Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Nếp Sống Hiện Tại Lạc Trú Của Đạo Phật

18 Tháng Mười Hai 202120:12(Xem: 3739)
Nếp Sống Hiện Tại Lạc Trú Của Đạo Phật
Nếp Sống Hiện Tại Lạc Trú Của Đạo Phật 

TT.TS Thích Phước Đạt


Không Tạo Tác

Sống trong thế giới đầy biến động của đại dịch COVID-19 bùng phát, mới thấy sự hiện hữu của con người trong mối tương quan tương duyên về sinh mệnh là cực kỳ quan trọng. Tại đây, con người nhận thức ra trong tất cả mọi giá trị hiện hữu giữa cuộc đời này, giá trị hạnh phúc là cao nhất. Cũng vậy, giá trị nếp sống hiện tại lạc trú của đạo Phật mới thật sự là gốc rễ của con người trong sự hướng đến giải thoát khổ đau, xây dựng hạnh phúc cho con người quả là giá trị vô cùng thù thắng, không thể nghĩ bàn. 

Thực tế chứng minh, lịch sử Đức Phật Thích Calịch sử của con người. Nhờ công phu tu tập tự thân, Ngài đã trở thành bậc Giác ngộ giải thoát giữa cõi đời này. Chính Đức Phật từng tuyên bố hoài bão lớn nhất của Ngài là xây dựng nếp sống hạnh phúc an lạc cho mọi người, ngay khi Ngài vừa thị hiện: “Ta ra đời vì sự hạnh phúc, vì sự an lạc cho chư Thiên và loài Người”. Tại đây, Đức Phật đã xác định giá trị hạnh phúc chính là giá trị hiện tại lạc trú qua cuộc đời tự thân tu tập, tự thân chứng ngộ, hoằng hoá độ sinh của chính mình.

Với nếp sống hướng thượng, thiết thực hiện tại, Ngài đã mở toang cánh cửa giải thoát cho những ai có tai để nghe, có mắt để thấy đạo giải thoát của Ngài đã tự thân chứng ngộ, tự thân hành trì. Cho nên, vấn đề hạnh phúc hay khổ đau đều do tự thân mỗi người quyết định. Giá trị hiện tại lạc trú cũng được Đức Phật thiết lập theo quan điểm này khởi đầu bằng lời tuyên bố mang tính thực nghiệm: “Con người là chủ nhân của nghiệp, là người thừa tự nghiệp” hay “hãy tự mình làm hòn đảo nương tựa cho chính mình, hãy tự mình thắp đuốc lên mà đi”.

Và như thế, sống với hiện tại lạc trú như vậy, khổ đau không bao giờ hiện hữu. Khổ đau chỉ có mặt khi tâm thức con người còn chẻ chia phân biệt, so sánh hiện tại với quá khứ, tương lai. Pháp hiện tại lạc trú sẽ giúp con người nhìn thẳng vào sự thật hiện tại để đối diện hiện tạithoát khỏi nỗi khổ trong hiện tại. Chỉ có nếp sống hiện tại lạc trú mới đem lại sự bình an nội tại cho tự thân, đồng thời là nguồn lực cho sự sáng tạo trong đời sống xã hội bây giờ và tại đây. Vì vậy, Đức Phật đã phản bác tất cả các vấn đề siêu hình không có khả năng đưa đến sự giải thoát khổ đau mà con người phải giáp mặt, gánh chịu hằng ngày, hằng giờ, hằng phút. Trầm tư về pháp thoại giữa Ngài với chàng Malunkyaputta trong Tiểu kinh Malunkya [1] thì ta sẽ hiểu giá trị quyết định sự hạnh phúc an lạc của mỗi người chính là tính hiện tại lạc trú của đạo Phật được thực thi trọn vẹn một cách cụ thể, rõ ràng. Tất cả vấn đề siêu hình thông qua 16 câu hỏi được Malunkyaputta đề cập đến, như: “Thế giới là thường? Hay là vô thường? Như Laitồn tại sau khi chết hay không tồn tại?”… được Đức Phật trả lời bằng một thái độ im lặng. Ngài đã chỉ rõ cho Malunkyaputta rằng: Thực tại của cuộc sống thực chất là “Sống với” chứ không phải “nói về”.

Cũng như câu chuyện người bị trúng mũi tên độc, vấn đề cấp thiết nhất, có ý nghĩa nhất trong giờ phút hiện tại đó và tương lai về sau là phải giải phẫu mũi tên độc không cho chất độc thấm vào cơ thể. Thật sai lầm khi phải truy tìm tận nguồn gốc mũi tên độc từ đâu đến, người bắn mũi tên độc là ai… trước khi ngăn chặn chất độc xâm chiếm lan tràn khắp cơ thể. Mục đích tối hậu của con ngườigiải thoát tất cả các vấn đề khổ đau đang vây bủa, áp lực từ muôn phía, xây dựng hạnh phúc thiết thực ngay trong hiện tại, không cần phải tìm kiếmmột thế giới bên ngoài nơi con người đang hiện hữu. Cho nên, toàn bộ giáo lý của Ngài chỉ nói lên một chân lý sống rất đơn giản nhưng rất thiết thực hiện tại, đó là “sự thật khổ đau và con đường đoạn tận khổ đau”. Tại đây, thái độ sống theo một tinh thần hướng thượng, giải thoát khổ đau, xây dựng nếp sống hạnh phúc an lạc được thiết lập, duy trì như là một lẽ sống hợp Chánh đạo. Chính Đức Phật từng khuyến cáo mọi người hãy sống theo tinh thần thiết thực hiện tại đầy trí tuệ soi rọi:

“Quá khứ không truy tìm

Quá khứ đã đoạn tận

Tương lai lại chưa đến

Chỉ có pháp hiện tại

Tuệ quán chính nơi đây” [2].

Hay:

“Không than việc đã qua

Không mong việc sắp tới

Sống ngay với hiện tại

Do vậy sắc thù diệu.

Do mong việc sắp tới

Do than việc đã qua,

Nên kẻ ngu héo mòn

Như lau xanh lìa cành”.

Như dòng sông luôn trôi chảy không ngừng, cũng vậy, sự sống con người phải tuân theo quy luật đó, tức là vẫn phải “đang là”. Đây chính là ý nghĩa của sự sống. Một sự sống luôn luôn hiện hữu trong cơ chế “vận hành” và “chuyển hoá”. Cho nên, giá trị hạnh phúc chỉ được thiết lập ngay trong hiện tại. Hay nói cách khác, chỉ có hiện tại mới định hình cho sự sống và sự sống thực sự có ý nghĩa khi biết sống cho hiện tại với thực tại “đang là”. Do đó, tất cả hình ảnh u buồn, những âm thanh sắc, đường nét biểu lộ tâm lý chán chường, than thở của “một tâm hồn bé nhỏ, mang mang thiên cổ sầu” cần phải xua tan, đoạn tận. Thậm chí, mọi sự mơ tưởng về viễn cảnh tương lai hão huyền cần phảithái độ khép lại cánh cửa tư duy hữu ngã, để khỏi rơi vào thế giới phi thực giả tạo. Cả hai nếp sống “kéo về nếp sống quá khứ” và “mơ màng về viễn cảnh tương lai” đều dẫn dắt con người đi vào con đường ngõ cụt của sự giải thoát khổ đau ngay trong hiện tại đầy sống động.

Trong khi đó, sự sống thực tế cần phải bước ra ngoài những tác nhân gây rối loạn tâm lý, đi từ sự ly tham, ly sân, ly si. Tại đây, tất cả mọi ý tưởng, suy tư từ bên trong tâm thức cho đến hành vi, việc làm biểu lộ bên ngoài đều được Tuệ soi rọi. Nơi nào có Tuệ xuất hiện nơi đó thiết lập được giá trị hạnh phúc chân chính, thông qua sự hành trì bởi định lựcgiới luật có khả năng tháo gỡ những gông cùm khổ đau xiềng xích con người. Thực tế, đời sống hiện thực cho chúng ta thấy rõ những tâm hồn bệnh hoạn, chứa chất những tâm lý đố kỵ, ganh ghét, tham lam, nuối tiếc, lo âu sợ hãi hay mơ mộng về viễn cảnh tương lai hão huyền… thường có thái độ sống bất cần và buông thả theo dòng đời. Họ không phân biệt đâu là điều bất thiện cần phải tránh xa để đoạn tận; đâu là điều thiện cần phải nỗ lực học tập để hành trì thực hiện để đem lại sự lợi ích cho mình, cho mọi người.

Thật sinh động và đầy tính hiện thực khi Đức Phật dùng hình ảnh: “Như cây lau xanh lìa cành” để ví von cho những kẻ ngu đi vào ngõ tối không có đuốc trí tuệ soi sáng dẫn đường. Ngài từng dạy bảo mọi người về một cuộc sống hướng thượng được khởi đầu bằng thái độ sống đi từ Giới đức, Tâm đức, Tuệ đức để chuẩn hoá, phân biệt thiện hay bất thiện. Thái độ sống này cũng được Thế Tôn phân biệt rõ ràng, cụ thể khi Ngài xác định thế nào là sự nguy hại của sự bất thiện và cái lợi ích của thiện đem tới: “Ta tuyên bố một cách dứt khoát: Này A Nan Đà, thân làm ác, miệng nói ác, ý nghĩ ác là điều không nên làm. Nếu làm những điều không nên làm ấy thời có những nguy hại như sau được chờ đợi: Tự mình chê trách mình, sau khi biết thời kẻ trí chê trách, tiếng ác đồn xa, bị si ám khi mệnh chung, sau khi chết bị sinh vào cõi dữ, cõi ác”.

Ngược lại, Đức Phật cũng dạy: “Này A Nan Đà, Ta tuyên bố dứt khoát rằng thân làm thiện, miệng nói thiện, ý nghĩ thiện, là điều nên làm. Nếu làm những điều nên làm ấy thì những lợi ích như sau được chờ đợi: Tự mình không chê trách mình, khi được biết kẻ trí sẽ tán thán, tiếng lành đồn xa, khi mệnh chung không bị si ám, sau khi chết được tái sinh vào cõi trời, cõi đời này” [3]. Như vậy, giá trị hiện tại lạc trú của đạo Phậttác dụng hướng dẫn con người từ bỏ nếp sống bất thiện dẫn đến khổ đau, thực hành nếp sống thiện đem lại hạnh phúc an lạc. Muốn đạt kết quả ấy, Đức Phật thường xuyên khuyên bảo mỗi người cần phải phản tỉnhphản tỉnh nhiều lần để nhận ra thiện ác vàng thau lẫn lộn giữa lớp sương mù che phủ cuộc đời vốn “bất cấu, bất tịnh, bất tăng, bất giảm, bất nhất, bất nhị”. Đức Phật thiết tha kêu gọi chúng ta phàm việc gì cần phải phản tỉnh nhiều lần từ khi khởi sự, đến lúc đang tiến hành, sau cùng là kết thúc một công việc.

Có như vậy, mỗi việc làm về thân, về lời nói hay ý nghĩ đều được xác định rõ ràng về thiện hay bất thiện. Nếu việc làm ấy dẫn đến kết quả bất thiện hại mình, hại người, hại cả hai thì nên chấm dứt từ bỏ. Nếu việc làm ấy là thiện thì nên nỗ lực tinh tấn, sinh tâm hoan hỷ làm cho tăng trưởng để lợi mình, lợi người, lợi cả hai. Chính Đức Phật đã khuyến tấn cho La Hầu La nên làm như vậy để xác định giá trị tự thân con người: “Này La Hầu La, khi nhà ngươi đang làm, đã làm thân nghiệp, nhà ngươi cần phải phản tỉnh thân nghiệp ấy như sau: Thân nghiệp ngày ta đang làm, đã làm đưa đến tự hại, đưa đến hại người, đưa đến hại cả hai, thời thân nghiệp này là bất thiện, đưa đến khổ đau, đem quả báo đau khổ. Một thân nghiệp như vậy, này La Hầu La, nhà ngươi cần phải tỏ lộ, cần phải trình bày các vị Đạo sư hay các vị đồng phạm hạnh có trí. Sau khi đã thưa lên, tỏ lộ, trình bày cần phải phòng hộ trong tương lai”. “Lại nữa, nếu trong khi phản tỉnh, này La Hầu La, nhà ngươi phải biết như sau: Thân nghiệp này ta đã làm, không đưa đến tự hại, không đưa đến hại người, không đưa đến hại cả hai, thời thân nghiệp này là thiện, đưa đến an lạc, đem đến quả báo an lạc. Do vậy, này La Hầu La nhà ngươi phải trú trong niềm hoan hỷ, tự mình tu học ngày đêm trong các thiện pháp” [4].

Với lời dạy quý báu này, lần nữa, Đức Phật đã xác định rõ giá trị cao cả nhất của đạo Phậtgiá trị thiết thực hiện tại. Chính giá trị này đã đưa con người từ địa vị phàm phu tục tử trở thành bậc Thánh giữa cõi đời này nếu tự thân biết tu tập, biết sống theo nếp sống đạo đức hướng thượng đầy an lạc. Nếp sống này mở ra cho chúng ta một cái nhìn vào thực tại “đang là” đầy sống động của hiện tại. Tự mình nhìn ra những nguyên nhân gây nên khổ đau, những lo âu sợ hãi để rồi tự mình dập tắt những nguyên nhân khổ đau bất hạnh.

Thế thì, tất cả mọi giá trị của con người đều được xác lập trên mọi hành vi, việc cụ thể được quy chiếu vào cặp phạm trù nhân quả biện chứng. Đức Phật cũng như mọi người đều phải sống theo nguyên lý này đã thực thi quá trình chuyển hoá nội tâm đi từ đời sống thiện đến sự thăng hoa của thiện, từ đời sống đầy nhân bản chuyển sang Phật bản. Đây chính là ý nghĩa sống cao cả nhất của đạo Phật, là mục đích tối hậu của con người trong suối nguồn hạnh phúc thực sự. Tại đây, đời sống của chúng ta được lý giải bằng thuyết Nghiệp của đạo Phật rất thiết thực hiện tại. Kinh Pháp Cú, kệ 67 ghi:

“Việc làm không chánh thiện

Mắt nhuốm lệ không than

Và nghiệp làm chánh thiện

Hoan hỷ, ý đẹp lòng”.

Trong ý nghĩ này, tự thân mỗi người bắt đầu bước vào suối nguồn Tuệ giác vô thượng. Chính tại nơi đây, bức tường vọng kiến của “tư duy hữu ngã” hoàn toàn sụp đổ, mở ra một lối đi về băng qua những lối mòn được giới hạn ở hai đầu “sanh” và “diệt”, “đoạn” và “thường”, “đi” và “đến”, “đồng nhất” và “dị biệt” của không gian vô tận, thời gian vô cùng của giây phút “thiết thực hiện tại” miên trường nhiệm mầu. Quá khứ, hiện tại, vị lai của một sinh mệnh thực chấtmột đời sống sinh động trôi chảy không ngừng không có điểm khởi đầu cũng như kết thúc. Thế thì, từ trong thực tánh Duyên khởi bước ra, vấn đề Nhân quả, Nghiệp báo của một sinh mệnh con người được quyết định tại giây phút hiện tại “đang là” của sự vận hành đối với thực thể đang “sống về”. Đến đây, chúng ta có thể nói, giá trị thiết thực hiện tại trong đạo Phật chính là điều kiện và đủ để xác lập nên giá trị hạnh phúc vĩnh hằng trong thế giới Vô sanh bất diệt ngay giữa cõi đời này.

Tóm lại, sống trong thế giới đầy biến động của thế kỷ XXI này, con người phải đối diện với sự sống và sự chết trong khoảnh khắc vô thường của nạn dịch COVID-19 gây ra thì mới thấy hết giá trị nếp sống hiện tại lạc trú của đạo Phật. Khi mọi giá trị trên đời này được một số người nhận thức sai lệch về ý nghĩa của sự sống bằng cách chuẩn hoá thước đo đồng tiền đã làm băng hoại các giá trị đạo đức truyền thốngbáo chí gần đây đưa tin thì con người mới nhận chân và ý thức chân giá trị hiện tại của đạo Phật là suối nguồn quyết định hạnh phúc loài người. Vấn đề cuối cùngchúng ta cần phải tự mình chiêm nghiệm, tự mình hành trì theo nếp sống hướng thượng, theo lời Phật dạy, chắc rằng ai ai cũng được hạnh phúc an lạc ngay cõi đời này.

 

Chú thích:

* TT.TS Thích Phước Đạt – Ủy viên Hội đồng Trị sự, Phó ban kiêm Chánh Thư ký Ban Giáo dục Phật giáo Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam.

[1] Kinh Trung bộ II. Tiểu kinh Malunkya, Thích Minh Châu dịch, Trường Cao cấp Phật học Việt Nam ấn hành 1986, tr.139.

[2] Kinh Trung bộ III. Kinh Nhất Dạ Hiền Giả, Thích Minh Châu dịch, Trường Cao cấp Phật học Việt Nam ấn hành 1986, tr.336-337.

[3] Kinh Tăng Chi I, số 70, Thích Minh Châu dịch, Trường Cao cấp Phật học Việt Nam ấn hành 1986.

[4] Kinh Trung Bộ II và III. Kinh số 61, 62 và 147, Thích Minh Châu dịch, Trường Cao cấp Phật học Việt Nam ấn hành 1986.

 
(Tạp Chí Văn Hóa Phật Giáo Số 379 Chủ Đề: An Trú Trong Hiện Tại)
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 13955)
Một ngày, nếu dành cho Thân dăm phút thực sự ngồi yên; rồi bằng quyết tâm, biết đâu sự kỳ diệu sẽ đến, là Tâm và Ý cũng ngồi yên như Thân.
(Xem: 13072)
Dù chỉ mới là những lời giới thiệu cô đọng nhưng súc tích của mỗi vị giảng sư nhưng đại chúng đều cảm nhận được biển tuệ mênh mông của quý ngài...
(Xem: 14488)
Thù hận có thể có những lợi ích ngắn hạn trong việc thúc đẩy những hành vi vị tha nhưng về lâu về dài sẽ làm hao mòn nhân cách. - Đức Đạt Lai Lạt Ma & Paul Ekman.
(Xem: 14417)
Thông điệp từ trái tim của mỗi người sẽ là sợi dây truyền thông đến cộng đồng, bằng sự tương tác và tương tức; rằng, nếu mình phát đi tình thương thì người khác sẽ cảm nhận được...
(Xem: 19312)
Buổi sáng ra vườn, nhìn lên trời cao bồng bềnh mây trắng/ Nhìn xuống khu vườn, còn thơm ngát sương lan/ Nhìn ra đầm sen, nở rộ những cánh sen hồng...
(Xem: 13778)
Chúng ta ai cũng có sẵn trong lòng tình thương bao la, mang tình thương bao la đó mà làm việc, ta sẽ vượt mọi trở ngại bên trong và bên ngoài
(Xem: 15514)
Người thanh niên lái xe chỉ kịp bỏ vội đồng 5 xu vào cái nón mê của bà cụ rồi lại vội vã đánh xe đi, tránh những tiếng còi xe đằng sau inh ỏi.
(Xem: 13909)
Nó đến Úc, vào lúc Brisbane đang vào mùa hoa phượng tím... Những góc trời tím màu hoa. Chị nói chắc mấy cây phượng nở hoa đón em...
(Xem: 14732)
Sớm. Phố hãy còn lặng lẽ trùm chăn trong cái lạnh của màn sương dày đặc. Mây kéo về giăng kín khiến khí trời thêm buốt giá.
(Xem: 15262)
Mùa sen nở, mùa của những linh thiêng nơi thánh tích và trong lòng người. Những thông điệp được phát đi giữa mùa sen cũng là tiếng nói của lương tri con người trước hiện tại.
(Xem: 14784)
Cuộc sống là một dự án do chính mình thực hiện. Cuộc sống của bạn hôm nay là kết quả của những thái độ và sự chọn lựa của bạn trước đây.
(Xem: 13943)
Cuộc sống là một chuỗi những điều ưu tiên. Và những điều ưu tiên hàng đầu của bạn là gì? Hãy dành cho những người mà bạn yêu quý hơn 5 phút trong quỹ thời gian hằng ngày của bạn.
(Xem: 13530)
Có hai người bạn đang dạo bước trên sa mạc. Trong chuyến đi dài, hai người nói chuyện với nhau và đã có một cuộc tranh cãi gay gắt.
(Xem: 12788)
Bên trong cửa chùa, Nhân trở thành nhà làm vườn chuyên nghiệp tràn đầy niềm say mê sáng tạo cùng với nhiệt tình năng nổ của tuổi trẻ. Hắn có nhiều dự tính cho tương lai.
(Xem: 13994)
Khi tôi nhìn trăng trước mắt, tôi nghĩ đến trăng nửa khuya loáng thoáng trên tàu lá chuối sau vườn cũ. Tôi nghĩ đến đèn trung thu lúc nhỏ. Tôi nghĩ đến cái chõng tre giữa sân trên đó...
(Xem: 13156)
“Hôm nay cá nhân tôi sống dưới ánh sáng từ bi của Đạo Phật và tôi đã mang tình thương yêu ấy đến với mọi người, không phải do tôn giáo của tôi mang đến, mà việc nầy khởi đầu bằng tình thương của người mẹ không biết chữ của tôi…”
(Xem: 13714)
Anh và em là những người có đạo. Nhưng đạo của chúng ta là một tôn-giáo nhân bản, một tôn giáo không hề có tín lý hay giáo điều...
(Xem: 13063)
Tôi cố gắng để phát triển một động cơ hay quyết định, mà như một thầy tu Đạo Phật, cho đến khi Phật quả của tôi, cho đến khi tôi đạt đến Phật quả...
(Xem: 12999)
Tin vô thường, ta biết mọi điều không thể mãi mãi như thế này, để không hí hửng vênh vang với cái mình có được, hoặc đau khổ nhụt chí với những thất bại mất mát...
(Xem: 13288)
Bạn sẽ thật sự hạnh phúc khi tiếng nói của nội tâm của mình được vang vọng trong chiều hướng thăng tiến của tâm linh, không còn sự chấp thủ...
(Xem: 14776)
Thật là dễ nếu cảm ơn những thứ tốt đẹp, nhưng cuộc sống bao giờ cũng tạo cơ hội mới cho mọi người cảm ơn cả những thứ chưa hoàn hảo nữa.
(Xem: 14998)
Giá trị của thành công được đo bằng thước đo của sự khó khăn, như lời Đức Phật dạy: “Ở đời đừng cầu không khó khăn hoạn nạn, vì không khó khăn hoạn nạn thì kiêu sa nổi dậy”.
(Xem: 13124)
Mênh mông là nước, xanh xanh sâu lắng, cười đùa. Vung tay là nước, cười ra nước, hồn của nước non. Giữa khoảng không nầy, không gì có thể bám víu.
(Xem: 15093)
Có những lần ta lắng nghe chiếc lá… Chiếc lá nói rằng… …em thoát thai từ mẹ cây, em sống bởi sự vay mượn khí trời, ánh nắng...
(Xem: 21926)
“Bạch mai, em đi mãi”. Không có sự dừng lại trong vòng chuyển dịch sinh -diệt, diệt – sinh. Nó đắp đổi nhau tạo nên dòng chảy cuộc đời.
(Xem: 15209)
Vô thường không phải là một điều xấu, nó cũng có mặt tốt: nếu hạnh phúc không tồn tại mãi mãi, thì sự bất hạnh cũng không vĩnh cửu.
(Xem: 14294)
Vậy là bên dưới những cuộc chiến, luôn có góc khuất, sự ẩn tàng của bình yên. Nếu khéo tay một chút, ta có thể phát huy năng lượng tươi tắn của đóa hoa...
(Xem: 14798)
Đối với người biết trích lấy tinh khí của cuộc sống thì chết không có nghĩa là sự suy tàn cuối cùng, nhưng là sự kết thúc trong thanh tịnh của một đời sống trọn vẹn...
(Xem: 14355)
Thiện do Đức Phật trình bày, thiện ấy là tốt đẹp, cao thượng và hoàn chỉnh. Thiện ấy là xuyên suốt mọi thời gian mà không phải từng giai đoạn.
(Xem: 17577)
Nhớ về những điều xưa cũ để định vị mình của hiện tại, để trân quý những gì đã qua, để biết ơn những người đã ở bên mình, là động lực cho mình...
(Xem: 17829)
Có thì có tự mảy may, Không thì cả thế gian này cũng không. Vừng trăng vằng vặc in sông, Chắc chi có có, không không mơ màng. Phan Trang Hy
(Xem: 17848)
Mây trắng bay đi đây đó, phơi mình trong nắng, thế mây trắng có thong dong không? Tôi hỏi và ngồi thật im, quán thật sâu để nghe mây trắng trả lời...
(Xem: 13902)
Trước thế kỷ này các nhà khoa học và thần học đều giả định giống nhau rằng vật chất không thể được tạo ra (hoặc hủy diệt) bằng các phương tiện có trong thiên nhiên.
(Xem: 13546)
Vào cõi thơ Mặc Giang một thoáng chơi, ta càng say đắm, trí tuệđạo đức con người càng tăng trưởng, cảm nhận được niềm vui vô tận.
(Xem: 12795)
Đừng để đến lúc ly biệt rồi mới thấy tiếc nuối những ngày tháng tương phùng. Đừng để tới giờ chia cách rồi mới bàng hoàng nghĩ đến những phút giây gặp gỡ...
(Xem: 14712)
Chúng ta chỉ có hai lựa chọn. Một là cố gắng một cách điên cuồng để đảo lộn mọi thứ, hai là cố gắng chấp nhận hoàn cảnh.
(Xem: 15067)
Ngày nay càng có nhiều sự thừa nhận qua sự phát triển và chứng minh của khoa học về sự nối kết gần giữa trạng thái của tâm và hạnh phúc.
(Xem: 15666)
Bằng việc quán tưởng về tiền bạc, chúng ta có thể cảm nhận được cả hai mặt của đồng tiền: nó có thể dìm ta xuống mà cũng có thể đưa ta lên...
(Xem: 15893)
Chẳng hay tự thuở nào, mỗi buổi sáng mở mắt bỏ chân xuống đất tìm dép để đi là con gọi mẹ. Cất bước, bước chân đầu tiên trong ngày là con gọi mẹ.
(Xem: 15508)
Một tâm thức an bìnhthanh thản giúp ta phát huy tình thươnglòng từ bi dễ dàng hơn, đấy là hai phẩm tính giúp ta loại bỏ mọi sự ganh tị, sợ hãi và nóng giận.
(Xem: 13148)
Đạo Phật nói cho tất cả chúng ta rằng, mọi người trên trái đất nầy đều là anh em. Tất cả chúng ta đều là người con của đức Phật. Bởi vì trong mỗi chúng ta đều có Phật tánh.
(Xem: 15262)
Cô bé choàng tỉnh giấc. Trời đêm. Vắng. Lạnh. Gió se sắt. Một giọng nói êm đềm cất lên: "Chào con gái của mẹ. Con hãy gia nhập đời sống trong khoảnh khắc vô cùng.
(Xem: 15682)
Trong năm giới luật (ngũ giới) dành cho những người con Phật tại gia, giới thứ tư là “không nói dối”. Rất nhiều người Phật tử đồng ý rằng, giới này là giới khó thực hiện nhất.
(Xem: 16435)
Nói dối, ta đã từng. Nói dối, có nghĩa là ta không thật thà. Có lúc bụng dạ ta thật thà nhưng ta nói dối và có khi bụng dạ ta không thật thà và ta nói dối…
(Xem: 16167)
Ai đó bảo, ngay khi cho bạn đã nhận lại (rất nhiều). Và thế là tôi áp dụng mệnh đề đó cho bằng an - một giá trị cao quý nơi tâm hồn...
(Xem: 17256)
Thông thường, người ta nói đến bạn có nghĩa là nói đến những thực thể đồng loạicon người. Và thường người ta bỏ quên những thực thể khác...
(Xem: 15782)
Chúng ta điều hòa với đa nguyên tôn giáo như thế nào, điều rất cần thiết trong thế giới hiện nay, với sự quan tâm sâu sắc đến tín ngưỡng của chính chúng ta?
(Xem: 14446)
Năm nay sẽ là một năm đặc biệt để người Nhật trải nghiệm sâu sắc về lẽ vô thường, hư ảo của cuộc sống qua từng cánh hoa rơi.
(Xem: 15415)
Một ngày mùa xuân, thi sĩ ngồi tĩnh tâm bên bờ nước trong vườn. Trời mưa nhè nhẹ, văng vẳng đâu đây tiếng chim bồ câu rung rúc vang vọng lại.
(Xem: 17162)
Daisy là đóa hoa của nàng công chúa Bạch Tuyết, có trái tim yêu thương không sợ hãi - dù gặp bà mẹ ghẻ phù thủy độc ác mà nàng không hận thù.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant