Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Huỳnh Kim Quang: Đọc ‘Triết Lý và Thi Ca’ của Thầy Nguyên Siêu để ‘Nghe Dòng Sông Nói’

08 Tháng Mười Một 202215:54(Xem: 1632)
Huỳnh Kim Quang: Đọc ‘Triết Lý và Thi Ca’ của Thầy Nguyên Siêu để ‘Nghe Dòng Sông Nói’

Huỳnh Kim QuangĐọc ‘Triết Lý và Thi Ca’ của Thầy Nguyên Siêu để ‘Nghe Dòng Sông Nói’


hd-wallpaper-6917223_1280-780x470

Nhà thơ, nhà văn nổi tiếng người Đức Hermann Hesse có lần viết trong tác phẩm “Siddhartha” rằng:

“Cả hai đều lắng nghe dòng nước, đối với họ đó không chỉ là dòng nước, mà còn là âm ba của cuộc sống, tiếng nói của cái đang là, tiếng nói của cái sắp là.”

Cùng một cảnh trạng như vậy, Hòa Thượng Thích Nguyên Siêu viết rằng:

“Ngồi một mình trên tảng đá, bên cội tùng bờ sông. Nhìn dòng nước lặng trôi. Êm đềm, không mảy động. Ngồi để nghe dòng sông nói.”

Đó là một đoạn được trích từ trang 27 trong tác phẩm “Triết Lý và Thi Ca” của Hòa Thượng Thích Nguyên Siêu (từ đây trở xuống xin được gọi là Thầy cho thân mật) đã được Phật Việt Tùng Thư xuất bản tại California, Hoa Kỳ vào năm 2021.

Chỉ bằng một loại bút pháp đơn giảnngôn ngữ dung dị như thế thôi, Thầy Nguyên Siêu đã diễn bày được bao ý nghĩa sâu lắng của triết lý và thi ca vốn là chủ đề bao la rộng lớn khôn cùng.

Tôi tâm đắc bốn chữ “nghe dòng sông nói.” Để nghe dòng sông nói là một việc tưởng như dễ mà không dễ chút nào. Thầy Nguyên Siêu không gọi dòng sông chảy mà gọi là dòng sông nói. Nhìn dòng nước sông chảy thì chỉ thấy nước sông đang chảy, chậm hay xiết, một cách tự nhiên như bản chất thiên nhiên của dòng nước sông là thế từ ngàn đời. Nhìn như thế thì người nhìn chỉ thấy tình trạng nước sông đang chảy mà không phải là dòng sông đang nói. Chữ “nói” biểu thị cho một hành động phát ngôn có chủ ý, giống như khi chúng ta nói điều gì đó. “Dòng sông nói” tức là dòng sông đang thổ lộ bằng một thứ ngôn ngữ riêng biệt của nó về một điều gì đó. Trong cách nói của dòng sông ắt phải có cái chủ ý hay cái tình ý của nó, vì nếu không như vậy thì Thầy Nguyên Siêu đã không gọi “dòng sông nói.”

Nhưng bằng cách nào Thầy Nguyên Siêu nghe được tiếng nói của dòng sông? Trong đoạn trích trên Thầy đã cho chúng ta biết một ít chi tiết làm sao Thầy nghe được dòng sông nói:

“Ngồi một mình trên tảng đá, bên cội tùng bờ sông. Nhìn dòng nước lặng trôi. Êm đềm, không mảy động.”  

Thầy cho chúng ta biết rằng Thầy: ngồi một mình, trên tảng đá, bên cội tùng ở bờ sông, nhìn dòng nước lặng trôi, không mảy động. Thầy viết “ngồi một mình” mà không viết ngồi cô đơn một mình. Đây chắc chắn là một chủ ý, bởi vì Thầy “ngồi một mình” mà không cảm thấy cô đơn, buồn tẻ. Có lẽ Thầy còn muốn mô tả cuộc sống độc cư của một vị Tỳ-kheo ở chốn rừng núi cô tịch. Đó là lối sống vốn được Đức Phật khuyến khích những đệ tử xuất gia của Ngài nên thực hành để có thể tu tập thiền định và chứng đắc đạo quả. “Ngồi một mình” như thế cũng có nghĩa là ngồi với sự rũ bỏ những ràng buộc của thế sự đảo điên, cũng có nghĩa là ngồi với các tâm rỗng lặng không vướng mắc, điều mà Thầy viết là “không mảy động.” Bằng tư thái sống tịch lặng như thế, Thầy đã mở cái tâm rỗng lặng và bình an vô sự đến vạn cảnh chung quanh để lắng nghe từ sâu thẳm từng tiếng nói của các loài hữu tình và vô tình, mà trong đó có tiếng nói của dòng sông.

Chỉ cần đọc một đoạn như thế, chúng ta thấy Thầy Nguyên Siêu đã rải ra trên trang sách bao nhiêu là triết lý, bao nhiêu là văn chương!

 Nhưng đâu phải chỉ có chừng đó. Tác phẩm “Triết Lý và Thi Ca” của Thầy Nguyên Siêu, dày 577 trang với hai thứ tiếng Việt và Anh (bản tiếng Anh do Diệu Kim và Nguyên Đức thực hiện), còn chứa đựng nhiều triết lý và thi ca hơn nữa. Đặc biệt, trong tác phẩm này còn có 205 đoạn thơ 4 câu và phần Ca từ gồm nhiều bài thơ như lời nhạc.

Thầy Nguyên Siêu có một quan điểm về triết lý và thi ca khá đặc biệt. Thầy không triết lý theo kiểu triết học cao siêu của những triết gia kinh viện. Triết lý của Thầy Nguyên Siêu là nhìn sâu thẳm vào bản chất của những hiện tượng, những sự vật, những thứ hiện hữu chung quanh trong cuộc sống của Thầy để liễu ngộ bộ mặt thật của mọi hiện hữu, mà đôi khi rất đơn giản, rất gần gũi, chứ chẳng xa xôi hay cao siêu diệu vợi gì cả. Chẳng hạn như trong Lời Nói Đầu, Thầy viết:

“Triết lý khô như vách đá. Thi ca ướt như sương đẫm. Vách đá nhuốm hơi sương. Sương đẫm tươi vách đá, cả hai hỗ tương nhau tạo thành sức sống như năng lượng phù trầm, tương dung tương nhiếp, một mực không rời.” (Sđd., tr. 9)

Sao mà dung dị và gần gũi, nhưng không thiếu sự sáng tạo và chiều sâu hun hút của trực quan nhìn thấu suốt vào một hiện tượng rất mực đời thường! Trong cái nhìn hàm ngụ triết lý và thi ca ấy của Thầy còn chuyên chở cả tư tưởng sâu thẳm của triết lý nhà Phật về mối tương quan, tương duyên, tương tức, tương nhập của giáo nghĩa trùng trùng duyên khởi.

Lại một lần khác, khi quán sát chiếc lá của hoa ngọc lan rụng và nằm yên trên phiến đá giữa trưa hè nắng cháy, và rồi héo úa vào buổi chiều, Thầy Nguyên Siêu trực nhận ra ngay nơi ấy cái “triết lý sống và chết” của vạn hữu. Thầy viết:

“Chiếc lá ngọc lan rụng về cội. Nằm yên gác đầu trên phiến đá. Nắng về trưa đốt cháy ngọc lan, khô dòn như bao chiếc lá trên rừng, mang sắc thắm ban mai, chiều trở thành héo úa. Như sự vận chuyển của thời gian đến đi vô tận. Nuôi sự sống. Đốt cháy sự sống. Một triết lý sống và chết, thiên thu bất tận.” (Sđd., tr. 21)

Phải có một tâm hồn bén nhạy và trí tuệ tỉnh giác thì mới có thể nhìn ra được bản chất của các pháp xảy ra chung quanh Thầy như thế.

Trong “Triết Lý và Thi Ca,” Thầy Nguyên Siêu cũng kể lại những ký ức của Thầy về quê hương, mái chùa làng và tình mẹ. Nhớ về tuổi thơquê nhàảnh hưởng của ngôi chùa làng lên tâm hồn trong trắng, Thầy viết:

“Nơi tôi lớn lên giữa một cánh rừng miền núi. Xa vắng xóm làng, thưa thớt dân quê. Thỉnh thoảng mới có con trâu đi trên đường đất khúc khuỷu. Cứ mỗi chiều về là buồn da diết. Một nỗi buồn ủ kín dưới những lớp lá mục quanh đây, mà trải qua bao nhiêu mùa mưa nắng cũng chừng ấy.” (Sđd., tr. 77)

Về ngôi chùa làng, Thầy kể:

“Trong làng có một ngôi chùa quê. Từ nhà tôi đi bộ đến chùa mất khoảng 45 phút hay một tiếng. Mỗi tháng Mẹ, Ba và anh tôi đi chùa hai lần. Rằm và mồng một. Sinh hoạt dưới mái chùa quê ấy. Chùa có Thầy trụ trì, mới gặp loáng thoáng đâu đó cũng thấy quê quê. Chiếc áo tràng bạc mầu. Chiếc y hậu mòn cũ. Da mặt sạm nắng. Đôi tay hơi chai săn. Nhưng trong dáng dấp quê quê ấy, tôi thấy mà cảm nhận được có một cái gì đó ẩn nét từ bi, tấm lòng hiền hòa trong Thầy.” (Sđd., tr. 77)

Ở một đoạn khác, Thầy kể tiếp về ảnh hưởng của ngôi chùa làng đối với cuộc sống đạo đức, tâm linh của người dân quê:

“Chùa làng tôi có con đường đất nhỏ cỏ mọc hai bờ xinh tươi. Có gió mát, mưa rào, làm duyên quê tu Phật. Nhờ vậy mà xóm làng yên vui, thái hòa. Chùa làng tôi có tình thương Mẹ hiền Quan Âm, ngàn mắt ngàn tay cứu độ. Rưới nước cam lồ. Xoa dịu nỗi đau. Cành dương nước tịnh nhiệm mầu. Bình đẳng vô phân biệt, cơ cầu, cảm ứng tùy duyên. Chùa làng tôi thiêng liêng như tiếng chuông chiều về, rạt rào, tình tự rót vào cỏ, vào hoa, vào lòng người dân dã, dập tắt nỗi oan khiên, muộn phiền. Thầm nhớ về chùa làng, một quê hương diệu vợi.” (Sđd., tr. 82, 83)

Tác giả cuốn “Triết Lý và Thi Ca” đã cảm nhận được ý nghĩa của một thứ triết lý sống trong chính “mái chùa xưa,” và “tiếng chuông cổ tự” có khả năng làm “vơi đi bao điều tang thương dâu bể.” Thầy Nguyên Siêu đã viết:

“Nếu ai kia đã từng lặn lội, bôn ba trên trường danh lợi; và nếu ai kia đã bao lần trải qua những đắng cay thử thách của cuộc đời thì giờ đây trong khung cảnh trầm mặc, u tịch này tấm lòng như vơi bớt đi bao điều tang thương dâu bể, lắng dịu tâm tư sạm nắng của gió táp mưa sa. Quỳ đó, chắp tay quý kính. Mắt nhìn Phật. Miệng lâm râm Bồ Tát Quan Âm, hay Địa Tạng Vương, mà cảm thấy lòng thanh thản, yên vui. Đây là triết lý sống hay ý vị thi ca của quê hương, đạo pháp.” (Sđd., tr. 36, 37)

Tình mẹ cũng đã được Thầy nói đến một cách trịnh trọng, chân thành, tha thiết và cảm động. Trong ký ức còn sống động của Thầy về người Mẹ thương yêu:

“Bóng  Mẹ chiều nay, trong chiếc áo bà ba đen, đầu đội nón, tay bưng cái rổ nhỏ đi chợ, chú nhìn Mẹ thấy rõ niềm vui trên khuôn mặt, thì ra vì có tôi về thăm Mẹ. Cứ mỗi lần như thế là Mẹ vui. Mẹ hết đau, hết bịnh. Như thường ngày, mỗi tối Mẹ xúc một trách than lửa rồi phủ tro để dưới giường cho ấm. Xong buổi cơm tối, Mẹ tôi ngồi bên cửa sổ nói chuyện gia đình. Mẹ nói: “Tui biết ông ở bên tui là ông khổ, nhưng tui không muốn ông đi xa tui, cho đến khi nào tui chết, thì ông tự do đi và chừng ấy ông mới hết khổ.” Nguyên văn lời nói của Mẹ là vậy. Tôi luôn nhớ cho đến hôm nay. Khi nghe Mẹ nói, tôi nhìn Mẹ cầm tay xoa xoa:

“- Mẹ cho con đi tu 20 năm rồi mà, đâu có phải một sớm một chiều nữa đâu mà nói được ở bên cạnh Mẹ. Sao khi xưa Mẹ bắt con lên chùa ở, dù nhớ Mẹ, muốn về thăm mà Mẹ cũng không cho. Đi tu là phải xa nhà, xa Mẹ mà.

“Tình Mẹ là vậy đó, đã cho con đi tu, nhưng luôn canh cánh bên lòng.” (Sđd., tr. 62, 63)

Chỉ một câu nói của người Mẹ mà Thầy nhớ cho đến hôm nay đã đủ cho thấy tình Mẹ dành cho Thầy bao la, lai láng đến mức nào. Nó không màu mè, khách sáo. Nó thật mộc mạc, đơn sơ. Đó là tình thương tuông chảy ra một cách tự nhiên từ trái tim yêu thương không bờ bến của người Mẹ.

“Mẹ đi nhổ mạ ngoài đồng
Cấy vào thửa ruộng đơm bông trĩu đầy
Bát cơm bốc khói chiều nay
Công lao của Mẹ cấy cày của Cha.”

Đó là đoạn thơ thứ 130 trong phần thơ ca tiếp theo những bài viết ngắn kể chuyện ngày xưa tuổi trẻ của Thầy trong “Triết Lý và Thi Ca.” Phần thơ này có tất cả 205 đoạn, mỗi đoạn 4 câu mà Thầy sáng tác theo thể tự do, không theo thể loại quy luật thơ nào cố định và cũng không thống nhất trong một chủ đề nào, nghĩa là tùy cảm hứng.

Có những đoạn thơ trong phần này làm cho tôi dừng lại và đọc tới đọc lui vài lần để thưởng thức ý vị của thi ca. Chẳng hạn xin trích một vài đoạn như sau:

“Hương phấn hoa cau vương mùi hương khế bưởi
Mái rạ la đà đun từng sợi khói lam
Ngồi ru con Mẹ hát bài ca dân tộc
Dân tộc này quê hương ngàn dặm nước non.” (đoạn 87)

Hoặc là:

“Trên triền núi đứng nhìn hoàng hôn tắt
Dòng sông xa ẩn dưới rặng dừa xanh
Nước vẫn chảy đám lục bình trôi nổi
Xuôi về đâu hởi một kiếp nhân sinh.” (đoạn 30)

Còn nữa, nhớ về thời hành điệu, tức là thời thơ ấu mới vào chùa cạo tóc đi tu:

“Tôi hành điệu dưới mái chùa xưa nho nhỏ
Quanh hàng dừa xanh rợp bóng mát mù u
Khi chiều về nghe vang vọng tiếng công phu
Lúc sáng sớm ra đứng nhìn dòng sông chảy.” (đoạn 85)

Và đây là đoạn lục bát rất hiếm trong phần thơ này. Đoạn thơ phản phất triết lý vũ trụnhân sinh theo quan điểm vô thường biến dị của nhà Phật:

“Lê chân mỏi gót phong trần
Rừng cây thay lá nhuộm màu đất khô
Dế giun làm những nấm mồ
Nằm nghe sương rụng mơ hồ đêm khuya.” (đoạn 181)

Nói tóm lại, còn rất nhiều điều đáng để đọc và thưởng thức từ triết lý đơn sơ, mộc mạc của cuộc sống chung quanh mà Thầy Nguyên Siêu cảm nhận được đến những áng văn chương làm rung cảm lòng người đọc trong “Triết Lý và Thi Ca.” Rất tiếc trong khuôn khổ của một bài viết giới thiệu ngắn nên không thể đi xa hơnđào sâu vào từng khía cạnh để cống hiến cho bạn đọc.

Bạn đọc có thể liên lạc về Chùa Phật Đà, 4333 30th Street, San Diego, CA 92104, để có một cuốn “Triết Lý và Thi Ca” trong tủ sách gia đình và từ từ đọc để thưởng thức.

Xin kính cảm ơn tác giả Hòa Thượng Thích Nguyên Siêu và xin trân trọng giới thiệu đến quý bạn đọc cuốn “Triết Lý và Thi Ca.”

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 13889)
Một ngày, nếu dành cho Thân dăm phút thực sự ngồi yên; rồi bằng quyết tâm, biết đâu sự kỳ diệu sẽ đến, là Tâm và Ý cũng ngồi yên như Thân.
(Xem: 13059)
Dù chỉ mới là những lời giới thiệu cô đọng nhưng súc tích của mỗi vị giảng sư nhưng đại chúng đều cảm nhận được biển tuệ mênh mông của quý ngài...
(Xem: 14485)
Thù hận có thể có những lợi ích ngắn hạn trong việc thúc đẩy những hành vi vị tha nhưng về lâu về dài sẽ làm hao mòn nhân cách. - Đức Đạt Lai Lạt Ma & Paul Ekman.
(Xem: 14408)
Thông điệp từ trái tim của mỗi người sẽ là sợi dây truyền thông đến cộng đồng, bằng sự tương tác và tương tức; rằng, nếu mình phát đi tình thương thì người khác sẽ cảm nhận được...
(Xem: 19303)
Buổi sáng ra vườn, nhìn lên trời cao bồng bềnh mây trắng/ Nhìn xuống khu vườn, còn thơm ngát sương lan/ Nhìn ra đầm sen, nở rộ những cánh sen hồng...
(Xem: 13715)
Chúng ta ai cũng có sẵn trong lòng tình thương bao la, mang tình thương bao la đó mà làm việc, ta sẽ vượt mọi trở ngại bên trong và bên ngoài
(Xem: 15511)
Người thanh niên lái xe chỉ kịp bỏ vội đồng 5 xu vào cái nón mê của bà cụ rồi lại vội vã đánh xe đi, tránh những tiếng còi xe đằng sau inh ỏi.
(Xem: 13897)
Nó đến Úc, vào lúc Brisbane đang vào mùa hoa phượng tím... Những góc trời tím màu hoa. Chị nói chắc mấy cây phượng nở hoa đón em...
(Xem: 14708)
Sớm. Phố hãy còn lặng lẽ trùm chăn trong cái lạnh của màn sương dày đặc. Mây kéo về giăng kín khiến khí trời thêm buốt giá.
(Xem: 15256)
Mùa sen nở, mùa của những linh thiêng nơi thánh tích và trong lòng người. Những thông điệp được phát đi giữa mùa sen cũng là tiếng nói của lương tri con người trước hiện tại.
(Xem: 14774)
Cuộc sống là một dự án do chính mình thực hiện. Cuộc sống của bạn hôm nay là kết quả của những thái độ và sự chọn lựa của bạn trước đây.
(Xem: 13939)
Cuộc sống là một chuỗi những điều ưu tiên. Và những điều ưu tiên hàng đầu của bạn là gì? Hãy dành cho những người mà bạn yêu quý hơn 5 phút trong quỹ thời gian hằng ngày của bạn.
(Xem: 13525)
Có hai người bạn đang dạo bước trên sa mạc. Trong chuyến đi dài, hai người nói chuyện với nhau và đã có một cuộc tranh cãi gay gắt.
(Xem: 12779)
Bên trong cửa chùa, Nhân trở thành nhà làm vườn chuyên nghiệp tràn đầy niềm say mê sáng tạo cùng với nhiệt tình năng nổ của tuổi trẻ. Hắn có nhiều dự tính cho tương lai.
(Xem: 13987)
Khi tôi nhìn trăng trước mắt, tôi nghĩ đến trăng nửa khuya loáng thoáng trên tàu lá chuối sau vườn cũ. Tôi nghĩ đến đèn trung thu lúc nhỏ. Tôi nghĩ đến cái chõng tre giữa sân trên đó...
(Xem: 13142)
“Hôm nay cá nhân tôi sống dưới ánh sáng từ bi của Đạo Phật và tôi đã mang tình thương yêu ấy đến với mọi người, không phải do tôn giáo của tôi mang đến, mà việc nầy khởi đầu bằng tình thương của người mẹ không biết chữ của tôi…”
(Xem: 13698)
Anh và em là những người có đạo. Nhưng đạo của chúng ta là một tôn-giáo nhân bản, một tôn giáo không hề có tín lý hay giáo điều...
(Xem: 13054)
Tôi cố gắng để phát triển một động cơ hay quyết định, mà như một thầy tu Đạo Phật, cho đến khi Phật quả của tôi, cho đến khi tôi đạt đến Phật quả...
(Xem: 12983)
Tin vô thường, ta biết mọi điều không thể mãi mãi như thế này, để không hí hửng vênh vang với cái mình có được, hoặc đau khổ nhụt chí với những thất bại mất mát...
(Xem: 13284)
Bạn sẽ thật sự hạnh phúc khi tiếng nói của nội tâm của mình được vang vọng trong chiều hướng thăng tiến của tâm linh, không còn sự chấp thủ...
(Xem: 14761)
Thật là dễ nếu cảm ơn những thứ tốt đẹp, nhưng cuộc sống bao giờ cũng tạo cơ hội mới cho mọi người cảm ơn cả những thứ chưa hoàn hảo nữa.
(Xem: 14993)
Giá trị của thành công được đo bằng thước đo của sự khó khăn, như lời Đức Phật dạy: “Ở đời đừng cầu không khó khăn hoạn nạn, vì không khó khăn hoạn nạn thì kiêu sa nổi dậy”.
(Xem: 13122)
Mênh mông là nước, xanh xanh sâu lắng, cười đùa. Vung tay là nước, cười ra nước, hồn của nước non. Giữa khoảng không nầy, không gì có thể bám víu.
(Xem: 15091)
Có những lần ta lắng nghe chiếc lá… Chiếc lá nói rằng… …em thoát thai từ mẹ cây, em sống bởi sự vay mượn khí trời, ánh nắng...
(Xem: 21918)
“Bạch mai, em đi mãi”. Không có sự dừng lại trong vòng chuyển dịch sinh -diệt, diệt – sinh. Nó đắp đổi nhau tạo nên dòng chảy cuộc đời.
(Xem: 15203)
Vô thường không phải là một điều xấu, nó cũng có mặt tốt: nếu hạnh phúc không tồn tại mãi mãi, thì sự bất hạnh cũng không vĩnh cửu.
(Xem: 14290)
Vậy là bên dưới những cuộc chiến, luôn có góc khuất, sự ẩn tàng của bình yên. Nếu khéo tay một chút, ta có thể phát huy năng lượng tươi tắn của đóa hoa...
(Xem: 14779)
Đối với người biết trích lấy tinh khí của cuộc sống thì chết không có nghĩa là sự suy tàn cuối cùng, nhưng là sự kết thúc trong thanh tịnh của một đời sống trọn vẹn...
(Xem: 14348)
Thiện do Đức Phật trình bày, thiện ấy là tốt đẹp, cao thượng và hoàn chỉnh. Thiện ấy là xuyên suốt mọi thời gian mà không phải từng giai đoạn.
(Xem: 17564)
Nhớ về những điều xưa cũ để định vị mình của hiện tại, để trân quý những gì đã qua, để biết ơn những người đã ở bên mình, là động lực cho mình...
(Xem: 17822)
Có thì có tự mảy may, Không thì cả thế gian này cũng không. Vừng trăng vằng vặc in sông, Chắc chi có có, không không mơ màng. Phan Trang Hy
(Xem: 17836)
Mây trắng bay đi đây đó, phơi mình trong nắng, thế mây trắng có thong dong không? Tôi hỏi và ngồi thật im, quán thật sâu để nghe mây trắng trả lời...
(Xem: 13895)
Trước thế kỷ này các nhà khoa học và thần học đều giả định giống nhau rằng vật chất không thể được tạo ra (hoặc hủy diệt) bằng các phương tiện có trong thiên nhiên.
(Xem: 13538)
Vào cõi thơ Mặc Giang một thoáng chơi, ta càng say đắm, trí tuệđạo đức con người càng tăng trưởng, cảm nhận được niềm vui vô tận.
(Xem: 12790)
Đừng để đến lúc ly biệt rồi mới thấy tiếc nuối những ngày tháng tương phùng. Đừng để tới giờ chia cách rồi mới bàng hoàng nghĩ đến những phút giây gặp gỡ...
(Xem: 14698)
Chúng ta chỉ có hai lựa chọn. Một là cố gắng một cách điên cuồng để đảo lộn mọi thứ, hai là cố gắng chấp nhận hoàn cảnh.
(Xem: 15052)
Ngày nay càng có nhiều sự thừa nhận qua sự phát triển và chứng minh của khoa học về sự nối kết gần giữa trạng thái của tâm và hạnh phúc.
(Xem: 15654)
Bằng việc quán tưởng về tiền bạc, chúng ta có thể cảm nhận được cả hai mặt của đồng tiền: nó có thể dìm ta xuống mà cũng có thể đưa ta lên...
(Xem: 15888)
Chẳng hay tự thuở nào, mỗi buổi sáng mở mắt bỏ chân xuống đất tìm dép để đi là con gọi mẹ. Cất bước, bước chân đầu tiên trong ngày là con gọi mẹ.
(Xem: 15492)
Một tâm thức an bìnhthanh thản giúp ta phát huy tình thươnglòng từ bi dễ dàng hơn, đấy là hai phẩm tính giúp ta loại bỏ mọi sự ganh tị, sợ hãi và nóng giận.
(Xem: 13141)
Đạo Phật nói cho tất cả chúng ta rằng, mọi người trên trái đất nầy đều là anh em. Tất cả chúng ta đều là người con của đức Phật. Bởi vì trong mỗi chúng ta đều có Phật tánh.
(Xem: 15239)
Cô bé choàng tỉnh giấc. Trời đêm. Vắng. Lạnh. Gió se sắt. Một giọng nói êm đềm cất lên: "Chào con gái của mẹ. Con hãy gia nhập đời sống trong khoảnh khắc vô cùng.
(Xem: 15658)
Trong năm giới luật (ngũ giới) dành cho những người con Phật tại gia, giới thứ tư là “không nói dối”. Rất nhiều người Phật tử đồng ý rằng, giới này là giới khó thực hiện nhất.
(Xem: 16417)
Nói dối, ta đã từng. Nói dối, có nghĩa là ta không thật thà. Có lúc bụng dạ ta thật thà nhưng ta nói dối và có khi bụng dạ ta không thật thà và ta nói dối…
(Xem: 16153)
Ai đó bảo, ngay khi cho bạn đã nhận lại (rất nhiều). Và thế là tôi áp dụng mệnh đề đó cho bằng an - một giá trị cao quý nơi tâm hồn...
(Xem: 17246)
Thông thường, người ta nói đến bạn có nghĩa là nói đến những thực thể đồng loạicon người. Và thường người ta bỏ quên những thực thể khác...
(Xem: 15760)
Chúng ta điều hòa với đa nguyên tôn giáo như thế nào, điều rất cần thiết trong thế giới hiện nay, với sự quan tâm sâu sắc đến tín ngưỡng của chính chúng ta?
(Xem: 14429)
Năm nay sẽ là một năm đặc biệt để người Nhật trải nghiệm sâu sắc về lẽ vô thường, hư ảo của cuộc sống qua từng cánh hoa rơi.
(Xem: 15410)
Một ngày mùa xuân, thi sĩ ngồi tĩnh tâm bên bờ nước trong vườn. Trời mưa nhè nhẹ, văng vẳng đâu đây tiếng chim bồ câu rung rúc vang vọng lại.
(Xem: 17157)
Daisy là đóa hoa của nàng công chúa Bạch Tuyết, có trái tim yêu thương không sợ hãi - dù gặp bà mẹ ghẻ phù thủy độc ác mà nàng không hận thù.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant