Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Từ BiTánh Không Trong Kinh Đại Bát Nhã

06 Tháng Mười 202120:05(Xem: 3751)
Từ Bi Và Tánh Không Trong Kinh Đại Bát Nhã

Từ BiTánh Không Trong Kinh Đại Bát Nhã

Nguyễn Thế Đăng

Dây Trói Bền Chắc Nhất

 

Thoạt nhìn thì tánh Khôngtừ bi có vẻ ngược hướng nhau, vì tánh Không nhắm đến một thực tại tuyệt đối còn từ bi thì lại hướng về một thế giới và chúng sanh vô thường, tương đối. Nhưng trong Kinh Đại Bát Nhã, mỗi khi nhắc đến Phật đều có đức tính đại từ đại bi, chẳng hạn ngay phẩm đầu tiên, phẩm Tựa:

Này Xá Lợi Phất! Đại Bồ tát muốn biết khắp cả công đức của Phật như mười trí lực, bốn vô sở uý, bốn trí vô ngại, mười tám pháp bất cộng, đại từ đại bi, thì phải tu tập Bát nhã ba la mật” (Kinh Đại Bát nhã, ngài Cưu Ma La Thập dịch)

Trong bài này chúng ta tìm hiểu mối tương quan và hợp nhất của tánh Khôngtừ bi như thế nào trên con đường Bồ tát.

 

Con đường Bồ táttự giácgiác tha, đây là Bồ đề tâm. Tự giáctrí huệbiết thật tướng của tất cả các pháp” (Phẩm Kim Cương, thứ mười ba). Thật tướngtánh Không. Giác tha là tâm đại bi giải thoát cho những người khác. Tự giác đến đâu thì giác tha đến đó, nghĩa là trí huệđại bi đi cùng nhau trên con đường Bồ tát.

Thực hành chính của Bồ tátSáu ba la mật. Sáu ba la mật từ bố thí cho đến trí huệ là sự phối hợp giữa trí huệ tánh Khôngviệc làm phát xuất từ tâm từ bi đem sự an lạc cho chúng sanh. Chẳng hạn Bố thí ba la mật:

đại Bồ tát an trụ sáu ba la mật lấy Bố thí làm đầu để đem sự an lạc cho tất cả chúng sanh, ban cho họ những thứ ăn uống, y phục, phòng giường, hương hoa, đèn sáng, châu ngọc, tùy theo chỗ đáng cần dùngcung cấp cho chúng sanh” (Phẩm Vãng Sanh, thứ tư).

Trí huệ tánh Không, tâm đại bi với chúng sanh kết hợp với nhau tạo thành công đức của Bồ tát:

Thế nên, này Tu Bồ Đề! Đại Bồ tát muốn vượt lên trên tất cả chúng sanh thì phải học Bát nhã ba la mật. Muốn làm chỗ cứu hộ cho chúng sanh không được cứu hộ, muốn làm chỗ quy y cho chúng sanh không có chỗ quy y, muốn làm con đường rốt ráo cho chúng sanh không có con đường rốt ráo, muốn làm mắt sáng cho chúng sanh mù loà, muốn được công đức Phật, muốn làm Phật tự tại du hý, muốn làm Phật nói pháp như sư tử rống, muốn đánh chuông Phật, đánh trống Phật, thổi ốc tù và Phật, lên tòa Phật cao thuyết pháp, muốn dứt nghi cho tất cả chúng sanh thì phải học Bát nhã ba la mật sâu xa.

Này Tu Bồ Đề! Nếu đại Bồ tát học Bát nhã ba la mật sâu xa thì không công đức lành nào mà chẳng được” (phẩm Đẳng Học, thứ sáu mươi ba).

Bồ tát tu tánh Không ở ngay trong sanh tử, vì trong sanh tử mới có chúng sanh, và Bồ tát thì chẳng bao giờ bỏ chúng sanh. Bồ tát tìm cầu và điêu luyện những đức tính Bồ tát, những ba la mật, những công đức khi ở trong sanh tử cùng với chúng sanh.

Nếu thật hành Bồ tát hạnh, cho đến một chút ơn nhỏ còn chẳng quên huống là nhiều, đây gọi là biết ơn báo ơn. Nếu đối với tất cả chúng sanh không giận hờn, không làm não hại, đây gọi là an trụ lực nhẫn nhục. Lấy sự thành tựu chúng sanh làm niềm vui, đây gọi là thọ hoan hỷ. Nghĩ nhớ muốn cứu tất cả chúng sanh, đây gọi là chẳng bỏ tất cả chúng sanh. Nếu nghĩ như vậy: tôi vì mỗi mỗi chúng sanh mà nhận chịu cần khổ trong địa ngục đến hằng sa kiếp chừng nào chúng sanh ấy thành Phật nhập Niết bàn, đây là vì tất cả chúng sanh mười phương mà nhẫn thọ sự khổ nhọc nên gọi là nhập đại bi tâm. Nếu đối với bậc sư trưởng xem như Phật, đây gọi là tin tưởng cung kính học hỏi nơi thầy. Nếu nhất tâm siêng cầu các môn ba la mật mà không cầu việc gì khác, đây gọi là siêng cầu các ba la mật” (phẩm Phát Thú, thứ hai mươi).

Như thế, thực hành Bồ tát hạnh là hành trí huệ tánh Không đi cùng với đại bi cứu giúp, độ thoát chúng sanh.

 “Ngài Tu Bồ Đề nói: “Người thực hành Bồ tát đạo vì cứu tất cả chúng sanh nên tâm chẳng lìa bỏ tất cả chúng sanh, bởi vì vô sở đắc vậy.

Bồ tát phải thường chẳng lìa niệm này: chính là niệm Đại bi”.

Ngài Xá Lợi Phất lại hỏi: “Muốn khiến đại Bồ tát thường chẳng lìa niệm này: chính là niệm đại bi. Nếu đại Bồ tát thường chẳng lìa niệm đại bi, thì ngay giờ đây tất cả chúng sanh phải là Bồ tát, bởi vì tất cả chúng sanh cũng chẳng lìa các niệm.

Ngài Tu Bồ Đề nói: “Lành thay! Lành thay! Ngài Xá Lợi Phất muốn chất vấn tôi mà lại trở thành nghĩa của tôi.

Tại sao thế? Vì chúng sanh không có nên niệm cũng Không. Vì tánh chúng sanh không có nên tánh niệm cũng Không. Vì pháp chúng sanh không có nên pháp niệm cũng Không. Vì chúng sanh lìa nên niệm cũng lìa. Vì chúng sanh rỗng không nên niệm cũng rỗng không. Vì chúng sanh bất khả tri nên niệm cũng bất khả tri.

Này ngài Xá Lợi Phất! Vì sắc không có nên niệm cũng Không. Vì tánh sắc không có nên tánh niệm cũng Không. Vì pháp sắc không có nên pháp niệm cũng Không. Vì sắc lìa nên niệm cũng lìa. Vì sắc rỗng không nên niệm cũng rỗng không. Vì sắc bất khả tri nên niệm cũng bất khả tri. Cho đến Vô thượng Bồ đề cũng vậy.

Này ngài Xá Lợi Phất! Đại Bồ tát thực hành Bồ tát đạo, tôi muốn chớ lìa niệm này: chính là niệm đại bi”.

Bây giờ Đức Phật khen ngợi: “Lành thay! Lành thay! Đây chính là Bát nhã ba la mật của đại Bồ tát. Ai muốn nói thì phải nói như vậy. Tu Bồ Đề nói về Bát nhã ba la mật đều là tuân thừa ý của Phật. Đại Bồ tát học Bát nhã ba la mật thì phải học như lời của Tu Bồ Đề nói.” (phẩm Vô Sanh, thứ hai mươi sáu)

Trước hết Bồ tát thực hành Bồ tát đạo phải chẳng bao giờ lìa niệm đại bi. Nếu lìa bỏ, không có niệm đại bi thì chẳng phải là Bồ tát.

Nhưng đại bi ấy phải gắn liền với tánh Không. Trí huệ tánh Không là cái thấy thật tướng của tất cả các pháp, kể cả chúng sanh, là tánh Không. Đại bi gắn liền với tánh Khôngđại bi mà không có chủ thể và đối tượng, đại bi mà “không có các tướng ngã, nhân, chúng sanh, thọ mạng, tác giả, khởi giả, tri giả…” (phẩm Tu Tập Đúng, thứ ba).

Tại sao “chúng sanh không có nên niệm cũng không”? Vì trong cái thấy của trí huệ Bát nhã, chúng sanh là “vô tự tánh, rỗng không, vô sở hữu, bất khả đắc”. Chúng sanh là “như huyễn như mộng”. Tất cả các pháp, sắc thanh hương vị xúc đều như thế.

Và “chúng sanh không có, sắc không có nên niệm cũng Không”. Niệm phân biệtnguyên nhân tạo ra nghiệp. Niệm đã Không thì nghiệp cũng Không, nghiệp cũng như mộng như huyễn. Với trí huệ thấy tánh Không, thấy chúng sanh, niệm của họ, nghiệp của họ đều như mộng như huyễn thì Bồ tát mới có thể vì đại bi mà ở lại thế gian sanh tửvô số kiếp để cứu độ chúng sanh.

Chính vì đại bi hợp nhất với tánh KhôngBồ tát có thể làm như đoạn kinh đã được trích ở trên, “Tôi vì mỗi mỗi chúng sanh mà nhẫn chịu cần khổ trong địa ngục đến hằng sa kiếp chừng nào chúng sanh ấy thành Phật nhập Niết bàn, đây là vì tất cả chúng sanh mười phương mà nhẫn thọ sự khổ nhọc nên gọi là nhập đại bi tâm”. Đại bi nhờ tánh Không mà có thể chịu đựng như vậy, vì trong tánh Không không có thời gian, không gian, không có địa ngục và không có chúng sanh và nghiệp của chúng sanh.

Đại bi hợp nhất với tánh Không khiến cho Bồ tát, việc làm của Bồ tátchúng sanh đều như mộng như huyễn cho nên Bồ tát làm việc ở thế gian mà vẫn giải thoát.

Ngài Tu Bồ Đề nói: Nầy các Thiên tử! Tất cả các pháp đều như mộng, không có người nói, không có người nghe, không có người biết.

Nầy các ngài! Tất cả các pháp đều như huyễn, trong đó không có người nói, không có người nghe, cũng không có người biết” (phẩm Thiên Vương, thứ hai mươi bảy).

 

Vấn đề chúng sanh, chịu khổ vì chúng sanh để giáo hóa cứu độ chúng sanh là công việc nặng nhọc khó khăn nhất của tâm đại bi, nhưng nhờ trí huệ tánh Không mà sự khổ nhọc ấy được nhẹ nhàng, thậm chí đó là công việc đưa đến giải thoát. Trong khi làm việc vì chúng sanh, Bồ tát nhờ đồng thời sống trong tánh Không mà sự dính mắc với chúng sanh, điều gây ra những phiền não cho Bồ tát như tham, sân, si, kiêu mạn, đố kỵ, tiêu tan dần. Như thế Bồ tát tự giải thoát khỏi chấp ngãchấp pháp trong khi nỗ lực giải thoát cho những người khác.

Đại Bồ tát đúng với tâm Nhất thiết trí, nghĩ rằng tôi sẽ làm cho vô lượng vô biên vô số tất cả chúng sanh an trụ sáu ba la mật. Tôi sẽ đặt tất cả chúng sanh nơi bốn niệm xứ cho đến mười tám pháp bất cộng. Tôi sẽ làm cho tất cả chúng sanh được quả Tu đà hoàn cho đến Nhất thiết chủng trí. Nhưng thật khôngchúng sanh an trụ sáu ba la mật cho đến được Nhất thiết chủng trí. Vì sao thế? Vì pháp tướng như huyễn vậy. Ví như nhà huyễn thuật giỏi.

Đây gọi là đại Bồ tát đại trang nghiêm” (phẩm Trang Nghiêm, thứ mười bảy).

Đại trang nghiêm cùng ý nghĩa với một câu nói được Kinh nhắc lại nhiều lần “Tịnh Phật quốc độ, thành tựu chúng sanh”. Câu kinh này để tóm tắt con đường Bồ tát, cũng được ghi lại nhiều trong các kinh Đại thừa.

Đại bi cứu độ chúng sanh kết hợp với trí huệ thấy thật tướng của chúng sanh, theo kinh nói, là rất khó, dễ gây kinh sợ, mê mờ buồn chán:

Ngài Tu Bồ Đề nói với các Thiên tử: Chư đại Bồ tát ở nơi các pháp chẳng chứng bậc Thanh Văn, Bích Chi Phật chẳng lấy làm khó. Chư đại Bồ tát đại trang nghiêm, tôi sẽ độ vô lượng vô biên vô số chúng sanh, nhưng biết chúng sanh rốt ráo bất khả đắc mà độ chúng sanh, đây mới là khó.

Các Thiên tử! Đại Bồ tát phát tâm Vô thượng Bồ đề nguyện rằng tôi sẽ độ tất cả chúng sanh. Chúng sanh thật chẳng thể đắc, người này muốn độ chúng sanh như muốn độ hư không.

Vì sao thế? Vì hư không là lìa, phải biết chúng sanh cũng là lìa. Vì hư không là Không, phải biết chúng sanh cũng là Không. Vì hư không chẳng kiên cố, phải biết chúng sanh cũng không kiên cố. Vì hư không hư dối, phải biết chúng sanh cũng hư dối.

Các Thiên tử! Thế nên biết chỗ làm của đại Bồ tát là khó, vì lợi ích chúng sanh không chỗ có (vô sở hữu)đại trang nghiêm. Bồ tát này vì chúng sanh mà kết thệ nguyện là muốn tranh đấu cùng với hư không. Bồ tát này kết thệ nguyện rồi nhưng cũng chẳng thấy có chúng sanh để vì chúng sanh kết thệ nguyện. Tại sao? Vì chúng sanh là lìa, phải biết thệ nguyện cũng lìa. Vì chúng sanh hư dối phải biết thệ nguyện cũng hư dối.

Nếu đại Bồ tát nghe pháp như thế mà lòng chẳng sợ, chẳng mê mờ nghi ngại, phải biết đó là đại Bồ tát hành Bát nhã ba la mật…

Đức Phật dạy: Này Tu Bồ Đề! Đại Bồ tát thành tựu hai pháp sau đây thì ma chẳng phá hoại được: một là quán tất cả các pháp là Không, hai là chẳng lìa bỏ tất cả chúng sanh” (phẩm Hư Không, thứ sáu mươi lăm).

Quán tất cả các pháp là Không, đó là Trí huệ. Chẳng lìa bỏ tất cả chúng sanh, đó là đại bi. Nhưng tại sao chỉ nói là “quán” mà không nói là “chứng, thể nhập”? Bởi vì nếu chứng, thể nhập hoàn toàn tánh Không thì phải bỏ chúng sanh. Vấn đề này Kinh nói như sau:

Đức Phật dạy: Này Tu Bồ Đề! Như thế đó, đại Bồ tát hành Bát nhã ba la mật, học quán Không, an trụ trong Không; học quán Vô tướng, Vô tác, an trụ trong Vô tướng Vô tác, tu bốn niệm xứ cho đến tu tám thánh đạo, dầu thực hành ba mươi bảy phẩm trợ đạo mà chẳng tác chứng quả Tu Đà Hoàn cho đến chẳng tác chứng quả A La HánĐộc Giác Phật” (phẩm Học Không Bất Chứng, thứ sáu mươi).

Bồ tát học tất cả Phật pháp, tất cả Ba Thừa, nhưng chẳng tác chứng quả A La HánĐộc Giác Phật, bởi vì tác chứng Không thì sẽ nhập Niết bàn, sẽ lìa bỏ chúng sanh.

Cho nên Kinh thí dụ con đường Bồ tát như chim bay lượn trong hư không; chẳng an trụ trong hư không (ở trong Niết bàn Không, Vô tướng, Vô tác, mà cũng chẳng rớt xuống đất (sanh tử).

Này Tu Bồ Đề! Cũng vậy, đại Bồ tát ở trong tất cả chúng sanh, tâm từ bi hỷ xả tràn đầy cùng khắp, an trụ trong bốn tâm vô lượng, đầy đủ sáu ba la mật, chẳng chứng lấy quả vô lậu, học Nhất thiết chủng trí, nhập ba môn giải thoát: Không, Vô tướng, Vô tác. Bấy giờ Bồ tát chẳng theo tất cả các tướng mà cũng chẳng chứng Vô tướng tam muội. Vì chẳng chứng Vô tướng tam muội nên chẳng sa vào các bậc Thanh VănĐộc Giác Phật.

Này Tu Bồ Đề! Ví như chim có đủ cánh, bay lượn trong hư không chẳng bị rơi rớt, dầu chim ở trong hư không mà cũng chẳng an trụ trong hư không.

Cũng vậy, đại Bồ tát dầu học Không, Vô tướng, Vô tác giải thoát môn nhưng chẳng tác chứng. Vì chẳng tác chứng nên chẳng sa vào bậc Thanh Văn, Độc Giác Phật. Do chưa đầy đủ mười trí lực, đại từ, đại bi, vô lượng Phật pháp, Nhất thiết chủng trí nên chẳng chứng lấy Không, Vô tướng, Vô tác giải thoát môn” (phẩm Học Không Bất Chứng, thứ sáu mươi).

Tóm lại không chỉ nhờ tánh Không mà còn nhờ đại bi chẳng bỏ chúng sanh, Bồ tát mới khỏi sa vào giải thoát của bậc Thanh VănĐộc Giác Phật, để đạt đến quả Phật, làm lợi lạc cho tất cả chúng sanh.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 15072)
Vị thầy người Nhật của tôi đã ra đi năm ngoái, quá trẻ, quá sớm. Bà chỉ mới năm mươi bốn tuổi, và không có ai để truyền thừa Pháp. Bà chỉ có năm người đệ tử...
(Xem: 19217)
Ta yêu chuộng sự sống một cách tha thiết, và ta sống hết lòng trong từng khoảnh khắc là do ta có ý thức rõ ràng về sự chết. Cái chết chắc chắn sẽ đến với chúng ta.
(Xem: 15667)
Liên hệ của mọi cá thể trong vũ trụ này là liên hệ duyên sinh. Cái này có mặt là nhờ sự có mặt của những cái khác, không có cá thể nào tự tồn tại riêng biệt...
(Xem: 13746)
Mưa thật nhiều suốt đêm qua, những ánh chớp loé sáng, vẫy vùng trên bầu trời như rượt đuổi nhau với những nụ cười sáng rực. Mưa trút xuống dù không mời gọi, như réo rắc...
(Xem: 13915)
Trăng thì vằng vặc trên cao, trên bầu trời, sáng đẹp. Nhưng, trăng của tấm lòng, của chân tâm, thật là gần gũi, bình dị, trong sáng, thanh tịnh, không một gợn sóng mây...
(Xem: 14385)
Thuở xưa, khi Phạm Dự (Brahmadatta) là vua nước Ba-la-nại (Benares), Bồ-tát thọ sanh vào đời làm một chú Linh Dương sống trong một bụi cây gần bên hồ nước ở trong cánh rừng.
(Xem: 15200)
Trong học tập cũng như trong công việc, lười biếng, thiếu ý chí, thiếu kiên định là những nguyên nhân đưa đến sự thất bại. Khó tìm đâu trên cõi đời này một người có được thành công mà người đó là một kẻ lười biếng...
(Xem: 18096)
Mình có một đôi chân vững chãi, một đôi mắt sáng và một tấm lòng trong, hãy nương tựa vào mình. Đôi bàn chân sẽ cho bạn phương tiện đi tới...
(Xem: 15174)
Dạo ấy, vào khoảng cuối thập niên 50 và đầu thập niên 60 của thế kỷ trước, Phật học viện Trung phần Hải Đức tại Nha Trang thấy cần phải mở rộng việc đào tạo tăng tài.
(Xem: 14688)
Thời đại ngày nay, trong chúng ta ai mà lại không bận rộn, ai mà lại có dư thì giờ đâu bạn nhỉ? Mặc dù đôi khi tôi cứ nghĩ là chúng ta chỉ tự tìm cho mình sự bận rộn mà thôi!
(Xem: 17891)
Đời như cơn gió bên thềm, mênh mông, vô định. Có cái gì là của mình đâu mà trói buộc? Cứ nhẹ nhàng thôi, như gió bên thềm vậy...
(Xem: 20725)
Sự vững chãi của bạn là một điều nhiệm mầu. Bởi có rất nhiều người đang tin vào bạn, họ sẽ vững chãi theo và niềm tin ấy miên viễn trong tâm thức...
(Xem: 19526)
Xuất gia có nghĩa là ra khỏi nhà, rõ hơn là ra khỏi căn nhà mình đang ở; dứt khoát bỏ mà đi khỏi căn nhà mình đang được chở che bảo bọc, hay đang bị ràng buộc, hệ lụy vương mang.
(Xem: 17086)
Tình yêu không làm cho ai khổ đau, nhưng ở trong đời có quá nhiều người bị khổ đau bởi tình yêu là do trong tình yêu của họ có nội dung của khao khát, chiếm hữu, riêng tư và tình dục.
(Xem: 15748)
Sau bữa ăn trưa, tôi hỏi một vị Tăng sĩ trẻ, Thầy đã ăn xong chưa? Vị ấy trả lời - dạ! con đã ăn xong. Tôi cười và nói, Thầy chưa ăn xong đâu, ngày mai Thầy lại tiếp tục ăn lại...
(Xem: 17170)
Trong đời sống hàng ngày, ta cố ý nói sai sự thật để đánh lừa người khác là chính ta không những chỉ phá hoại và làm thương tổn lời nói của ta, mà chính ta còn làm thương tổnphá hoại sự hiểu biết và nhân cách của ta nữa.
(Xem: 15906)
Bạn biết không? Mọi niềm vui xảy ra trong thế gian đều dẫn đến hậu quả của thất vọng và khổ đau. Tại sao? Vì lòng tham của con người đối với các lạc thú thế gian là vô hạn...
(Xem: 15212)
Sống giữa đời, ai cũng mưu cầu một vài niềm hạnh phúc. Hạnh phúc được xem nhưmục tiêu thiết yếu nhất mà loài người nói riêng và vạn loài tồn sinh khác nói chung hướng đến tìm cầu.
(Xem: 14983)
Trong cuộc sống có đôi khi chúng ta lầm tưởng, mọi thứ đều diễn ra quá êm đẹp và theo chiều hướng tốt để ta có thể đạt được cái mà chúng ta muốn có.
(Xem: 14980)
Có thể nói vạn vật hữu hình khó đứng vững và tồn tại trước những cơn thịnh nộ của bão tố. Thế nhưng, đôi khi đâu đó cũng có những cành hoa bé nhỏ yếu ớt đã sẵn sàng trụ lại sau những cơn cuồng nộ của tự nhiên.
(Xem: 18026)
Mỗi khi nghe đến mấy bài hát diễn tả những sinh hoạt nơi đồng quê, như cảnh gặt hái của ngày mùa, hay những buổi tối giả gạo dưới trăng tôi chợt nhớ đến quê tôi tha thiết.
(Xem: 15757)
Chúng ta luôn đặt ra cho mình rất nhiều mục tiêu, song trên bước đường theo đuổi chúng, phải chăng bạn đã đánh mất giá trị tự thân của cuộc sống? Lao đầu vào việc theo đuổi mục đíchtrở thành nô lệ của mục đích.
(Xem: 16731)
Việc con người chạy theo các dục, vì họ sống với các chủng tử tâm hành liên hệ đến vô minh, mọi sinh hoạt của họ là sinh hoạt trong bóng đêm, và ngay cả ánh sáng cũng chỉ là bóng đêm của họ mà thôi...
(Xem: 14421)
Khu vực tôi ở có một con đường hai hàng thông cổ thụ, tàn lá giao nhau như lọng che, vừa tạo nét đặc thù, vừa luôn luôn cho bóng mát.
(Xem: 14340)
Mùa hạ về… bao suy tư được trải nghiệm, bao ước vọng lại xâu kết bên lòng. Âm vang ngày hạ là nắng là hoa, là hương thơm từ đất, là hơi ấm từ bóng mặt trời lan tỏa.
(Xem: 16556)
Ông lão ăn xin nom thật tội nghiệp với một tay chống gậy, một tay run run cầm chiếc nón rách hướng về phía chị, giọng thều thào...
(Xem: 17418)
Những làn sóng biển đùa chơi với nhau và cùng nhau chạy vào bờ chạm lên cát trắng, rồi tan biến vô sự giữa trời nước mênh mông. Sóng là nước và nước là sóng.
(Xem: 18629)
Thuở xưa, khi vua Phạm Dự (Brahmadatta) trị vì Ba-la-nại (Benares), Bồ-tát thọ sanh làm một con Tắc kè. Bấy giờ, có một ẩn sĩ khổ hạnh sống trong một thảo am...
(Xem: 16974)
Chúng ta tự thuyết phục mình rằng cuộc sống sẽ tốt đẹp hơn sau khi ta hoàn tất một dự án này, học hết chương trình này, xong một khoá trị liệu này...
(Xem: 16404)
Ananda là đại đệ tử của Phật. Là em chú bác của Phật, ngài từ bỏ đời sống vương giả, xuất gia theo Phật, hầu cận bên cạnh Phật suốt đời.
(Xem: 15667)
Chỉ hai tuần, sau khi dọn tới căn nhà mới, tôi đã biến đổi hoàn toàn mảnh vườn, khi được người chủ nhà bảo: “Muốn trồng gì, làm gì, xin tùy ý!”
(Xem: 16451)
"Hãy cho con thành một đóa hồng cao lớn, bởi vì con ước mong được ngẩng cao đầu với một niềm kiêu hãnh; đây sẽ là việc của riêng con, con bất chấp số phận mình ra sao."
(Xem: 15429)
Hình ảnh một thiền sư chậm rãi thiền hành trong nắng mai hay an nhiên lặng lẽ tĩnh tọa giữa rừng chiều là tặng phẩm tuyệt đẹp cho những ai có tâm hồn nhạy cảm...
(Xem: 14256)
Em là những giọt nước nằm sâu dưới lòng đất, nhưng em muốn đi về với đại dương có được không anh? - Được chứ, điều ước mơ của em là rất đẹp...
(Xem: 15423)
Trước kia các cuộc khủng hoảng phát minh bởi sự khai thác những tài nguyên và bóc lột khả năng con người. Hiện tại khủng hoảng vì sự lạm dụng các học thuyết chủ nghĩa, nên càng khốc hại, nguy hiểm và phá hoại hơn.
(Xem: 14811)
Ngồi một mình bên tách trà xanh, nhìn chung quanh mình là mùa thu có màu vàng bao phủ khắp không gian. Thiên nhiên khoe mình, kiêu hãnh.. biết bao nhiêu cây lá mỉm cười...
(Xem: 7563)
... cái quan niệm ta có về Bụt ấy cũng như một cái hố xí, và theo nghĩa đó, Bồ TátLa Hán cũng chỉ là những kẻ đem tới gông cùm.
(Xem: 17182)
Thầy giáo yêu cầu mỗi chúng tôi mang một túi nilông sạch và một bao tải khoai tây đến lớp. Sau đó, thầy bảo cứ hễ chúng tôi không tha thứ lỗi lầm cho người nào đó thì hãy chọn ra một củ khoai tây viết tên người đó và ngày tháng lên rồi bỏ nó vào túi nilông.
(Xem: 12288)
Dì Năm dự định mang cậu con trai về trại ruộng Thới Sơn, Châu Đốc nương náo với đồng đạo Tứ Ân Hiếu Nghĩa tu dưỡng thân tâm, tiện đường dì ghé lại chùa Tây An(1) đảnh lễ Đức Phật Thầy để cầu nguyện cho con sớm lành bệnh.
(Xem: 12226)
Thanh thường bị bè bạn chế giễu là “công tử miệt vườn”, có thể một phần vì gia đình chàng sở hữu một thửa vườn cây trái khá rộng – vườn Tám Thà - tại ngoại ô thị trấn Châu Đốc, nhưng cũng có thể cũng do bản tánh hiền lành chơn chất và “nhát gái” của chàng.
(Xem: 16529)
Một ngày nọ, Vua Salomon bỗng muốn làm bẽ mặt Benaiah, một cận thần thân tín của mình. Vua bèn nói với ông: "Benaiah này, ta muốn ông mang về cho ta một chiếc vòng...
(Xem: 14652)
Một lát sau, chiếc xe thứ ba chạy tới. Chiếc xe này không cũ, không có đông khách nhưng bạn vẫn không hài lòng: "Cái xe này không có điều hoà, thôi mình cố đợi chiếc sau".
(Xem: 14529)
Mùa Vu Lan lại về. Bên cạnh nụ cười rạng rỡ trên gương mặt những người diễm phúc còn có Mẹ, chúng tôi, những người cài hoa trắng, lòng bâng khuâng nhớ Mẹ đã khuất bóng nơi xa...
(Xem: 13832)
Đời có tươi thì có phai; tình có ấm lên thì có nguội. Vẫn biết thế nhưng tình cảm tự nhiên con nhớ Mẹ, thương Mẹ vượt ra ngoài biên giới chật hẹp của sự hợp lývô lý thường tình.
(Xem: 12452)
Em nằm yên giấc mồ côi Đoá hồng lắng đọng bên dòng phù du gió nguồn ngày tháng vi vu sóng đời dồn dập vô thường viễn xa...
(Xem: 13835)
Thằng bé nhìn con bướm chết lần cuối. Dưới ánh trăng đôi cánh nó lấp lánh như ánh vàng. ”Cậu đẹp thật đấy”, thằng bé nghĩ. Rồi một lát sau cậu thả con côn trùng rơi trên đất và chạy về phía mẹ.
(Xem: 12295)
Đây là một câu chuyện có thật, chúng tôi gọi là "Câu chuyện bát mì". Chuyện xảy ra cách đây năm mươi năm vào ngày 31/12, một ngày cuối năm tại quán mì Bắc Hải Đình, đường Trát Hoảng, Nhật Bản.
(Xem: 15347)
Cô con gái hay than thở với cha sao bất hạnh này cứ vừa đi qua thì bất hạnh khác đã vội ập đến với mình, và cô không biết phải sống thế nào.
(Xem: 13784)
Là một thành viên trong cộng đồng thế giới, tôi không thể nói rằng tôi không có trách nhiệm gì đối với những khổ đau, bất ưng, nghịch lý, bất công, hiểm nguy đang xảy ra chung quanh tôi.
(Xem: 13673)
Nỗi thất vọng lớn nhất của con người là chạy bươn về phía trước hay chạy ngược về phía sau để kiếm tìm cho mình một bản ngã. Bản ngã trong cơm áo, gạo tiền, trong kiến thức chữ nghĩa...
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant