Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Ác Ngữ, Khẩu Nghiệp

03 Tháng Mười Một 202119:24(Xem: 3360)
Ác Ngữ, Khẩu Nghiệp
Ác Ngữ, Khẩu Nghiệp

Thiện Văn

khau nghiep











Cổ nhân
có câu “họa tòng khẩu xuất” như muốn
cảnh tỉnh, khuyên răn người đời chớ để cho cái miệng mình nói năng tùy tiện, lung tung mà có lúc tự rước họa vào thân!

Sống trong cuộc đời, đã mấy ai dám tự nhận bản thân mình không có một lúc nào đó lỡ miệng, lỡ lời. Bởi đã là con người, hầu như ai cũng ít nhiều trải qua những cung bậc “hỉ nộ ái ố”. Vợ chồng, anh em, bạn bè, đồng môn, đồng nghiệpthân thiết, chân tình đến mấy, cũng khó tránh khỏi có lúc “nóng lạnh” mà phát ra lời nọ ý kia không hợp lòng nhau. Đến vô tri, vô giác như cái bát để trong giàn có lúc còn xô nhau mà, huống chi con người ăn ở, sinh sống, công tác với nhau hằng ngày. Vài ba lời giận hờn, mắng mỏ nhất thời rồi lại bao dung cho qua, miễn là cái tâm mình lành, cái dạ mình thiện, động cơ mình sáng, thì sự “va chạm” nhau trong lời nói, giao tiếp của con người được ví như một thứ “gia vị” làm cho cuộc sống này thêm phong phú. Chứ quanh năm ngày tháng, chỗ nào, ở đâu mà ai ai cũng “giữ miếng” nhau thì cuộc đời sao tránh khỏi đơn điệu, tẻ nhạt!

Dân gian có câu “đa ngôn đa quá”, nghĩa là người nói nhiều thì dễ sai lời, mắc lỗi. Đúng là nói nhiều chưa chắc đã hay, nhưng có người nói nhiều mà vẫn vô hại, ví như những người thích tếu táo, trêu đùa chỉ nhằm mục đích duy nhất là gây cười, tạo thêm niềm vui cho người khác. “Đa ngôn” trong trường hợp này là không “đa quá”.

Trong khi cuộc sống rất cần nhiều tiếng cười, niềm vui để giải tỏa những áp lực căng thẳng từ xã hội hiện đại, thì thời nay, nhiều cư dân mạng lại bị cuốn vào tâm lý đám đông rồi “xả” ra đủ thứ trên mạng xã hội. Mà lạ thay, có người cứ gặp đâu nói đấy, thích gì nói đấy, nói như cho bõ tức, nói như cho hả lòng hả dạ, nói cho “sướng mồm sướng miệng”, nói để thể hiện “ta đây là người hiểu biết” mà thực ra có khi chẳng biết mình đang nói cái gì, động chạm đến cái gì, vì chỉ biết a dua theo vô thức. Lại nữa, có người cứ nghĩ những bất cập, hạn chế, tiêu cực trong cuộc sống, xã hội này là do người khác gây ra, nên họ cứ tùy tiện ám chỉ, mỉa mai, phê phán, chì chiết mà không biết rằng, mình đang xúc phạm cộng đồng, xã hội.

Đáng nói nhất là những người nhân danh kẻ sĩ, trí thứchiểu biết khi nhận định, phân tích, bình luận một vấn đề nào đó theo kiểu “chẻ sợi tóc làm tư”, lươn lẹo dùng các thủ thuật “ngụy khoa học” để đánh tráo khái niệm, nhìn một cây rồi đánh giá cả cánh rừng, thổi phồng, thậm chí “hô biến” một hiện tượng đơn lẻ thành bản chất nhằm lèo lái dư luận nhìn nhận vấn đề theo chiều hướng tiêu cực. Mà cái lối nói, lối viết của họ thoạt nghe, thoạt xem cứ tưởng là khách quan, công tâm lắm, nhưng nhìn sâu, đọc kỹ mới thấy “thông điệp” đưa ra hàm chứa đầy tinh vi, xảo trá. Những người này thuộc diện “Khẩu thiệt đại can qua” (miệng lưỡi thay giáo mộc), hàm ý chỉ kẻ dùng lời nói thay cho giáo mác (qua) để đâm chém người ta, tức là hại người ta; và cũng chính họ dùng lời nói thay cho cái mộc (can) để che chở cho mình, tức là cố ý giấu diếm, lấp liếm lỗi lầm của mình. Cái thứ nói năng, phát ngôn chứa đựng động cơ “gắp lửa bỏ tay người” như thế, thực chất là một thứ ác khẩu, mà nhà Phật gọi là “ác ngữ”.

Ác ngữ là một trong bốn điều bất thiện thuộc về lời nói, đó là: vọng ngữ (nói láo), ỷ ngữ (nói thêu dệt), lưỡng thiệt (đâm thọc), ác khẩu (chửi rủa). Những người “ác khẩu” thì sớm muộn cũng sẽ gánh chịu “khẩu nghiệp”, tức là phải chịu cái hệ lụy, hậu quả do những lời ác ý, ác tâm của mình gây ra. Thông thường, một lời ác khẩu của một người trong đời sống thực có thể gây phiền toái, liên lụy, xúc phạm đến một hay vài ba người khác; nhưng mỗi cư dân mạng chỉ cần “like”, “share”, “comment” trên mạng xã hội thì một lời ác khẩu có thể nhân lên, biến thành hàng vạn, thậm chí hàng triệu lời ác khẩu thì lúc đó, hệ lụy kéo theo vô cùng lớn. Và như vậy, cái khẩu nghiệp của một người có thể cuốn vô số người khác bị khẩu nghiệp theo.

Theo nhà Phật, trong mười nghiệp bất thiện của con người thì khẩu nghiệp có bốn, tức là chiếm gần một nửa. Nếu cứ tạo khẩu nghiệp triền miên, con người không chỉ gây hại cho người khác, cộng đồng, xã hộibản thân họ cũng không được thanh thản, thảnh thơi, thậm chí rơi vào cảnh luân hồi đau khổ. Vậy nên, nếu ai mà không chú trọng tu tâm rèn tính, tu thân tích đức, nói lời hay, làm việc thiện, thì người đó sẽ khó tránh khỏi phiền toái, hệ lụy. Cổ nhân có câu “họa tòng khẩu xuất” như muốn cảnh tỉnh, khuyên răn người đời chớ để cho cái miệng mình nói năng tùy tiện, lung tung mà có lúc tự rước họa vào thân!./

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 3264)
Đạo Phật thường có câu: "Ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm" (khởi tâm niệm mà chẳng trụ trước vào bất kỳ quan niệm, tình cảm hay hình tướng gì cả).
(Xem: 2521)
Trong nhiều bài kinh về pháp niệm hơi thở (MN 118, AN 10.60), Đức Phật dạy:
(Xem: 2467)
Như một cách lựa chọn để hiểu về sự đa dạng hình thái của Phật giáo Việt Nam thế kỷ XXI, bài viết này đề xuất một mô hình
(Xem: 2384)
Phật giáo, nhất là Phật giáo trên con đường truyền bá và hội nhập luôn gắn liền với hai yếu tố căn bản: Khế lý và Khế cơ.
(Xem: 3143)
Theo Phật giáo, cúng dường hay Cung dưỡng có nghĩa là cung cấp nuôi dưỡng hay cúng dường những thứ lễ vật như ...
(Xem: 3920)
Trong lịch sử nhân loại, Đức Phật Thích Ca là người đầu tiên đã giảng dạy những phương thức đem đến hạnh phúc cho con người và cả cho thiên giới.
(Xem: 2876)
Đức Phật đã nhiều lần răn dạy nếu cứ tranh chấp, đấu đá, hơn thua thì câu chuyện bất hòa sẽ kéo dài đến vô tận.
(Xem: 3007)
Sinh – lão – bệnh – tử là quá trình không ai có thể tránh khỏi. Với niềm tin từ kinh sách, truyền thống, tín ngưỡng, tôn giáo, khi có người chết
(Xem: 2573)
Bồ đề tâmphát nguyệnthực hành Bồ tát hạnh để đạt đến giác ngộ trong mong muốn giáo hóagiải thoát chúng sanh
(Xem: 2616)
Khi đọc lịch sử Đức Phật, có lẽ độc giả đều nhận ra lý do Thái tử Tất-đạt-đa (Sidhartha) quyết chí xuất gia tìm đạo.
(Xem: 2611)
Vượt thoát bể khổ, hẳn không ra ngoài chữ buông. Từ buông vật tài, đến buông thân, rồi buông vọng tưởng, âu là lộ trình vật vã.
(Xem: 2282)
Phải nói rằng Tăng đoàn là sự đóng góp rất lớn cho hạnh nguyện độ sanh của Đức PhậtTăng đoàn đã thay Phật để truyền bá
(Xem: 2604)
Nếu Đức Phật có thể cứu độ tất cả chúng sinh thì sẽ không có nhiều vị Phật, chỉ một vị Phật là đủ.
(Xem: 2967)
Tôi đào thoát khỏi Tây Tạng vào ngày 31 tháng 3 năm 1959. Kể từ đó tôi sống lưu vongẤn Độ.
(Xem: 3905)
Hiện nay phong trào tu thiền nở rộ nhất là Thiền Chánh Niệm, Thiền Vipassana khiến cho một số người coi thường pháp môn tu tập có tính truyền thống.
(Xem: 2920)
Cầu nguyện không thuộc lãnh địa của logic hay trí óc. Nó vượt lên trên những thứ đó. C
(Xem: 3574)
Người ta thường nói môn Abhidhamma rất khó học, và lại không thực tế. Rất khó học vì nó phân tích rất chi li
(Xem: 2778)
Trong những ngày đầu năm mới, có rất nhiều người tìm đến chùa hay các nhà tử vi, tướng số để xem năm nay mình bị “sao” nào “chiếu”.
(Xem: 2377)
Rỡ ràng tỏ rõ mười hai thì Tự tánh vô công khắp hiện bày Sáu căn vận dụng chân thường thấy Vạn pháp tung hoành: chánh biến tri.
(Xem: 3283)
Một ngày cuối năm, sau tách trà sáng chào ngày mới, tôi vội vàng ra ga tàu đón người bạn đạo xa quê trở về thăm chốn cũ.
(Xem: 2837)
Trong những điển tích Phật giáo, tôi từng băn khoăn về chuyện một con cọp lông vàng. Câu chuyện đơn giản thôi, nhưng rất đáng cho chúng ta suy ngẫm.
(Xem: 2545)
Vận hành thế sự bao quanh, bát quái càn khôn đỉnh là chung, âm dương ngũ hành là như thế, vật đổi sao dời chẳng ai ngờ…! Tất nhiên điệp khúc vẫn là đây.
(Xem: 2834)
Cọp, Sư tửbiểu tượng của chúa sơn lâm. Tiếng rống của Sư tử chúa, làm muôn thú khép mình khiếp sợ, được nhiếp phục trước uy lực dũng mãnh.
(Xem: 3477)
Bài Pháp hôm nay là một trong những bài Pháp có thể nói rằng rất khó quên trong cuộc đời của chúng tôi.
(Xem: 3785)
Trời có lúc nắng lúc mưa, người có lúc may mắn hoặc xui xẻo. Nhưng không có cái gì tự dưng sinh ra hay mất đi, tất cả đều có lý do của do của nó.
(Xem: 3921)
Dù có nao nức đợi chờ hay hững hờ thờ ơ, dù có mong mỏi hay chẳng cầu vọng thì mùa xuân vẫn hiển hiện trong đất trời, trong lòng người.
(Xem: 2512)
Sau khi Đức Phật giác ngộ, Phạm thiên Sahampati thỉnh cầu ngài thuyết pháp, ngài đã nói như sau:
(Xem: 2493)
Năm mới là thời điểm nổi bật trong cuộc sống của chúng ta. Tôi nói thế khi nghĩ về việc thực hành của chúng ta.
(Xem: 2230)
Hiện tại có tính bình đẳng cho tất cả mọi người. Dầu ở bất cứ nơi nào trên trái đất, dầu tôi và anh ở múi giờ khác nhau, người ta vẫn ...
(Xem: 3757)
Theo Phật giáo, cúng dường hay Cung dưỡng có nghĩa là cung cấp nuôi dưỡng hay cúng dường những thứ lễ vật như ...
(Xem: 2852)
Để đạo Phật được toàn cầu hóa, ngoài những lợi thế sẵn có của Phật giáo Nguyên thủy, như bảo tồn được ...
(Xem: 4050)
Như Lai đã khẳng định “Như Lai chỉ là người dẫn đường”. Quả đúng như vậy, nếu chúng ta muốn đi đến đích mà không biết đường, trước tiên...
(Xem: 3247)
Nếu ăn chay được thì đó là dựa vào lập trường từ bi chứ không phải như người ta hiện này nói nguyên nhân khỏe mạnh và kinh tế.
(Xem: 3692)
Chúng ta phải cẩn thận để không nghĩ rằng hành thiền là phải dẹp bỏ các suy tưởng.
(Xem: 2899)
Bài kinh ngắn “Con Đường Không Có Lầm Lỗi” là bài kinh được trích trong Tăng Chi Bộ (Anguttara Nikãya)
(Xem: 3783)
Thời Lý – Trần là thời kỳ vàng son nhất của Phật giáo Việt Nam khi nhận được sự ủng hộ rất lớn từ triều đình và
(Xem: 3259)
Kể từ khi Đức Phật thành đạochuyển bánh xe pháp thì lý tưởng thực thi tinh thần bình đẳng giải thoátbình đẳng...
(Xem: 3334)
Cho đến nay, đại dịch COVID-19 đã hoành hành trên thế giới gần hai năm.
(Xem: 2916)
Bình anhạnh phúc là hai phạm trù cơ bản trong cuộc sống mà con người luôn mong ước đạt được đầy đủ và trọn vẹn nhất, để cuộc sống thêm thăng hoa
(Xem: 2681)
Trong một kiếp nhân gian, mọi chúng sinh đều khởi đầu từ sinh và kết thúc ở diệt.
(Xem: 3670)
Trong xã hội hiện nay, chúng ta đề cao tinh thần nhập thế, đem đạo vào đời. Vậy làm thế nào để Phật sự mãi thăng tiến, tỏa sáng, ma sự ngày càng tiêu trừ.
(Xem: 2624)
Liều thuốc giải cho ảo tưởng, bản ngã và từng vấn đề khác mà chúng ta đối mặt là trí huệ của Pháp;
(Xem: 3140)
Sự phát triển của thời đại công nghệ số, cám dỗ vật chất và những thách thức từ khủng hoảng môi trường, dịch bệnh, kinh tế, xã hội,…
(Xem: 3546)
“Này Cunda, nếu những gì thuộc quá khứhư vọng, không thật, không có lợi ích, Như lai không trả lời.
(Xem: 3723)
Sống trong thế giới đầy biến động của đại dịch COVID-19 bùng phát, mới thấy sự hiện hữu của con người trong mối tương quan
(Xem: 2858)
Khi Đức Phật còn hiện hữu cõi Ta-bà, chúng đệ tử xuất gia sống thanh tịnh, hòa hợp thành một thể thống nhất,
(Xem: 2619)
Ngoài Danh và Sắc, phần tâm linh và phần vật chất, là hai thành phần cấu tạo chúng sanh, Phật Giáo không chấp nhận
(Xem: 3108)
Ajhan Chah nói rằng nếu bạn muốn chuyển hóa tâm, bạn phải biết và chuyển hóa trái tim. Và khi thực hành bạn cảm thấy không thoải mái, muốn bỏ cuộc, đó là khi bạn biết mình đang đi đúng đường.
(Xem: 3612)
Giã từ cõi mộng điêu linh Tôi về buôn bán với mình phôi pha.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant