Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Có Những Chữ Tình

14 Tháng Tư 202215:30(Xem: 3003)
Có Những Chữ Tình
CÓ NHỮNG CHỮ TÌNH 

HT. Thích Như Điển


Cầu Nguyện Cho Người Đã Khuất Theo Tinh Thần Phật Giáo Nguyên Thủy

Mới vào đề chắc có người sẽ thắc mắc tại sao một người tu sao lại nói đến chữ Tình để làm gì? Xin quý vị hãy từ từ đọc vào nội dung sẽ hiểu. Hôm nay tôi sẽ viết về các loại Tình: tình bạn, tình người, tình yêu, thình thương, tình cảm v.v… Nếu viết bằng chữ Hán về chữ Tình nầy thì bên trái viết bộ tâm đứng, có nghĩa là những tình nầy đều khởi đi từ tâm của mỗi con người; bên phải viết chữ thanh là màu xanh hay cũng còn có ý là rõ ràngtrong sáng v.v…, hai chữ nầy ghép lại gọi là chữ Tình. Sau nầy tiếng Việt chúng ta dùng chữ tình yêu, tình cảm, tình thươngtình ý v.v…cũng đều sử dụng chữ tình nầy để ghép chung vào chữ Nôm của chúng tatrở thành tiếng Việt thuần túy.

Khi còn nhỏ chúng ta có bạn bè chơi chung trong xóm và khi đến tuổi cắp sách đến trường, chúng ta có thêm những người bạn học cùng lớp hay cùng trường. Từ mẫu giáo đến tiểu học rồi trung học, đại học, hậu đại học chúng ta đều có rất nhiều bạn thân cũng như sơ. Có người sống suốt đời vì bạn hơn là vì tình riêng. Đôi khi tình bạn còn lâu bền hơn những loại tình cảm khác nữa. Ví dụ như trong tình bạn người ta có thể chia cho nhau thẻ kẹo, đổi nhau chiếc áo cũ hay tặng cho nhau những trò chơi lành mạnh. Đôi khi tình bạn nầy gắn chặt suốt cả cuộc đời của nhiều người. Ở đời có nhiều người thay đổi tình cảm với người yêu nhiều lần, nhưng đối với tình bạn thì có thể không có gì ngăn cản và làm cho lòng họ thay đổi được, dầu cho người bạn ấy sau nầy có giàu hay nghèo bao nhiêu đi chăng nữa, thì tình bạn thuở ấu thơ cho đến lúc bạc đầu ít làm cho người ta lao tâm khổ tứ, mà lại còn gắn bó hơn xưa. Khi một trong hai hay nhiều người sống cách xa nhau ở nhiều khoảng thời gian và không gian khác nhau, thì bạn bè bao giờ cũng luôn tìm cách hỏi han nhau khi bình an cũng như khi bệnh hoạn.

Tình người là một loại tình chung chung của người đồng loại. Khi một dân tộc khác bị nạn đói hay chiến tranh, chúng ta nghĩ lại thân phận của mình cũng đã trải qua một thời gian khó khăn như vậy, nên chúng ta dùng tình người để đối xử với nhaugiúp nhau tiền bạc hay thuốc men, thực phẩm v.v…để vượt qua cơn hiểm nghèo. Nhiều nước rất giàu có, nhưng khi tai trời ách nước xảy ra, các chính phủ hay kêu gọi các cơ quan từ thiện vì tình người mà hỗ trợ qua các trận động đất, Tsunami, lụt lội, Haricain v.v… Lúc nầy là lúc mà chúng ta có thể sử dụng cụm từ “Một miếng khi đói bằng một gói khi no” là vậy. Người ta không thể sống riêng lẻ chỉ một mình trên quả địa cầu nầy. Do vậy khi tai trời ách nước xảy ra, mỗi người trong chúng ta đều nên có bổn phận tương trợ lẫn nhau, để cho quốc gia và quốc tế có được tình người chung trong tai ương hoạn nạn. Đây cũng là tình cảm của con người đối với con người, khi giúp đỡ nhau chúng ta không phân biệt Nam, Trung, Bắc hay người Hoa, người Nhật, người Mỹ, người Đức, người Pháp, người Úc v.v…Khi dùng tình người để đối xử với nhau, lúc sống có khi còn phân biệt ta, người, chính kiến khác nhau, nhưng khi chết đi tất cả chúng ta đều được bình đẳng, vì sự chết không phân biệt cao thấp sang hèn hay giàu nghèo v.v… Đây cũng là cái tình, cái ý mà giữa người với người nên đối xử với nhau như vậy; cho nên người Việt Nam chúng ta thường hay nói: “nghĩa tử là nghĩa tận”, có nghĩa là khi chết là cái nghĩa cuối cùngChúng ta không vì bất cứ lý do gì mà đối xử với nhau không phải là tình người. Ví dụ hai bên giao chiến với nhau khi còn sống là thù; nhưng khi bị thương hay lúc chết, cả hai bên đều bỏ qua hận thù để có thể giúp đỡ lẫn nhau, lúc nầy là lúc không phân biệt đây hay kia. Đó là một loại tình người mà chúng ta nên trân quý và bảo vệ.

Còn tình yêu, nếu là tình yêu nam nữ thì có lẽ đây là điều không nên đề cập đến với người xuất gia, nhưng người xuất gia cũng có nhiều loại tình yêu khác đó là tình yêu quê hương, yêu đồng loại, yêu Tổ Quốc, yêu đạo Pháp v.v... Do vậy Đức Huỳnh Phú Sổ của Phật Giáo Hòa Hảo cũng có một bài thơ nói về tình yêu rất hay như sau:

Tôi có tình yêu rất mặn nồng

Yêu đời yêu đạo lẫn non sông

Tình yêu chan chứa trong hoàn vũ

Chẳng phải yêu riêng khách má hồng.

Nếu khách má hồng muốn được yêu

Thì trong tâm trí phải xoay chiều

Quay về phụng sự cho nhân loại

Sẽ gặp tình chung trong khối yêu.

Ta vốn đa mang một khối tình

Dường như hải thệ với sơn minh

Tình yêu không những riêng ai cả

Yêu khắp muôn loài lẫn chúng sinh.

Như vậy tình yêu nầy là tình yêu vị tha chứ không phải vị kỷ. Nhưng trong tình yêu nam nữ, đa phần khi người con trai đến với người con gái, bao giờ người con trai cũng dùng khuynh hướng chiếm hữu và buộc người con gái ấy thuộc về mình. Nếu không được vậy, người con trai có thể đi tìm đối phương khác để thể hiện tình yêu. Còn người con gái bao giờ cũng mang khuynh hướng nương tựa. Nếu người đàn ông đó không phải là chỗ nương tựa vững chắc của đời mình thì người con gái kia sẽ tìm nơi khác chắc chắn hơn để nương vào. Cả hai bên đều thủ với nhau. Khi tình yêu không còn nữa thì chia tay, đường ai nấy đi; chỉ tội cho con thơ, chẳng biết ai mà nương tựa. Khi ái tình đến, người ta hay mù quáng. Lúc bấy giờ cái tâm kia không còn trong sáng nữa, nên người đời thường nói rằng: Tình yêu bao giờ cũng mù quáng. Nếu lúc yêu nhau mà sử dụng lý trí, lúc đó chẳng thể gọi là tình yêu nữa. Và sau đây có những bài thơ của người xưa chúng ta có thể đọc lại để chiêm nghiệm về tình yêu nó có thật như thế không?

Đầu tiên là bài “Chữ Tình”của Cụ Nguyễn Công Trứ; Ông là một nhà thơ, một tướng công của triều đình và của làng Uy Viễn và Cụ đã thể nghiệm về chuyện tình nầy như sau:

Chữ tình là chữ chi chi

Dẫu chi chi cũng chi chi với tình

Sầu ai lấp cả vòm trời

Biết chăng chăng biết hỡi người tình chung?

Đa tình là dở

Đã mắc vào đố gỡ cho ra

Khéo quấy người một giấc tinh ma

Trói buộc kẻ hào hoa biết mấy

Đã gọi người nằm thiên cổ dậy

Lại đưa hồn lúc ngủ canh đi

Nực cười thay lúc phân kỳ

Trông chẳng nói, xiết bao nhiêu biệt lệ.

Tình huống ấy dẫu bút thần khôn vẽ

Càng tài tình, càng ngốc, càng si

Cái tình là cái chi chi?

Một tướng công của triều đình khi lâm trận chiến không sợ giặc đối phương mà khi lâm trận tình thì hỏi rằng: Nó là cái chi chi vậy?

Đến Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu cũng đã thể hiện chuyện tình của mình qua nhiều bài thơ khác nhau; nhưng ở đây tôi chỉ trích ra hai bài thơ tiêu biểu để chiêm nghiệm về chuyện tình: bài “Giời mắng”

Tình riêng trăm ngẩn mười ngơ

Ngồi buồn lấy giấy viết thơ hỏi trời

Xem thơ trời cũng nực cười

Cười cho hạ giới có người oái ăm

Khách hà nhân giả?

Cớ làm sao suồng sã dám đưa thơ

Chốn thiên cung ai kén rể bao giờ?

Chỉ những sự vẩn vơ mà giấy má

Chức Nữ tảo tùng giai tế giá

Hằng Nga bất nại bão phu miên

Mở then mây quăng trả bức hồng tiên

Mời khách hãy ngồi yên trong cõi tục

Người đâu kiếp trước Đông Phương Sóc

Ăn trộm đào quen học thói ngày xưa

Trần gian đày mãi không chừa.

Ông Trời xem thơ của Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu xong trả lời rằng: “Chức Nữ thì đã theo chồng khá lâu rồi; còn Hằng Nga thì không chịu lấy chồng, ngươi hãy về đi, đừng có lôi thôi chi cả”. Thế là Tản Đà đem mộng trở về sau khi ngông cuồng hỏi vợ đến cõi trời cũng chưa được việc.

Sau khi mang tâm trạng sầu muộn tâm tư về lại trần gian thì Tản Đà viết “Thư đưa người tình nhân không quen biết” với nội dung như sau:

Ngồi buồn lấy giấy viết thư chơi

Viết bức thư này gửi đến ai

Non nước xa khơi tình bỡ ngỡ

Ai tri âm đó? Nhận mà coi

Làn mây biếc long lanh đáy nước

Ánh tà dương ngả gác non đoài

Tranh kia ai vẽ cho giời?

Ngoài sơn thuỷ lại một người đứng trơ

Hồn kiếp trước ngẩn ngơ chưa tỉnh

Mối tình riêng vơ vẩn càng thêm

Tuyệt mù tăm cá hơi chim

Nào người nhớ hỏi thăm tìm là đâu

Kể từ độ lọt đầu se tóc

Cũng cùng mang tiếng khóc mà ra

Cội sầu ta lại với ta

Lọ quen biết mới gọi là tương tri

Cơn gió thảm có khi cùng khóc

Bóng giăng thanh lắm lúc cùng chơi

Gượng vui cũng một nét cười

Nguyệt hoa cùng trải nước đời như nhau

Bể trần hải chẳng sâu mà sóng

Cầu hành tinh đã rộng thêm tròn

Tài tình một gánh con con

Đông, tây, nam, bắc, ai còn gặp ai

Nỗi bèo nước đã thôi thời thế

Tình cỏ sương chưa dễ mà khuây

Phòng văn giở lại gót giầy

Chén tương tư rót cho đầy lại vơi

Tấc son giãi mấy nhời huê bút

Tờ giấy bay theo ngọn gió đông

Lòng kia hỡi có in lòng?

Nước non khơi cách nghìn trùng chưa xa.

Sau khi đọc ba bài thơ tình nầy rồi, chắc nhiều người phải ngẫm nghĩ lại là Cụ Nguyễn Công Trứ và Thi Sĩ Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu diễn tả như vậy có đúng không? Hay lại có những chuyện tình khác? Từ đó mới có thơ tình của Hàn Mặc Tử, của Thế Lữ, của Xuân Diệu v.v..

Tình thương là một loại tình không biên giới và không có sự đổi chác, ban cho hay chờ đợi. Tình nầy phải có nơi những người cao thượng biết tha thứ, không vị kỷ. Tình nầy chỉ có nơi những bậc trượng phu; nơi các vị Bồ Tát, chư Phật và những người vì sự lợi ích của kẻ khác chứ tuyệt đối không vì sự lợi dưỡng riêng cho chính mình. Tình thương nầy luôn mang đến sự an vui cho kẻ khác; không sợ hãi, không điều kiện và khi người đối diện nhận ra được tình thương nầy thì chúng ta có một sự che chở, không sợ hãi bị chiếm đoạt hay bị lợi dụng. Khi con người yêu nhau giữa nam nữ hay sử dụng tình cảm để đối đãi với nhau; nhưng khi không còn chung nhau dưới một mái nhà hay trong một gia đình nữa thì người ta hay dùng lý để giải quyết nhiều vấn đề tồn đọng như gia tài, con cái v.v... lúc bấy giờ tất cả đều đối xử với nhau bằng lý, còn tình cảm sẽ nhường mặt cho công đường. Trong khi đó tình thương thì không phải như vậy. Trước hay sau việc cứu giúp một người, một vật khi bị đắm chìm trong sinh tử thì Phật hay Bồ Tát không nhìn quá khứ hay tính chuyện tương lai của người ấy như thế nào, mà chỉ nhắm vào mục tiêu trong hiện tại là phải cứu người ấy. Chỉ đơn giản như thế thôi.

Khi hai người về già thì cái tình cảm lúc thanh niên không còn đeo đuổi nữa, mà lúc bấy giờ người ta sống với cái nghĩa của vợ chồng. Lúc nầy là lúc thể hiện tình cảm của hai người chăm sóc nhau cho đến khi răng long đầu bạc. Do vậy người xưa thường nói rằng: “Sống thì đồng tịch đồng sàng; chết thì đồng quan đồng quách” nhằm nói lên sự chung thủy của hai người và cuối cùng hai người sẽ đi về đâu là do cái nhân thiện hay ác tương ưng khi còn sống sẽ thể hiện lúc thân trung ấm hiện ra.

Dẫu cho có sống đến trăm năm đi nữa và dẫu cho có chung tình suốt đời đời kiếp kiếp đi chăng nữa thì những loại tình bên trên không thể thoát ra ngoài vòng tử sinh sinh tử được. Do vậy ngoài tình đời ra, chúng ta nên thể hiện tình đạo, tình người thì mới mong một mai đây khi thần thức rời khỏi xác thân tạm bợ nầy, chúng ta có được nơi nương tựa vững chắc hơn. Đó là cảnh giới Tây Phương Cực Lạc của Đức Phật A Di Đà và các vị Thánh chúng đang chờ đợi chúng ta tại đó. Bởi nơi ấy:

Không ân không oán không sầu

Không gìa không chết có đâu luân hồi

Tánh xưa nay đã tỏ rồi

Gương xưa nay đã lau chùi trần ô

Tu hành phải đợi kiếp mô?

Nguồn tình bể ái đã khô bao giờ?

Lựa là phải đợi thiên cơ

Mà đèn trí tuệ để lờ đi đâu?

Mấy lời hộ niệm trước sau

Nguyện cho thành Phật mau mau nữa mà

Phân thân ra khỏi Ta Bà

Từ Bi tiếp độ những là chúng sanh.

(Trích phần cuối của bài Cuộc hồng trần)

Viết xong vào ngày 2 tháng 3 năm 2022 tại Phương Trượng Đường Tổ Đình Viên Giác Hannover, Đức Quốc
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 13871)
Có một ý thức trực giác về nghiệp quả - một sự hiểu biết rằng hạnh phúc, và bất hạnh của chúng ta tùy thuộc vào hành động của chúng ta...
(Xem: 14032)
Con rùa nói: “Tôi không biết chiếc vòng vàng ở đâu? Tôi không thể nhìn thấy, nhưng tôi đã nghe nói rằng tinh túy của toàn bộ Phật giáo là sự phát triển Bồ đề tâm...
(Xem: 13959)
Một ngày, nếu dành cho Thân dăm phút thực sự ngồi yên; rồi bằng quyết tâm, biết đâu sự kỳ diệu sẽ đến, là Tâm và Ý cũng ngồi yên như Thân.
(Xem: 13077)
Dù chỉ mới là những lời giới thiệu cô đọng nhưng súc tích của mỗi vị giảng sư nhưng đại chúng đều cảm nhận được biển tuệ mênh mông của quý ngài...
(Xem: 14561)
Thù hận có thể có những lợi ích ngắn hạn trong việc thúc đẩy những hành vi vị tha nhưng về lâu về dài sẽ làm hao mòn nhân cách. - Đức Đạt Lai Lạt Ma & Paul Ekman.
(Xem: 14481)
Thông điệp từ trái tim của mỗi người sẽ là sợi dây truyền thông đến cộng đồng, bằng sự tương tác và tương tức; rằng, nếu mình phát đi tình thương thì người khác sẽ cảm nhận được...
(Xem: 19330)
Buổi sáng ra vườn, nhìn lên trời cao bồng bềnh mây trắng/ Nhìn xuống khu vườn, còn thơm ngát sương lan/ Nhìn ra đầm sen, nở rộ những cánh sen hồng...
(Xem: 13790)
Chúng ta ai cũng có sẵn trong lòng tình thương bao la, mang tình thương bao la đó mà làm việc, ta sẽ vượt mọi trở ngại bên trong và bên ngoài
(Xem: 15531)
Người thanh niên lái xe chỉ kịp bỏ vội đồng 5 xu vào cái nón mê của bà cụ rồi lại vội vã đánh xe đi, tránh những tiếng còi xe đằng sau inh ỏi.
(Xem: 13918)
Nó đến Úc, vào lúc Brisbane đang vào mùa hoa phượng tím... Những góc trời tím màu hoa. Chị nói chắc mấy cây phượng nở hoa đón em...
(Xem: 14743)
Sớm. Phố hãy còn lặng lẽ trùm chăn trong cái lạnh của màn sương dày đặc. Mây kéo về giăng kín khiến khí trời thêm buốt giá.
(Xem: 15272)
Mùa sen nở, mùa của những linh thiêng nơi thánh tích và trong lòng người. Những thông điệp được phát đi giữa mùa sen cũng là tiếng nói của lương tri con người trước hiện tại.
(Xem: 14791)
Cuộc sống là một dự án do chính mình thực hiện. Cuộc sống của bạn hôm nay là kết quả của những thái độ và sự chọn lựa của bạn trước đây.
(Xem: 13956)
Cuộc sống là một chuỗi những điều ưu tiên. Và những điều ưu tiên hàng đầu của bạn là gì? Hãy dành cho những người mà bạn yêu quý hơn 5 phút trong quỹ thời gian hằng ngày của bạn.
(Xem: 13537)
Có hai người bạn đang dạo bước trên sa mạc. Trong chuyến đi dài, hai người nói chuyện với nhau và đã có một cuộc tranh cãi gay gắt.
(Xem: 12806)
Bên trong cửa chùa, Nhân trở thành nhà làm vườn chuyên nghiệp tràn đầy niềm say mê sáng tạo cùng với nhiệt tình năng nổ của tuổi trẻ. Hắn có nhiều dự tính cho tương lai.
(Xem: 14009)
Khi tôi nhìn trăng trước mắt, tôi nghĩ đến trăng nửa khuya loáng thoáng trên tàu lá chuối sau vườn cũ. Tôi nghĩ đến đèn trung thu lúc nhỏ. Tôi nghĩ đến cái chõng tre giữa sân trên đó...
(Xem: 13164)
“Hôm nay cá nhân tôi sống dưới ánh sáng từ bi của Đạo Phật và tôi đã mang tình thương yêu ấy đến với mọi người, không phải do tôn giáo của tôi mang đến, mà việc nầy khởi đầu bằng tình thương của người mẹ không biết chữ của tôi…”
(Xem: 13721)
Anh và em là những người có đạo. Nhưng đạo của chúng ta là một tôn-giáo nhân bản, một tôn giáo không hề có tín lý hay giáo điều...
(Xem: 13073)
Tôi cố gắng để phát triển một động cơ hay quyết định, mà như một thầy tu Đạo Phật, cho đến khi Phật quả của tôi, cho đến khi tôi đạt đến Phật quả...
(Xem: 13010)
Tin vô thường, ta biết mọi điều không thể mãi mãi như thế này, để không hí hửng vênh vang với cái mình có được, hoặc đau khổ nhụt chí với những thất bại mất mát...
(Xem: 13296)
Bạn sẽ thật sự hạnh phúc khi tiếng nói của nội tâm của mình được vang vọng trong chiều hướng thăng tiến của tâm linh, không còn sự chấp thủ...
(Xem: 14783)
Thật là dễ nếu cảm ơn những thứ tốt đẹp, nhưng cuộc sống bao giờ cũng tạo cơ hội mới cho mọi người cảm ơn cả những thứ chưa hoàn hảo nữa.
(Xem: 15006)
Giá trị của thành công được đo bằng thước đo của sự khó khăn, như lời Đức Phật dạy: “Ở đời đừng cầu không khó khăn hoạn nạn, vì không khó khăn hoạn nạn thì kiêu sa nổi dậy”.
(Xem: 13130)
Mênh mông là nước, xanh xanh sâu lắng, cười đùa. Vung tay là nước, cười ra nước, hồn của nước non. Giữa khoảng không nầy, không gì có thể bám víu.
(Xem: 15109)
Có những lần ta lắng nghe chiếc lá… Chiếc lá nói rằng… …em thoát thai từ mẹ cây, em sống bởi sự vay mượn khí trời, ánh nắng...
(Xem: 21942)
“Bạch mai, em đi mãi”. Không có sự dừng lại trong vòng chuyển dịch sinh -diệt, diệt – sinh. Nó đắp đổi nhau tạo nên dòng chảy cuộc đời.
(Xem: 15230)
Vô thường không phải là một điều xấu, nó cũng có mặt tốt: nếu hạnh phúc không tồn tại mãi mãi, thì sự bất hạnh cũng không vĩnh cửu.
(Xem: 14304)
Vậy là bên dưới những cuộc chiến, luôn có góc khuất, sự ẩn tàng của bình yên. Nếu khéo tay một chút, ta có thể phát huy năng lượng tươi tắn của đóa hoa...
(Xem: 14811)
Đối với người biết trích lấy tinh khí của cuộc sống thì chết không có nghĩa là sự suy tàn cuối cùng, nhưng là sự kết thúc trong thanh tịnh của một đời sống trọn vẹn...
(Xem: 14368)
Thiện do Đức Phật trình bày, thiện ấy là tốt đẹp, cao thượng và hoàn chỉnh. Thiện ấy là xuyên suốt mọi thời gian mà không phải từng giai đoạn.
(Xem: 17600)
Nhớ về những điều xưa cũ để định vị mình của hiện tại, để trân quý những gì đã qua, để biết ơn những người đã ở bên mình, là động lực cho mình...
(Xem: 17844)
Có thì có tự mảy may, Không thì cả thế gian này cũng không. Vừng trăng vằng vặc in sông, Chắc chi có có, không không mơ màng. Phan Trang Hy
(Xem: 17859)
Mây trắng bay đi đây đó, phơi mình trong nắng, thế mây trắng có thong dong không? Tôi hỏi và ngồi thật im, quán thật sâu để nghe mây trắng trả lời...
(Xem: 13909)
Trước thế kỷ này các nhà khoa học và thần học đều giả định giống nhau rằng vật chất không thể được tạo ra (hoặc hủy diệt) bằng các phương tiện có trong thiên nhiên.
(Xem: 13550)
Vào cõi thơ Mặc Giang một thoáng chơi, ta càng say đắm, trí tuệđạo đức con người càng tăng trưởng, cảm nhận được niềm vui vô tận.
(Xem: 12807)
Đừng để đến lúc ly biệt rồi mới thấy tiếc nuối những ngày tháng tương phùng. Đừng để tới giờ chia cách rồi mới bàng hoàng nghĩ đến những phút giây gặp gỡ...
(Xem: 14717)
Chúng ta chỉ có hai lựa chọn. Một là cố gắng một cách điên cuồng để đảo lộn mọi thứ, hai là cố gắng chấp nhận hoàn cảnh.
(Xem: 15079)
Ngày nay càng có nhiều sự thừa nhận qua sự phát triển và chứng minh của khoa học về sự nối kết gần giữa trạng thái của tâm và hạnh phúc.
(Xem: 15686)
Bằng việc quán tưởng về tiền bạc, chúng ta có thể cảm nhận được cả hai mặt của đồng tiền: nó có thể dìm ta xuống mà cũng có thể đưa ta lên...
(Xem: 15901)
Chẳng hay tự thuở nào, mỗi buổi sáng mở mắt bỏ chân xuống đất tìm dép để đi là con gọi mẹ. Cất bước, bước chân đầu tiên trong ngày là con gọi mẹ.
(Xem: 15518)
Một tâm thức an bìnhthanh thản giúp ta phát huy tình thươnglòng từ bi dễ dàng hơn, đấy là hai phẩm tính giúp ta loại bỏ mọi sự ganh tị, sợ hãi và nóng giận.
(Xem: 13154)
Đạo Phật nói cho tất cả chúng ta rằng, mọi người trên trái đất nầy đều là anh em. Tất cả chúng ta đều là người con của đức Phật. Bởi vì trong mỗi chúng ta đều có Phật tánh.
(Xem: 15271)
Cô bé choàng tỉnh giấc. Trời đêm. Vắng. Lạnh. Gió se sắt. Một giọng nói êm đềm cất lên: "Chào con gái của mẹ. Con hãy gia nhập đời sống trong khoảnh khắc vô cùng.
(Xem: 15687)
Trong năm giới luật (ngũ giới) dành cho những người con Phật tại gia, giới thứ tư là “không nói dối”. Rất nhiều người Phật tử đồng ý rằng, giới này là giới khó thực hiện nhất.
(Xem: 16445)
Nói dối, ta đã từng. Nói dối, có nghĩa là ta không thật thà. Có lúc bụng dạ ta thật thà nhưng ta nói dối và có khi bụng dạ ta không thật thà và ta nói dối…
(Xem: 16177)
Ai đó bảo, ngay khi cho bạn đã nhận lại (rất nhiều). Và thế là tôi áp dụng mệnh đề đó cho bằng an - một giá trị cao quý nơi tâm hồn...
(Xem: 17270)
Thông thường, người ta nói đến bạn có nghĩa là nói đến những thực thể đồng loạicon người. Và thường người ta bỏ quên những thực thể khác...
(Xem: 15800)
Chúng ta điều hòa với đa nguyên tôn giáo như thế nào, điều rất cần thiết trong thế giới hiện nay, với sự quan tâm sâu sắc đến tín ngưỡng của chính chúng ta?
(Xem: 14452)
Năm nay sẽ là một năm đặc biệt để người Nhật trải nghiệm sâu sắc về lẽ vô thường, hư ảo của cuộc sống qua từng cánh hoa rơi.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant