Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Tìm Hiểu Về Hạnh Hiếu Qua Cuộc Đời Của Đức Phật

28 Tháng Mười 202215:27(Xem: 1759)
Tìm Hiểu Về Hạnh Hiếu Qua Cuộc Đời Của Đức Phật
Tìm Hiểu Về Hạnh Hiếu Qua Cuộc Đời Của Đức Phật 

Thích Nữ
 Trung Tâm

hinh phat 8


Dù những vật hữu tình hay vô tình đều có cội nguồn hình thành, lá rụng về cội, nước chảy về nguồn. Ai có mặt trên cuộc đời này đều được cha mẹ sanh ra. Từ đó, chúng ta đều hiểu ai cũng đã nhận ơn rất lớn như trời biển của cha mẹ. Có những người con luôn tìm cách để hiếu dưỡng song thân nhưng cũng có những người xem điều đó như những điều đương nhiên họ nhận được từ cha mẹ. Nói về hạnh hiếu, Đức Phật là một tấm gương cho bao người noi theo. Phần lớn chúng ta khi học về cuộc đời Đức Phật đều hiểu rằng Ngài là Đấng Giác Ngộ hoàn toàn, bậc Đại Y Vương, bậc đáng tôn kính trong cuộc đời này. Không những thế, Ngài còn là người con chí hiếu, luôn nhớ đến thâm ân cha mẹ và tìm cách báo đền. Ngài cũng đã dạy rất nhiều về hạnh hiếu cho cả những đệ tử xuất gia và tại gia.

Theo tuệ giác của Đức Thế Tôn, để trở thành người con có hiếu thật sự không phải dễ. Dù đa số con cái đều thương cha mẹmong ước báo hiếu, nhưng những người thật sự được xem là đã hiếu thảo với cha mẹ lại rất ít như đất trên đầu móng tay. Trong Kinh Tương Ưng Bộ, chương 12, phẩm Bánh xe lược thuyết, phần Hiếu kính mẹ – Hiếu kính cha, Đức Phật dạy: “Các ông nghĩ thế nào, này các Tỳ kheo, cái nào là nhiều hơn, một ít đất trên đầu móng tay hay là quả đất lớn này?

– Bạch Thế Tôn, cái nhiều hơn là quả đất này, còn ít hơn là đất trên đầu móng tay. Cũng vậy, này các Tỳ kheo, ít hơn là các chúng sanh có hiếu kính với mẹ và nhiều hơn là các chúng sanh không hiếu kính với mẹ… ít hơn là các chúng sanh có hiếu kính với cha và nhiều hơn là các chúng sanh không hiếu kính với cha…” [1].

Người viết mong muốn tự mình và mọi người một lần nữa cảm nhận cuộc đời của bậc vĩ nhân qua sự hiếu kính của Ngài. Từ đó, những người con Phật có được hiểu biết về hạnh hiếu và cách báo hiếu chân thật nhất. 

QUAN NIỆM VỀ “HIẾU”

Biết bao câu ca dao tục ngữ nói về công ơn cha mẹ qua những lời dạy của ông bà, lời ru của mẹ khi còn trong nôi đã in sâu vào tiềm thức

“Công cha như núi Thái Sơn,
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con”.

Theo dân gian, từ xưa đến naycông ơn cha mẹ được ví như núi cao, biển rộng và trách nhiệm của con là phải một lòng hiếu thảocung kính, đỡ đần, chăm sóc cha mẹ khi già yếu. Như Thúy Kiều trong Truyện Kiều (Nguyễn Du) là nhân vật tiêu biểu cho những người con hiếu thảo, là tấm gương về chữ Hiếu thời phong kiến, đã bán thân mình lấy tiền chuộc cha khi gia đình gặp nạn.

Còn trong Nho giáo, Tăng Tử – học trò của Khổng Tử – đã nói: “Hiếu giả bách hạnh chi tiên” [2] nghĩa là Hiếu là nết đứng đầu trăm nết. Mạnh Tử còn dạy về việc phụng sự của cha mẹ: “Cư tắc trí kỳ kính, dưỡng tắc trí kỳ lạc, bệnh tắc trí kỳ ưu, tang tắc trí kỳ ai, tế tắc trí kỳ nghiêm” [3], nghĩa là cư xử hết lòng kính trọng, dưỡng nuôi cố làm đẹp lòng, bệnh đau tận tâm lo lắng, tang lễ hết sức xót thương, tế lễ nghiêm trang rất mực. Đây là những quan niệm về hiếu thông thường, nghĩa là khi còn nhỏ thì vâng lời, lớn lên phải phụng dưỡng chăm sóc và tưởng nhớ cúng giỗ khi cha mẹ đã qua đời. Vậy còn trong Phật giáo, Hiếu được hiểu như thế nào và cách báo hiếu ra sao?

HẠNH HIẾU QUA CUỘC ĐỜI ĐỨC PHẬT 

Tiền thân Đức Phật

Đức Phật đã trải qua vô lượng kiếp tu hành, ở kiếp nào Ngài cũng thể hiện các công hạnh như: bố thítừ binhẫn nhục,… và cả hạnh hiếu với cha mẹ như trong Kinh Tiểu Bộ, Phẩm Kàsàva, Kinh số 222 Chuyện Con Khỉ Cùlanandiya. Đó là vào thuở xưa, Bồ táttiền thân của Đức Phật, sanh làm con khỉ tên là Nandiya, trú ở khu Tuyết Sơn. Con khỉ em của Bồ tát tên là Cùllanandiya, hai anh em Bồ tát sống chung với bầy đàn và cùng chăm sóc khỉ mẹ bị mù. Hằng ngày, hai anh em hái trái cây gửi các chú khỉ trong bầy đem về cho mẹ, nhưng lại nghe khỉ mẹ nói không nhận được gì. Vì vậyBồ Tát cùng em quyết định rời đàn, Ngài sợ săn sóc đàn khỉ thì không săn sóc được mẹ. Ngài chọn một gốc cây bàng tại biên địa làm chỗ trú ẩn và ở đó nuôi dưỡng khỉ mẹ. Lúc bấy giờ, hai anh em Ngài đang cho bà mẹ các loại trái ngọt và đặt bà ngồi trên thân cây. Lúc ấy, khi thấy người thợ săn định giết khỉ mẹ, “Bồ tát từ giữa cành cây đi ra, và nói: – Này người kia, chớ có bắn mẹ ta. Mẹ ta mù, già yếu, ta sẽ đổi mạng sống cho mẹ ta. Ông chớ giết mẹ ta, hãy giết ta” [4]. Sau khi giết Bồ tát, người thợ săn vẫn muốn giết khỉ mẹ, người em của Bồ tát lại xin chịu chết thay mẹ, nhưng người thợ săn vẫn không giữ lời hứa và đã giết luôn khỉ mẹ… Sau khi kể pháp thoại này, bậc đạo sư nhận diện tiền thân, kẻ đi săn là Đề-bà-đạt-đa, Cullanandiya là Ànanda, bà mẹ là Mahàpajàpati, còn khỉ chúa Mahànandiya là Đức Phật.

Dù mang hình hài là con vật trong tiền kiếp nhưng Ngài vẫn luôn xem hạnh hiếu là hàng đầu, hơn cả chính bản thân. Ngài có thể bỏ hết tất cả dù là địa vị khỉ chúa, để dành trọn thời gian còn lại của cuộc đời để chăm sóc mẹ. Thậm chí, Ngài sẵn sàng chết thay khi mẹ gặp nguy hiểm, chỉ mong mẹ có thể kéo dài thêm tuổi thọ dù chỉ một ngày. Ngài đã dùng cả thân tâm để báo hiếu và có thể làm tất cả vì mẹ.

Khi ở trong bào thai

Ngay cả khi nhập vào thai mẹ, Bồ tát ở trong bào thai cũng đã thể hiện rõ nét tinh thần hiếu kính đối với mẹ. Ngài khiến mẹ cảm giác an ổn cũng như trợ duyên mẹ mình làm những việc thiện lành. Sau bảy ngày sinh ra Ngài, với phước báo quá lớn là đã hạ sanh một bậc vĩ nhân, Hoàng hậu Maya nhẹ nhàng xả bỏ báo thân và sanh lên cõi trời Đâu Suất.

Khi dạy dạo Hiếu cho đệ tửĐức Thế Tôn đã dạy trong Kinh Trung BộKinh Hy Hữu Vị Tằng Hữu Pháp số 123 và trong Trường Bộ Kinh, Kinh số 14 Kinh Đại Bổn, tr.233-235. Trong Kinh đã mô tả lại 18 điều hy hữu:“ Khi Bồ tát nhập mẫu thai, này Ananda, mẹ Bồ tát giữ giới một cách hồn nhiên, không sát sanh, không trộm cắp, không tà dâm, không nói láo, không uống các thứ rượu nấu, rượu lên chất men… mẹ Bồ tát không khởi dục tâm đối với một nam nhân nào và mẹ Bồ tát không bị xâm phạm bởi bất kỳ người đàn ông nào có nhiễm tâm… mẹ vị Bồ tát tận hưởng năm dục công đức đầy đủ… mẹ Bồ tát không bị một bệnh tật gì. Bà sống với tâm hoan hỷ, với tâm khoan khoái… mẹ Bồ tát mệnh chung và sanh lên cõi trời Đâu suất” [5].

Đây là một trong những sự kiện hy hữuvị tằng hữu như tựa đề Kinh đã nhắc đến. Khi một người mẹ mang thai thông thường sẽ chịu đựng rất nhiều sự đau đớnbất an do thai nghén, sự nặng nề khi di chuyển, thậm chí có thể nguy hiểm đến tính mạng. Nhưng cũng có số ít những người mẹ không cảm thấy nhiều khó khăn đau đớn. Nhưng riêng Hoàng hậu Maya có rất nhiều điều hy hữu chưa từng xảy ra với các người mẹ trên thế gian. Đây là tâm hiếu thảo của người con đại hiếu gián tiếp báo hiếu người mẹ, không muốn mẹ mình chịu đựng bất cứ điều khó khăn hay đau đớn. Thậm chí, Ngài còn khiến mẹ vô tình giữ được năm giới căn bản, không mắc thứ bệnh gì trong quá trình mang thai và còn hưởng năm dục công đứcđặc biệt luôn với tâm hoan hỷ, khoan khoái không có cảm giác lo sợ về thai nhi, cũng như không ảnh hưởng đến tính mạng người mẹ. Và do mang thai Ngài, mẹ Ngài có đầy đủ phước báo để được sanh lên cõi trời khi mệnh chung sau bảy ngày sanh.

Khi lớn lên, trưởng thành và xuất gia

Trưởng lão Pajapati Gotami, di mẫu của Ngài, đã nói lên niềm vui, hạnh phúc khi Đức Phật còn thơ ấu đã mang lại cho cha mẹ: “Trong việc chăm sóc, nuôi dưỡng Ngài từ thuở ấu thơ, ngài không có nợ nần gì cả, mà ngược lại, ngài đã ban cho cha, cho mẹ những niềm vui hy hữu, lạ lùng” [6].

Tuổi thơ của Ngài luôn sống trong hoàng cung với sự yêu thương, dạy dỗ của phụ vương và di mẫu. Ngài luôn vâng lời cha mẹchuyên tâm vào những môn học do phụ vương chỉ bảo. Kết quả học tập của Ngài quá kiệt xuất khiến các thầy rất ngạc nhiên và hài lòng. Đây là một trong những niềm vui mà Ngài đã đem đến cho vua cha và di mẫu khi còn là thái tử. Khi nhận ra sự thật của cuộc đời và rồi ai cũng phải chịu sự đau khổ của sanh, già, bệnh, chết, Ngài chí nguyện quyết tìm ra con đường để cứu giúp chúng sanh cũng như cha mẹ mình thoát khỏi khổ, tìm được sự an lạc giải thoát thật sự. Cũng vì luôn nghĩ đến sự khổ đau của chúng sanh mà Ngài quyết từ bỏ gia đình, vào rừng tu khổ hạnh ép xác đến cùng cực trong sáu năm.

Khi thành đạo

Khi tìm được con đường Trung đạo, Ngài ngồi thiền định dưới cây Bồ đề. Vì luôn tâm niệm công đức sanh thành của cha và mẹ cũng như nghĩ đến chúng sanh đang khổ đau, Ngài quyết không rời khỏi chỗ này cho đến khi tìm ra đạo lớn. Chính những điều đó đã tạo nên sức mạnh to lớn khiến Ngài phát đại nguyện kiến cố và thành đạo sau 49 ngày nhập định. Kể từ đó, Đức Phật vận chuyển bánh xe Chánh Pháp khắp Ấn Độ. Mỗi khi ai nghe hay nhắc đến đạo Phật thì đức vua cũng như Hoàng hậu Maya và Di mẫu Pajapati Gotami là người ai cũng biết đến vị công ơn họ đối với Phật pháp vô cùng to lớn. Đây cũng là sự hiếu kính của Đức Phật dành cho cha mẹ mình, khiến cho tên tuổi của họ lưu danh muôn đời theo thời gian. Sau đó, Ngài đã luôn quán sát nhân duyên cũng như dùng những phương pháp phù hợp căn cơ của mẹ, cha và nhũ mẫu để đưa họ dự vào dòng Thánh bất tử.

Hoàng hậu Maya

Trong lịch sử Phật giáo có hai người phụ nữ vĩ đại mà những người con Phật luôn nhớ ơn. Một vị đã phát hạnh nguyện làm “Mẹ của chư Phật”, Hoàng hậu Maya, sinh ra sắc thân của Đức Phật. Vị kia là Di mẫu Pajapati Gotami, dì ruột và cũng là người có công nuôi dưỡng Đức Phật khi còn là Thái tử. Dù là bậc thầy của chư Thiên và loài ngườiĐức Phật luôn nghĩ về công ơn sanh thành của người mẹ ruột đã sinh ra Ngài. Người chỉ có thể chăm sóc Ngài sau bảy ngày sinh ra nhưng để lại bầu trời nhớ thương đối với Thái tử nên khi thành đạo Ngài quán sát nhân duyên biết mẹ đang ở trên cõi trời. Vào mùa an cư thứ bảy, Ngài đã rời Tăng đoàn lên cung trời Đao Lợi thuyết pháp độ mẹ. Ngài không mong mẹ chỉ dừng lại ở phước báo cõi trời mà mong muốn mẹ Ngài có thể tiến sâu trên con đường giải thoátgiác ngộ, để có thể hưởng được niềm vui an lạc siêu thế, không còn phải tái sanh trong luân hồi.

Trong cuốn sách Đức Phật và Phật pháptác giả cũng đề cập đến vấn đề này: “Hạ thứ bảy – tại cung Trời Tavatimsa… Đức Phật thuyết Abhidhamma cho chư Thiên ở cung Trời Đạo Lợi, và vị Trời trước kia là Hoàng hậu Ma Da, từ Đấu Xuất Đà đến Đao Lợi nghe Pháp… Kinh sách ghi rằng sau khi nghe xong những thời Pháp này, vị Trời trước kia là mẹ của Thái tử Siddhattha đắc quả Tu Đà Hườn” [7].

Và trong tác phẩm “Đức Phật Thích Ca đã xuất hiện như thế” cũng khẳng định: “Hạ thứ bảy tại làng Sankassa (năm 583) Phật thuyết pháp tại cung trời Đao LợiĐức Phật đã lên cung trời Tavatimsa thuyết Abhidhamma cho Thiên chúng và mẹ Ngài là Mahamaya nghe trong ba tháng… Cũng tại đây Đức Phật nói Kinh Địa Tạng trong ba tháng cho Thiên chúng cùng Thánh mẫu Mahamaya nghe và bà đã chứng quả Tu-đà-hoàn” [8].

Vua Suddhodana (Tịnh Phạn)

Lúc Đức Phật còn là Thái tử, vua Tịnh Phạn luôn nghiêm khắc với Ngài, hướng Ngài trở thành vị chuyển luân Thánh vương sau này. Tình thương mênh mông, vĩ đại của cha luôn giấu kín bên trong sự lạnh lùngnghiêm nghị. Nhưng Ngài biết kể từ khi Hoàng hậu Maya – người mà vua thương yêu nhất – qua đời, Ngài chính là sự sống, là niềm kiêu hãnh, là tất cả hy vọng của người cha. Vì vậy, việc Ngài ra đi sẽ là cú sốc lớn đối với hoàng giađặc biệt là cha Ngài. Lúc bấy giờ đã là vị Phật giác ngộ nhưng Ngài luôn thấu hiểu lòng mong mỏi nhớ thương con của cha mình và cũng vì lòng hiếu thảo, Ngài đã quán sát nhân duyên và quyết định trở về thăm quê nhàđồng thời tìm phương cách để đưa cha trở về nương tựa Phật, Pháp, Tăng. Bởi Ngài biết đây là cách duy nhất giúp vua cha có được an lạc ngay trong đời này và mãi mãi về sau. 

Đức Phật biết con đường Ngài chọn trở thành nhà tu khổ hạnh hoàn toàn trái ngược với niềm hy vọng của cha mong Ngài trở thành một vị chuyển luân Thánh vương từ lúc mới sanh ra, nên việc có thể khuyến hóa cha mình đi trên con đường của Ngài là điều vô cùng khó khăn. Nhưng Ngài tin với tình yêu thương vĩ đại của người cha, cũng như sự hiếu thảo chân thật của Ngài đối với cha sẽ khiến ông hiểu được pháp của Ngài. Vì muốn phụ vương phát khởi tín tâm đối với Phật pháp nên Đức Phật đã thể hiện thần thông, “Đức Thế Tôn hiện lên trên không và đã đi kinh hành như đi trên mặt đất” [9], điều mà Đức Phật rất hiếm khi sử dụng khi thuyết pháp. Tiếp đó là những thời pháp do Đức Phật thuyết giảng phù hợp với căn cơ, “Vua Tịnh Phạn đắc Tư đà hàm” [10]. Một thời gian sau, khi biết vua cha sắp băng hà, Đức Phật đã trở về hoàng cung. “Hạ thứ năm tại Mahavana thuộc Vesali (năm 585), Phật an ủi phụ vương và hướng dẫn cách tu niệm hơi thở… Vua làm theo… Phật giảng cho vua về cuộc đời vô thường” [11].

Sau cùng, vua cha chứng đắc Thánh quả ở những giây phút cuối đời. “Vua Tịnh Phạn… đắc A-la-hán vào lúc xả báo thân” [12]. Lúc bấy giờ, tâm hiếu của Đức Thế Tôn mới trọn vẹn. Ngài đã hoàn thành đạo hiếu của một người con đối với cha mình. 

Di mẫu Mahà Pajàpatì Gotamì (Ma-ha Ba-xà-ba-đề Kiều-đàm-di)

Bà là vị Tỳ kheo Ni đầu tiên, cũng là vị đã thiết lập và lãnh đạo Ni chúng đầu tiên trong Phật giáoTình thương yêu, quý kính của Đức Phật đối với Di mẫu Mahà Pajàpatì Gotamì giống như Hoàng hậu Maya, mẹ của Ngài. Đức Phật cũng đã thuyết những bài pháp hợp với căn cơ của di mẫu, khiến Ngài cũng nhập vào dòng Thánh cùng vua Tịnh Phạn khi trở về thăm hoàng cung.

Và khi vua Tịnh Phạn mất, di mẫu đã phát tâm xuất gia, điều này Đức Phật rất hài lòng vì thấy lòng tin tuyệt đối vào Tam bảo, tâm cầu học tha thiết, dõng mãnh của di mẫu muốn xuất ly khỏi thế gian này. Đây cũng là dịp báo ân của Đức Phật đối với người mẹ thứ hai, đã chăm sóc Ngài bằng tất cả tấm lòng của người mẹ ruột khi còn là Thái tử. Nhưng Ngài biết chưa phải thời, vì hoàn cảnh lúc bấy giờ người nữ không được xem trọng cần có thời gian để mọi người trong xã hội chấp nhận và cũng để chứng minh lòng kiên định và vượt gian khổ của người nữ, Ngài đã từ chối những lần đầu di mẫu xin xuất gia.

Khi di mẫu xin xuất gia đến lần thứ ba, Đức Phật đã dạy trong Luật Tứ Phần Tỳ kheo Ni Giới Bổn Lược Ký: “Đối với ta, bà đã có công ơn rất lớn, mẹ ta qua đời bà đã bú mớm nuôi dưỡng Thế Tôn cho đến khi trưởng thành. Nhưng đối với bà Ma-ha Ba-xà-ba-đề, ta cũng có công ơn rất lớn. Nếu ai nương nhờ một người nào mà… biết được Phật, Pháp, Tăng… tin Phật, Pháp, Tăng… quy y Phật, Pháp, Tăng… được thọ trì năm giới cấm, biết đời là khổ, biết được nguyên nhân của sự đau khổ ấy, biết Niết bàn là an tịnh và biết con đường tu hành đi đến Niết bàn ấy… Này A-nan! Ân lớn nầy thật khó đền trả, không thể đem áo, cơm, giường nằm, nệm ngồi, thuốc men mà báo đáp ơn kia được. Ta xuất hiện ra đời khiến cho bà Ma-ha Ba-xà-ba-đề thọ pháp Tam tự quy, cho đến quyết định được nhập vào chánh định cũng lại như vậy” [13].

Qua đó, ta có thể hiểu dù là ân đức cha mẹ lớn như trời biển khó báo đáp trong muôn một nhưng đối với Đức Phật, Ngài đã báo đền ơn đức ấy trong kiếp này. Ngài đã khiến cha mẹ biết đến Tam bảoquy y Tam bảo và dần bước vào dòng chảy bậc Thánh.

HẠNH HIẾU QUA LỜI DẠY CỦA ĐỨC PHẬT

Kinh Tăng Chi Bộ I, chương 2, phẩm Tâm thăng bằng, phần Đất, Đức Phật đã dạy: “Có hai hạng người, này các Tỳ kheo, Ta nói không thể trả ơn được. Thế nào là hai? Mẹ và cha. Nếu một bên vai cõng mẹ, một bên vai cõng cha, làm vậy suốt trăm năm cho đến trăm tuổi; nếu đấm bóp, xoa gội, tắm rửa và dầu tại đấy cha mẹ có đại tiểu tiện, như vậy, này các Tỳ kheo cũng chưa làm đủ hay trả ơn đủ mẹ và cha. Vì cớ sao? Vì rằng, này các Tỳ kheocha mẹ đã làm nhiều cho con cái, nuôi dưỡng chúng khôn lớn, giới thiệu chúng vào đời này” [14].

Qua đoạn kinh, Đức Phật dạy rõ không dễ báo đáp công ơn cha mẹ, dù cho những người con đã hết lòng phụng dưỡng, chu cấp đầy đủ về vật chất cũng không đền ơn được với sự đau đớn, nguy hiểm có thể mất mạng khi sanh con, sự vất vả khi nuôi dạy con ở những năm tháng đầu đời, sự lo lắng thức trọn năm canh mỗi khi con bệnh… Cha mẹ còn là người sẵn sàng hy sinh mạng sống của mình để đổi lấy mạng sống của con, có thể dành tất cả những gì tốt đẹp nhất của đời mình cho con, không màng khó khăn, nguy hiểm và có thể làm tất cả vì con.

Vì vậyĐức Thế Tôn dạy đệ tử phải luôn tâm niệm báo đền công ơn cha mẹ nhưng để báo đáp được phải khuyến hóa cha mẹ hướng đến con đường thiện lành, phát khởi tín tâm đối với Tam bảo và dần dần thực hành lời Phật dạy như: giữ giới, bố thí… Từ đó, cha mẹ có được những phước báo thù thắng và sanh về cõi lành khi thân hoại mạng chung, làm được như vậy mới là những người con chí hiếu.

Thế Tôn đã dạy trong Kinh Tăng Chi Bộ: “ Này các Tỳ kheo, ai đối với cha mẹ không có lòng tin, khuyến khích, hướng dẫn, an trú các vị ấy vào lòng tin; đối với cha mẹ theo ác giới, khuyến khích, hướng dẫn, an trú các vị ấy vào thiện giới; đối với cha mẹ xan tham, khuyến khích, hướng dẫn, an trú các vị ấy vào bố thí; đối với cha mẹ theo ác tuệ, khuyến khích, hướng dẫn, an trú các vị ấy vào trí tuệ. Như vậy là làm đủ và trả ơn đủ cho cha và mẹ” [15].

Theo tuệ giác của Đức Thế Tôn, sự hiếu thảo của con cái đối với cha mẹ không chỉ dừng lại ở sự phụng dưỡng về vật chất mà còn phải hướng dẫn về tâm linh khiến cha mẹ ngày càng phát triển thiện tâm, tin sâu Phật pháp, gieo trồng cội phước cho nhiều đời sau.

KẾT LUẬN

Cuộc đời của Đức Thế Tôn đã thể hiện rõ nét tinh thần hiếu thảođặc biệt là đối với phụ vương và hoàng hậu cùng di mẫu của Ngài. Dù rằng khi xuất gia, Ngài đã để lại rất nhiều sự thương nhớ, đau buồn đối với cha mẹ, nhưng mục đích ra đi của Ngài là tìm sự an lạcgiải thoát chân thật, không còn vướng khổ đau cho cha mẹ cũng như nhân loại. Khi thành đạo, Ngài đã luôn không ngừng hoằng truyền Chánh pháp đến muôn người. Nhưng Ngài cũng luôn quán sát nhân duyên chờ đúng thời để giảng những thời pháp hợp căn cơ đưa họ vào Chánh đạo. Tâm hiếu của Ngài đã viên mãn khi độ đưa cha mẹ đều lần lượt vào dòng bất tử. Những lời dạy của Đức Phật luôn thiết thực hiện tại và vượt thời gianĐặc biệt là những lời dạy về hiếu luôn quan trọng cần được áp dụng và thực hành không chỉ trong thời Phật mà trong mọi thời đại. Như ở Kinh Tương Ưng Bộ I, chương 4, phẩm 1, phần Sữa: “… Theo như lời Thế Tôn dạy, chúng con hiểu rằng, nhiều hơn là sữa mẹ mà chúng con đã uống trong khi lưu chuyển luân hồi trong thời gian dài chớ không phải nước trong bốn biển”[16]. Qua lời dạy của Ngài về hạnh hiếu, chúng ta càng thấy mình hạnh phúc hơn khi đã trở thành đệ tử Phật đã và đang thực hành theo lời của Ngài để từ đó biết được cách báo hiếu chân chánh, hiểu rõ về nghiệp trong vòng luân chuyển sanh tử luân hồiĐồng thờihành giả phải định hướng cho cha mẹ tác tạo thiện nghiệp, thăng hoa trong đời sống ở tương lai, để trả ơn cha mẹ trong muôn một.

Sự hiếu thảo không dừng lại ở sự cung cấp vật chất, phụng dưỡng lúc già yếu mà quan trọng là chính bản thân đang thực hành theo lời Phật dạy và hướng dẫn cha mẹ theo Chánh phápđạt được những thiện quả tốt đẹpthù thắng. Đó là hạnh phúc to lớn nhất trong cuộc đời khi biết cha mẹ đã bước theo con đường chân chánh, đạt đến an vui trong đời này và mãi mãi về sau. 

SC. Thích Nữ Trung Tâm
(Trích từ: Tạp chí Văn Hóa Phật Giáo 397)

 

Chú thích và tài liệu tham khảo:

Sư cô Thích Nữ Trung Tâm, Học viên Cao học Phật học khóa IV tại Học viện Phật giáo Việt Nam tại TP. Hồ Chí Minh.

[1] Hòa thượng Thích Minh Châu dịch (2002), Tương Ưng Bộ II, Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam ấn hành, tr. 820.

[2] Trương Vĩnh Ký dịch (1991), Minh tâm bữu giám, Nxb. TP. Hồ Chí Minh, tr. 38. 

[3] Sđd, tr. 39.

[4] Hòa thượng Thích Minh Châu dịch (2012), Kinh Tiểu Bộ tập III, Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam ấn hành, tr. 733. 

[5] Hòa thượng Thích Minh Châu dịch (2012), Kinh Trung Bộ II, Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam ấn hành, tr. 449.

[6] Minh Đức Triều Tâm Ảnh (2013), Con gái Đức Phật, Nxb. Tôn giáo, tr.9-10.

[7] Đại Đức Narada Maha Thera, The Buddha and His Teachings; Phạm Kim Khánh dịch Việt (2013), Đức Phật và Phật pháp, Tái bản lần thứ sáu, Nxb. Tôn giáo, tr. 205.

[8] Thích Trung Hậu-Thích Hải Ấn sưu tập (2009), Đức Phật Thích Ca đã xuất hiện như thế, Nxb. Văn hóa Sài Gòn, tr. 432. 

[9] Maha Thong Kham Medhivongs (1991), Lịch sử Đức Phật Tổ Cồ Đàm, Nxb. TP HCM, tr.136.

[10] Thích Chơn Thiện (2009), Phật học khái luận, Nxb. Phương Đông, tr. 25.      

[11] Thích Trung Hậu-Thích Hải Ấn sưu tập (2009), Đức Phật Thích Ca đã xuất hiện như thế, Nxb. Văn hóa Sài Gòn, tr. 425-426.

[12] Thích Chơn Thiện (2009), Phật học khái luận, Nxb. Phương Đông, tr.  25.      

[13] Vô Tác Giới Biểu, Tỳ Kheo Ni Thể Thanh dịch Việt (1998), Luật Tứ Phần Tỳ Kheo Ni Giới Bổn Lược Ký, Nxb. TP HCM, tr. 9-10.

[14] Hòa thượng Thích Minh Châu dịch (2005), Tăng Chi Bộ I, chương 2, phẩm Tâm thăng bằng, phần Đất, Nxb. Tôn giáo, Hà Nội, tr. 98.

[15] Hòa thượng Thích Minh Châu dịch (2005), Tăng Chi Bộ I, chương 2, phẩm Tâm thăng bằng, phần Đất, Nxb. Tôn giáo, tr. 98.

[16] Hòa thượng Thích Minh Châu dịch (2002), Tương Ưng Bộ II, Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam ấn hành, tr.530.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 11831)
Việc Sầm Hoa dịch từ “tự viện” thành “chùa”, và lược dịch “Ấn Độ giáo cao cấp tăng lữ” thành “cao tăng” tức là đã có chủ ý nhắm đến đạo Phật, muốn bôi nhọ chư Tăng.
(Xem: 10730)
Những khám phá độc đáo và những lời dạy về sự giác ngộ đã trở nên gần gũi hơn qua việc thực hành tôn giáo, với khái niệm lúc ban đầu về Phật giáo đang tiến triển dần...
(Xem: 11257)
Con đường mà mỗi người phải trải qua quả thật đầy rẫy những chướng ngại, hoang mang và lầm lẫn. Vì thế phải cần có một vị thầy đích thật...
(Xem: 12315)
Trí Hải đã vượt suối trèo non tìm lên chùa Từ Vân trên núi Ngọc Trảng, phía Tây núi Kim Phụng, đến gặp thiền sư Trúc Lâm...
(Xem: 10366)
Diễm phúc sao trong phút cuối trong một đời kẻ vô nghì như tôi với quá nhiều tội lỗi lại được Hoà Thượng trụ trì ngồi niệm hồng danh Phật tiếp dẫn.
(Xem: 11530)
Hạnh phúc của con người không đến từ sự thù hận, tức giận cho nên sự trang trải tình thương trong cuộc sống xã hội là điều cần thiết nhất để hóa giải sự xung đột.
(Xem: 10911)
Xin nhớ rằng: chính nhờ những trải nghiệm khổ đau chúng ta mới đánh giá đúng đắn và hiểu thấu giá trị đích thực của hạnh phúcan lạc...
(Xem: 10668)
Thường hay tự nhủ rằng: Mình không có được cái diễm phúc sanh nhằm thời có Phật, nhưng được nghe Pháp Phật; được gặp người bạn đồng tu và được làm thân người.
(Xem: 10118)
Thiện tâm không chấp nhận máu đổ để chiến thắng nên ăn chay, không giết hại muôn loài là giải nghiệp sát sanh.
(Xem: 11466)
Những năm trước, hai gốc tùng trước sân như hai đứa trẻ, dáng điệu miệt mài trong cơn gió hiu hắt của mùa thu. Quanh năm suốt tháng, không một lời qua lại...
(Xem: 10248)
Đức Phật không phải là quan tòa để phán xử và tự cho mình có quyền phép để đưa người này vào Thiên Đàng hay đẩy người kia xuống Hỏa Ngục.
(Xem: 11146)
Tôi hát cho mẹ bài Năm Uẩn Chẳng Là Ta phổ nhạc từ Bát Nhã Tâm Kinh. Mắt mẹ vẫn nhắm chặt, hơi thở lên xuống đều đặn.
(Xem: 12716)
Cuộc tu là một chiến trận, binh lực phải được vận dụng để đối phó với những gì thật sự là đối phương, chẳng để nhằm vào những khóm lau bụi cỏ để hái hoa bắt bướm.
(Xem: 11013)
Ðối với đạo Phật, cái chính là tinh thần từ bi bình đẳng. Từ bi bình đẳng là một trong những đặc điểm nổi bật và quan trọng nhất trong Phật Giáo.
(Xem: 11955)
Sự khác biệt của mọi vật là do nghiệp riêng của chúng, chứ bản chất chúng vẫn là Chân Như. Như sóng sanh khởi từ đại dương, biến thành một làn sóng di động...
(Xem: 12009)
Một chậu quỳnh hoa có nhiều nụ là tin tức được mọi người đón chờ. Chậu hoa được đặt gần bên chánh điện, món quà sang nhất của thiền viện...
(Xem: 10503)
Tháng 8, đất trời hân hoan chào đón những đợt nắng mới, nô nức và nồng nhiệt như cảnh đồng loại đang nô đùa ngoài bể xa.
(Xem: 10927)
Khi đời sống nội tâm của bạn được lành mạnh, sung túc thì cuộc sống bên ngoài cũng sẽ ảnh hưởng theo và ngày càng trở nên phong phú.
(Xem: 10556)
Thực ra, tên gọi và hình thức món chay sẽ không là gì nếu ta không quá xem trọng nó. Mọi vật sẽ trở nên bình thường như những món quà hương vị của cuộc sống...
(Xem: 13538)
Thật vậy, luôn có một sự tương quan chặt chẽ giữa lòng vị thahạnh phúc. Nhiều công trình nghiên cứu còn cho thấy là hành động cho mang lại nhiều xúc động tốt đẹp hơn...
(Xem: 11237)
Thủy vừa nói vừa đưa mắt nhìn ra xa. Đôi mắt đen láy đượm buồn. Trong nhà Thủy là người giống mẹ hơn cả, đặc biệt là đôi mắt.
(Xem: 10587)
Vậy, Tiểu Sư Phụ đi đâu? Cô bé hỏi. Nhìn đôi mắt thủy sắc, tôi trả lời - trả lời với chính mình, đi đâu à? Tôi cũng hỏi câu này nhiều lắm rồi.
(Xem: 10454)
Ca ngợi con ngườihoa sen không chỉ là tôn vinh sự chiến thắng vinh quang sau cùng của chúng, mà còn là ca ngợi sự kiên nhẫn, chịu đựng, gian khổ khó khăn...
(Xem: 12728)
Không ai có thể biết trước những gì sẽ xảy ra vào ngày mai... Thế nhưng ta vẫn có một niềm tin... Vậy thì hãy hành xử một cách tốt đẹp nhất và không hối tiếc gì cả.
(Xem: 11671)
Tôi tự nghĩ hóa ra khủng hoảng kinh tế cũng là những gì liên hệ đến xúc cảm. Tôi nghĩ rằng người ta dung túng quá đáng các thứ xúc cảm tàn phá, chẳng hạn như sự tham lam...
(Xem: 15074)
Tôi cảm thấy rằng những hệ thống không thực tế do con người tạo ra cuối cùng sẽ trở lại trong cung cách nhân bản tự nhiên. Chúng tôi yêu mến tự do.
(Xem: 16335)
Tiết Vu Lan bâng khuân nhớ Cha công dưỡng dục, mùa Báo hiếu bùi ngùi thương Mẹ đức cù lao... Thích Hạnh Tuệ
(Xem: 11803)
Ta hiện hữuhiện hữu với cha mẹ, với thầy, với bạn. Ta hiện hữuhiện hữu với con người, với muôn loài và với thiên nhiên. Không có cha mẹ thì sẽ không bao giờ có ta.
(Xem: 11660)
Không biết tự bao giờ, hình ảnh cái hàng rào quê bình dị, thân thương gắn liền với tuổi thơ nhọc nhằn nhưng cũng nhiều niềm vui đã in sâu trong tâm thức của tôi.
(Xem: 14038)
Như một vị Đạt Lai Lạt Ma đầu tiên du hành sang phương Tây, ngài cũng đã ca tụng những đạo đức bất bạo động đến hàng triệu người...
(Xem: 12183)
Con thuyền sau những tháng năm đưa khách qua sông, rồi đỗ mục ở bến sông đời lặng lẽ… Thích Hạnh Tuệ
(Xem: 13721)
Điều cần thiết, trước nhất, là xóa tan cội rễ của những cảm xúc tiêu cực, của phiền não, tiêu trừ chính nguồn gốc của sân hậnthù oán.
(Xem: 12159)
Nắng đã biến thành là thứ tâm linh vô giá, che chở cho đời, cho con người, như bàn tay của Bồ tát Quán Thế Âm, đem niềm vui hạnh phúc cho nhân loại.
(Xem: 11614)
phải chăng sau cánh cửa hẹp là phương trời phóng khoáng, sau ưu phiềnan lạc thảnh thơi, sau bất hạnhhạnh phúc ngọt ngào…
(Xem: 13202)
Theo sự nghiên cứu, chúng tôi không hề thấy có việc đốt vàng mã cúng tế người chết được ghi trong tam tạng kinh điển của nhà Phật.
(Xem: 14327)
Tôi nghĩ con người phải mang theo tâm linh của họ - - và sự đấu tranh của họ. Và tôi nghĩ có thể là một phương pháp bất bạo động.
(Xem: 11865)
Chư Tăng sống có mục đích công ích thì quần chúng sẽ không xa rời đạo Phật; chư Tăngquần chúng đều hướng vào tâm linhcông ích xã hội...
(Xem: 12540)
Giáo lý của Đức Phật bao gồm hai mặt của một thực tại, đệ Nhất nghĩa đế thuộc bình diện siêu việtđệ nhị nghĩa đế thuộc về thế giới hiện tượng.
(Xem: 12167)
Chức năng chính của chùa chiền tự viện là hoằng duơng Phật pháp, thực tập lời Phật dạy và tổ chức các hoạt động có tính giáo dục chứ không chỉ là du lịch mà thôi.
(Xem: 12056)
Để có cái nhìn sâu sắc và thấu triệt được mọi vấn đề của cuộc sống, bạn chỉ cần lặng lẽ quan sát thân tâm mình và hoàn cảnh đương tại một cách rõ ràng, khách quan...
(Xem: 11623)
Trong một kiếp người ta có vật chất ta cũng không thể mang theo lúc chết, không có gì là của mình ngoài nghiệp, điều lành, phước báu mình đã tạo.
(Xem: 11451)
Ngày mới vào lớp một, ngày đó lớp một nhỏ nhất, không có mầm chồi lá như bây giờ, tôi đã có một người bạn. Khá thân. Hắn thương tôi lạ.
(Xem: 11495)
Ở khía cạnh tu học thì những người bạn đạo hoặc huynh đệ đồng tu chính là người thầy của mình, bởi sự tu tập và những kiến giải của họ...
(Xem: 11354)
Đây là cuộc lễ kéo dài nhiều ngày nhất và quan trọng nhất, vì, ngoài lễ cầu hòa bình, còn kèm chúc mừng sinh nhật và truyền quán đỉnh đặc biệt.
(Xem: 13256)
Tôi xem thật là quan trọng để có một đời sống hạnh phúc. Cội nguồn chính của hạnh phúc là trong chính chúng ta.
(Xem: 11634)
Cho đến nay tư tưởng Phật Giáo đã thấm nhuần trong tâm hồn Dân Tộc Việt Nam thành một khối keo sơn khó phai mờ và lay chuyển...
(Xem: 13378)
Ngược dòng thời gian, cách đây cả 2300 năm, Trung quốc là nước đã biết trồng dâu nuôi tầm, lấy kén ươm tơ dệt lụa... Lê Chương
(Xem: 11868)
Những hình ảnh về các sinh hoạt lễ hội của chùa và đình vẫn còn in đậm trong ký ức tôi cho đến ngày nay... Huỳnh Kim Quang
(Xem: 13692)
Vườn tâm hoa tuệ của những câu chuyện đầy yêu thương sẽ được theo những bước chân của mình trên những vấn đề của cuộc sống nơi xứ người để mang lên sẻ chia...
(Xem: 12429)
Tất cả những gì Ngài chọn, tất cả cả những gì Ngài làm và tất cả những gì Ngài nói đều là hành hoạt của một vị Thánh, của một vị Phật.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant