Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Hạnh Phúc Và Khổ Đau

03 Tháng Năm 202116:59(Xem: 4238)
Hạnh Phúc Và Khổ Đau
HẠNH PHÚC VÀ KHỔ ĐAU

Tịnh Khả

Hạnh Phúc Và Khổ Đau

Trong cuộc sống, chúng ta thường mong muốn có được hạnh phúc và tránh né sự hiện hữu của khổ đau đến với mình. Thế nhưng, hằng ngày chúng ta khi phải đối diện với biết bao khổ đau hay phiền não mà không có cách gì để giải quyết, dẫn đến rất dễ rơi vào con đường bế tắc. Vậy làm thế nào để chúng ta có được hạnh phúc? Theo quan điểm của đạo Phật, thì hạnh phúc có nghĩa là ít đau khổ. Nếu không chuyển hóa được đau khổ thì không thể nào có hạnh phúc. Chúng ta đau khổ, một phần do không có những phương pháp cụ thể giúp chuyển hóa tham lam, sân hận, si mê. Nếu thực tậpchuyển hóa nổi khổ, niềm đau của tự thân thành công, chúng ta còn có thể giúp những người khác chuyển hóa đau khổ của chính họ. Đức Phật đã từng khẳng định rằng: "Ta chỉ dạy có mỗi một điều mà thôi, đó là khổ đau và con đường để chấm dứt khổ đau". Hay nói một cách khác là con đường đi đến hạnh phúc. Vì vậy khi chuyển hóa được khổ đau thì hạnh phúc sẽ hiện hữu.

câu chuyện được kể như sau:

Một cô gái đến tìm một nhà sư, cô hỏi:

- Thưa thầy, con muốn buông một vài thứ mà không thể, con mệt mỏi và khổ sở quá.

Nhà sư đưa cho cô gái một cốc nước và bảo cô cầm, đoạn ông liên tục rót nước sôi vào cốc, nước chảy tràn ra cả tay, làm cô bị phỏng, cô buông tay làm vỡ cốc.

Lúc này nhà sư từ tốn nói:

- Đau rồi tự khắc sẽ buông!

Vấn đề là tại sao phải đợi tổn thương thật sâu rồi mới buông? Con người thường cố công đi tìm hạnh phúc và muốn níu giữ hạnh phúc cho riêng mình nhưng chỉ được trong thoáng chốc rồi mất. Ngược lại, ai ai cũng muốn thoát khổi khổ đau, xa lìa khổ đau nhưng nó lại thường xuyên đeo bám không rời, luôn luôn có mặt mọi lúc, mọi nơi. Cuộc sống có muôn ngàn sự chọn lựa và chúng ta có nhiều con đường để đi, không ai vạch ra cho ta con đường và bắt ta phải đi theo con đường đó. Số mệnh cuộc đời là do ta quyết định, hạnh phúc hay khổ đau là do ta chọn lựa chứ không ai có thể ban cho ta. Nhiều người muốn đạt đến hạnh phúc nhưng lại quên đi những nhân tố để đưa đến hạnh phúc. Muốn xa lìa khổ đau nhưng lại cố tâm gieo rắc khổ đau cho người khác. Việc làm này không thể nào có được vì nó đi ngược lại với quy luật của nhân và quả.

“Chúng sanh cầu an lạc,

Ai dùng trượng hại người,

Để tìm lạc cho mình,

Đời sau không được lạc”.

(Kinh Pháp Cú 131, phẩm Hình Phạt)

Thế gian thường lầm tưởng rằng số mệnh con người đã được an bày, sắp đặt sẵn hoặc do một vị thần linh, Thượng Đế nào ban cho mà không ai có thể thay đổi được sự sắp đặt này. Mỗi khi gặp phải vấn đề khó khăn không có hướng giải quyết nhiều người không ngần ngại van xin, cầu nguyện Thần này, Thánh nọ ban cho mình được toại nguyện. Điều này có vẻ như trở thành một thói quen và khiến không ít người cư xử với nhau bằng thái độ tiêu cực: chỉ biết cầu xin hơn là tự nỗ lực, sống dựa dẫm, ỷ lại vào người khác mà không biết gieo nhân tốt, nhân lành để gặt quả như ý. Tư tưởng cực đoan này càng ngày càng ăn sâu trong ý nghĩ và hành động của không ít người, khó có thể mà thay đổi được. Con người hành xử với nhau chỉ vì lợi ích cá nhân, mà quên đi lợi ích của người khác, không theo nguyên tắc chung dẫn đến những việc làm sai trái ảnh hưởng không tốt đến đạo đứcđời sống xã hội.

Quan điểm của Đức Phật thì hoàn toàn khác, vận mệnh con người được vận hành theo một quy luật chung gọi đó là luật nhân quả. Luật nhân quả không do ai tạo ra mà là kết quả của quá trình gieo nhân từ đời trước trong một hay nhiều kiếp, hình thành nên đời sống hiện tại. Điều đó có nghĩa rằng không ai có quyền ban cho và cũng không ai lấy đi cái gì của ta cả. Số mệnh con người cũng không nằm ngoài quy luật ấy.

Con người được xem là chủ nhân của nghiệp, là kẻ thừa tự của nghiệp, được sanh ra bởi nghiệp, do nghiệp sai sử và lôi kéo. Nghiệp là suy nghĩ, lời nói, hành động có cố ý, có chủ tâm, gọi là có tác ý. Những suy nghĩ, lời nói, hành động có tác ý tạo thành thói quen và hình thành nên tính cách con người. Tùy theo nghiệp nhân của mỗi người đã tạo ra trong quá khứ mà nay nó sẽ chiêu cảm ra quả hiện tại cho nên có người giàu sang, nghèo khó, hạnh phúc hoặc khổ đau. Nếu người có ý nghĩ thiện, lời nói thiện thì hành động sẽ thiện, ngược lại người có suy nghĩ ác, miệng nói ác dẫn đến hành động ác.

Theo luật nhân quả, hạnh phúc hay khổ đau đều do nguyên nhân sâu xa của nó và là kết quả của nghiệp mà ta đã gieo trồng. Nếu muốn có được hạnh phúc thì phải biết gieo nhân lành giúp người, cứu vật, chính mình tạo ra hạnh phúc cho mình chứ không ai ban cho mình được cả. Người đã có vận mệnh may mắn hơn người khác mà còn biết tu tập, làm việc thiện, gieo nhân lành chẳng những cuộc sống hiện tại được hạnh phúc, an vui mà còn là nền tảng cho nhân giải thoát khỏi sanh tử luân hồi về sau, vì đó là con đường đưa đến thành công mà không có đổ máu và nước mắt.

(Bài kệ 354 - Kho Báu Sự Thật, Kinh Pháp Cú

một lần, trong một buổi họp của các thiên thầncõi trời Ba Mươi Ba, bốn câu hỏi được đặt ra, và không thiên thần nào có câu trả lời chính xác. Cuối cùng, vua Trời Đế Thích dẫn các thiên thần đến gặp Đức Phật tại Tịnh xá Kỳ Viên. Sau khi giải thích sự khó khăn của họ, vua Trời Đế Thích đã thưa hỏi Đức Phật bốn câu hỏi sau đây:

1. Trong số tất cả những món quà tặng, món quà tặng nào là cao quý nhất?
2. Trong số tất cả các hương vị, hương vị nào là thơm ngọt nhất?
3. Trong số tất cả các niềm hạnh phúc, niềm hạnh phúc nào là an lạc nhất?


4. Tại sao chấm dứt được lòng tham muốn, là việc làm xuất sắc nhất?

Đức Phật đã trả lời các câu hỏi này như sau, "Này, Đế Thích, Phật Pháp chính là món quà tặng cao quý nhất, là hương vị thơm ngon nhất, và là niềm hạnh phúc an lạc nhất. Chấm dứt được lòng tham muốn, là dẫn đến quả vị A La Hán. Cho nên, điều này chính là việc làm xuất sắc nhất".

Ngài ví dụ rằng cái khổ của con ngựa, con lạc đà vì chở nặng cũng chưa phải gọi là khổ chỉ có người vô minh chưa dứt khỏi luân hồi mới thực sự là khổ. Vì sự khổ của con ngựa, con lạc đà kia chỉ khổ trong đời hiện tại, do nhân xấu quá khứ đã tạo nên đời này phải rơi vào hoàn cảnh khốn khó như vậy, để trả “nợ cũ” theo lẽ công bằng của luật nhân quả: gieo gió thì gặp bão. Còn sự khổ của người luân hồivô minh, ái dục thì vô cùng tận không biết ngày nào ra khỏi. Trong vòng luân hồi sanh tử có khi ta được làm người, trời, A-tu-la cũng có khi sanh vào địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh chịu đựng muôn ngàn sự khổ đau. Cho nên, người chấm dứt được lòng tham muốn, đoạn trừ nhân sanh tử luân hồi được Đức Phật khen ngợi là việc làm xuất sắc nhất trong tất cả các việc làm.

Tuy nhiên, muốn xoay chuyển vận mệnh của cuộc đời không phải là một việc dễ làm. Một sớm một chiều mà có thể thực hiện được vì đó là cả một quá trình tích lũy nghiệp mà chúng ta đã tạo trong nhiều đời quá khứ. Muốn chấm dứt khổ điều trước tiên cần phải biết nguyên nhân của khổ và phương pháp để chuyển hóa được khổ khiến vận mệnh của mình ngày một thăng hoa.

Phật dạy tất cả các pháp trên thế gian đều vô thường, vô ngã. Suy nghĩ và hành động của con người cũng vậy luôn luôn thay đổi và chịu tác động bởi hoàn cảnh xung quanh. Tuy rằng nghiệp tạo ra số phận con người trong hiện tại nhưng nó không phải là cái gì cố định, bất di bất dịch. Nghiệp không cố định, cái gì có sanh thì phải có diệt, nghiệp cũng vô thường, nghiệp do chúng ta tạo ra thì chính mình có thể thay đổi nó. Do đó, ta có thể thay đổi, chuyển hóa được nghiệp, nhờ sự chuyển hóa mà kẻ xấu có thể trở thành người tốt, kẻ dở trở thành người hay, kẻ ngu trở thành người trí, kẻ phàm thành bậc Thánh nhân... chuyển đổi bằng cách tu tập thân khẩu ý, nhờ sự sám hối hướng thiện theo lời Phật dạy nên nghiệp được thay đổi. Như vậy, để thay đổi vận mệnh cuộc đời theo chiều hướng tốt đẹp hơn, mỗi Phật tử cần phải giữ gìn pháp Tam quy ngũ giới, lấy 10 điều thiện làm phương châm tu tập để thân khẩu ý được thanh tịnh, là nhân giải thoát, chấm dứt sanh tử luân hồi về sau.

Quá trình tu tập cần phải có chánh tri kiến, tức là có cái nhìn đúng đắn, chân chánh để không lầm đường lạc lối đi theo tà pháp. Lấy trí tuệ làm sự nghiệp, khai thác triệt để sức mạnh của trí tuệ đang tiềm ẩn trong mỗi chúng ta. Muốn vận mệnh mình được hạnh phúc, an vui chúng ta cần phải hành thiện, đoạn ác mọi lúc, mọi nơi. Kinh Pháp Cú Đức Phật dạy: “Chớ chê điều thiện nhỏ mà không làm, chớ khinh điều ác nhỏ mà làm, giống như nước nhỏ từng giọt lâu ngày cũng trở nên đầy bình”. Nghiệp của chúng ta cũng giống như vậy, nó được tích lũy dần dần đến khi hội đủ nhân duyên sẽ hình thành nên kết quả mà chúng ta phải lãnh chịu. Đó chính là quá trình tích lũy thiện nghiệp cho đời sống hiện tại. Nếu muốn có được an lạc hạnh phúc thì phải gieo nhân an lạc hạnh phúc, ông bà ta từng dạy: “Đoạn ác tu thiện, dứt trừ tai ương, phước thọ miên trường” chẳng lẽ không đúng với lời Phật dạy hay sao? Ngược lại, nếu ta có được cuộc sống giàu sang, sung sướng không biết tu tập, tích lũy phước báo mà chỉ lo hưởng thụ thì phước báu có cao như núi Thái Sơn rồi cũng sẽ sụp đổ.

Đôi khi chúng ta muốn mọi sự, mọi việc đều phải tuân theo ý muốn của mình, nhưng điều đó không phải ai cũng được toại nguyện và đây chính là nguyên nhân phát sanh khổ đau. Nếu như gặp phải hoàn cảnh trái ý nghịch lòng, thay vì hận người này, trách người kia, như vậy mình sẽ cảm thấy bế tắc càng thấy khổ đau hơn mà thôi. Ngược lại, nếu biết quán chiếu suy nghĩ nhìn nhận sự việc một cách khách quan biết rằng tất cả những khổ đau mà ta đang gánh chịu chẳng qua chỉ là một phần nhân quả đời trước đã tạo. Mình hoan hỷ chấp nhận, tu tậpsám hối lỗi lầm để có được một cuộc sống tràn đầy an vui bỏ qua quá khứ đau buồn, sống trong hiện tại, để cảm nhận từng phút giây an lạc tĩnh lặng của nội tâm.

Gặp phải hoàn cảnh trái ý nghịch lòng như vậy đôi khi cũng là bài học, một điều kiện tốt để ta học hỏi nhiều thứ mới mẻ và phấn đấu để có một tương lai tốt đẹp hơn. Khi vấn đề được giải quyết xong rồi, khổ đau chấm dứt, chướng ngại không còn tâm ta được giải thoát thực sự. Đây chính là an lạc hạnh phúc mà không phải ai mong muốn đều có được!

Khổ đau trên cuộc đời dành cho con người là một phần tất yếu của cuộc sống không ai có thể tránh khỏi và ai trong chúng ta không ít thì nhiều cũng từng nếm phải mùi vị khổ đau. Biết chấp nhận để vượt qua, không phải trốn tránh mà được. Khổ đau là kết quả của sự tham muốn vô độ nên người có nhiều sự tham muốn thì khổ đau sẽ càng nhiều, càng ít sự ham muốn thì khổ đau nhẹ đi một phần. Đức Phật tuyên bố: “Biển có thể cạn, núi có thể sụp đổ, quả đất có thể băng hoại nhưng khổ đau không bao giờ chấm dứt đối với người còn vô minh và ái dục”. Gốc rễ của tham áinguyên nhân dẫn đến sinh tử luân hồi khiến chúng ta phải chịu khổ trong nhiều kiếp. Đoạn trừ được tham áicon đường đưa đến hạnh phúc về sau và đây là việc làm xuất sắc nhất được Đức Phật khen ngợi trong tất cả các việc làm.

Tịnh Khả

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 11816)
Việc Sầm Hoa dịch từ “tự viện” thành “chùa”, và lược dịch “Ấn Độ giáo cao cấp tăng lữ” thành “cao tăng” tức là đã có chủ ý nhắm đến đạo Phật, muốn bôi nhọ chư Tăng.
(Xem: 10713)
Những khám phá độc đáo và những lời dạy về sự giác ngộ đã trở nên gần gũi hơn qua việc thực hành tôn giáo, với khái niệm lúc ban đầu về Phật giáo đang tiến triển dần...
(Xem: 11250)
Con đường mà mỗi người phải trải qua quả thật đầy rẫy những chướng ngại, hoang mang và lầm lẫn. Vì thế phải cần có một vị thầy đích thật...
(Xem: 12287)
Trí Hải đã vượt suối trèo non tìm lên chùa Từ Vân trên núi Ngọc Trảng, phía Tây núi Kim Phụng, đến gặp thiền sư Trúc Lâm...
(Xem: 10366)
Diễm phúc sao trong phút cuối trong một đời kẻ vô nghì như tôi với quá nhiều tội lỗi lại được Hoà Thượng trụ trì ngồi niệm hồng danh Phật tiếp dẫn.
(Xem: 11528)
Hạnh phúc của con người không đến từ sự thù hận, tức giận cho nên sự trang trải tình thương trong cuộc sống xã hội là điều cần thiết nhất để hóa giải sự xung đột.
(Xem: 10907)
Xin nhớ rằng: chính nhờ những trải nghiệm khổ đau chúng ta mới đánh giá đúng đắn và hiểu thấu giá trị đích thực của hạnh phúcan lạc...
(Xem: 10668)
Thường hay tự nhủ rằng: Mình không có được cái diễm phúc sanh nhằm thời có Phật, nhưng được nghe Pháp Phật; được gặp người bạn đồng tu và được làm thân người.
(Xem: 10116)
Thiện tâm không chấp nhận máu đổ để chiến thắng nên ăn chay, không giết hại muôn loài là giải nghiệp sát sanh.
(Xem: 11464)
Những năm trước, hai gốc tùng trước sân như hai đứa trẻ, dáng điệu miệt mài trong cơn gió hiu hắt của mùa thu. Quanh năm suốt tháng, không một lời qua lại...
(Xem: 10242)
Đức Phật không phải là quan tòa để phán xử và tự cho mình có quyền phép để đưa người này vào Thiên Đàng hay đẩy người kia xuống Hỏa Ngục.
(Xem: 11146)
Tôi hát cho mẹ bài Năm Uẩn Chẳng Là Ta phổ nhạc từ Bát Nhã Tâm Kinh. Mắt mẹ vẫn nhắm chặt, hơi thở lên xuống đều đặn.
(Xem: 12712)
Cuộc tu là một chiến trận, binh lực phải được vận dụng để đối phó với những gì thật sự là đối phương, chẳng để nhằm vào những khóm lau bụi cỏ để hái hoa bắt bướm.
(Xem: 11011)
Ðối với đạo Phật, cái chính là tinh thần từ bi bình đẳng. Từ bi bình đẳng là một trong những đặc điểm nổi bật và quan trọng nhất trong Phật Giáo.
(Xem: 11948)
Sự khác biệt của mọi vật là do nghiệp riêng của chúng, chứ bản chất chúng vẫn là Chân Như. Như sóng sanh khởi từ đại dương, biến thành một làn sóng di động...
(Xem: 11992)
Một chậu quỳnh hoa có nhiều nụ là tin tức được mọi người đón chờ. Chậu hoa được đặt gần bên chánh điện, món quà sang nhất của thiền viện...
(Xem: 10496)
Tháng 8, đất trời hân hoan chào đón những đợt nắng mới, nô nức và nồng nhiệt như cảnh đồng loại đang nô đùa ngoài bể xa.
(Xem: 10926)
Khi đời sống nội tâm của bạn được lành mạnh, sung túc thì cuộc sống bên ngoài cũng sẽ ảnh hưởng theo và ngày càng trở nên phong phú.
(Xem: 10556)
Thực ra, tên gọi và hình thức món chay sẽ không là gì nếu ta không quá xem trọng nó. Mọi vật sẽ trở nên bình thường như những món quà hương vị của cuộc sống...
(Xem: 13528)
Thật vậy, luôn có một sự tương quan chặt chẽ giữa lòng vị thahạnh phúc. Nhiều công trình nghiên cứu còn cho thấy là hành động cho mang lại nhiều xúc động tốt đẹp hơn...
(Xem: 11234)
Thủy vừa nói vừa đưa mắt nhìn ra xa. Đôi mắt đen láy đượm buồn. Trong nhà Thủy là người giống mẹ hơn cả, đặc biệt là đôi mắt.
(Xem: 10582)
Vậy, Tiểu Sư Phụ đi đâu? Cô bé hỏi. Nhìn đôi mắt thủy sắc, tôi trả lời - trả lời với chính mình, đi đâu à? Tôi cũng hỏi câu này nhiều lắm rồi.
(Xem: 10451)
Ca ngợi con ngườihoa sen không chỉ là tôn vinh sự chiến thắng vinh quang sau cùng của chúng, mà còn là ca ngợi sự kiên nhẫn, chịu đựng, gian khổ khó khăn...
(Xem: 12722)
Không ai có thể biết trước những gì sẽ xảy ra vào ngày mai... Thế nhưng ta vẫn có một niềm tin... Vậy thì hãy hành xử một cách tốt đẹp nhất và không hối tiếc gì cả.
(Xem: 11666)
Tôi tự nghĩ hóa ra khủng hoảng kinh tế cũng là những gì liên hệ đến xúc cảm. Tôi nghĩ rằng người ta dung túng quá đáng các thứ xúc cảm tàn phá, chẳng hạn như sự tham lam...
(Xem: 15070)
Tôi cảm thấy rằng những hệ thống không thực tế do con người tạo ra cuối cùng sẽ trở lại trong cung cách nhân bản tự nhiên. Chúng tôi yêu mến tự do.
(Xem: 16323)
Tiết Vu Lan bâng khuân nhớ Cha công dưỡng dục, mùa Báo hiếu bùi ngùi thương Mẹ đức cù lao... Thích Hạnh Tuệ
(Xem: 11784)
Ta hiện hữuhiện hữu với cha mẹ, với thầy, với bạn. Ta hiện hữuhiện hữu với con người, với muôn loài và với thiên nhiên. Không có cha mẹ thì sẽ không bao giờ có ta.
(Xem: 11629)
Không biết tự bao giờ, hình ảnh cái hàng rào quê bình dị, thân thương gắn liền với tuổi thơ nhọc nhằn nhưng cũng nhiều niềm vui đã in sâu trong tâm thức của tôi.
(Xem: 14023)
Như một vị Đạt Lai Lạt Ma đầu tiên du hành sang phương Tây, ngài cũng đã ca tụng những đạo đức bất bạo động đến hàng triệu người...
(Xem: 12158)
Con thuyền sau những tháng năm đưa khách qua sông, rồi đỗ mục ở bến sông đời lặng lẽ… Thích Hạnh Tuệ
(Xem: 13700)
Điều cần thiết, trước nhất, là xóa tan cội rễ của những cảm xúc tiêu cực, của phiền não, tiêu trừ chính nguồn gốc của sân hậnthù oán.
(Xem: 12133)
Nắng đã biến thành là thứ tâm linh vô giá, che chở cho đời, cho con người, như bàn tay của Bồ tát Quán Thế Âm, đem niềm vui hạnh phúc cho nhân loại.
(Xem: 11595)
phải chăng sau cánh cửa hẹp là phương trời phóng khoáng, sau ưu phiềnan lạc thảnh thơi, sau bất hạnhhạnh phúc ngọt ngào…
(Xem: 13185)
Theo sự nghiên cứu, chúng tôi không hề thấy có việc đốt vàng mã cúng tế người chết được ghi trong tam tạng kinh điển của nhà Phật.
(Xem: 14308)
Tôi nghĩ con người phải mang theo tâm linh của họ - - và sự đấu tranh của họ. Và tôi nghĩ có thể là một phương pháp bất bạo động.
(Xem: 11841)
Chư Tăng sống có mục đích công ích thì quần chúng sẽ không xa rời đạo Phật; chư Tăngquần chúng đều hướng vào tâm linhcông ích xã hội...
(Xem: 12520)
Giáo lý của Đức Phật bao gồm hai mặt của một thực tại, đệ Nhất nghĩa đế thuộc bình diện siêu việtđệ nhị nghĩa đế thuộc về thế giới hiện tượng.
(Xem: 12147)
Chức năng chính của chùa chiền tự viện là hoằng duơng Phật pháp, thực tập lời Phật dạy và tổ chức các hoạt động có tính giáo dục chứ không chỉ là du lịch mà thôi.
(Xem: 12033)
Để có cái nhìn sâu sắc và thấu triệt được mọi vấn đề của cuộc sống, bạn chỉ cần lặng lẽ quan sát thân tâm mình và hoàn cảnh đương tại một cách rõ ràng, khách quan...
(Xem: 11593)
Trong một kiếp người ta có vật chất ta cũng không thể mang theo lúc chết, không có gì là của mình ngoài nghiệp, điều lành, phước báu mình đã tạo.
(Xem: 11435)
Ngày mới vào lớp một, ngày đó lớp một nhỏ nhất, không có mầm chồi lá như bây giờ, tôi đã có một người bạn. Khá thân. Hắn thương tôi lạ.
(Xem: 11474)
Ở khía cạnh tu học thì những người bạn đạo hoặc huynh đệ đồng tu chính là người thầy của mình, bởi sự tu tập và những kiến giải của họ...
(Xem: 11324)
Đây là cuộc lễ kéo dài nhiều ngày nhất và quan trọng nhất, vì, ngoài lễ cầu hòa bình, còn kèm chúc mừng sinh nhật và truyền quán đỉnh đặc biệt.
(Xem: 13239)
Tôi xem thật là quan trọng để có một đời sống hạnh phúc. Cội nguồn chính của hạnh phúc là trong chính chúng ta.
(Xem: 11606)
Cho đến nay tư tưởng Phật Giáo đã thấm nhuần trong tâm hồn Dân Tộc Việt Nam thành một khối keo sơn khó phai mờ và lay chuyển...
(Xem: 13351)
Ngược dòng thời gian, cách đây cả 2300 năm, Trung quốc là nước đã biết trồng dâu nuôi tầm, lấy kén ươm tơ dệt lụa... Lê Chương
(Xem: 11839)
Những hình ảnh về các sinh hoạt lễ hội của chùa và đình vẫn còn in đậm trong ký ức tôi cho đến ngày nay... Huỳnh Kim Quang
(Xem: 13663)
Vườn tâm hoa tuệ của những câu chuyện đầy yêu thương sẽ được theo những bước chân của mình trên những vấn đề của cuộc sống nơi xứ người để mang lên sẻ chia...
(Xem: 12412)
Tất cả những gì Ngài chọn, tất cả cả những gì Ngài làm và tất cả những gì Ngài nói đều là hành hoạt của một vị Thánh, của một vị Phật.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant