nhận công đức của Ngài trong việc xây dựng Thiền tông Phật giáo. Chính Ngài là người đã thắp sáng ngọn đuốc Thiền tông và là Sơ Tổ của dòng thiền Trúc Lâm Yên Tử. Ngài đã chủ trương thống nhất các thiền phái Việt Nam trong trong vườn thiền người Việt. Đó là một sắc thái Thiền mang đậm nét đặc thù của Phật giáo Việt Nam với tinh thần tích cực dấn thân vào xã hội, xây dựng hưng thịnh xứ sở bằng từ bi, trí tuệđạo đức của Phật giáo.

Trần Nhân Tông được thân cận học hỏi giáo lý trí tuệ từ bậc thạc đức Tuệ Trung, là nhân duyên lớn, giúp cho Ngài thâm nhập sâu lòng đất giải thoát. Tuệ Sĩ như chắp thêm cánh đạo cho Điều Ngự đi vào vùng trời giải thoát bao la. Một thể cách giải thoát thực sự thực hiện trong đời sống chính trị, văn hoá, xã hội rất thiết thực, nhân bảntrí tuệ. Đây là một nhân duyên cho Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử ra đời, mang nét đặc thù của dân tộc Việt Nam, đồng thời mang tinh thần tuỳ duyên “Sống đời vui đạo”. Chính tinh thần “tùy duyên bất biến” là chiếc chìa khoá để mở tung cánh cửa thiền học Việt Nam mà Ngài là vị sơ tổ của Trúc Lâm Yên Tử. Sự chứng đắc của Tổ bằng con đường thực nghiệm tại núi Yên Tử, nơi đây Ngài đã cảm nhận được bản chất vô thường, vô ngã của thân ngủ uẩn qua những lần hạ sơn, hay phương pháp hành Tứ Niệm Xứ (quán thân bất tịnh, tâm vô thường, pháp vô ngã, thọ thì khổ) ngay trên thân Ngài. Chính giây phút này Ngài buông bỏ mọi vọng niệm, cấu uế trần tục để đạt thanh tịnh, an trú chánh niệm, lặng lẽ với núi rừng Yên Tử. Ngay đây, Ngài đã tuôn trào những bài thơ, kệ mang tính thiết thực của con Người chứng đắc. Trước buổi lễ khai đường ở Sùng Nghiêm Điều Ngự Giác Hoàng đã mở bài kệ:

“Thân như hơi thở qua buồng phổi

Kiếp tựa mây luồng đỉnh núi xa

Chim quyên đề đoạn nguyệt như trú

Đâu phải mùa xuân để luống qua”[1]

Đây là bài kệ cảnh tỉnh cho hàng môn đệ về sự vô thường và cũng là sự kinh nghiệm của Ngài đã trãi qua trên tấm thân tứ đại, đời sống của con người chỉ qua hơi thở, nó rất mong manh và cũng rất nhanh chóng trôi qua như gió thổi mây bay, mây bay có bao giờ dừng lại... Cũng tợ như cuộc đời nó luôn chuyển biến từ sanh, bệnh, lão, tử. “Mây bay gió thổi” là chỉ cho hiện tượng của con người luôn thay đổi biến dịch. Nhưng trong sự vô thường luôn chứa trọn “một mùa xuân” hay “nhất chi mai” ấy chính là tánh giác vốn tĩnh lặng của mỗi chúng sanh, nó rất vi diệu và nhiệm mầu nhưng chúng ta không biết tận hưởng cái giá trị vô ngần ấy.

Từ sở chứng đắc trong cuộc đời Điều Ngự Giác Hoàng đã biểu hiện mức độ uyên áo khác nhau qua thái độ sống, cách hành xử đầy khoan dung, nhân bảntrí tuệ. Lúc ở ngôi vị, Ngài là người yêu nước “thân dân” đầy trách nhiệmthể hiện tốt đẹp sự đoàn kết của dân tộc; lúc làm Thái Thượng Hoàng Ngài luôn dõi theo từng biến động của đất nước xã tắc mà không bao giờ phó mặc dân tộc cho vị vua đương trị vì. Lúc Thiền sư ở chốn sơn môn Ngài đã tự giác, giác tha, đã hoàn thành xã hội có một nền tảng đạo đức, nhân bản, và có cả một Giáo hội Phật giáo Việt Namkỷ cương, thống nhất tư tưởng và tổ chức hệ phái.

Đặc biệt Ngài đã xây dựng một nền tảng hoà bình lâu dài và mở mang bờ cõi, đó là việc thiết lập liên bang hữu nghị với Chiêm Thành. Suốt cuộc đời của Ngài là cuộc sống tự nhiên, tự tại vô ngã vị thadung dị. Ngài bảo:

“Niên thiếu chưa từng hiểu sắc không

Xuân sang hoa sắc vướng tơ lòng

Diện mục xuân nay từng khám phá

Thiền toạ an nhiên ngắm rụng hồng”[2]

Qua bài thơ ta như hiểu được về Ngài, lúc nhỏ Ngài chưa hiểu “sắc, không” nên mỗi độ xuân về thì thấy lòng nở hoa như bao người khác, nhưng khi đã thấy chúa xuân (bản lai diện mục) của chính mình thì không còn vui khi thấy hoa nở và buồn khi thấy hoa tàn, Ngài Điều Ngự đã tự tại trước mọi cảnh, an nhiên trước sắc trần, rất tự chủ và bình thản trước cuộc đời, dù đời có phiền toái hay rộn ràng, chính lúc ấy Ngài lắng lòng tìm lại sự an tĩnh của tâm .

“Muôn nghiệp lặng an nhàn thể tính

Nữa ngày rồi tự tại thân tâm”

Cõi lòng được thanh tịnh thì mọi thị phi, nhân ngã, chấp thủ đều lắng, chính đó là cõi tịnh độ hay cõi A Di Đà. Bởi vì tịnh độ ngay trong ta, tịnh độ không đâu xa, đâu phải nhọc công đi tìm tịnh độ ở phương Tây. Tịnh Độ chính là lúc “lòng rỗi” trong ta.

“Miễn được lòng rỗi

Chẳng còn pháp khác

Rèn tính lặng tính mới hầu an

Dứt niệm vọng niệm đình chẳng thác

Tột trừ nhân ngã thì ra tướng thực kim cương

Đình hết tham sân mới lão lòng đầy viên giác

Tịnh độ là lòng trong sạch chớ còn ngờ hỏi tây phương

Di Đà là tính lặng soi, mựa phải nhọc tìm về cực lạc

Xét thân tâm, luyện tĩnh thức, há rằng mong quả báo phô khoa

Cầm giới hạn, địch vô thường, nào có sá câu danh bản giác?”[3]

Bài kệ là sự minh xác về con đường cho mỗi người, ta chính là chủ nhân cho ta về cực lạc hay chốn Di Đà hay mãi mãi lang thang cầu xin an lạc ở một kẻ khác. Chính ta có thể làm cho ta an lạc mà không nương vào bất cứ một ai khác. Kinh Duy Ma Cật dạy: “Tâm tịnh tức tịnh độ”. Như vậy cần gì phải hỏi đường đến phương tây. Với trí huệ siêu việt Ngài đã khẳng định trong mỗi con người đều có đủ thánh-phàm, chúng ta hãy khéo léo lựa chọn. Điều Ngự Giác Hoàng đã đưa chúng ta khỏi mọi phân biệt, gạt bỏ mọi thuyết đối lập giữa Niết Bànđịa ngục, giữa ta và người, bởi vì các pháp vốn duyên sinh, không có một pháp nào độc lậptồn tại. Ngài tự tại sống trong cuộc sống bình thường, và đã chứng ngộ “thực tướng” của các pháp, cho nên không còn vướng kẹt vào các quan điểm có và không, hữu và ngã, tiểu và đại, bắc và nam Ngài cũng không còn tránh các sắc trần vì thế Ngài đã đạt “Sống đời vui đạo”.

“Ở đời vui đạo hãy tuỳ duyên

Đói cứ ăn đi, mệt ngủ liền

Có báu trong nhà thôi tìm kiếm

Vô tâm đối cảnh hỏi chi thiền”[4]

Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử đã được kế thừa tinh hoa của các dòng thiền trong quá khứ, nhưng qua đó Điều Ngự Giác Hoàng đã chắt lọc, đúc kết cùng với những kinh nghiệm thời đại Ngài đã tạo ra một diện mạo mới mang nét đặc sắc thiền học Việt Nam.

Tư tưởng “sống đời vui đạo” của sơ tổ Trúc Lâmcuộc đời Thiền, thiền chính là nắm bắt những sinh hoạt trong thực tế như ăn cơm, uống nước, mặc áo... đều là suối nguồn của Thiền. Tất cả đều là nguyên tắc tu đạo của Trần Nhân Tông. “Sống đời vui đạo” là một tinh thần tuỳ duyên nhưng rất thực tế trong cuộc sống, đây là một phương pháp sống có chánh niệm, tỉnh thức, là sự trở về nội tâm, là sự dừng lại của mọi vọng tưởng tham ái chấp thủ và là sự vắng lặng của mọi thị phi nhân ngã...

Thiền học Việt Nam không giới hạn ở đối tượng nào hay hoàn cảnh nào ở đâu cũng có thể thực hành thiền, miễn là hành giả biết thích nghi, ứng hợp với điều kiện với hoàn cảnh xảy ra chung quanh mình. Tuỳ duyên còn có nghĩa rằng hãy bằng lòng với cuộc sống và những gì mình đang có, mà không tham cầu hướng ngoại hay chấp thủ. Với tinh thần như vậy thì ngay trong hiện tại ta đã bắt gặp được những suối nguồn hạnh phúc thật sự. Sống bình thường “đói ăn, khát uống, mệt ngủ...” cũng nói lên tinh thần “tri túc” hay biết vừa đủ, tự mình biết đủ, khi đói thì ăn, khát thì uống, ăn uống trong chánh niệm tỉnh giác mà không mong cầu ăn thứ gì ngon hơn, hợp khẩu vị hơn. “Tùy duyên” hay giác tỉnh chính là con đường an trú trong hiện tại, mà không ước vọng tương lai hay nuối tiếc quá khứ, mà tâm biết cái “đang là” ở trước mắt. Cho nên cuộc sống tuỳ duyên giúp chúng ta không còn vướng mắc màu sắc hay cảnh trần trong cuộc đời. Tuỳ duyên đã hé mở cho chúng ta một lối nhìn, là hãy sống hết mình, sống có trách nhiệm, có bổn phận, sống có ý nghĩa của một con người trong xã hội, chứ không quay lưng hay thờ ơ với cuộc sống. Bởi vì “Phật pháp bất ly thế gian giác” chân lý giải thoát ở ngay trong cuộc đời này mà không phải ở đâu xa.

Tinh thần “Cư trần lạc đạo” không phải là con đường mặc tưởng, trầm tư mà phải đi bằng đôi chân vô trú, vô niệm để vào cuộc đời phục vụ nhân sinh, vũ trụ với ý thức vô ngã, hành động vô chấp và tấm lòng vị tha.

Qua đây chúng ta thấy cuộc đời của Ngài rất tự nhiên, tự tại và rất thích hợp với xã hội bấy giờ, đó là một lối sống hướng thượng, hướng chính mình, bằng nỗ lực của chính mình, bằng sự trở về của chính mình (gia trung hữu bảo hưu tầm mích) mà không một đấng thần linh nào cho mình được giải thoát. Đây chính là nói lên tinh thần tự độ của Phật Giáo, vừa biểu hiện tinh thần tự cường của dân tộc. Giác ngộ hạnh phúc an lạc nằm ngay nơi chính mình, nơi thái độ sống hay cách nhìn đời của mình, nơi ấy không còn khởi tham sân si, chấp thủ hay không còn chấp thủ đối với mọi cảnh. Đó chính là ý nghĩa đích thực của Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử hay chính là tư tưởng của Trần Nhân Tông.

Đối cảnh vô tâm mạc vấn thiền” là cái nhìn về thực tại đang là trong cuộc sống, cảnh thế nào thì nhìn thế ấy, nhìn với tinh thần vô trú, vô niệm, vô phân biệt. Vô tâm ở đây đồng nghĩa với tinh thần "ưng vô sở trú nhi sanh kỳ tâm" tức là chỗ nhất thiết xứ vô tâm, mọi chỗ mọi nơi, lúc đi lúc đứng, nằm ngồi đều thường trú tự do, thân tâm thanh tịnh không một niệm nhiễm trước sắc trần. Vô tâm ở đây không phải là chạy trốn cuộc đời, hay là thờ ơ trước nỗi khổ của chúng sanh, mà phải sống hết mình, làm những gì có thể làm được để lợi lạc chúng sanh, với tinh thần vô trú - giác tỉnh.

Thiền phái Trúc Lâm là một phương pháp thiền rất phù hợp với hoàn cảnh của nước ta và cũng phù hợp với lời Phật dạy về thiền Tứ Niệm Xứ. Chúng ta có thể thực hành trong bốn oai nghi (đi, đứng, nằm, ngồi) ngay trong cuộc sống với tinh thần vô trú. Các thiền sư Việt Nam không dừng lại ở một phương pháp nào cả, mà tất cả đều là đối tượng để tu tập, để hành thiền dù bất cứ ở đâu và hoàn cảnh nào đều có thể thực hành như quán hơi thở, nhìn sự vô thường qua chiếc thân ngũ uẩn hay mây ngàn trăng gió.

“Chim hót nhởn nhơ hoa liễu dày

Bóng thềm nhà vẻ mây chiều bay

Chuyện đời khách đến thôi không hỏi

Cùng tựa lan can ngắm núi mây”[5]

Đây là cảnh rất thực của thiên nhiên có chim hót hoa đong đưa, có bóng thềm nhà và cả mây chiều, có khách đến nhưng không hỏi mà chỉ tựa lan can để ngắm núi cùng mây. Tất cả cảnh vật, người như hoà quyện vào nhau. Thi sĩ đang nhìn cảnh đẹp của thiên nhiên trời đất đang yên tĩnh, sự yên lặng quá khiến người đến nhưng chẳng mở lời hỏi mà cùng tất cả đều hoà nhập vào không gian tĩnh lặng. Đây là triết lý vô ngôn hay chính là Thiền, sự sâu lắng ấy không thể đem ngôn ngữ để diễn đạt mà chỉ có người trong cuộc mới lắng nghe và hiểu được, hay chúng ta có thể hiểu về ngài hơn khi đọc đến bài thơ “Trăng”:

“Đầy sách giường song chích bóng đèn

Sân thu sương bủa thoáng hơi đêm

Tiếng chày thức dậy đâu hay biết

Hoa mộc trên cành trăng mới lên”[6]

Qua đây, chúng ta đã bắt gặp cuộc đời của vị sơ tổ quá đơn giản, và rất gần gũi với thiên nhiên. Với cảnh đêm tịch mịch Ngài như ngủ thiếp đi từ lúc nào, nhờ có tiếng chày của người trong thôn xóm đã đánh thức Ngài tỉnh dậy thì chỉ thấy bóng đèn dầu với giường đầy sách, nhìn ra sân thấy sương mùa thu đã giăng đầy, đâu đó có người đang giã gạo, và thấy trăng mới nhô lên ở cành hoa mộc, không gian tịch mịch yên lặng ấy chính là biểu tượng cho một tâm hồn trong sánghồn nhiên không một vết bẩn. Lúc ấy chính là sự bừng sáng của tuệ giác. Cuộc sống rất giản dị mộc mạc, nhưng nơi ấy dường như Ngài đã đi qua nhiều lần và Ngài đã cảm thông với cuộc sống của người dân ở đó như Ngài đã từng lấy chiếc áo bào đắp cho người tù lạnh, xuất phát từ lòng thương yêu chúng sanh cao cả cho nên khi xuất gia cuộc sống của Ngài càng đơn giản hơn.

“Ăn rau ăn trái miệng chẳng hiềm đắng

Vận giấy vận sồi thân ngại chi đen bạc”

Như vậy, Thiền học đã trãi qua nhiều thời đại như Đinh, Lê, Lý, Trần, thời nào cũng có nhiều vị thiền sư lỗi lạc ra tay cứu đời, dấn thân vào xã hội để đem lại sự thái bình cho dân tộc bằng sức mạnh trí tuệ, bằng tinh thần vô ngã. Các thiền sư Việt Nam đã khoác lên vai mình ba đức tính: Bi - Trí - Dũng để tung hoành ngang dọc khi trực tiếp hay gián tiếp vào các triều đại cố vấn nhà vua để cứu đất nước khỏi ách nô lệ của giặc đem lại nền độc lập cho quốc gia. Tuy xông xáo tung hoành, nhưng từ sâu thẳm các thiền sư vẫn an nhiên bất động trước các đối tượng sắc trần danh lợi. Thấy cuộc đời nô lệ của dân tộc là một đêm dài đau khổ, ở đó chúng sanh đang kêu gào thảm thiết. Trước thế sự các thiền sư Việt Nam không đành khoanh tay đứng nhìn, cũng không thể toạ thiền ở chốn sơn môn mà lấy cuộc đời làm môi trường thiết yếu cho sự hành thiền và thực hành lý tưởng lợi tha. Vốn biết chiến tranh là mất mát, là tổn thương. Thế nhưng chỉ có con đường duy nhất là phải kháng chiến để bảo vệ đất nước và đem lại sự thanh bình cho dân tộc. Nếu không kháng chiến thì giang sơn Đại Việt mãi mãi đi vào bóng tối của giặc phương bắc và mãi mãi là người nô lệ. Vì đại nghĩa, vì sự còn mất của đất nước các thiền sư Việt Nam đã dũng cảm chống lại quân giặc, phù vua giúp nước.

Đặc điểm của Thiền tông Việt Namtinh thần vô ngã vị tha. Đây là một tinh thần tiêu biểu của Phật giáo, là mục đích, đồng thờinguyên nhânphương tiện chi phối mọi hoạt động thiết thực. Vô ngã, vị tha là hai yếu tố có quan hệ mật thiết chặt chẽ với nhau, tuỳ thuộc vào nhau. Đặc biệt là thời Lý - Trần, một giai đoạn có nhiều thử thách, đối đầu với quân xâm lược có tầm cỡ trên thế giới, để đạt mục đích giữ gìn độc lập cho đất nước đem lại hạnh phúc cho dân tộc, tinh thần này càng được bộc lộ rõ hơn, là xóa bỏ mọi rạn nứt, sự hiềm khích giữa vua tôi đều được hóa giải để tập trung vào mục đích chung vì tổ quốc Đại Việt, vì sự an lạc của dân tộc. Tư tưởng Thiền học của Trần Nhân Tông đã nói lên được tinh thần “Tuỳ duyên bất biến”, Ngài đã dấn thân vào cuộc đời để hoá độ. Hậu thế cảm nhận được một tấm lòng thanh khiết, “Hoà quang đồng trần” nhưng không bị nhuốm bụi trần, và “Cư trần lạc đạo” giữa cuộc đời đầy biến động này.

Ghi chú:

[1] Nguyễn Lang, Việt Nam Phật Giáo Sử Luận, Nxb. Văn Hóa Hà Nội, 1994, tr. 374.

[2] Sđd, tr. tr. 391.

[3] Sđd, tr. 386-387.

[4] Lê Mạnh Thát, Toàn tập Trần Nhân Tông, Nxb. TP HCM, 2000, tr. 248.

[5] Sđd, tr. 296.

[6] Sđd, tr. 283.

Tạp chi Văn hóa Phật giáo số, 358.

Thích Trung Định

  • Thiền học Việt Nam
  • Trần Nhân Tông
Tạo bài viết
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 10343)
Diễm phúc sao trong phút cuối trong một đời kẻ vô nghì như tôi với quá nhiều tội lỗi lại được Hoà Thượng trụ trì ngồi niệm hồng danh Phật tiếp dẫn.
(Xem: 11427)
Hạnh phúc của con người không đến từ sự thù hận, tức giận cho nên sự trang trải tình thương trong cuộc sống xã hội là điều cần thiết nhất để hóa giải sự xung đột.
(Xem: 10877)
Xin nhớ rằng: chính nhờ những trải nghiệm khổ đau chúng ta mới đánh giá đúng đắn và hiểu thấu giá trị đích thực của hạnh phúcan lạc...
(Xem: 10644)
Thường hay tự nhủ rằng: Mình không có được cái diễm phúc sanh nhằm thời có Phật, nhưng được nghe Pháp Phật; được gặp người bạn đồng tu và được làm thân người.
(Xem: 10093)
Thiện tâm không chấp nhận máu đổ để chiến thắng nên ăn chay, không giết hại muôn loài là giải nghiệp sát sanh.
(Xem: 11434)
Những năm trước, hai gốc tùng trước sân như hai đứa trẻ, dáng điệu miệt mài trong cơn gió hiu hắt của mùa thu. Quanh năm suốt tháng, không một lời qua lại...
(Xem: 10212)
Đức Phật không phải là quan tòa để phán xử và tự cho mình có quyền phép để đưa người này vào Thiên Đàng hay đẩy người kia xuống Hỏa Ngục.
(Xem: 11114)
Tôi hát cho mẹ bài Năm Uẩn Chẳng Là Ta phổ nhạc từ Bát Nhã Tâm Kinh. Mắt mẹ vẫn nhắm chặt, hơi thở lên xuống đều đặn.
(Xem: 12685)
Cuộc tu là một chiến trận, binh lực phải được vận dụng để đối phó với những gì thật sự là đối phương, chẳng để nhằm vào những khóm lau bụi cỏ để hái hoa bắt bướm.
(Xem: 10982)
Ðối với đạo Phật, cái chính là tinh thần từ bi bình đẳng. Từ bi bình đẳng là một trong những đặc điểm nổi bật và quan trọng nhất trong Phật Giáo.
(Xem: 11919)
Sự khác biệt của mọi vật là do nghiệp riêng của chúng, chứ bản chất chúng vẫn là Chân Như. Như sóng sanh khởi từ đại dương, biến thành một làn sóng di động...
(Xem: 11958)
Một chậu quỳnh hoa có nhiều nụ là tin tức được mọi người đón chờ. Chậu hoa được đặt gần bên chánh điện, món quà sang nhất của thiền viện...
(Xem: 10467)
Tháng 8, đất trời hân hoan chào đón những đợt nắng mới, nô nức và nồng nhiệt như cảnh đồng loại đang nô đùa ngoài bể xa.
(Xem: 10907)
Khi đời sống nội tâm của bạn được lành mạnh, sung túc thì cuộc sống bên ngoài cũng sẽ ảnh hưởng theo và ngày càng trở nên phong phú.
(Xem: 10539)
Thực ra, tên gọi và hình thức món chay sẽ không là gì nếu ta không quá xem trọng nó. Mọi vật sẽ trở nên bình thường như những món quà hương vị của cuộc sống...
(Xem: 13498)
Thật vậy, luôn có một sự tương quan chặt chẽ giữa lòng vị thahạnh phúc. Nhiều công trình nghiên cứu còn cho thấy là hành động cho mang lại nhiều xúc động tốt đẹp hơn...
(Xem: 11208)
Thủy vừa nói vừa đưa mắt nhìn ra xa. Đôi mắt đen láy đượm buồn. Trong nhà Thủy là người giống mẹ hơn cả, đặc biệt là đôi mắt.
(Xem: 10566)
Vậy, Tiểu Sư Phụ đi đâu? Cô bé hỏi. Nhìn đôi mắt thủy sắc, tôi trả lời - trả lời với chính mình, đi đâu à? Tôi cũng hỏi câu này nhiều lắm rồi.
(Xem: 10358)
Ca ngợi con ngườihoa sen không chỉ là tôn vinh sự chiến thắng vinh quang sau cùng của chúng, mà còn là ca ngợi sự kiên nhẫn, chịu đựng, gian khổ khó khăn...
(Xem: 12693)
Không ai có thể biết trước những gì sẽ xảy ra vào ngày mai... Thế nhưng ta vẫn có một niềm tin... Vậy thì hãy hành xử một cách tốt đẹp nhất và không hối tiếc gì cả.
(Xem: 11632)
Tôi tự nghĩ hóa ra khủng hoảng kinh tế cũng là những gì liên hệ đến xúc cảm. Tôi nghĩ rằng người ta dung túng quá đáng các thứ xúc cảm tàn phá, chẳng hạn như sự tham lam...
(Xem: 15044)
Tôi cảm thấy rằng những hệ thống không thực tế do con người tạo ra cuối cùng sẽ trở lại trong cung cách nhân bản tự nhiên. Chúng tôi yêu mến tự do.
(Xem: 16294)
Tiết Vu Lan bâng khuân nhớ Cha công dưỡng dục, mùa Báo hiếu bùi ngùi thương Mẹ đức cù lao... Thích Hạnh Tuệ
(Xem: 11771)
Ta hiện hữuhiện hữu với cha mẹ, với thầy, với bạn. Ta hiện hữuhiện hữu với con người, với muôn loài và với thiên nhiên. Không có cha mẹ thì sẽ không bao giờ có ta.
(Xem: 11617)
Không biết tự bao giờ, hình ảnh cái hàng rào quê bình dị, thân thương gắn liền với tuổi thơ nhọc nhằn nhưng cũng nhiều niềm vui đã in sâu trong tâm thức của tôi.
(Xem: 13990)
Như một vị Đạt Lai Lạt Ma đầu tiên du hành sang phương Tây, ngài cũng đã ca tụng những đạo đức bất bạo động đến hàng triệu người...
(Xem: 12096)
Con thuyền sau những tháng năm đưa khách qua sông, rồi đỗ mục ở bến sông đời lặng lẽ… Thích Hạnh Tuệ
(Xem: 13644)
Điều cần thiết, trước nhất, là xóa tan cội rễ của những cảm xúc tiêu cực, của phiền não, tiêu trừ chính nguồn gốc của sân hậnthù oán.
(Xem: 12070)
Nắng đã biến thành là thứ tâm linh vô giá, che chở cho đời, cho con người, như bàn tay của Bồ tát Quán Thế Âm, đem niềm vui hạnh phúc cho nhân loại.
(Xem: 11541)
phải chăng sau cánh cửa hẹp là phương trời phóng khoáng, sau ưu phiềnan lạc thảnh thơi, sau bất hạnhhạnh phúc ngọt ngào…
(Xem: 13121)
Theo sự nghiên cứu, chúng tôi không hề thấy có việc đốt vàng mã cúng tế người chết được ghi trong tam tạng kinh điển của nhà Phật.
(Xem: 14236)
Tôi nghĩ con người phải mang theo tâm linh của họ - - và sự đấu tranh của họ. Và tôi nghĩ có thể là một phương pháp bất bạo động.
(Xem: 11767)
Chư Tăng sống có mục đích công ích thì quần chúng sẽ không xa rời đạo Phật; chư Tăngquần chúng đều hướng vào tâm linhcông ích xã hội...
(Xem: 12449)
Giáo lý của Đức Phật bao gồm hai mặt của một thực tại, đệ Nhất nghĩa đế thuộc bình diện siêu việtđệ nhị nghĩa đế thuộc về thế giới hiện tượng.
(Xem: 12088)
Chức năng chính của chùa chiền tự viện là hoằng duơng Phật pháp, thực tập lời Phật dạy và tổ chức các hoạt động có tính giáo dục chứ không chỉ là du lịch mà thôi.
(Xem: 11962)
Để có cái nhìn sâu sắc và thấu triệt được mọi vấn đề của cuộc sống, bạn chỉ cần lặng lẽ quan sát thân tâm mình và hoàn cảnh đương tại một cách rõ ràng, khách quan...
(Xem: 11526)
Trong một kiếp người ta có vật chất ta cũng không thể mang theo lúc chết, không có gì là của mình ngoài nghiệp, điều lành, phước báu mình đã tạo.
(Xem: 11390)
Ngày mới vào lớp một, ngày đó lớp một nhỏ nhất, không có mầm chồi lá như bây giờ, tôi đã có một người bạn. Khá thân. Hắn thương tôi lạ.
(Xem: 11418)
Ở khía cạnh tu học thì những người bạn đạo hoặc huynh đệ đồng tu chính là người thầy của mình, bởi sự tu tập và những kiến giải của họ...
(Xem: 11292)
Đây là cuộc lễ kéo dài nhiều ngày nhất và quan trọng nhất, vì, ngoài lễ cầu hòa bình, còn kèm chúc mừng sinh nhật và truyền quán đỉnh đặc biệt.
(Xem: 13220)
Tôi xem thật là quan trọng để có một đời sống hạnh phúc. Cội nguồn chính của hạnh phúc là trong chính chúng ta.
(Xem: 11572)
Cho đến nay tư tưởng Phật Giáo đã thấm nhuần trong tâm hồn Dân Tộc Việt Nam thành một khối keo sơn khó phai mờ và lay chuyển...
(Xem: 13326)
Ngược dòng thời gian, cách đây cả 2300 năm, Trung quốc là nước đã biết trồng dâu nuôi tầm, lấy kén ươm tơ dệt lụa... Lê Chương
(Xem: 11816)
Những hình ảnh về các sinh hoạt lễ hội của chùa và đình vẫn còn in đậm trong ký ức tôi cho đến ngày nay... Huỳnh Kim Quang
(Xem: 13630)
Vườn tâm hoa tuệ của những câu chuyện đầy yêu thương sẽ được theo những bước chân của mình trên những vấn đề của cuộc sống nơi xứ người để mang lên sẻ chia...
(Xem: 12372)
Tất cả những gì Ngài chọn, tất cả cả những gì Ngài làm và tất cả những gì Ngài nói đều là hành hoạt của một vị Thánh, của một vị Phật.
(Xem: 11107)
Trong đạo Phật, cái thương đích thực nó được làm bằng cái hiểu, không hiểu thì không có thương. Cha mà nếu không hiểu con thì càng thương con, con càng khổ.
(Xem: 13192)
Tự lựcyếu chỉ để mình vượt thoát mọi khổ đau, nó có được khi mình hiểu đến nơi đến chốn, khi mình biết thương mình thật sự.
(Xem: 13290)
Khi trong ta đã có tâm tuệ, mọi hành xử của ta đều có mặt của tuệ, nên chúng không bị đối ngại bởi những nhận thức hữu ngã...
(Xem: 13965)
Mỗi tuần lễ đều có hai ngày mà chúng ta không cần phải bận tâm lo âu đến và suy nghĩ đến. Ngày thứ nhứt là Hôm Qua...
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant