Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Sống Đời Tỉnh Thức

19 Tháng Tám 202216:24(Xem: 2072)
Sống Đời Tỉnh Thức
Sống Đời Tỉnh Thức

Thích Nữ
 Diệu Hoa

Đường Tu Trọn Vẹn

Từ lâu, trong đời sống an tịnh, mỗi hành giả đều tự biết làm đẹp mình bằng hạnh đầu đà giữ giới. Những vị tu hành mang nét đẹp thanh tịnh khi không vấy bụi trần phàm tục. Vẻ đẹp thanh cao gồm những phẩm chất đạo đức, tử tế, lương thiệnthanh tịnhtừ bi, cao thượng, bao dunghỷ xảVì vậy, trong thiền môn, người xấu hay đẹp là do thanh tịnh hay ô uế, mỗi hành giả tự mình biết rõ hơn ai hết ta đẹp hay xấu. Xuất gia không phải để đẹp về hình tướng, dù hình tướng không thể thiếu trong đời sống xuất giaGiữ giới sẽ được thanh tịnh, thanh thịnh thì được giải thoáttrang nghiêman lạc, được đắc quả. Mỗi người đều có thể thực tập để kiểm nghiệm thực tế những lời Đức Như Lai đã dạy.

Trong nhà Phật, đạo hạnh là một phẩm chất đạo đức bắt buộc hành giả đang tu tập phải có. Tăng, Ni trẻ dù có tài giỏi, làm được việc lớn mà không có oai nghi tế hạnh thì vị ấy chỉ được người ta ngưỡng mộ về tài năng. Những Tăng, Ni dù còn nhỏ tuổi, không giỏi về công tác xã hội hay khiếu nói chuyện trước công chúng, hoặc thuyết pháp nhưng giữ giới thanh tịnh thì vẫn luôn được mọi người cung kính như một bậc chân tu. Những vị ấy vẫn đang hoằng pháp trong lặng im qua hạnh tu thanh tịnh của mình. Những ai đã chọn con đường lý tưởng giác ngộgiải thoátxuất gia học theo giáo pháp của Đức Phật để lại, nguyện sống cuộc sống tỉnh thức, cạo bỏ tóc đều luôn biết hậu quả của việc phạm lỗi phá giớiĐức Phật chế giới là để hành giả tự giữ mình trong sạchthanh tịnh, tránh rơi xuống vực thẳm khổ đau, luân hồi. Đã cạo bỏ râu tóc, làm xấu bớt phàm sắc đi để làm mình đẹp hơn bằng sự thanh tịnh thánh thiện, bỏ tham muốn, đã thế phải cạo luôn tâm bẩn uế để không uổng một đời “huỷ hình thủ khí tiết”. Cạo tóc chỉ cần vài phút là xong, phủi sạch  – không còn một sợi tóc, vậy nên cạo tâm cũng cần phủi sạch hết những bụi trần phiền nãoGiữ giới để thanh tịnh, từ đó sẽ làm mình đẹp. Đừng hiểu sai việc giữ giới rồi dính mắc vào giữ giớiGiữ giới là không phạm vào những việc Đức Phật cấm tu sĩ làm chứ không phải bắt tu sĩ ôm khư khư những giới điều ấy. Cũng giống việc ăn chay trường, khi cư sĩ ăn chay vào ngày trai, một tháng hai ngày hoặc mười ngày thì họ luôn nghĩ hôm nay thức ăn toàn là đồ chay, ta đang ăn chay. Còn tu sĩ trường chay thì không còn bận tâm vướng mắc chuyện gì. Cũng vậy, giữ giới thanh tịnh sẽ không dính mắc việc giữ giới nữa, mà mọi lúc mọi nơi đều thanh tịnh thì đâu còn bận lòng với việc ta đang giữ giới. Đây là nói những vị đã thuần thục làm chủ được tâm.

Đức Phật dạy chế ngự tâm để không sinh khởi những tội lỗi, ngừa những bất thiệntham sân si đang tiềm ẩn. Phước và tội, chánh và tà, thanh tịnh và ô uế khoảng cách cách nhau rất gần, chỉ một niệm nghĩ trong suy nghĩHành giả nếu chưa đủ nội lực mà không giữ tâm cẩn thận, không chánh niệm để tâm phóng dật sẽ phải tốn thời gian sám hốiđiều chỉnh. Giống như tờ giấy trắng bị vấy bẩn bởi những nét vẽ bút chì, dù có tẩy kỹ vẫn in lại dấu. Cũng vậy, khi tâm khởi bất thiện giống như những lằn vạch ngoằn ngoèo lên trang giấy bằng bút chì, có thể ăn năn hối lỗi nhưng vết dơ cũng không rửa sạch hết hẳn, còn khi thân đã phạm thì giống như những đốm mực đổ loan trên giấy, không thể tẩy xoá. Giữ giới thì tâm không khởi, thân không phạm, mà người tu hành thanh tịnh không để tâm ô uế sẽ đạt được chân nhưtịch tĩnh.

Thuở xưa, Đức Phật dạy các vị thánh tăng đệ tử của Ngài rằng sau khi Ngài diệt độ nhập Niết bàn, không còn ở bên cạnh dìu dắt dạy bảothuyết pháp giảng dạy trực tiếp thì hãy lấy giới luật làm thầy, tự mình thắp đuốc lên mà đi, không nên nương tựa vào ai khác, bởi chỉ có chính ta mới hoá giải được nghiệp của ta. Con đường sanh tử tự thân mỗi người quyết định lấy. Ngày nay, chúng ta cần phải thực hành theo để tu tập, tự mình nương vào công đức tu tập để vượt qua sông mê, không nên nương tựa hay đặt sinh mệnh, tương lai mình vào ai khác. Vì chỉ có bản thân mới ngăn ngừa và đoạn diệt được ái dụctham sân sibất thiện trong lòng. Đôi lúc giữa phiền muộn, vì nghiệp dày mà khó buông bỏ sầu não, hay động tâm trước những cám dỗ khiến tâm ưu sầu thì hãy tự nhủ lòng muốn diện kiến Đức Như Lai ta cần phải thanh tịnh từ thân lẫn tâm. Cõi Phật không có những ô uế, bất thiện. Nếu tu hành chưa rốt ráo, chưa chế ngự được tâm sẽ rất khó để bình yên tâm tríChúng ta đang mang họ Thích của Đức Phật, đang ở trong ngôi nhà chánh pháp có Ngài nhưng sao lại để mình cách xa Đức Phật, khoảng cách sẽ cách xa nghìn trùng nếu tâm nhiễm đầy phàm tục.

Trong cuộc sống, dù bận rộn cũng nên thực hành thiền định, hoặc chỉ cần ngồi yên hít thở, đặt mọi lo toan mệt mỏi xuống cho tâm bình yên, cho lòng nhẹ nhàng, dành thời gian nghiền ngẫm những lời Đức Phật dạy. Khi ngồi yên, ta sẽ thấy rõ ta là ai, ta cần làm gì với những bất thiện mà tâm đã lỡ dại quay cuồng. Từ sự hiểu biết qua kinh điển, ta sẽ dễ dàng buông bỏnhiếp tâm. Thời nay, tu sĩ không chỉ tu tập lợi ích an lạc riêng bản thân mà còn phải tham gia các công tác xã hội,… Không phải khi làm Phật sự là không tu. Tu phước hay tu huệ cũng là những pháp môn tu ở thời đại hiện đại này. Điều quan trọng là chúng ta phải giữ giớichánh niệmchế ngự tâm. Nếu chế ngự được tâm giữa muôn ngàn cám dỗphiền nãophức tạp, nguy hiểm, bộn bề của cuộc sống, bận rộn những Phật sự thì đó là điều tuyệt vời nhất mà Tăng, Ni luôn mong muốn thành tựu.

Từ ngàn xưa, Tăng đoàn phải luôn hoà hợp thanh tịnhgiữ giới và chế ngự tâm mình khi đã phát nguyện xuất gia sống đời tỉnh thức, tịnh an. Những vị mới xuất gia tu hành luôn biết khéo giữ giới như: giữ tròng con mắt, cẩn thận không cho một hạt bụi bay vào, hay bất cứ vật gì va vào. Hành giả cần giữ giới như cần oxy để thở, nước để uống, thuốc chữa bệnh, cơm ăn để nuôi cơ thể,… giữ giới là để bảo vệ chính mình, giới như bức tường kiên cố giúp chúng ta bảo toàn hạnh thanh tịnh trong hành trình theo gót Phật giữa nhân gian. Khi đã thật sự thanh tịnh thì không còn vọng động nữa.

Người giữ giới không dính mắc vào việc giữ giới, chỉ cần chế ngự tâm cho thanh tịnh, những dục vọng tự khắc đoạn, những ô uế tự khắc lìa khỏi ý. Và hương của đức hạnh sẽ từ đó ngược gió bay xa.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 1557)
Tham luận “The Way to World Peace via an Integrated Kantian and Buddhist Perspective” được tác già trình bày tại Diễn Đàn Phật Giáo
(Xem: 1407)
Xuyên qua các nguyên tắc để tạo điều kiện hưng thịnh cho một quốc giathiết lập một xã hội thanh bình, đức Phật cũng có những bài thuyết pháp rất rõ ràng về các lãnh vực chính trị, chiến tranh, hòa bình, điểm này đã được phổ cập hóa trong cộng đồng xã hội. Đức Phật luôn chủ trương bất bạo động, xóa bỏ hận thù, tái lập tình thươngkiến thiết hòa bình chân chánh.
(Xem: 1824)
Bản Ngã Càng Lớn, Sĩ Diện Càng Nhiều, Càng Dễ Bị Tổn Thương.
(Xem: 1582)
Thân mạng chúng tachúng ta không biết yêu thương thì làm sao chúng ta có đủ yêu thương để gửi đến người khác.
(Xem: 1351)
Mỗ là quan chức thường thường bậc trung, tuy chưa phải là đại gia nhưng cũng có thể gọi là gìau sang có máu mặt.
(Xem: 1643)
Trong rất nhiều phương pháp tu tập thì phòng hộ các căn (bảo vệ các giác quan) được Đức Phật giảng dạy rất chi tiết.
(Xem: 2176)
Quán tưởngphương pháp Phật tử áp dụng hằng ngày, luyện cả thân tâm, đem lại sự hòa hợp giữa tinh thầnvật chất, giữa con ngườithiên nhiên.
(Xem: 1911)
Hành động phản ánh được ý thức, tính cách của mỗi người, lời nói, suy nghĩ thế nào sẽ biểu hiện ra hành động như thế đó,
(Xem: 1266)
Hôm ra mắt đợt đầu 29 cuốn của Thanh Văn Tạng trong công trình phiên dịch Đại Tạng Kinh Việt Nam do Hội Đồng Hoằng PhápHội Đồng Phiên Dịch Tam Tạng Lâm Thời tổ chức tại Little Saigon, Miền Nam California, Hoa Kỳ, vào ngày 19 tháng 3 năm 2023
(Xem: 1445)
Đạo Phật được biết đến như một tôn giáo hiền hòa nhất và điều đặc biệtcuộc đời vị lãnh đạo tinh thần tối cao của đạo Phật gắn liền với những cái cây.
(Xem: 1444)
Là một tiến trình tự nhiên của con người và muôn loài, bệnh vốn là một giai đoạn của vòng luân hồi sanh tử, là một phần của quy luật thành - trụ - hoại - không.
(Xem: 1732)
Dĩ nhiên là người phàm chúng ta không ai thấy được địa ngục, trừ Đức Phật và các bậc Thánh La-hán.
(Xem: 1489)
ghiệp là tất cả những hành động có tác ý, biểu hiện thường xuyên bằng thân, khẩu, hay ý.
(Xem: 1351)
Phật giáo không chỉ chủ trương từ bi đối với con người, tôn trọng đối với mọi sinh mệnh mà còn phải bảo vệ môi trường sống thiên nhiên,
(Xem: 1500)
Thật sự chúng ta chỉ có một trách nhiệm, tìm đọc và tìm hiểu những lời Phật dạy thật sự là những lời dạy của đức Phật,
(Xem: 1436)
Trước đây, vào thời niên thiếu, tôi chưa từng tín ngưỡng bất kỳ một tôn giáo nào. Tôi đang đứng giữa ngã tư đường, không Phật cũng không Đạo.
(Xem: 1763)
Mỗi người trong chúng ta, ai cũng có một cái “Tôi” và tính chấp thủ, nhưng có người ý thứcquán chiếu được điều đó
(Xem: 1459)
Cửa vào bất nhị, còn gọi là pháp môn bất nhị, từ xa xưa đã được truyền dạy từ thời Đức Phật, chứ không phải là hậu tác của chư tổ Bắc Tông,
(Xem: 1421)
Nhưng giới khoa học vẫn còn hoang mang trong nhận định thế giới vật chất đời thường là ảo, không có thực thể.
(Xem: 1434)
quan niệm rằng người có danh phận, giàu sang là do phước và cúng dường, hộ trì người có phước thì được phước nhiều hơn?
(Xem: 1516)
Hai từ chiến tranh, không ai trong chúng ta là không nghe đến. Trong quá khứ đã có rất nhiều cuộc chiến tranh xảy ra trên quả địa cầu nầy,
(Xem: 1700)
Kinh Thủ Lăng Nghiêm có tên gọi đầy đủ là :"Kinh Đại Phật Đảnh Như Lai Mật Nhân Tu Chứng Liễu Nghĩa Chư Bồ Tát Vạn Hạnh Thủ Lăng Nghiêm",
(Xem: 1594)
Tôi nhớ lần nào gặp Đại sư cũng thấy Ngài mặt mày hồng hào, tinh thần khang kiện.
(Xem: 1532)
Trong rất nhiều phương pháp tu tập thì phương pháp phòng hộ các căn môn được Đức Phật giảng dạy rất chi tiết.
(Xem: 1412)
Kể từ khi con người biết xử dụng tiền bạc làm đơn vị trao đổi mua sắm đến nay, thì không ai là không cần đến tiền!
(Xem: 1507)
Đối trong nhà Phật thì thế gian gồm có khí thế gianchúng sanh thế gian.
(Xem: 1243)
Đây là một trường hợpThiền sư Thích Nhất Hạnhcộng đồng của Thầy đã thay đổi cuộc đời của một người.
(Xem: 1979)
Tam tam-muội là chỉ cho ba loại định, tức là ba loại pháp môn quán hành của Phật giáo, được xem như là nguyên lý thực tiễn của Thiền định. Định có nghĩa là tâm hành giả trụ vào một đối tượng nào đó khiến cho ý không bị tán loạn, dần dần tâm ý trở nên trong sáng và phát sinh trí tuệ.
(Xem: 1389)
Đời tôi gần giống như cuộc đời của cậu bé mồ côi ở Viện Dục Anh trong văn Vũ Trọng Phụng. Chúng tôi đều sinh ra dưới một ngôi sao xấu. Từ những ngày còn bé tôi đã không có một cái gì để gọi là riêng tư. Đời tôi gắn liền với tập thể, lớn lên và nương tựa vào tập thể.
(Xem: 1541)
Để giúp người Phật tửđời sống đạo hạnh, đức Thế Tôn đưa ra năm giới căn bản.
(Xem: 2914)
Tinh thần hòa hiệp là ý nghĩa sống lành mạnh an vui, tinh thần của một khối người biết tôn trọng ý niệm tự tồn, và xây dựng vươn cao trong ý chí hướng thượng.
(Xem: 1548)
Khi con gái tôi còn nhỏ, tôi vẫn thường đưa con đến chùa lễ Phật, học tiếng Việt, sinh hoạt văn hóa Việt…
(Xem: 1738)
Điều phi đạo là những việc dẫn đến sự hao tài, thứ nhất đó là đam mê cờ bạc.
(Xem: 1597)
Chu Lợi Bàn ĐặcMa Ha là hai anh em sinh đôi sinh ra trong một gia đình Bà la môn ở thành Xá Vệ (Sravasti - Ấn Độ).
(Xem: 2039)
Nếu có ai đó hỏi Phật Pháp có gì hay thì những người đệ tử Phật sẽ trả lời như thế nào?
(Xem: 1580)
Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử do Phật Hoàng Trần Nhân Tông khai sáng trong khoảng cuối thế kỷ 13.
(Xem: 1783)
Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử do Phật Hoàng Trần Nhân Tông khai sáng trong khoảng cuối thế kỷ 13.
(Xem: 1981)
Trong suốt cả Pháp Bảo Đàn Kinh, là những lời dạy của Lục Tổ, ngài chỉ hai lần nói đến hai chữ “từ bi”:
(Xem: 2176)
Thông thường, người ta thường nghĩ “làm phước” là phải làm điều gì đó to lớn, mang tính cho và nhận bằng những vật phẩm...
(Xem: 1644)
Từ góc độ văn hóa có thể thấy ở Phật giáo Việt Nam nói chung và Thiền phái Lâm tế Chúc Thánh nói riêng, có những giá trị văn hóa tiêu biểu
(Xem: 2618)
Đối với người thế gian, tài sản quý giá nhất của họ chính là gia đình, của cải vật chất, công danh sự nghiệp, nhưng với người xuất gia thì đó là trí tuệ.
(Xem: 1713)
Phàm có sinh thì có tử, đó là lẽ thường trong cuộc đời. Vạn sự vạn vật đều vận hành theo quy luật sinh ra, tồn tại, thay đổi, hoại diệt (gọi là sinh, trụ, dị, diệt)
(Xem: 1891)
Nguyễn Du không những là một thi hào lớn của Việt Nam mà còn là nhà Phật học uyên bác. Ông từng viết trong bài thơ “Chiêu Minh Thái Tử Phân Kinh Thạch Đài” lúc đi sứ sang Tàu vào triều Nguyễn, đầu thế kỷ 19 rằng,
(Xem: 1851)
Việc chọn “ngày lành tháng tốt” để tiến hành những công việc hệ trọng trong đời sống của người Việt, được biết bắt nguồn từ thói quen do ảnh hưởng văn hóa, tập tục cổ xưa
(Xem: 1618)
Phật giáo trước hết là một tôn giáo, vì thế những tư tưởng của giáo lý Phật giáo không đề cập nhiều tới những vấn đề triết học...
(Xem: 2358)
“… Đêm qua trăng mọc trên đồi, thấy tâm tịch lặng không người, không ta, ai hỏi thì nhấc cành hoa, thấy gì, được thấy, đều xa muôn trùng …”
(Xem: 1796)
Tôi thường thắc mắc tại sao mình dự tính làm điều này thì có khi lại đổi sang làm chuyện khác mà mình không hề suy tính được.
(Xem: 1854)
Sống trong đời này, chúng ta thường hay nghe những ngôn từ bình dị, than thở rằng: “Trần ai - trong cõi tạm, là gì - ra sao?”
(Xem: 1727)
Theo kinh Đại bát Niết-bàn (Trường bộ kinh), trước lúc viên tịch, Thế Tôn an cư mùa mưa tại Baluvā, bị bệnh trầm trọng, rất đau đớn.
(Xem: 2095)
Khi mới vào đạo, điều đầu tiên chúng ta được dạy là không nhìn lỗi của người khác.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant