Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Pháp thoại của Hòa thượng Thích Như Điển

30 Tháng Ba 202123:08(Xem: 2823)
Pháp thoại của Hòa thượng Thích Như Điển
Bài Pháp thoại (Dharma Talk) ngày 28 tháng 3 năm 2021 tại Chùa Beeh Low See, Singapore và Chùa Mahakaruna Buddhist Center cũng như Chùa Vihara Mahavira Graha Medan tại Indonesia.

Kính bạch chư Tôn Trưởng lão,

Cùng toàn thể Quý Thiện nam tín nữ,

Hôm nay, một lần nữa tôi lại có nhân duyên đến với Quý vị qua chương trình online nầy do Master Hui Siong đề nghị. Ngài là Phó Chủ tịch Hội đồng Tăng-già Thế giới (WBSC) World Buddhist Shanga Council, kiêm Tổng Thư ký Hoa văn và hiện đang Trụ trì những chùa nầy tại Singapore và Indonesia. Sở dĩ tôi có được nhân duyên nầy là qua sự hình thành của WBSC từ năm 1966 tại Colombo, Tích Lan và năm 1969, Hội đồng nầy đã được tổ chức Đại hội lần thứ 2 tại chùa Vĩnh Nghiêm, Sài Gòn, Việt Nam do Trưởng lão Hòa thượng Thích Tâm Châu, người đồng sáng lập ra WBSC đứng ra tổ chức. Thuở ấy, tôi mới từ thành phố cổ Hội An vào Sài Gòn nên chưa có duyên để tham dự.

Đến năm 1989, lần đầu tiên tôi tham dự Đại hội tại Taipei, Đài Loan do sự giới thiệu của Trưởng lão Hòa thượngThích Minh Tâm; và năm 1991, Ban Chấp hành Hội đồng Tăng-già Thế giới (First Executive Committee Meeting) họp từ ngày 12 đến ngày 18 tháng 4 tại Hannover, Đức Quốc. Lần nầy có Trưởng lão Hòa thượng U Ming (Ngộ Minh) đến từ Đài Loan, Chủ tịch Hội Phật giáo Tăng-già Thế giới đã hơn 80 tuổi, nhưng Ngài cũng đã chấn tích quang lâm; Trưởng lão Hòa thượng Kuak Kuang (Giác Quang) đến từ Hồng Kông; Trưởng lão Hòa thượng Liao Chung (Liễu Trung) đương kim Chủ tịch trong hiện tại và 16 vị Phó Chủ tịch của 16 nước Phật giáo trên thế giới đã hiện diện tại chùa Viên Giác Hannover; trong đó có Pháp sư Huệ Hùng cũng như Ngài Ming Kuan (Minh Quang) v.v… Bên phía Việt Nam, chúng tôi cung đón được Trưởng lão Hòa thượng Thích Tâm Châu đến từ Canada; Trưởng lão Hòa thượng Thích Huyền Vi, Trưởng lão Hòa thượng Thích Thiền Định, Trưởng lão Hòa thượng Thích Minh Tâm, Trưởng lão Hòa thượng Thích Minh Lễ đến từ Pháp Quốc; và Trưởng lão Hòa thượng Thích Mãn Giác đến từ Hoa Kỳ. Chúng tôi biết nhau qua đạo tình từ dạo ấy và từ đó đến nay hơn 30 năm, chúng tôi vẫn thường xuyên đến tham dự các kỳ Đại hội tại Đài Loan, Đại Hàn, Singapore, Indonesia, Hồng Kông, Mã Lai, Ma Cao v.v…thật là những nhân duyên thù thắngPhật pháp để phụng sự nhân sinh.

Đức Phật dạy rằng, mỗi chúng sanh có tất cả 404 thứ bệnh. Những bệnh thuộc về đất có 101 loại, những bệnh thuộc về nước có 101 loại, những bệnh thuộc về gió có 101 loại và những bệnh thuộc về lửa cũng có 101 loại. Đức Phật qua cái nhìn siêu việt của tuệ giác quán sát chúng sanh, Ngài đã thấy như vậy. Không biết ngày hôm nay y học phát triển rất mạnh ở mọi ngành nghề và mọi phương diện, đã tìm ra hết được 404 thứ bệnh ấy chưa? Nếu bác sĩ mà không biết được bệnh của bệnh nhân thì không thể nào kê toa cho thuốc được.

Sau khi thành đạo dưới cội bồ-đề, Đức Phật đã tư duy rất nhiều về nỗi khổ của nhân sinh. Sau đó, Ngài đi về hướng Varanasi bên cạnh sông Hằng đã dùng liệu pháp Tứ diệu đế để độ cho 5 anh em Kiều-trần-như và liệu pháp nầy mãi cho đến hôm nay tất cả các truyền thống của Phật giáo như Nam tông, Bắc tôngKim Cang thừa vẫn đang ứng dụng để trị liệu cho muôn loài. Đó là Khổ, đó là Tập, đó là Diệt và đó là Đạo - con đường đưa đến cảnh giới giải thoát an lạc hoàn toàn.

Trong Kinh tạng Nam truyền có nói về “nhận thức quán-mười liệu pháp chánh niệm” (Meditation on Perception- Ten Healing Practices to Cultivate Mindfulness do Đức Phật dạy cho Tôn giả A-nan khi thấy Tỳ-kheo Girimananda bị bệnh. Đức Phật không đích thân đến, khi Ngài đang ở tại Savatti, mà Ngài truyền dạy cho Tôn giả A-nan mang 10 phép quán nầy đến cho Thầy Girimananda. Sau khi nghe Tôn giả A-nan tuyên thuyết lại lời Phật dạy, Tỳ-kheo Girimananda đã hết bịnh. Vậy bịnh do thân làm khổ lụy, nhưng nhờ tâm làm chủ quán niệm về 10 phép quán nầy một cách triệt để, nên bệnh duyên lại được khỏi. Đây là một loại pháp dược dùng để trị liệu cho cả thân lẫn tâm, đặc biệt cho những vị xuất gia. Người tại gia chắc chắn cũng có thể thực hành quán niệm như thế để chữa lành được bệnh tật của mình, nhưng đòi hỏi phải có việc dụng công miên mật qua phép quán nầy thì mới mong chữa lành khỏi những căn bệnh của thân cũng như của tâm.

Đức Phật cũng đã dạy trong Luận A-tỳ-đàm về việc thành lập thế giới rằng: Thế giới nầy và nhiều thế giới khác đều được thành lập bởi nghiệp lực của chúng sanh và phải trải qua 4 giai đoạn chính. Đó là thành, trụ, hoại và diệt. Cũng trong 4 giai đoạn nầy mỗi thế giới có tuổi thọ dài lâu hay ngắn ngủi là do phước báu hay hành nghiệp của những chúng sanh trong thế giới ấy tạo nên. Mỗi một thế giới như thế khi đã được thành tựu phải chịu qua 3 lần của Tiểu tam tai và 3 lần của Đại tam tai. Ba lần của Tiểu tam tai đó là: chiến tranh, đói khát và dịch bệnh. Con người lo tranh giành với nhau từ chuyện ăn uống đến địa vị, tiền của, tư tưởng với nhau, nên bắt đầu đi gây hấn với các nước lân bang. Việc nầy trong chúng ta nhiều người đã kinh qua.

Từ kết quả của chiến tranh, lúc nào cũng có một bên thắng trận và một bên thua trận. Dẫu thắng hay thua thì bên nào cũng có người chết một cách oan uổng bởi những người hiếu chiến. Sau khi chấm dứt chiến tranh là sự nghèo đói xảy ra khắp nơi. Kết quả của chiến tranh thời đệ nhất thế chiến (1914-1918) hay đệ nhị thế chiến (1939-1945), nhiều người đói khổ lầm than, không bút mực nào tả xiết nổi hết cái khổ đau của kiếp con người. Chiến tranh chấm dứt, bệnh tật lại hoành hành và thế giới lại lâm vào những tình trạng bi thương khác nữa. Chết vì dịch bệnh, vì đói khát, vì nghèo túng v.v…

Thời kỳ Đại tam tai sẽ xảy ra sau thời kỳ Tiểu tam tai. Đó là: nước biển sẽ dâng cao hết cõi dục giới nầy, lửa sẽ đốt cháy trong lòng đất làm cho đất phải vỡ tung ra, gió sẽ mang từng mảnh đất trôi theo nước, di chuyển về nơi vô định. Cuối cùng trên những mảng đất còn sót lại ấy, một số người còn phước báu nên được sống sót và nhiều người trong họ biết nói đến đạo đức, lòng tin cũng như phát tâm quy y Tam bảo v.v…thế giới mới sẽ được tái tạo dựng. Thời gian không hạn định là bao lâu, bởi vì tất cả những họa phước nầy đều do con người gây ra thì chính chúng ta phải gánh lấy hậu quả vậy.

Đức Phật và chư vị Bồ-tát giống như một vị lương y, biết chữa bịnh cho thuốc, nhưng nếu chúng ta không chịu uống thuốc thì lỗi ấy không phải do bác sĩ, mà là do người bệnh vậy. Nếu người bệnh viện dẫn lý do, nào là thuốc đắng, nào là thuốc cay, chát v.v… không thể dùng được, thì căn bệnh kia cứ mãi kéo dài trong vô tận. Điều ấy có nghĩa là nghiệp bất thiện của chúng sanh có cơ hội chiếm cứ thân cũng như tâm của chúng sanh nhiều hơn; nên phải cần thời gian trị liệu lâu dài hơn nữa.

Kinh Phật cũng dạy rằng: “Bồ-tát sợ nhân, chúng sanh sợ quả”; có nghĩa là: những vị Giác ngộ biết chắc một điều là nhân nầy xấu, nên không bao giờ lầm lỡ gây ra. Trong khi đó chúng sanh chúng ta hầu như không quan tâm đến việc gây nhân, mà chỉ sợ kết quả. Điều nầy đi ngược lại lời Phật dạy và chư vị Bồ-tát. Bởi vì nếu cái nhân gây ra trong hiện tại tốt, thì cái quả chắc chắn không thể xấu được. Đa phần chúng ta chỉ sợ quả đến, chứ ít ai cố gắng hiểu và thực hành lời dạy của chư Phật một cách rốt ráo để đoạn trừ vô minh sanh tử trong nhiếu đời nhiều kiếp khi gây ra nhân.

Từ tháng 2 năm 2020 đến nay đã hơn một năm rồi, cả thế giới hơn 7 tỷ người, không ai là không nghe hay không biết đến con Corona virus nầy. Trên từ các bậc giáo chủ của các tôn giáo, dưới cho đến bàng dân thiên hạ cũng như những trẻ thơ còn nhỏ dại cũng chẳng thể thoát ra khỏi được lưỡi hái của tử thần, trong khi ai cũng sợ chết. Bây giờ là tháng 3 năm 2021 riêng tại xứ Đức nầy có đến 70.000 người chết vì Covid-19 và hơn 2 triệu người bị nhiễm bệnh. Tổng thống Đức Steimeier kêu gọi dân chúng lấy ngày 18 tháng 4 làm ngày tưởng niệm cho những người mất vì Covid Pandemie trong thời gian qua. Thế giới thì vô số trường hợp bi thương hơn, vì nhà thương không còn giường cho người bệnh nằm nữa. Oxygen cũng đang thiếu trầm trọng như ở Jordan trong mấy ngày nay. Những nước giàu có nhưng có số dân ít thì được tim chủng ngừa Covid-19 trước nên đã được an tâm phần nào, còn đa phần những nước đông dân như Ấn Độ, Trung Hoa, Indonesia v.v… là cả một vấn đề khó giải quyết của chính quyền sở tại.

Vào ngày 6 tháng 3 năm 2021 vừa qua, Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 đã được chích ngừa thuốc chống lại Covid-19 lần thứ nhất tại một bệnh viện ở vùng Dharamsara và 2 tuần sau đó, Ngài được chích mũi thứ 2 để ngừa bệnh. Báo chí, truyền thông đã đưa tin về việc nầy-. Ngài cũng khuyên là tất cả mọi người cũng nên chích ngừa để dịch bệnh đỡ lây lan qua cho những người khác.

Theo thông tin của những giới chức y tế, họ cho biết rằng, con vi khuẩn nầy nếu đem nhốt trọn vào một nơi thì thể tích của nó chưa bằng một lon Coca Cola. Thế mà nó đã làm cho thế giới đảo điên không ít. Suốt một năm trời trôi qua, thế giới đang đứng trước những tình huống khó khăn như chưa bao giờ xảy ra sau đệ nhị thế chiến. Con em không được đi đến trường học, cha mẹ không có việc làm, ông bà sống cô đơn buồn tủi, vì không được con cháu viếng thăm. Máy bay ít chuyến, xe hơi, tàu lửa, tàu thủy bị hạn chế tối đa. Những nơi tập trung đông đúc như trước đây bị giới hạn rất nhiều; nghĩa là chỉ được tập trung theo lời khuyến cáo của chính phủ và bộ y tế. Ngay cả nhà thờ, Mooschee, chùa viện, thánh thất v.v… cũng phải chịu chung với số phận nầy.

Một số nước tại Âu Châu, Mỹ Châu, Á Châu, Úc Châu và Phi Châu đã bắt đầu chích ngừa cho những người lớn tuổi trên 80, rồi trên 70 và những nhân viên làm việc trong các bệnh viện v.v…Thế nhưng, tiến độ rất chậm chạp, ai cũng mong đến phiên mình được chích ngừa. Rồi ai cũng sẽ được chích hết, nhưng chắc rằng phải đến cuối năm 2021 nầy mới mong thế giới sẽ trở lại sinh hoạt bình thường như trước đây.

Đứng trước tình hình khủng hoảng của thế giới như vậy, Phật giáo đã làm được gì cho những người bị bệnh hiểm nghèo? Dĩ nhiên là có rất nhiều việc mà Phật giáo đã làm. Ví dụ như cấp phát khẩu trang miễn phí, làm bệnh viện dã chiến giúp các chính quyền sở tại, cho Phật tử làm thiện nguyện trong các bệnh viện, giúp đi chợ mua thực phẩm cho những người già không có ai chăm sóc, giúp trẻ em an tâm ở nhà với cha mẹ, khi cha mẹ cũng như con cái phải đối diện với nhau hằng ngày trong một khung cảnh gia đình chật hẹp; nên đã phát sinh ra nhiều cú sốc tâm lýchư Tăng Ni cũng như Phật tử khắp nơi đã vận dụng khả năng hiện có của mình để trợ lực với chính quyền sở tại, nhằm ngăn chặn sự lây lan được nhiều chừng nào thì tốt chừng ấy.

Tại nước Đức nầy, một số cơ sở như Kindergarten, trường học, chợ búa, tiệm hớt tóc v.v…đã được mở cửa lại từng phần tùy theo số người nhiễm bịnh tại vùng đó cao hay thấp. Cũng có nơi mở cửa xong, sự lây lan nhiều hơn xưa thì chính quyền lại ra lệnh phải cách ly xã hội trở lại. Như vậy, đúng là một cái vòng lẩn quẩn. Khi người ta bị trói buộc thì người ta luôn muốn được cởi trói; và khi được tự do rồi, con người không tuân thủ luật lệ của sự tự do; nên pháp luật sẽ ràng buộc con người trở lại như xưa. Cứ thế và cứ thế, thế giới nầy sinh diệt biến dị qua 4 giai đoạn của thành, trụ, hoại, không là như vậy.

Người Phật tử chúng ta luôn biết rằng, Đức Phật chế giới ra cho người xuất gia hay tại gia không phải là sự hù dọa hay sự cưỡng ép, mà việc giữ giới là một sự phòng hộ cho thân cũng như tâm của chúng ta không dễ bị phạm phải và nếu có phạm thì cũng dễ chữa lành. Vì nước sông có thể rửa sạch được vết nhơ trên thân thể cũng như giặt sạch được áo quần, nhưng tội lỗi thì chỉ có sự sám hối, ăn năn chừa đổi những lỗi lầm của chúng ta đã gây tạo trong đời nầy hay nhiều đời về trước, thì thế giới nầy mới sáng sủa hơn, tật bịnh sẽ ít còn ngự trị trên thế gian nầy nữa.

Dẫu cho cơn bịnh nặng nào rồi cũng sẽ hết, nhường chỗ cho sự an vui và hạnh phúc cận kề; nhưng sự an ổn ấy có được kéo dài tuổi thọ bao lâu đều là do chính mỗi người trong chúng ta thực hiện; chứ không phải do ở những vị bác sĩ tài giỏi kia. Ngay như Đức Phật, một bậc Thầy được xưng là Vô thượng Y vương, nhưng Ngài cũng sẽ không cứu được hết tất cả chúng sanh khỏi bịnh khổ, nếu chính chúng ta không chịu uống thuốc để trừ khổ kia.

Lời cuối, chúng tôi xin niệm ân Master Hui Siong rất nhiều. Nếu không có Ngài thì chúng tôi không có cơ hội để gặp gỡ gián tiếp Quý Phật tử người Hoa, người Indonesia, người Mã Lai, người Singapore, người Việt v.v… trên một diễn đàn online như thế nầy. Nếu có được phần phước báu lợi lạc nào qua việc nghe pháp nầy, chúng tôi xin hồi hướng lên Tam bảo chứng minhgia hộ cho tất cả Quý Ngài cùng Quý vị luôn được an vui, hạnh phúccầu nguyện cho thế giới hòa bình, nạn dịch Covid-19 sớm được tiêu trừ để người người được an cư lạc nghiệp.

Nam Mô Hoan Hỷ Tạng Bồ-tát Ma Ha Tát.

ht-thich-nhu-dien-2

 

March 2021. Dharma Talk at Beeh Low See Temple, Singapore, Mahakaruna Buddhist Centerand Vihara Mahavira Graha Medan Temple,Indonesia.

 

By Most Venerable Thich NhuDien

 

Dear Most VenerableSangha members,

Dear Lay Buddhists.

 

Today, once again, I have another opportunityto talk to you through this online Dharma Talk, proposed by Master Hui Siong. He is Vice President of the World Buddhist Sangha Counciland General-Secretary for Chinese Language Department. He is alsoabbot of Beeh Low See Temple, Mahakaruna Buddhist Center and Vihara Mahavira Graha Medan Temple in Singapore and Indonesia. The connections which lead to this opportunity could be traced back through the founding Congress of the WBSC in Colombo, Sri Lanka in 1966 and the second Congress held at Vinh Nghiem Pagoda in Saigon, Vietnam in 1969 by the Most Venerable Thich Tam Chau, co-founder of WBSC. At that time, I had just moved from Hoi An to Saigon; so I did not have theopportunity to participate.

 

In 1989, for the first time, I participated in the Congress held in Taipei, Taiwan, thanks to the recommendation of the Most Venerable Thich Minh Tam. Two years later, in 1991, the First ExecutiveCommittee Meetingwas held from April 12 to 18 in Hannover, Germany. At that time the Most Venerable Wu Ming, president of WBSC, from Taiwan also attended the Meeting, even though he was over 80 years old. The Most Venerable KuakKuang from Hong Kong, the Most Venerable Liao Chung, current President, and 16 Vice Presidents representing 16 Buddhist countries around the world were present at VienGiac Pagoda, Hannover, including Master Hui Siong as well as Master Ming Kuang and others. On the Vietnamese side, we were honored to welcome Most Venerable Thich Tam Chau from Canada, Most Venerable Thich Huyen Vi, Most Venerable Thich ThienDinh, Most Venerable Thich Minh Tam, Most Venerable Thich Minh Le from France and Most Venerable Thich Man Giac from the US. We have known each other for more than 30 years now and still often attend the Congresses in Taiwan, Korea, Singapore, Indonesia, HongKong, Malaysia, Macau, etc. How great these supreme conditions are to serve human beings in the name of the Buddha Dharma!

 

Buddha has taught us that each sentient-being has a total of 404 (four hundred and four) types of diseases. There are 101 (hundred and one) of earth-based diseases, 101 of water-based diseases, 101 of wind-based diseases, and similarly, 101 of fire-based diseases. The Buddha, with his transcendent observation wisdom, saw through that. Nowadays, I wonder if medicine-science, which thrives in every profession and all aspects, has found all ofthese 404 diseases yet? If a doctor does not know the illness of his patient, he could not give a prescription either.

 

After attaining Enlightenment under the Bodhi Tree, Buddha had thought a lot about the suffering of humans and then headed towards Varanasi, next to the Ganga river. He used the Four Noble Truths as the prescription to helpthe 5 brothers of Ajanta-Kaundinya, and this prescriptionis still being applied to heal all sentient-beings by all Buddhist traditions whether Theravada, Mahayanaor Vajrayana. That prescription contains the truth of suffering, the truth of the cause of suffering, the truth of the cessation of suffering, and the truth of the eightfold path leading to complete cessation of suffering.

 

The Pali Canon mentions about Meditation on Perception - Ten healing practices - to cultivate mindfulness that Buddha taught Venerable Ananda when he saw that Bhikkhu Girimananda was sick. Buddha did not come in person since he was inSavatti, but he instructed Venerable Ananda to bring these 10 practices to Venerable Girimananda. After hearing Buddha's teaching, BhikkuGirimananda recovered from his illness. Illness is caused by suffering of the body; but thanks to the mind mastering of these 10 contemplations, the illness was cured. This is theDharma that can be used to treat both body and mind, especially for monastics. Certainly, lay people can also practice these contemplations to heal their illness; however, it requires an intensive cultivation of this practice to heal the illness of the body and the mind. 

 

Buddha has also taughtabout the beginning of the world in the Abhidharmathat this world and many other worlds are created by the accumulated karma of all sentient beings and must go through 4 main stages. They are forming, dwelling, decaying and destroying. Also, in each of these 4 stages, the lifespan of each world depends on the merits and karma of its beings. Furthermore, each of such worlds must go through Three Small Disasters and Three Great Disasters. Three Small Disasters are Wars, Famines and Pandemics. Humans are occupied with disputes among themselves, fighting over food, status, money and ideals; and thus, starting aggression with neighbouring countries. Many of us may have experienced these things before.

 

As a result of wars, there are alwaysone winning side and one losing side. Either win or lose, innocent people died because of the aggressors. After the wars, poverty spread widely. The result of World War I (1914-1918) and World War II (1939-1945) causedso many peoplewith starvation and misery; words cannoteven describe the suffering of human lives. After the wars, disease raged again and the world fell into another tragedy, such asdisease, starvation, poverty.

 

The period of Three Great Disaster will occur after the period of Three Small Disasters. That is: the sea-level will rise to the end of the realm of Desire. Fire will burn in the ground, causing the earth to burst open. The wind will carry each piece of soil drifting with water to the unknown place. Finally, only those who have gained merits can survive and remain on thoselastplots of land. Many of them have morality, faith, and have takenrefuge in the TripleGem. A new world will then be rebuilt. Time is not defined, because all of these disasters are caused by humans, and we must bear the consequence ourselves.

 

The Buddha and Bodhisattvas are like good doctors who can cure and give medicines; however, if we refuse to take medicines, the blame is not on the doctors, but rather on the patients. If a patient, citing any reason, like the medicine is too bitter, hot or acrid, and thus cannot be taken, the illness will then last forever. This means that the bad karma of sentient beings has a higher chance to occupy the body and mind; hence, longer treatment time will be needed.

 

The Buddha Sutra also teaches that “Bodhisattvas are afraid of causes, sentient beings are afraid of results”, that is that the enlightened ones know exactly that a certain cause is bad, and never let the result happen by mistake. However, human beings do not care about the causes, but are only afraid of the results. This goes against the teaching of Buddha and Bodhisattvas because if the present cause is good, the future result certainly cannot be bad. Most of us are afraid of the coming results and do not try to understand and practice the teaching of the Buddhas thoroughly to eliminate ignorance in samsara for many lives and kalpas through our causes.

 

Since February 2020 till now, it has been more than a year. The whole world with more than seven billion of people, no one has not heard about the Covid-19 virus. Religious leaders as well as ordinary people, young people, cannot escape the scythe of death, while everyone is afraid of death. It is now March 2021, in Germany, 70.000 (seventy thousand) people have died because of Covid 19 and more than 2 million are infected. The German President Steinmeier has called people to take the date of April 19 as a Memorial Day for the people who died because of the Covid-19 Pandemic. Throughout the world, there are countless tragic cases, because hospitalsdo not have enough beds for the sick. Oxygen machines are badly lacking, like in Jordan recently. In rich countries with small populations, people have already been vaccinating Covid-19; so, they have been somewhat reassured. However, in most populous countries like India, China, Indonesia and others, the local governments still have difficulties solving this problem. 

 

On March 6. 2021, His Holiness the 14th Dalai Lama received the first Covid-19 vaccination shot at a hospital in the Dharamsala region and two weeks later, he received the second one to prevent the sickness. The press and media have reported on this. His Holiness also advised everyone to get vaccinated so that the epidemic is less likely to spread to others.

 

According to health officials who say that if the virus is locked up in one place, the volume of this virus is less than a can of Coca Cola. Yet, it has made the world go crazy. During the past year, the world has faced difficult situations like never beforesince World War II. Children cannot go to school, parents have no job, grandparents live alone and sad because their children and grandchildren cannot visit them. Airplanes, cars, trains, ships are limited to a minimum. Crowded places are now heavily restricted; people are only allowed to gather on the advice of the government and health ministry. Even churches, mosques, Temples, religious places, are suffering the same fate.

 

Several countries in Europe, America, Asia, Australia and Africa have begun vaccinating people over the age of 80, then over 70, and hospital staff like doctors, nurses, etc. However, the progress is very slow, while everyone is looking forward to their turn to be vaccinated. Soon, everyone will be vaccinated; but probably until the end of 2021, the world will hopefully return to normal activities as before. 

 

Under such a crisis, what has Buddhism done for people who were seriously ill? There are of course many things that Buddhism has done so far. For example, distributing free masks, making the field hospitals to help local government, encouraging Buddhists to volunteer in hospitals, helping to buy food for old people who have no one to take care of, helping children feel secured at home with parents. It is obvious that when parents and children face each other daily in their narrow home, there arise lots of psychological shocks and tensions. Monks and nuns, as well as lay Buddhists everywhere have used their abilities to support local governments to prevent the spread of Covid-19 as good as they could.

 

In Germany, some facilities like Kindergarten, schools, market, barbershop, etc., have been partially reopened, depending on the number of infected people in that area. In some places however, after reopening, the government hadto order social isolation againbecause the spread has become even worst. What a vicious cycle. When one is tied up, one always wants to be free and when they are free, they are unable to obey the rule of freedom; so, the law will bind people back the way they were. Just like that, the world appears and goes away through 4 stages of forming, dwelling, decaying, and destroying.

 

As Buddhist, we always know that Buddha established the precepts for the monastics and laypeople, not to threaten or constraint. Keeping the precepts is rather a protection for our body as well as mind from suffering and if it is committed, it can easily be healed. We can use the river water to wash our body and clothes. However, wrong deeds can only be corrected by repentance, changing of our bad deeds in this life and many lives in the past. Only then this world can have a brighter future and the epidemics will lessdwell in this world.

 

No matter how severe illnessesare, they will end, leave room for joy and happiness; but how long that joy and happiness will last depends on each of us and not those talented Doctors.  Even though the Buddha, a great Master who is called“The Ultimate Master of Medicine”; cannot save us all from suffering, if we ourselves do not take the medicine.

 

Finally, I would like to express my sincere gratitude to Master Hui Siong. Without him, I would not have had the opportunity to meet Chinese Buddhists, Buddhists from Indonesia, from Malaysia, from Singapore and Vietnamese Buddhistson such an online forum like this. Should I receive any merits through this dharma talk activity, I wish to dedicate them to the Triple Jem to approve and bless all of the Most Venerable Sangha members and everyone to always be joyful, beneficial and may the world be peaceful, and Covid-19 pandemic will soon be gone so that everyone can live peacefully and work happily.

 

NamoMaha Bodhisattvas, treasury of Happiness 

 

Translated in English: Ven. Dr.Thích Hạnh Giới, Reverend MA Thích Thông Giáo and Samanera: BA Thông Tuệ

 


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 15389)
Chúng ta đã bao nhiêu lần sanh ra và chết đi, đã bao nhiêu lần lặn ngụp trong biển sinh tử luân hồi, đã theo nghiệp sinh nơi này nơi khác.
(Xem: 17056)
Viết tại thư phòng chùa Viên Giác Hannover Đức quốc sau những ngày đã trải qua nhiều sự kiện đáng ghi nhớ... - HT Thích Như Điển
(Xem: 29392)
Mây phương đông vẫn lên hường, Ngôi chùa còn đó quê hương vẫn còn... (Trụ Vũ - Quê Hương)
(Xem: 16304)
Câu chuyện để suy gẫm về những gì đang hiện hữu quanh ta... Những Đứa Trẻ của Trần Trung Thanh
(Xem: 18038)
Tháng Bảy đi qua, với những ngày mưa âm thầm bên phố quen, nơi dòng xe cộ đông đúc, mình ngắm mưa mà những “khung hình” về mưa cứ đi qua, đi qua.
(Xem: 19423)
Trời đã về chiều nhưng đôi chân kẻ du hành dường như không muốn ngơi nghỉ, "ta phải đi về nơi có tiếng chuông xa ngân dài kia...
(Xem: 21473)
Chúng tôi đều là những chúng sanh - như muôn vàn chúng sanh khác - đã gieo chủng tử giác ngộ từ kiếp nào đó...
(Xem: 19822)
Này tôi, tôi đang ở đây, giữa thiên nhiên tuyệt vời, giữa cái thinh lặng tuyệt vời của một nội tâm trong sáng, không chút tạp niệm nào của đời sống đua chen.
(Xem: 23021)
Có lẽ, nụ cười chân thiện của Ðức Phật cùng với những đôi mắt Từ bi của chư Phật và giáo pháp mang tính triết lý sâu sắc đã ươm những mầm xanh tươi đẹp vào tâm hồn này.
(Xem: 17317)
Phóng cá, thả chim đặt trên nền tảng tâm từ như thế thì việc phóng sinh của ta dù ít hay nhiều, dù có hay không, đều mang đầy đủ ý nghĩa phóng sinh.
(Xem: 17766)
Từ bitrí tuệ là nhân và quả hoán chuyển lẫn nhau trong nhãn quan Phật giáo. Nhân loại không chế ra hai khẩu súng để hôn nhau và tri thức con người không dấy động lên hai lời phản bác...
(Xem: 16287)
Theo chúng tôi, nói đến ĐTKVN (rõ hơn là ĐTK Việt Nam, phần Phật giáo Bắc truyền) thì phải nói đủ 3 tạng Kinh, Luật, Luận...
(Xem: 16039)
Phương tiện rất cần thiết để hỗ trợ cho thành tựu cứu cánh nhưng chạy theo phương tiện mà quên đi cứu cánh là sự vong bản, là đốt trầm để bán than.
(Xem: 21875)
Ánh mắt Từ Bi của Ngài đang nhìn xuống chúng sanh như xoa dịu bao nỗi đau thương, trong cảnh đời nhiều nỗi mưa sa bão táp, mà vỗ vềan ủi cho lòng được lắng đọng thanh lương... HT Thích Nguyên Siêu
(Xem: 19884)
Cứ mỗi lần tụng kinh, lễ sám, quý Thầy lạy Tổ trước khi lên chánh điện, nhìn hình ảnh chư Tổ tôn trí trang nghiêm trong khám thờ mà nhớ Tổ Tổ truyền cho nhau, ngọn đèn được mồi tiếp sáng luôn bất tận... HT Thích Nguyên Siêu
(Xem: 20249)
Ngày Về Nguồn là dịp để Tăng chúng, pháp lữ thăm hỏi với nhau và cùng nhau ôn lời Phật dạy, lặp lại ý Tổ khuyên mà tô bồi vun quén cho đạo tình ngày thêm thắm đượm... HT Thích Nguyên Siêu
(Xem: 19505)
Bà Aung San Suu Kyi trích lời Phật khi Ngài nói về bốn nguyên do suy thoái và thối rữa: không tìm lại được cái gì bị mất, không chịu sửa lại cái gì bị hư...
(Xem: 17168)
Rồi suốt đêm đó, người thanh niên ngồi giữ bàn tay ông già và nói những lời an ủi đầy hứa hẹn...
(Xem: 18532)
Nếu con có thể sống sót, con phải nhớ rằng mẹ rất yêu con...
(Xem: 17239)
Niềm hòa bình tâm tư thật sự là những thứ vô cùng quan trọng cho sự tồn tại của loài người, cho sự tồn tại mạnh khỏe của con người.
(Xem: 15900)
Cháu không nên mua con chó này. Nó sẽ chẳng bao giờ chạy nhảy và chơi đùa với cháu như những con chó khác được...
(Xem: 15953)
Tôi ước mình có đủ dũng cảm để sống một cuộc sống thật sự với bản thân chứ không phải cuộc sống theo mọi người mong muốn...
(Xem: 15044)
Khi thầy làm được những gì mình nói và làm nhiều hơn nói thì những bài học kiệm lời ấy từ nơi thầy lại có tác dụng thức tỉnhchuyển hóa học trò mạnh mẽ...
(Xem: 16790)
Chép kinh là một hình thức công phu. Muốn chép kinh trước phải đọc, ghi nhớ rồi sau đó mới nắn nót lời kinh. Chữ kinh phải ngay thẳng...
(Xem: 15021)
Tôi luôn luôn tuyên bố rằng, địa cầu là của loài người trên thế giới, 7 tỉ người. Và mỗi quốc gia là của người dân đất nước ấy...
(Xem: 13670)
"nếu không có quá khứ thì sẽ không có hiện tại, mà hiện tại không, thì tương lai cũng sẽ chẳng có"... HT Thích Như Điển
(Xem: 16119)
Lòng từ bi không thành kiến không bị định hướng bởi hành động, thái độ mà luôn luôn xem họ như những chúng sanh, hay những con người.
(Xem: 15996)
Hơn bao giờ hết tuổi trẻ cần được dìu dắt về mọi mặt, nhất là về cuộc sống tâm linh... Tâm Thường Định
(Xem: 11070)
Thần chú là một đặc trưng của giáo pháp Phật giáo Mật tông, bởi vậy nên gọi là Mật chú thừa hay là Kim cang thừa.
(Xem: 15550)
Mục đích duy nhất là phát triển tiềm năng vốn có của Phật giáo Việt nam đang được hình thành trên đất Mỹ... Thích Đức Trí
(Xem: 15671)
Đức Phật là một dòng sông đã bứt phá qua sa mạc của thân phận nhân loại để chảy hòa vào đại dương công đức, trí huệtừ bi của các Bậc Chiến Thắng.
(Xem: 15580)
Cộng đồng Phật tử phương Tây nổi tiếng vì đức khoan dung của họ và chính đức Dalai Lama cũng có các đệ tử đồng tính một cách công khai.
(Xem: 16831)
Quanh năm Nam chỉ thấy Trung loay hoay với mấy bộ đồ cũ mèm, đến đôi dép đứt quai vá víu nhiều chỗ, anh cũng không quan tâm...
(Xem: 17575)
Đức Đạt Lai Lạt Ma là một lãnh tụ rất quyến rũ, vui tínhđặc biệt. Ngài được cho là hóa thân thứ 14 của Đức Phật từ bituệ trí.
(Xem: 14141)
"Hoằng pháp vi gia vụ, lợi sanh vi sự nghiệp"... Thích Hạnh Tuệ
(Xem: 18088)
Nguyên tác: 2012 Templeton Prize Award Ceremony Honoring His Holiness the Dalai Lama. Ẩn Tâm Lộ ngày 17-5-2012, Chuyển ngữ: Tuệ Uyển
(Xem: 17174)
Đây là một tác phẩm hồi ký của hòa thượng Thích Trí Quang, một danh tăng Phật giáo thế hệ Chiến tranh Việt Nam đang bước vào độ tuổi 90... Trần Kiêm Đoàn
(Xem: 18067)
Đức Thế Tôn rất vui mừng khi chúng ta tầm cầu sự quy y trong ba ngôi tôn quý, Đức Phật, giáo huấn của Ngài và đệ tử của Ngài...
(Xem: 16849)
Lễ Đại Tường Cố HT Thích Quảng Tâm ngày 21/4/Nhâm Thìn tại Tu Viện Vĩnh Đức ... Thích Hạnh Tuệ
(Xem: 16803)
Phật Tổ đã hy sinh cả cuộc đời mình để chỉ lối cho con người tới với tự do, thoát khỏi khổ ải – trong đó có cả những khó khăn trong công việc.
(Xem: 16618)
Nếu có một tôn giáo nào đương đầu với các nhu cầu của khoa học hiện đại thì đó là Phật giáo... Albert Einstein
(Xem: 15056)
Trong thế giới văn học, đặc biệtPhật Giáo qua âm nhạc và thơ văn, không có một người nào khi biết đến Liên Hoa mà không mến mộ, không yêu thương...
(Xem: 16350)
Người Phật tử Việt Nam chúng ta thì tuy không oán hờn bất cứ ai nhưng Nhân – Quả thì luôn sòng phẳng, mọi người không phân biệt hèn sang, tôn giáo, chính kiến...
(Xem: 13954)
Con người sinh ra đời với hai bàn tay trắng và dù thành công hay thất bại thì cũng trở về cát bụi với hai bàn tay không, vậy thì sá gì với được mất, có không...
(Xem: 12655)
Tuy bồ-đề là lý tưởng, là đích đến của bồ-tát hạnh, nhưng trên thực tế, chỉ có hành động mới thật sự được quan tâm và là nội dung hai đặc tính của bồ-tát hạnh...
(Xem: 21309)
Nằm giữa hai miền đất nước, nơi mảnh đất Thần Kinh, Bạch Mã hiển hiện trầm hùng, kỳ vĩ mà ôn hòa, như mang theo cái mát lành của Cao nguyên Đà Lạt về trên xứ Huế.
(Xem: 18267)
Tiếp xúc với thân thể của ta bằng con mắt thiền quán, ta thấy sự có mặt của thân thể đối với ta là sự có mặt của một thực tại mầu nhiệm...
(Xem: 16547)
Bài tường trình về khóa tu học tại Chùa Phật Tổ do Phái Đoàn Hoằng Pháp Âu Châu hướng dẫn 2012
(Xem: 16964)
Câu chuyện của vũ trụ đã từng được kể đến trong nhiều kiểu cách bởi những con người ở trên trái đất, từ những thời điểm sớm sủa nhất của thời kỳ Đồ đá cũ (Paleolithic)...
(Xem: 16718)
Trong hơn 20 năm Hòa Thượng Đã tài trợ cho Tăng Ni du học Ấn Độ tổng số tiền 1 triệu USD
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant