Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Ước Mơ Của Mùa Xuân

20 Tháng Giêng 202309:04(Xem: 2254)
Ước Mơ Của Mùa Xuân

Ước Mơ Của Mùa Xuân 

Tiểu Lục Thần Phong

 Ước Mơ Của Mùa Xuân



Trời rét căm căm, giá băng phủ một lớp mỏng trên sân đậu xe trông bóng loáng như kiếng, lớp băng mỏng trơn trượt ấy là cái bẫy, bước đi không khéo là té sập mặt như chơi. Không gian im ắng đến tuyệt đối, người đời thường bảo thế gian này chẳng có chi là tuyệt đối , nhưng rõ ràng sự im lặng tịch mặc của đêm đông vùng trời phương ngoại này quả là sự tịch lặng tuyệt đối. Bầu trời lấp lánh với vô số ngôi sao sáng trên nền đen thẫm vi diệu.

Steven ngồi xem ti vi, thỉnh thoảng liếc xem đã gần đến nửa đêm chưa. Bà xã ngồi bên hỏi:

“ Trời lạnh thế này mà anh định lên chùa à? Dịch dã vẫn còn căng lắm, liệu có ai đi không?”

“ Lạnh thì lạnh, mỗi năm có một lần giao thừa, lên chùa lễ Phật cầu nguyện cho năm mới tốt đẹp an lành và cũng là hưởng một chút không khí tết cổ truyền. Dịch thì dịch, chùa vẫn thực hiện giãn cách”

“ Mặt đường đóng băng rồi, anh đi cẩn thận, nhớ về sớm”

“Ok, honey”

Steven có thói quen thường lên chùa đêm giao thừa, sống ở hải ngoại khôtng có cơ hội về quê đón tết thì lên chùa hưởng một chút không khí xuân, một chút hơi hướng của phong tục cổ truyền. Hai năm nay vì dịch, số lượng người lên chùa đêm giao thừa giảm hẳn đi, mọi người sợ lây bệnh vả lại chùa cũng hạn chế bớt vì lệnh giãn cách của chính quyền sở tại. Hải ngoại đang mùa đông lạnh buốt, cây cỏ trơ trụi lá nhưng ở chùa vẫn có mai vàng đào phấn, pháo đỏ bánh chưng xanh, có khói hương trầm phảng phất gợi nhớ những ngày xưa thơ ấu.

 

**

Năm ấy pháo giao thừa bùng lên rộn rã thay cho tiếng đại bác ru đêm, tiếng súng trường gắt gỏng. Tiếng pháo mừng xuân mới, mừng hiệp định hòa bình đã được ký kết ở Ba Lê. Một lát sau khi pháo giao thừa dứt hẳn thì mẹ Steven cũng chuyển dạ, đêm hôm khuya khoắt, vả lại đêm giao thừa biết làm sao giờ? Ngoại bèn chạy sang nhà bà mụ hàng xóm để nhờ đỡ đẻ trong thời khắc đặc biệt này. Thằng bé chào đời ngon lành, khóc oe oe sau tiếng pháo giao thừa. Ngoại nói với người nhà:

“ Hòa bình rồi, nay mai thằng bé lớn lên sẽ sống trong sự an lànhhọc hành đầy đủ, không còn phải lo đi quân dịch, không còn chết chóc thương vong vì chiến tranh”

Đâu chỉ mình ngoại, hồi ấy cả miền nam ai cũng mừng và hy vọng hòa bình. Cả thế giới cũng kỳ vọng vào hiệp định hòa bình. Sự đời mấy ai ngờ, mấy ai nhìn thấu được sự thật đằng sau những tờ giấy được ký kết ấy.

Thế rồi chiến tranh vẫn tiếp diễn và còn khốc liệt hơn, chiến tranh kéo dài cho đến ngày miền nam sụp đổ hoàn toàn. Thế rồi những đêm giao thừa đen tối, những ngày tết cơ cực của thời kỳ hậu chiến. Những cái tết đầy khó khăn nhưng dù gì thì cũng ba ngày tết, mọi người, mọi nhà cũng sắm sửa chút ít bánh mức hoa quả để đón xuân. Những tấm áo mới cho con trẻ, những nồi bánh chưng bánh tết bập bùng lửa trong những ngày cuối năm, những chậu hoa mai vàng được lặt lá, cắt tỉa uốn cành để đợi xuân sang. Cả một thời khốn khó, tuy nhiên lúc này người ta vẫn chưa cấm pháo; những nhà khá giả thì mua pháo tổng, pháo đại. nhà nghèo thì tràng pháo chuột gọi là. Thời khắc đêm giao thừa sao mà thiêng liêng quá. Ai cũng cảm nhận sự rung động của tâm hồn mình, ai cũng mở lòng ra với đất trời với tha nhân, tạm quên những nhọc nhằn oan khốc của đời thường. Ai cũng cảm thấy sự giao thoa của đất trời, của thời gian. Ai cũng cảm nhận dường như tổ tiên cũng vui vầy với con cháu…Thời khắc giao thừa thiêng liêng lắm, mọi người chờ đợi và hy vọng, bao nhiêu tâm nguyện ước mơ đều hiện rõ trên gương mặt, trong lời thì thầm khấn vái.

Ngoại mặc áo dài lễ Phật, cúng tế tổ tiên. Ba mẹ cũng áo dài thẳng thớm để nối gót ngoại. Tuị trẻ con thì cứ quắn quýt bên tràng pháo ngoài hiên. Pháo giao thừa nhất định phải chờ đúng thời khắc mới đốt, tuy nhiên trước đó pháo vẫn nổ râm ran khắp xóm làng, phố phường. Đêm giao thừa mọi người thầm cầu mong cho năm mới an lành tốt đẹpmọi người tương thân tương ái nhau. Bọn con trẻ thì đơn giản hơn nhiều, chỉ mong tết để khỏi học bài, được đi chơi thả ga, ăn hàng tới bến luôn. Đúng mười hai giờ, pháo giao thừa đồng loạt bùng lên, tiếng nổ giòn giã vang khắp đất trời, tiếng pháo đì đùng, ùng oàng, lép bép… đủ các loại thanh âm và nhịp điệu. Pháo nổ giàn trời, ánh sáng từ pháo lóe lên khắp đó đây, mùi thuốc pháo bay nồng trong không gian, xộc vào mũi người ta. Cái mùi thuốc pháo cay nồng ấy lại làm cho người ta thích thú và nó in sâu vào trong ký ức của mỗi con người. Tiếng pháo làm cho lòng người phấn chấn hưng phấn hẳn lên, tiếng pháo kích vào những tiềm ẩn sâu trong tâm thức con người. Tiếng pháo giao thừa vừa quen thuộc thân thương lại vừa thiêng liêng huyền hoặc hằn sâu vào tạng thức của bao nhiêu thế hệ người Việt Nam.

 

**

Sáng mồng một tết, Steven chở con gái đi viếng những chùa gần trong vùng, tuy dịch dã vẫn còn, trời vẫn lạnh căm căm… nhưng những tà áo dài vẫn tha thướt khắp sân chùa. Người Việt xa quê ai cũng mong mỏi ngóng trông về nguồn cội, nguồn cội giờ xa quá, chỉ có lên chùa mới có thể sống lại chút dĩ vãng ngày xưa, lên chùa lễ Phậtcầu chúc năm mới an lành. Có lẽ nhiều người trong chúng ta cũng biết đến hai câu thơ của nhà sư – thi sĩ Huyền Không:

“ Mái chùa che chở hồn dân tộc

  Nếp sống muôn đời của tổ tông”

Mùa xuân hải ngoại không thể rộn ràng vui như cố quận mình nhưng cũng giữ được chút ít cái hồn dân tộc, cái truyền thống dân tộc ở xứ người. Tiếng pháo mừng xuân mới lại nổ rộn ràng ở sân chùa, lá cờ năm màu bay phất phới trong gió gợi lên cả một cung trời quê hương, nơi đó có những lễ hội làng quê, nơi đó có những truyền thống bao đời dù rằng cũng đã mai một ít nhiều. Những đồng hương gặp nhau ở chùa dù thân quen hay xa lạ ai cũng cười vui tươi tắn, chúc nhau an lạc, chúc xuân hạnh phúc thịnh vượng, chúc năm mới với những lời tốt đẹp nhất, hy vọng tương lai tươi sáng và thịnh vượng hơn những ngày tháng qua.

Ngày cuối tuần, hội xuân dân tộc thật vui, cũng có múa lân, đốt pháo, lì xì, bầu cua cá cọp...Những tà áo dài đủ kiểu cách, màu sắc, hoa văn… lại thướt tha trẩy hội giữa vùng ngoại phương. Những gương mặt tươi như hoa xuân giữa mùa đông hải ngoại.

Tết dân tộc dù ở cố quận hay ở hải ngoại cũng vậy. Người Việt ai cũng nhớ đến chiến công hiển hách lẫy lừng có một không hai của tộc Việt. Mùa xuân Kỷ Dậu, vua Quang trung và nghĩa quân Tây Sơn đã đánh tan đội quân xâm lược Mãn Thanh, giữ gìn toàn vẹn lãnh thổ, khôi phục nền độc lập dân tộc. Hình ảnh vua Quang Trung mặc áo bào vàng sạm khói súng lẫm liệt cỡi voi vào thăng Long là một hình ảnh hào hùng đẹp đến nao lòng. Mùa xuân Kỷ Dậu là đỉnh cao của bản anh hùng ca dựng nước và giữ nước, là  mùa xuân rực rỡ nhất của tộc Việt, là mùa xuân đẹp nhất trên mảnh đất hình chữ s bên bờ trùng dương

Mùa xuân tưng bừng với muôn hoa, rộn ràng với pháo đỏ bánh chưng xanh, mùa xuân mãi còn vang vọng trong đất trời, trong hồn người. Bài hịch đánh giặc Mãn Thanh của mùa xuân Kỷ Dậu vẫn còn dư âm đến muôn đời:

“ Đánh cho để dài tóc

   Đánh cho để đen răng

   Đánh cho nó chích luân bất phản

   Đánh cho nó phiến giáp bất hoàn

   Đánh cho sử tri nam quốc anh hùng chi hữu chủ”

Mùa xuân hải ngoại trời lạnh lắm nhưng lòng người ấm áp vì nhớ về những mùa xuân dân tộc. Những người con Việt thầm mong những mùa xuân mới của nước nhà được tự dodân chủ và thịnh vượngMùa xuân dân tộc ước nguyện quốc gia phải toàn vẹnđộc lập chủ quyền được giữ gìnnhân quyền được tôn trọng, người trong ngoài tương ái tương thân.

 

Tiểu Lục Thần Phong

Ất Lăng thành, 09/22

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 2068)
Trong rất nhiều phương pháp giảng dạy thì phương pháp định hướng tư tưởng được đức Phật chú trọng sử dụng trong lời dạy của mình.
(Xem: 2256)
Đức Phật dạy về nhân quả thật rõ ràng. Ai gây nhân tạo mười loại nghiệp bất thiện thì chịu quả đi đến ác xứ, không thể đổi khác được.
(Xem: 2529)
Bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ hiện đang được xem là yếu tố quan trọng đối với sự tiến bộ kinh tế, xã hộidân chủ
(Xem: 2559)
Buông là một triết lý nhân sinh của nhà Phật. Triết lý đề cao năng lựctrí tuệ cá nhân trên con đường vạn dặm dứt bỏ luân hồi nghiệp báo “trở thành Thánh Nhân (ariya savaka)”.
(Xem: 2093)
Phước đức là những việc làm lành thiện được làm ở bên ngoài hình tướng như bố thí, cúng dường, từ thiện, giúp ích cho mọi người…
(Xem: 2546)
Phật tử chân chính là người theo Phật, yêu quý Ngài, kính trọng giáo pháp của Ngài và đi theo con đường...
(Xem: 1883)
Thói đời, chúng ta thường hay nghe mọi người than rằng: “Kiếp nhân sinh của ta, là gì - ra sao?”
(Xem: 1985)
Đức Phật dạy được làm người là khó. Mong sao mọi người hiểu được Chánh pháp, cố gắng tu dưỡng để ít nhất được tái sinh trời, người.
(Xem: 2266)
Phật tử chân chính là người theo Phật, yêu quý Ngài, kính trọng giáo pháp của Ngài và đi theo con đường Tám Bước Cao Quý mà Đức Phật đã trải qua biết bao gian khổ mới tìm được.
(Xem: 2790)
Người giữ giới không sát sanh được Thiện thần bảo hộ, tai ách tiêu trừ, tuổi thọ dài lâu, con cháu hiếu thảo hiền lương, mọi chuyện đều may mắn tốt đẹp.
(Xem: 1709)
Phật Giáo đã có mặt trên quê hương Việt Nam kể từ thời bình minh dựng nước của 2000 năm trước.
(Xem: 1618)
Nhà thơ, nhà văn nổi tiếng người Đức Hermann Hesse có lần viết trong tác phẩm “Siddhartha” rằng: “Cả hai đều lắng nghe dòng nước, đối với họ đó không chỉ là dòng nước, mà còn là âm ba của cuộc sống, tiếng nói của cái đang là, tiếng nói của cái sắp là.”
(Xem: 1813)
Chúng ta sinh ra và lớn lên trong cuộc đời này nhưng không phải ai cũng hiểu được nhờ đâu mà ta sinh ra hay mất đi và vì nhân duyên gì mà ta khổ đau hay hạnh phúc?
(Xem: 1647)
Phật Giáo đã có mặt trên quê hương Việt Nam kể từ thời bình minh dựng nước của 2000 năm trước.
(Xem: 2222)
Nếu một người có nghị lực, tâm trí, trong sáng trong suy nghĩ, lời nóiviệc làm một cách cẩn trọngcân nhắc, kiềm chế các giác quan của mình, kiếm sống theo Luật (Dhamma) và không vô tâm, thì danh vọng và tài lộc của người có tâm đó đều đặn tăng lên.
(Xem: 2389)
"Một thời Đức Phật du hóa tại nước Xá-vệ, trong rừng Thắng, vườn Cấp Cô Độc. Bấy giờ Đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:
(Xem: 2093)
Hạnh “bố thí” là một trong sáu hạnh của Bồ-tát làm phương tiện đưa đạo vào đời, đem lại niềm vui và xoa dịu nỗi đau của chúng sanh.
(Xem: 1878)
Từ nơi cao rộng mới thấy bao quát toàn cảnh bên dưới. Nào là núi, nào là rừng. Núi xa thì màu nhạt đi, núi gần thì sậm màu đất đá. Rừng thưa thì thấy cả những đường mòn quanh co xuyên qua các thảm lá mục và những tảng đá phong rêu; rừng sâu thì chỉ xanh một màu lá.
(Xem: 1792)
Trong kinh Thừa tự pháp, đức Phật dạy hàng đệ tử nên thừa tự giáo pháp của Ngài chứ không nên thừa tự tài vật của Ngài.
(Xem: 1973)
Người xưa thường nói: “Chúng ta chỉ có thể kiểm soát được hành động, nhưng không thể kiểm soát được kết quả” Xin Hãy Buông Gánh Nặng Xuống.
(Xem: 1710)
Dù những vật hữu tình hay vô tình đều có cội nguồn hình thành, lá rụng về cội, nước chảy về nguồn.
(Xem: 2705)
Khi bàn về cái tôi, người ta thường nói hóm hỉnh rằng: trong cuộc sống, cái tôi mà thệm dấu nặng thì thành TỘI; cái tôi huyền thì thành TỒI; và cái tôi sắc thì thành.. TỐI.
(Xem: 1859)
Muốn đi vào con đường giải thoát an vui thì phải đi qua con đường vô ngã, phải giải trừ, phải giảm nhẹ tình chấp ngã, không đường nào khác.
(Xem: 2190)
Tôi chưa từng chứng kiến sự ra đi của bất cứ ai. Trước khi mẹ tôi trở nên quá yếu, tôi chưa từng thấy ai bệnh nặng cả.
(Xem: 2155)
xuất gia hay tại gia, giàu hay nghèo, nam hay nữ, trẻ hay già cũng đều phải biết điều tiết, chế ngự tâm mình.
(Xem: 2500)
Có người nói tu không cần học Phật Pháp cũng được, chỉ cần học một pháp môn nào đó rồi chuyên tu pháp môn đó thì kết quả còn tốt hơn học nhiều pháp môn mà không chuyên tu.
(Xem: 1816)
Phật tử, chúng ta phải hằng ngày tự thân tu tập, tụng kinh, niệm Phật, ngồi thiền để tự cải tạo tâm mình theo hướng chân, thiện, mỹ.
(Xem: 2003)
Đừng đặt nặng vấn đề sống, chết. Đừng nghĩ đến điều đó. Chỉ cần thanh lọc tâm trí của bạn, thì điều đó sẽ an bài tất cả mọi thứ.
(Xem: 1870)
Trụ là ở chùa; Trì là gìn giữ trông nom chùa. Nghĩa là đối với sự uỷ thác của thập phương tín thí, nhân dân sở tại phải hết tâm, hết sức.
(Xem: 2046)
Đã xuất gia thì không ai là người ác cả, ác Tỷ kheo dùng để chỉ cho những người xuất gia tiến bộ chậm, chưa chuyển hóa các tập khí xấu ác của chính mình.
(Xem: 2620)
Quốc gia nào cũng vậy, bên cạnh những cái đẹp vẫn có cái xấu. Nếu cái tốt nhiều, cái xấu ít thì không đáng lo ngại.
(Xem: 3690)
Trong cuộc sống thường ngày có nhiều người rất dễ rơi vào tình trạng đau khổ, bởi vì có quá nhiều áp lực, nhiều gánh nặng, nhiều ưu tư, nỗi buồn trong lòng.
(Xem: 2295)
Những thành bại, được mất, hơn thua, tranh đoạt, tham vọng và thù hận v.v… sẽ chẳng có giá trị gì nếu như gần kề với cái chết.
(Xem: 2295)
Theo Thế Tôn, người tu mà không có lòng tin thiện pháp là một biểu hiện của bần cùng.
(Xem: 1679)
Cây phong đầu ngõ đã dần dần chuyển sắc lá. Lá vàng chen lá xanh. Lác đác vài chiếc lá phong chỉ mới úa vàng đã rơi quanh gốc, không theo tiến trình sinh trụ hoại diệt của thiên nhiên.
(Xem: 1988)
Các vị thiền sư tu tập theo pháp Phật khẳng định rằng tuy tâm khônghình dáng nhưng chúng ta có thể phân biệt được lúc nào tâm khỏe mạnh và lúc nào tâm bệnh hoạn.
(Xem: 2319)
Hôm trước, tôi có chia sẻ một phương cách để đối trị vọng tưởng, tâm chạy đi lang thang chỗ này chỗ kia bằng cách...
(Xem: 2323)
Khi có một điều không may mắn, bất như ý xảy đến thì đa phần chúng ta đều nghĩ và thậm chí đổ lỗi là do nghiệp.
(Xem: 2162)
Buông bỏ tất cả để tu hành vốn không bị xem là ích kỷ, thậm chí đó là cao thượng nhưng rũ bỏ trách nhiệm trước một thực trạng gia đình ngổn ngang là không thể chấp nhận, đáng bị phê phán.
(Xem: 3126)
Pháp luân nghĩa là bánh xe Phật pháp. Dhamma trong tiếng Pali (Nam Phạn) có nghĩa là Pháp Bảo, lời dạy từ Đức Phật.
(Xem: 2145)
Nghiệp nói cho đủ là nghiệp quả báo ứng, tức đã gây nhân thì có kết quả tương xứng, và quả đến sớm hay muộn khi hội đủ nhân duyên, hội đủ điều kiện.
(Xem: 2538)
Đây là một lời dạy phù hợp với cái nhìn sâu sắc cốt lõi của Phật giáo: rằng chúng ta đau khổ bởi vì chúng ta tin rằng chúng ta có một cái tôi.
(Xem: 2053)
Một nhóm sinh viên đến chùa để tìm hiểu về đạo Phật và kiến trúc chùa nhằm phục vụ cho chương trình học. Có một em tự giới thiệu mình là tín đồ của đạo Thiên Chúa.
(Xem: 1984)
Duyên khởi cho bài viết này là từ một bản tin BBC News có nhan đề “Thiền định chánh niệm có thể khiến con người xấu tính đi?”
(Xem: 2193)
Đời người như một giấc chiêm bao, sinh-lão-bệnh-tử là điều hiển nhiên không ai tránh khỏi, cuối con đường bóng xế ngả chiều ta rời bỏ nơi đây với bàn tay không.
(Xem: 2496)
Đức Phật không phải là một vị Thượng đế, vậy thì tại sao giáo huấn của Ngài là một tôn giáo và tại sao Phật tử tôn thờ Ngài như Thượng đế?
(Xem: 2059)
Xưa nay, nhân loại vẫn mơ ước một thứ ngôn ngữ chung, một thứ ngôn ngữ trực tiếp phản chiếu và thông diễn mọi sắc thái của thực tại sống động
(Xem: 2455)
Giáo pháp tứ y trong đạo Phậtgiáo pháp nói về bốn phương pháp thực tập sự nương tựa (y cứ) dẫn đến giác ngộ giải thoát.
(Xem: 2423)
Giáo pháp của Đức Phật tuyên thuyết là một sự trải nghiệm sinh động mang tính ứng dụng rất thiết thực chứ không phải là những giáo thuyết
(Xem: 3015)
Duyên khởi cho bài viết này là từ một bản tin BBC News có nhan đề “Thiền định chánh niệm có thể khiến con người xấu tính đi?”— và từ một số cuộc nghiên cứu khác đã giúp chúng ta có cái nhìn đa diện hơn về Thiền chánh niệm, một pháp môn nhà Phật đang thịnh hành khắp thế giới.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant