Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Có Những Chữ Tình

14 Tháng Tư 202215:30(Xem: 2954)
Có Những Chữ Tình
CÓ NHỮNG CHỮ TÌNH 

HT. Thích Như Điển


Cầu Nguyện Cho Người Đã Khuất Theo Tinh Thần Phật Giáo Nguyên Thủy

Mới vào đề chắc có người sẽ thắc mắc tại sao một người tu sao lại nói đến chữ Tình để làm gì? Xin quý vị hãy từ từ đọc vào nội dung sẽ hiểu. Hôm nay tôi sẽ viết về các loại Tình: tình bạn, tình người, tình yêu, thình thương, tình cảm v.v… Nếu viết bằng chữ Hán về chữ Tình nầy thì bên trái viết bộ tâm đứng, có nghĩa là những tình nầy đều khởi đi từ tâm của mỗi con người; bên phải viết chữ thanh là màu xanh hay cũng còn có ý là rõ ràngtrong sáng v.v…, hai chữ nầy ghép lại gọi là chữ Tình. Sau nầy tiếng Việt chúng ta dùng chữ tình yêu, tình cảm, tình thươngtình ý v.v…cũng đều sử dụng chữ tình nầy để ghép chung vào chữ Nôm của chúng tatrở thành tiếng Việt thuần túy.

Khi còn nhỏ chúng ta có bạn bè chơi chung trong xóm và khi đến tuổi cắp sách đến trường, chúng ta có thêm những người bạn học cùng lớp hay cùng trường. Từ mẫu giáo đến tiểu học rồi trung học, đại học, hậu đại học chúng ta đều có rất nhiều bạn thân cũng như sơ. Có người sống suốt đời vì bạn hơn là vì tình riêng. Đôi khi tình bạn còn lâu bền hơn những loại tình cảm khác nữa. Ví dụ như trong tình bạn người ta có thể chia cho nhau thẻ kẹo, đổi nhau chiếc áo cũ hay tặng cho nhau những trò chơi lành mạnh. Đôi khi tình bạn nầy gắn chặt suốt cả cuộc đời của nhiều người. Ở đời có nhiều người thay đổi tình cảm với người yêu nhiều lần, nhưng đối với tình bạn thì có thể không có gì ngăn cản và làm cho lòng họ thay đổi được, dầu cho người bạn ấy sau nầy có giàu hay nghèo bao nhiêu đi chăng nữa, thì tình bạn thuở ấu thơ cho đến lúc bạc đầu ít làm cho người ta lao tâm khổ tứ, mà lại còn gắn bó hơn xưa. Khi một trong hai hay nhiều người sống cách xa nhau ở nhiều khoảng thời gian và không gian khác nhau, thì bạn bè bao giờ cũng luôn tìm cách hỏi han nhau khi bình an cũng như khi bệnh hoạn.

Tình người là một loại tình chung chung của người đồng loại. Khi một dân tộc khác bị nạn đói hay chiến tranh, chúng ta nghĩ lại thân phận của mình cũng đã trải qua một thời gian khó khăn như vậy, nên chúng ta dùng tình người để đối xử với nhaugiúp nhau tiền bạc hay thuốc men, thực phẩm v.v…để vượt qua cơn hiểm nghèo. Nhiều nước rất giàu có, nhưng khi tai trời ách nước xảy ra, các chính phủ hay kêu gọi các cơ quan từ thiện vì tình người mà hỗ trợ qua các trận động đất, Tsunami, lụt lội, Haricain v.v… Lúc nầy là lúc mà chúng ta có thể sử dụng cụm từ “Một miếng khi đói bằng một gói khi no” là vậy. Người ta không thể sống riêng lẻ chỉ một mình trên quả địa cầu nầy. Do vậy khi tai trời ách nước xảy ra, mỗi người trong chúng ta đều nên có bổn phận tương trợ lẫn nhau, để cho quốc gia và quốc tế có được tình người chung trong tai ương hoạn nạn. Đây cũng là tình cảm của con người đối với con người, khi giúp đỡ nhau chúng ta không phân biệt Nam, Trung, Bắc hay người Hoa, người Nhật, người Mỹ, người Đức, người Pháp, người Úc v.v…Khi dùng tình người để đối xử với nhau, lúc sống có khi còn phân biệt ta, người, chính kiến khác nhau, nhưng khi chết đi tất cả chúng ta đều được bình đẳng, vì sự chết không phân biệt cao thấp sang hèn hay giàu nghèo v.v… Đây cũng là cái tình, cái ý mà giữa người với người nên đối xử với nhau như vậy; cho nên người Việt Nam chúng ta thường hay nói: “nghĩa tử là nghĩa tận”, có nghĩa là khi chết là cái nghĩa cuối cùngChúng ta không vì bất cứ lý do gì mà đối xử với nhau không phải là tình người. Ví dụ hai bên giao chiến với nhau khi còn sống là thù; nhưng khi bị thương hay lúc chết, cả hai bên đều bỏ qua hận thù để có thể giúp đỡ lẫn nhau, lúc nầy là lúc không phân biệt đây hay kia. Đó là một loại tình người mà chúng ta nên trân quý và bảo vệ.

Còn tình yêu, nếu là tình yêu nam nữ thì có lẽ đây là điều không nên đề cập đến với người xuất gia, nhưng người xuất gia cũng có nhiều loại tình yêu khác đó là tình yêu quê hương, yêu đồng loại, yêu Tổ Quốc, yêu đạo Pháp v.v... Do vậy Đức Huỳnh Phú Sổ của Phật Giáo Hòa Hảo cũng có một bài thơ nói về tình yêu rất hay như sau:

Tôi có tình yêu rất mặn nồng

Yêu đời yêu đạo lẫn non sông

Tình yêu chan chứa trong hoàn vũ

Chẳng phải yêu riêng khách má hồng.

Nếu khách má hồng muốn được yêu

Thì trong tâm trí phải xoay chiều

Quay về phụng sự cho nhân loại

Sẽ gặp tình chung trong khối yêu.

Ta vốn đa mang một khối tình

Dường như hải thệ với sơn minh

Tình yêu không những riêng ai cả

Yêu khắp muôn loài lẫn chúng sinh.

Như vậy tình yêu nầy là tình yêu vị tha chứ không phải vị kỷ. Nhưng trong tình yêu nam nữ, đa phần khi người con trai đến với người con gái, bao giờ người con trai cũng dùng khuynh hướng chiếm hữu và buộc người con gái ấy thuộc về mình. Nếu không được vậy, người con trai có thể đi tìm đối phương khác để thể hiện tình yêu. Còn người con gái bao giờ cũng mang khuynh hướng nương tựa. Nếu người đàn ông đó không phải là chỗ nương tựa vững chắc của đời mình thì người con gái kia sẽ tìm nơi khác chắc chắn hơn để nương vào. Cả hai bên đều thủ với nhau. Khi tình yêu không còn nữa thì chia tay, đường ai nấy đi; chỉ tội cho con thơ, chẳng biết ai mà nương tựa. Khi ái tình đến, người ta hay mù quáng. Lúc bấy giờ cái tâm kia không còn trong sáng nữa, nên người đời thường nói rằng: Tình yêu bao giờ cũng mù quáng. Nếu lúc yêu nhau mà sử dụng lý trí, lúc đó chẳng thể gọi là tình yêu nữa. Và sau đây có những bài thơ của người xưa chúng ta có thể đọc lại để chiêm nghiệm về tình yêu nó có thật như thế không?

Đầu tiên là bài “Chữ Tình”của Cụ Nguyễn Công Trứ; Ông là một nhà thơ, một tướng công của triều đình và của làng Uy Viễn và Cụ đã thể nghiệm về chuyện tình nầy như sau:

Chữ tình là chữ chi chi

Dẫu chi chi cũng chi chi với tình

Sầu ai lấp cả vòm trời

Biết chăng chăng biết hỡi người tình chung?

Đa tình là dở

Đã mắc vào đố gỡ cho ra

Khéo quấy người một giấc tinh ma

Trói buộc kẻ hào hoa biết mấy

Đã gọi người nằm thiên cổ dậy

Lại đưa hồn lúc ngủ canh đi

Nực cười thay lúc phân kỳ

Trông chẳng nói, xiết bao nhiêu biệt lệ.

Tình huống ấy dẫu bút thần khôn vẽ

Càng tài tình, càng ngốc, càng si

Cái tình là cái chi chi?

Một tướng công của triều đình khi lâm trận chiến không sợ giặc đối phương mà khi lâm trận tình thì hỏi rằng: Nó là cái chi chi vậy?

Đến Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu cũng đã thể hiện chuyện tình của mình qua nhiều bài thơ khác nhau; nhưng ở đây tôi chỉ trích ra hai bài thơ tiêu biểu để chiêm nghiệm về chuyện tình: bài “Giời mắng”

Tình riêng trăm ngẩn mười ngơ

Ngồi buồn lấy giấy viết thơ hỏi trời

Xem thơ trời cũng nực cười

Cười cho hạ giới có người oái ăm

Khách hà nhân giả?

Cớ làm sao suồng sã dám đưa thơ

Chốn thiên cung ai kén rể bao giờ?

Chỉ những sự vẩn vơ mà giấy má

Chức Nữ tảo tùng giai tế giá

Hằng Nga bất nại bão phu miên

Mở then mây quăng trả bức hồng tiên

Mời khách hãy ngồi yên trong cõi tục

Người đâu kiếp trước Đông Phương Sóc

Ăn trộm đào quen học thói ngày xưa

Trần gian đày mãi không chừa.

Ông Trời xem thơ của Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu xong trả lời rằng: “Chức Nữ thì đã theo chồng khá lâu rồi; còn Hằng Nga thì không chịu lấy chồng, ngươi hãy về đi, đừng có lôi thôi chi cả”. Thế là Tản Đà đem mộng trở về sau khi ngông cuồng hỏi vợ đến cõi trời cũng chưa được việc.

Sau khi mang tâm trạng sầu muộn tâm tư về lại trần gian thì Tản Đà viết “Thư đưa người tình nhân không quen biết” với nội dung như sau:

Ngồi buồn lấy giấy viết thư chơi

Viết bức thư này gửi đến ai

Non nước xa khơi tình bỡ ngỡ

Ai tri âm đó? Nhận mà coi

Làn mây biếc long lanh đáy nước

Ánh tà dương ngả gác non đoài

Tranh kia ai vẽ cho giời?

Ngoài sơn thuỷ lại một người đứng trơ

Hồn kiếp trước ngẩn ngơ chưa tỉnh

Mối tình riêng vơ vẩn càng thêm

Tuyệt mù tăm cá hơi chim

Nào người nhớ hỏi thăm tìm là đâu

Kể từ độ lọt đầu se tóc

Cũng cùng mang tiếng khóc mà ra

Cội sầu ta lại với ta

Lọ quen biết mới gọi là tương tri

Cơn gió thảm có khi cùng khóc

Bóng giăng thanh lắm lúc cùng chơi

Gượng vui cũng một nét cười

Nguyệt hoa cùng trải nước đời như nhau

Bể trần hải chẳng sâu mà sóng

Cầu hành tinh đã rộng thêm tròn

Tài tình một gánh con con

Đông, tây, nam, bắc, ai còn gặp ai

Nỗi bèo nước đã thôi thời thế

Tình cỏ sương chưa dễ mà khuây

Phòng văn giở lại gót giầy

Chén tương tư rót cho đầy lại vơi

Tấc son giãi mấy nhời huê bút

Tờ giấy bay theo ngọn gió đông

Lòng kia hỡi có in lòng?

Nước non khơi cách nghìn trùng chưa xa.

Sau khi đọc ba bài thơ tình nầy rồi, chắc nhiều người phải ngẫm nghĩ lại là Cụ Nguyễn Công Trứ và Thi Sĩ Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu diễn tả như vậy có đúng không? Hay lại có những chuyện tình khác? Từ đó mới có thơ tình của Hàn Mặc Tử, của Thế Lữ, của Xuân Diệu v.v..

Tình thương là một loại tình không biên giới và không có sự đổi chác, ban cho hay chờ đợi. Tình nầy phải có nơi những người cao thượng biết tha thứ, không vị kỷ. Tình nầy chỉ có nơi những bậc trượng phu; nơi các vị Bồ Tát, chư Phật và những người vì sự lợi ích của kẻ khác chứ tuyệt đối không vì sự lợi dưỡng riêng cho chính mình. Tình thương nầy luôn mang đến sự an vui cho kẻ khác; không sợ hãi, không điều kiện và khi người đối diện nhận ra được tình thương nầy thì chúng ta có một sự che chở, không sợ hãi bị chiếm đoạt hay bị lợi dụng. Khi con người yêu nhau giữa nam nữ hay sử dụng tình cảm để đối đãi với nhau; nhưng khi không còn chung nhau dưới một mái nhà hay trong một gia đình nữa thì người ta hay dùng lý để giải quyết nhiều vấn đề tồn đọng như gia tài, con cái v.v... lúc bấy giờ tất cả đều đối xử với nhau bằng lý, còn tình cảm sẽ nhường mặt cho công đường. Trong khi đó tình thương thì không phải như vậy. Trước hay sau việc cứu giúp một người, một vật khi bị đắm chìm trong sinh tử thì Phật hay Bồ Tát không nhìn quá khứ hay tính chuyện tương lai của người ấy như thế nào, mà chỉ nhắm vào mục tiêu trong hiện tại là phải cứu người ấy. Chỉ đơn giản như thế thôi.

Khi hai người về già thì cái tình cảm lúc thanh niên không còn đeo đuổi nữa, mà lúc bấy giờ người ta sống với cái nghĩa của vợ chồng. Lúc nầy là lúc thể hiện tình cảm của hai người chăm sóc nhau cho đến khi răng long đầu bạc. Do vậy người xưa thường nói rằng: “Sống thì đồng tịch đồng sàng; chết thì đồng quan đồng quách” nhằm nói lên sự chung thủy của hai người và cuối cùng hai người sẽ đi về đâu là do cái nhân thiện hay ác tương ưng khi còn sống sẽ thể hiện lúc thân trung ấm hiện ra.

Dẫu cho có sống đến trăm năm đi nữa và dẫu cho có chung tình suốt đời đời kiếp kiếp đi chăng nữa thì những loại tình bên trên không thể thoát ra ngoài vòng tử sinh sinh tử được. Do vậy ngoài tình đời ra, chúng ta nên thể hiện tình đạo, tình người thì mới mong một mai đây khi thần thức rời khỏi xác thân tạm bợ nầy, chúng ta có được nơi nương tựa vững chắc hơn. Đó là cảnh giới Tây Phương Cực Lạc của Đức Phật A Di Đà và các vị Thánh chúng đang chờ đợi chúng ta tại đó. Bởi nơi ấy:

Không ân không oán không sầu

Không gìa không chết có đâu luân hồi

Tánh xưa nay đã tỏ rồi

Gương xưa nay đã lau chùi trần ô

Tu hành phải đợi kiếp mô?

Nguồn tình bể ái đã khô bao giờ?

Lựa là phải đợi thiên cơ

Mà đèn trí tuệ để lờ đi đâu?

Mấy lời hộ niệm trước sau

Nguyện cho thành Phật mau mau nữa mà

Phân thân ra khỏi Ta Bà

Từ Bi tiếp độ những là chúng sanh.

(Trích phần cuối của bài Cuộc hồng trần)

Viết xong vào ngày 2 tháng 3 năm 2022 tại Phương Trượng Đường Tổ Đình Viên Giác Hannover, Đức Quốc
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 1549)
Tham luận “The Way to World Peace via an Integrated Kantian and Buddhist Perspective” được tác già trình bày tại Diễn Đàn Phật Giáo
(Xem: 1406)
Xuyên qua các nguyên tắc để tạo điều kiện hưng thịnh cho một quốc giathiết lập một xã hội thanh bình, đức Phật cũng có những bài thuyết pháp rất rõ ràng về các lãnh vực chính trị, chiến tranh, hòa bình, điểm này đã được phổ cập hóa trong cộng đồng xã hội. Đức Phật luôn chủ trương bất bạo động, xóa bỏ hận thù, tái lập tình thươngkiến thiết hòa bình chân chánh.
(Xem: 1822)
Bản Ngã Càng Lớn, Sĩ Diện Càng Nhiều, Càng Dễ Bị Tổn Thương.
(Xem: 1581)
Thân mạng chúng tachúng ta không biết yêu thương thì làm sao chúng ta có đủ yêu thương để gửi đến người khác.
(Xem: 1351)
Mỗ là quan chức thường thường bậc trung, tuy chưa phải là đại gia nhưng cũng có thể gọi là gìau sang có máu mặt.
(Xem: 1641)
Trong rất nhiều phương pháp tu tập thì phòng hộ các căn (bảo vệ các giác quan) được Đức Phật giảng dạy rất chi tiết.
(Xem: 2168)
Quán tưởngphương pháp Phật tử áp dụng hằng ngày, luyện cả thân tâm, đem lại sự hòa hợp giữa tinh thầnvật chất, giữa con ngườithiên nhiên.
(Xem: 1910)
Hành động phản ánh được ý thức, tính cách của mỗi người, lời nói, suy nghĩ thế nào sẽ biểu hiện ra hành động như thế đó,
(Xem: 1266)
Hôm ra mắt đợt đầu 29 cuốn của Thanh Văn Tạng trong công trình phiên dịch Đại Tạng Kinh Việt Nam do Hội Đồng Hoằng PhápHội Đồng Phiên Dịch Tam Tạng Lâm Thời tổ chức tại Little Saigon, Miền Nam California, Hoa Kỳ, vào ngày 19 tháng 3 năm 2023
(Xem: 1445)
Đạo Phật được biết đến như một tôn giáo hiền hòa nhất và điều đặc biệtcuộc đời vị lãnh đạo tinh thần tối cao của đạo Phật gắn liền với những cái cây.
(Xem: 1442)
Là một tiến trình tự nhiên của con người và muôn loài, bệnh vốn là một giai đoạn của vòng luân hồi sanh tử, là một phần của quy luật thành - trụ - hoại - không.
(Xem: 1731)
Dĩ nhiên là người phàm chúng ta không ai thấy được địa ngục, trừ Đức Phật và các bậc Thánh La-hán.
(Xem: 1489)
ghiệp là tất cả những hành động có tác ý, biểu hiện thường xuyên bằng thân, khẩu, hay ý.
(Xem: 1349)
Phật giáo không chỉ chủ trương từ bi đối với con người, tôn trọng đối với mọi sinh mệnh mà còn phải bảo vệ môi trường sống thiên nhiên,
(Xem: 1493)
Thật sự chúng ta chỉ có một trách nhiệm, tìm đọc và tìm hiểu những lời Phật dạy thật sự là những lời dạy của đức Phật,
(Xem: 1434)
Trước đây, vào thời niên thiếu, tôi chưa từng tín ngưỡng bất kỳ một tôn giáo nào. Tôi đang đứng giữa ngã tư đường, không Phật cũng không Đạo.
(Xem: 1763)
Mỗi người trong chúng ta, ai cũng có một cái “Tôi” và tính chấp thủ, nhưng có người ý thứcquán chiếu được điều đó
(Xem: 1459)
Cửa vào bất nhị, còn gọi là pháp môn bất nhị, từ xa xưa đã được truyền dạy từ thời Đức Phật, chứ không phải là hậu tác của chư tổ Bắc Tông,
(Xem: 1420)
Nhưng giới khoa học vẫn còn hoang mang trong nhận định thế giới vật chất đời thường là ảo, không có thực thể.
(Xem: 1433)
quan niệm rằng người có danh phận, giàu sang là do phước và cúng dường, hộ trì người có phước thì được phước nhiều hơn?
(Xem: 1506)
Hai từ chiến tranh, không ai trong chúng ta là không nghe đến. Trong quá khứ đã có rất nhiều cuộc chiến tranh xảy ra trên quả địa cầu nầy,
(Xem: 1691)
Kinh Thủ Lăng Nghiêm có tên gọi đầy đủ là :"Kinh Đại Phật Đảnh Như Lai Mật Nhân Tu Chứng Liễu Nghĩa Chư Bồ Tát Vạn Hạnh Thủ Lăng Nghiêm",
(Xem: 1593)
Tôi nhớ lần nào gặp Đại sư cũng thấy Ngài mặt mày hồng hào, tinh thần khang kiện.
(Xem: 1532)
Trong rất nhiều phương pháp tu tập thì phương pháp phòng hộ các căn môn được Đức Phật giảng dạy rất chi tiết.
(Xem: 1410)
Kể từ khi con người biết xử dụng tiền bạc làm đơn vị trao đổi mua sắm đến nay, thì không ai là không cần đến tiền!
(Xem: 1499)
Đối trong nhà Phật thì thế gian gồm có khí thế gianchúng sanh thế gian.
(Xem: 1238)
Đây là một trường hợpThiền sư Thích Nhất Hạnhcộng đồng của Thầy đã thay đổi cuộc đời của một người.
(Xem: 1978)
Tam tam-muội là chỉ cho ba loại định, tức là ba loại pháp môn quán hành của Phật giáo, được xem như là nguyên lý thực tiễn của Thiền định. Định có nghĩa là tâm hành giả trụ vào một đối tượng nào đó khiến cho ý không bị tán loạn, dần dần tâm ý trở nên trong sáng và phát sinh trí tuệ.
(Xem: 1389)
Đời tôi gần giống như cuộc đời của cậu bé mồ côi ở Viện Dục Anh trong văn Vũ Trọng Phụng. Chúng tôi đều sinh ra dưới một ngôi sao xấu. Từ những ngày còn bé tôi đã không có một cái gì để gọi là riêng tư. Đời tôi gắn liền với tập thể, lớn lên và nương tựa vào tập thể.
(Xem: 1541)
Để giúp người Phật tửđời sống đạo hạnh, đức Thế Tôn đưa ra năm giới căn bản.
(Xem: 2911)
Tinh thần hòa hiệp là ý nghĩa sống lành mạnh an vui, tinh thần của một khối người biết tôn trọng ý niệm tự tồn, và xây dựng vươn cao trong ý chí hướng thượng.
(Xem: 1547)
Khi con gái tôi còn nhỏ, tôi vẫn thường đưa con đến chùa lễ Phật, học tiếng Việt, sinh hoạt văn hóa Việt…
(Xem: 1737)
Điều phi đạo là những việc dẫn đến sự hao tài, thứ nhất đó là đam mê cờ bạc.
(Xem: 1589)
Chu Lợi Bàn ĐặcMa Ha là hai anh em sinh đôi sinh ra trong một gia đình Bà la môn ở thành Xá Vệ (Sravasti - Ấn Độ).
(Xem: 2037)
Nếu có ai đó hỏi Phật Pháp có gì hay thì những người đệ tử Phật sẽ trả lời như thế nào?
(Xem: 1578)
Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử do Phật Hoàng Trần Nhân Tông khai sáng trong khoảng cuối thế kỷ 13.
(Xem: 1782)
Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử do Phật Hoàng Trần Nhân Tông khai sáng trong khoảng cuối thế kỷ 13.
(Xem: 1979)
Trong suốt cả Pháp Bảo Đàn Kinh, là những lời dạy của Lục Tổ, ngài chỉ hai lần nói đến hai chữ “từ bi”:
(Xem: 2174)
Thông thường, người ta thường nghĩ “làm phước” là phải làm điều gì đó to lớn, mang tính cho và nhận bằng những vật phẩm...
(Xem: 1643)
Từ góc độ văn hóa có thể thấy ở Phật giáo Việt Nam nói chung và Thiền phái Lâm tế Chúc Thánh nói riêng, có những giá trị văn hóa tiêu biểu
(Xem: 2616)
Đối với người thế gian, tài sản quý giá nhất của họ chính là gia đình, của cải vật chất, công danh sự nghiệp, nhưng với người xuất gia thì đó là trí tuệ.
(Xem: 1706)
Phàm có sinh thì có tử, đó là lẽ thường trong cuộc đời. Vạn sự vạn vật đều vận hành theo quy luật sinh ra, tồn tại, thay đổi, hoại diệt (gọi là sinh, trụ, dị, diệt)
(Xem: 1889)
Nguyễn Du không những là một thi hào lớn của Việt Nam mà còn là nhà Phật học uyên bác. Ông từng viết trong bài thơ “Chiêu Minh Thái Tử Phân Kinh Thạch Đài” lúc đi sứ sang Tàu vào triều Nguyễn, đầu thế kỷ 19 rằng,
(Xem: 1850)
Việc chọn “ngày lành tháng tốt” để tiến hành những công việc hệ trọng trong đời sống của người Việt, được biết bắt nguồn từ thói quen do ảnh hưởng văn hóa, tập tục cổ xưa
(Xem: 1617)
Phật giáo trước hết là một tôn giáo, vì thế những tư tưởng của giáo lý Phật giáo không đề cập nhiều tới những vấn đề triết học...
(Xem: 2358)
“… Đêm qua trăng mọc trên đồi, thấy tâm tịch lặng không người, không ta, ai hỏi thì nhấc cành hoa, thấy gì, được thấy, đều xa muôn trùng …”
(Xem: 1795)
Tôi thường thắc mắc tại sao mình dự tính làm điều này thì có khi lại đổi sang làm chuyện khác mà mình không hề suy tính được.
(Xem: 1854)
Sống trong đời này, chúng ta thường hay nghe những ngôn từ bình dị, than thở rằng: “Trần ai - trong cõi tạm, là gì - ra sao?”
(Xem: 1725)
Theo kinh Đại bát Niết-bàn (Trường bộ kinh), trước lúc viên tịch, Thế Tôn an cư mùa mưa tại Baluvā, bị bệnh trầm trọng, rất đau đớn.
(Xem: 2094)
Khi mới vào đạo, điều đầu tiên chúng ta được dạy là không nhìn lỗi của người khác.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant