Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Quan Niệm Về Nhân Quả Trong Triết Học Phật Giáo

23 Tháng Hai 202318:08(Xem: 2041)
Quan Niệm Về Nhân Quả Trong Triết Học Phật Giáo
Quan Niệm Về Nhân Quả Trong Triết Học Phật Giáo  

Nguyễn Tiến Nghị

hoa sen


Tư tưởng nhân quả Phật giáotư tưởng nổi bật trong nhân sinh quan Phật giáo. Tư tưởng nhân quả của Phật giáo có sự kế thừa nhất định đồng thời có sự phê phán các khía cạnh khác nhau trong các quan niệm chính thống và không chính thống của triết học Ấn Độ, để từ đó xây dựng nên hệ thống quan điểm nhân quả riêng.

 1. Đặt vấn đề
 
Phật giáo là một trong những tôn giáo lớn trên thế giới, ra đời ở Ấn Độ cho đến nay đã có hàng nghìn năm tồn tại và phát triển. Trải qua thời gian và bao thăng trầm Phật giáo vẫn là một trong những hệ tư tưởngtôn giáo có nhiều đóng góp trong dòng chảy lịch sử tư tưởng nhân loại, đặc biệt là những vấn đề nhân sinh.
 
Phật giáo là một trong các tôn giáo quan tâm nhiều đến cuộc đời con người hiện thực, hướng con người đến việc tự giải thoát để tự tìm hạnh phúc. Tư tưởng nhân quả của Phật giáo ngay từ đầu đã ăn sâu, bén rễ trong suy nghĩ, tình cảm người dân mọi tầng lớp nhân dân. Người Việt Nam rất coi trọng tư tưởng nhân quả, ông cha ta vận dụng lý nhân quả để xây dựng đạo lý, răn đời và răn mình như là luật bất thành văn để mỗi người biết tự suy xét và sống sao cho thật tốt. Do vậy nhân quả Phật giáotác dụng răn dạy từ bên trong mang tính tự nguyện từ mỗi người, nên giá trị nhân văn rất bền vững.
 
2. Nội dung tư tưởng nhân quả cơ bản của Phật giáo
 
Trong quan niệm nhân quả Phật giáo có ba phạm trù cơ bản là nhân, duyên và quả, chúng có mối liên hệ mật thiếtchuyển hóa cho nhau. Với mỗi phạm trù Phật giáo lại có sự phân tích cụ thể, thấu đáo.
 
Khi nói đến Nhân, Phật giáo cho đây là yếu tố chính, có trước, sản sinh ra cái khác. Nhân ở đây là cái làm khởi lên, tạo ra cái khác. Tuy nhiên Phật giáo nhấn mạnh nhân phải được hiểu là tổng nhân, hợp nhân. Trong các cuốn kinh văn của Phật giáo, ban đầu một trong những từ thường dùng nhất để diễn tả nghĩa cả hai từ tạo ra kết quả (duyên khởi) và nhân quả là paticcasamuppada (đó là sự kết hợp của hai từ paticca “đã đến vì” và samuppada “khởi lên”).
 
Theo phân tích của Buddhaghosa (Phật Âm), đức Phật dùng với nghĩa bao hàm sự nhìn nhận một nhóm hay một số nhân. Một nhân ở đây được hiểu bao hàm sự hài hòa của các nhân hợp thành một nhân có khả năng sản sinh ra kết quả và nếu có thiếu sót bất kỳ cái nào trong vài nhân hợp thành một nhân thì sẽ không có kết quả, nhóm các nhân sẽ không thể sản sinh kết quả nếu chúng độc lập với nhau hay thiếu một vài cái trong số chúng. Cho nên qua sự tùy thuộc lẫn nhau, bình đẳng và cùng nhau chúng sản sinh ra kết quả. Điều này được đề cập đến trong kinh điển Pali và ngày nay chúng ta thường quen với từ hetu (nhân trực tiếp) và pratyaya (duyên – nguyên nhân gián tiếp) gắn liền với nhau được sử dụng trong từ điển Pali – Anh ngữ .
 
Trong Kinh A hàm tương ứng với từ hetu (nhân trực tiếp) là từ yinvà pratyaya (duyên – nguyên nhân gián tiếp) là từ yuan . Như vậy cả trong Kinh điển Pali và A Hàm các từ này được dùng đồng nghĩa để chỉ sự đồng thời sinh ra kết quả chứ không phải hetu là nhân và pratyaya là điều kiện phụ trợ cho nhân. Phật giáo không cho rằng nếu hạt giống là nhân (hetu) và đất, mưa, ánh nắng... là điều kiện (pratyaya). Bởi vì khi hạt giống được gieo xuống đồng, nó sẽ mọc nếu được cung cấp tinh hoa của đất và sự ẩm ướt. Hơn nữa hạt giống phải thỏa mãn nhiều điều kiện khác như: nó phải không bị thối, bị vỡ, bị hỏng... Như vậy ở đây không phải chỉ hạt giống là nhân mà các yếu tố vừa nêu đều là nhân và các nhân khởi lên đồng thời. Cũng giống như vậy, Phật giáo quan niệm ngọn lửa của một cây đèn vào lúc canh ba là sự tiếp nối ngọn lửa của canh một. Hai ngọn lửa này tạo ra một chuỗi: cái thứ nhất là nhân của cái thứ hai vì chúng có cùng tính chất, bấc và dầu không phải là nhân mà chỉ là những cái hoạt động đồng thời với cái khác để sinh ra kết quả .
 
Như vậy, khi nói về nhân quả Phật giáo thừa nhận một hệ thống trong đó các nhân đều tùy thuộc lẫn nhau. Sự tùy thuộc này được gọi là duyên sinh (paticcasamuppada) . Phái Nhất thiết hữu bộ là những người đầu tiên đã phân biệt giữa nhân (hetu) và duyên (pratyaya). Họ lập ra thuyết sáu nhân (năng tác nhân, câu hữu nhân, tương ứng nhân, đồng loại nhân, biến hành nhân, dị thục nhân) và cũng lập ra thuyết bốn duyên (nhân duyên, đẳng vô gián duyên, sở duyên duyên, tăng thượng duyên). Lần đầu tiên trong lịch sử Phật giáo, các nhà Nhất thiết hữu bộ chấp nhận sự tách đôi này. Tuy cách chia có thể khác nhau nhưng thường thì hầu hết các trường phái kể cả trong và ngoài Phật giáo đều thừa nhận bốn loại duyên cơ bản: nhân duyên, đẳng vô gián duyên, sở duyên duyêntăng thượng duyên và sự chia tách thành nhiều loại duyên chẳng qua chỉ là sự triển khai từ bốn loại duyên cơ bản này mà thành. Có thể nói rằng trong quan niệm ban đầu Phật giáo phân tích rất kĩ yếu tố nhân và nhân phải được hiểu như tổng số bao gồm nhiều yếu tố dẫn tới sự hình thành quả. Cụ thể là do bốn loại duyên cơ bản nêu trên.
 
Nhân duyên: Nhân là năng lực tác động chính, là điều kiện cần, điều kiện tiên quyết; duyên là điều kiện đủ, là hội nhân, để cho năng lực tác động ấy hình thành. Trong loại này nhân duyên đi liền với nhau, ngoài nhân chính thì duyên ở đây chính là các nhân phụ. Nhân và duyên hợp lại với nhau tạo thành hợp nhân tạo nên quả. Vì vậy không thể thiếu yếutố nào trong nhân duyên này để sinh ra quả . Như vậy đây là loại duyên luôn đi liền với nhân, có vai trò rất quan trọng trong việc tạo quả. Duyên này xuất hiện cùng nhân, được coi là cái khởi lên để giúp hay phụ vào sự khởi lên của một cái khác nên thiếu duyên này quả không thể hình thành.
 
Đẳng vô gián duyên (hay còn gọi là thứ đệ duyên) được định nghĩa là nhân kế cận hay tiếp giáp, nghĩa là tất cả làm nhân làm duyên cho nhau một cách liên tục, không bị giãn cách. Hay nói khác đi, pháp trước làm nhân cho pháp sau, pháp sau làm nhân cho pháp trước, các pháp cứ tuần tự làm nhân duyên cho nhau mà sinh khởi liên tục, nếu bị cách trở gián đoạn có nghĩa là thiếu cái duyên này, pháp không sinh ra được. Loại duyên này cho thấy mối quan hệ và vai trò của các sự vật trong thế giới. Bản thân mỗi sự vật được hình thành là kết quả của rất nhiều yếu tố, có liên quan đến rất nhiều cái khác; đến lượt nó lại đóng vai trò là nhân, là duyên cho sự nảy sinh ra cái khác. Mỗi sự vật có vô vàn mối quan hệ vì vậy nó có thể cùng lúc làm duyên cho rất nhiều cái khác. Điều đó cho thấy không phải cứ nhân có trước mất đi rồi quả xuất hiện và cứ thế tồn tại, mà loại duyên này sẽ yểm trợduy trì sự tồn tại cho quả sau khi quả đã xuất hiện.
 
Sở duyên duyên có nghĩa gốc là leo vào, vin vào, dựa vào, nương vào, vướng vào... Như vậy sở duyên duyên là đối tượng để cái khác nương vào, vịn vào. Sở duyên duyên là duyên thế giới khách quan, yếu tố yểm trợ khách quan. Thế giới khách quan là đối tượng để cho thế giới nội tại khởi sinh sự nhận thức . Như vậy, đây là một số duyên khách quan yểm trợ để nhận thức của con người có thể nhận biết được sự tồn tại, vận động, biến đổi của sự vật. Các sự vật phải nương vào các duyên này để biểu hiện sự tồn tại của mình.
 
Tăng thượng duyên gồm có thuận duyênnghịch duyên. Thuận duyênduyên thuận chiều để cho các pháp khởi sinh một cách nhanh chóng từ nhân đến quả. Nghịch duyên là duyên đối kháng làm trở ngại sự sinh trưởng của nhân . Loại duyên này cho thấy duyên cũng đóng vai trò tác động rất lớn đến quả theo hai hướng hoặc là đồng thuận hỗ trợ nhưng những cũng có thể ngược chiều, kìm hãm nhân.
 
Bốn loại duyên cơ bản này cho thấy Phật giáo đánh giá cao vai trò của duyên trong chuỗi chuyển hóa nhân quả, duyên được xác định là nhân khác tổ hợp với nhân chính để tạo quả. Điểm nổi trội của tư tưởng nhân quả Phật giáo so với nhiều tư tưởng khác là nhìn thấy được và xác định được đúng vị trí của duyên. Phật giáo không tuyệt đối hóa vai trò của nhân và cho rằng duyên không có liên quan gì cả, cũng không rơi vào quan điểm đơn giản hóa cho rằng duyên chỉ là điều kiện hỗ trợ xuất hiện lúc đầu cùng nhân khi quả được tạo thành thì duyên không còn vai trò gì nữa. Nhất quán trong tư tưởng của mình Phật giáo luôn đặt cho duyên một chỗ đứng xứng đáng cùng với nhân và quả. Duyên là yếu tố không thể thiếu cùng với nhân để tạo quả và thật ra một sự vật có thể đóng cả ba vai trò vừa là nhân, vừa là duyên, vừa là quả.
 
Vì vậy các sự vật đóng vai trò là duyên không chỉ có một mà có thể có nhiều, quá trình tác động của duyên không chỉ là lúc đầuthường xuyên liên tục, các sự vật cần duyên để biểu hiện và duy trì sự tồn tại của mình. Phật giáo còn cho rằng duyên là yếu tố có thể tác đến nhân theo hai hướng tích cực hoặc tiêu cực nên cũng có thể tác động thuận chiều hoặc nghịch chiều đến quả vậy không thể có nhân hoặc quả cố định và nó cũng chỉ ra cho con người thấy có thể thay đổi chiều hướng tác động của nhân hay chiều hướng biến đổi của quả thông qua quá trình tác động vào duyên.
 
Khi nói đến Quả. Cùng với nhân và duyên, Phật giáo cũng phân tích về quả và sự tạo quả. Tùy vào tác động của yếu tố duyên vào nhân mà quả cũng có thể rất đa dạng, phong phú. Hầu hết các trường hợp khi quả ra đời nó thường ở cùng một cấp độ với nhân ví dụ con gà thì chỉ đẻ ra trứng gà mà không thể có chuyện đẻ ra trứng vịt. Hay trứng gà chỉ nở ra con gà mà không nở ra con vịt . Tuy nhiên trên thực tế từ nhân đến quả còn có các yếu tố duyên xen vào nên tuy quả cùng cấp độ với nhân nhưng vẫn khác nhân. Cũng không nhất thiết một nhân tất yếu đưa đến quả, hay quả phải giống nhân. Tùy thuộc sự can thiệp mạnh yếu của các duyên trung gian, thuận chiều hay nghịch chiều phát triển của nhân mà quả có thể hình thành sớm hay muộn hay cũng có khi không hình thành. Chính vì vậy nếu có một cái hoàn toàn mới ra đời mà lại khác hoàn toàn với nhân thì đó là do sự tác  động của yếu tố duyên đến nhân trong quá trình tạo quả.
 
Gạt bỏ một số yếu tố  có tính tôn giáo trong các quan niệm trên về quả thì có thể thấy Phật giáo nêu ra các trường hợp khác nhau của sự tạo quả để nhấn mạnh rằng cũng giống như nhân và duyên, quả không phải là cái gì đó cứng nhắc, cố định. Quả như thế nào là do tác động của nhân và duyên, nhân và duyên khác nhau, tác động theo các chiều hướng khác nhau thì quả cũng không thể giống nhau. Nhưng dù có khác biệt thế nào thì quả vẫn là từ nhân và duyên mà hình thành vì vậy sẽ tìm được cơ sở giải thích cho mọi trường hợp hình thành quả. Như vậy, nếu so sánh quan niệm nhân – duyên – quả của Phật giáo với các quan niệm của các triết học khác, thì thấy điểm khác của Phật giáo là không đơn giản hay tuyệt đối hóa nhân quả. Ở đây, Phật giáo nhìn thấy vai trò của từng yếu tố nhân, duyên, quả trong chuỗi nhân quả. Nhân quả không phải quá trình một chiều, nhân không phải yếu tố tuyệt đối hình thành nên quả. Sự chuyển hóa nhân – duyên – quả là mang tính phức tạp. Chỉ ra sự phức tạp này Phật giáo dùng để giải quyết vấn đề khổ và thoát khổ cho con người, giúp con người nhận thức tốt hơn về vấn đề này. Mục đích cuối cùng của Phật giáogiải thoát, hướng cá nhân con người đến tự giải thoát khỏi khổ. Chính vì vậy, sự giải thích tỉ mỉ và cặn kẽ của Phật giáo về nhân quả để chỉ ra cho con người thấy rằng khổ là có nguyên nhân, nguyên nhân của khổ có nhiều và cũng do yếu tố duyên tác động mà mỗi người chịu khổ không giống nhau (quả khác nhau) do vậy khổ không phải là cái mang tính chất định mệnh của mỗi người, do thần linh quy định, cũng không phải là cái bất biến không thể xóa bỏ hoặc thay đổi. Khổ do chính con người gây ra. Vì thế chính con người cũng có thể xóa bỏ hoặc thay đổi bằng cách tác động thông qua các yếu tố duyên. Chính duyên là yếu tố có nhiều tác động đến chuỗi chuyển hóa nhân quả nên Phật giáo rất nhấn mạnh đến việc con người có thể thông qua các yếu tố duyên để thay đổi chiều hướng tạo quả theo hướng tích cực, giảm hoặc xóa bỏ tiêu cực. Phật giáo tin rằng khi con người có các hành động tạo nghiệp (thân, khẩu, ý) thiện hay ác thì đồng thời các nghiệp nhân thiện hay ác cũng được khởi lên. Và tùy theo mức độ của nghiệp nhân gây ra mà con người phải chịu các nghiệp quả khác nhau. Nghiệp quả nặng nhẹ khác nhau có thể dẫn con người đến việc phải tái sinh vào các kiếp khác để trả các nghiệp quả mà mình đã gây ra (luân hồi). Quan hệ nhân quả, nghiệp báo, luân hồi là một cách giải thích tất cả các sự việc, hiện tượng xảy ra trong kiếp người, cũng như trong mọi sự vật, hiện tượng.
 
3. Kết luận
 
Tư tưởng nhân quả Phật giáotư tưởng nổi bật trong nhân sinh quan Phật giáo. Tư tưởng nhân quả của Phật giáo có sự kế thừa nhất định đồng thời có sự phê phán các khía cạnh khác nhau trong các quan niệm chính thống và không chính thống của triết học Ấn Độ, để từ đó xây dựng nên hệ thống quan điểm nhân quả riêng. Tư tưởng nhân quả Phật giáo đứng trên lập trường vô thần với giáo lý Duyên khởi làm nền tảng, do đó mà chỉ ra được tính khách quan, tất yếu, vô tận của chuỗi nhân quả. Giáo lý Duyên khởi cho thấy nhân quả là chuỗi chuyển hóa bất tận, do con người tự gây ra vì vướng vào vòng vô minh, không do thần thánh nào ban cho hay sắp đặt. Muốn chấm dứt nhân quả thì phải chấm dứt chuỗi chuyển hóa của mười hai nhân duyên này. Nhân quả Phật giáo giúp con người hiểu cuộc đời vốn không phải là định mệnh hay do thần thánh điều khiển như một số người lầm tưởng. Nhân quả Phật giáo dạy mỗi con người chúng ta bài học quý giá để tự mỗi người xây dựng cho mình một đời sống an lành, hạnh phúc dựa trên chất liệu tự thân. Tin và hiểu nhân quả dường như đã xây đắp nên tính cách con người chúng ta đức tính bao dung, rộng lượng, hiền hòa dễ mến. Chính vì vậytrong đời sống con người luôn phải biết chia sẻ, động viên nhau vượt qua khó khăn hoạn nạn. Ai cũng hiểu rằng đem đến cho người khác những điều bất hạnh thì tự thân sẽ phải đón nhận những quả khổ đau. Ngược lại, làm điều tốt đem lại an vui cho mọi người thì mình sẽ được hưởng hạnh phúc. Giáo lý nhân quả dạy cho con người biết chế ngự mọi bất hạnh, ngăn ngừa cái ác trong tâm khởi sinh, khuyến khích cái thiện sinh sôi, xua tan nghiệp quả, đem lại niềm tin cho bản thân, cho người khác và cho xã hội.
Nguyễn Tiến Nghị
__________________________
Tài liệu tham khảo:
1. Chơn Thiện, Phật học khái luận, Nxb Văn hóa Sài Gòn, 1997.
2. Kalupahana, Nhân quả trết lý trung tâm Phật giáo (Đồng Loại, Trần Nguyên Trung , dịch), Nxb Tổng hợp TPHCM, 2007.
3. Doãn Chính, Kinh văn của các trường phái triết học Ấn Độ, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nôi, 2003.
4. Chân Quang, Nghiệp và kết quả, Nxb Tôn giáo, 2005.
5. Chơn Quang, Luận về nhân quả, Nxb Tôn giáo, 2001.
6. Thường Quang, Nhân Quả Luân hồi, Nxb Hương Đạo, 1960.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 17115)
Không biết Linh đã chạy qua bao nhiêu quãng đường, bao nhiêu dãy phố… khi tiếng rao đêm vẫn còn văng vẳng, cho đến lúc mọi hoạt động đều ngưng bặt...
(Xem: 18275)
Đã mấy canh giờ đi qua, vị sư già xả thiền với tiếng tằng hắng khẽ, Ngài không hề ngạc nhiên về sự hiện diện của người khách lạ trong am cốc.
(Xem: 17698)
Bình thức giấc, ngạc nhiên thấy mình nằm ngủ trong nhà thằng Phi. Chưa kịp nghĩ gì thì mùi thức ăn xộc thẳng vào mũi làm nó nghe dạ dày nhói lên quặn thắt.
(Xem: 17709)
Vậy là sau bốn năm lăn lộn ở chốn phố thị phồn hoa này, cuối cùng thì Hải cũng đã trở về quê, một chuyến về ngoài dự kiến.
(Xem: 17596)
Cầu xin quả tốt lành mà không chịu gieo nhân tốt lành, sợ hãi quả xấu, sợ hãi tai họa xảy đến, mà không dừng tay tạo nhân xấu, sự cầu xin ấy chỉ là việc hoang tưởng.
(Xem: 17547)
Niềm hạnh phúc lớn nhất trong đời tôi chính là giây phút đầu tiên tôi đặt chân vào tòa nhà chánh Pháp. Một luồng rung cảm lâng lâng niềm hỷ lạc...
(Xem: 16744)
Trên đường trở về nhà, con gái cứ luôn ngọng ngọng nghịu nghịu hỏi tôi: “Bố ơi, mấy con cá bị người ta bắt đi thật là tội nghiệp!”...
(Xem: 16070)
Tôi thấy một sự thinh lặng trong một khu vườn thiền, zen garden, ngay gọn không tì vết. Tôi thấy sự thinh lặng nơi một kệ sách với những quyển sách thẳng hàng...
(Xem: 18412)
Từ lâu, tình thương là chất liệu ngọt ngào không thể thiếu trong cuộc sống của con người. Chất liệu đó đã là nhịp cầu nối tâm linh...
(Xem: 15480)
Trời bắt đầu vào thu với những ngày mưa thường xuyên hơn. Không gian se lạnh về theo những ngày nhiều mây và len sang cả những ngày có nắng.
(Xem: 16456)
Ái dụcyếu tố quan trọng đưa đến luân hồi sanh tử trong cõi Dục này. Chúng sanh đã đầu thai vào cõi Dục nghĩa là nghiệp ái dục rất nặng.
(Xem: 16873)
Tôi đã từng lên chùa Ông Núi. Nghe chuyện người tu hành ngày xưa thấy rõ là bậc chân tu. Và thêm một lần nữa, tôi yêu mến những ngôi chùa trên núi.
(Xem: 16315)
Ngay từ khi Thế Tôn còn hiện hữu giữa cuộc đời, những vị Tỳ-kheo đã từng được diện kiến đức Thế Tôn trong những buổi pháp thoại tại tịnh xá Kỳ Hoàn, hay tịnh xá Trúc Lâm.
(Xem: 17838)
Với nhãn căn, chỉ mở mắt ra là lập tức thấy cảnh vật quanh ta, có hoa là thấy hoa, có bướm là thấy bướm, không cần vận dụng một suy nghĩ quanh co nào.
(Xem: 15237)
Cà phê chậm rãi nhỏ giọt, cái màu đen đặc sánh gợi một nỗi đau nhưng nhức. Bản Serenat của F.Schubert từ góc quán cất lên, bản nhạc mà thời còn đi học anh rất thích.
(Xem: 16692)
Con sông Ni Liên Thiền, tên gọi đó đã gắn liền với sự chứng đắc của một bực Thánh nhân xuất thế - Thái tử Tất-đạt-đa, Người đã đến bên dòng sông này sau sáu năm tu khổ hạnh.
(Xem: 21210)
Hãy niệm câu “thần chú” ấy mỗi ngày đi, rồi bạn sẽ thấy “đời rất đẹp”. Đời không phải là rác rưởi, đáng chán, là muộn phiền, âu lo đầy dẫy như bạn từng mặc định.
(Xem: 29841)
Vở Cải Lương Phật giáo đấu tiên được ra đời từ những tâm nguyện ấy ,đó là vở “THÁI TỬ A-XÀ-THẾ”. Soạn giả Dương Kinh Thành
(Xem: 22140)
Người xưa đã cỡi hạc vàng bay xa, Nơi này chỉ còn trơ lầu Hoàng Hạc, Hoàng hạc bay xa không trở lại...
(Xem: 16969)
Tôi say sưa ngắm nhìn cảnh tượng sáng ngời trước mắt tôi, những cành cây trơ trụi của mùa đông bây giờ đã khóac lên mình những hoa lá trắng mềm mại.
(Xem: 16912)
Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận, Đình tiền tạc dạ nhất chi mai. - Dương Kinh Thành
(Xem: 16378)
Một buổi sáng rằm, đầu mùa đông ngoài trời se lạnh, nhưng trong căn phòng khách cửa mở ra hướng Nam không bị gió thổi xốc vào nên cũng khá ấm áp.
(Xem: 15004)
Mất cũng phải hết một ngày đêm suy nghĩ đến nhức đầu mệt óc, cắn trụi móng của ngón tay cái, thằng Thạch mới tìm ra được cách giải cho bài toán hóc búa...
(Xem: 16429)
Không giống cô giáo cũ, khi còn nằm trên giường biết mình đã thức dậy – Tôi luôn có niềm vui đầu tiên là “nhận biết mình còn sống! Tôi còn có mặt trên cõi đời này.
(Xem: 15441)
chúng ta có một cuộc sống may mắn hay rủi ro thì điều ấy đã được quyết định bởi tâm thứchành nghiệp của chính chúng ta. Điều này được biết đến như là định luật nhân quả.
(Xem: 17021)
Chủ quanlạc quan đều là hai thái độ dẫn đến việc người ta sống vô tư, nhưng xét về bản chất thì một bên là không lường trước mọi việc còn một bên thì biết rõ mọi việc và chấp nhận…
(Xem: 15973)
Không gì tuyệt đẹp hơn hình ảnh của mùa xuân, khi hoa đào hoa mai hé nở, khi những mầm xanh đang e ấp chờ đợi trăng nước tháng ngày...
(Xem: 18206)
Con thật may mắn đã đến được với Đạo Pháp bằng tâm chí thành. Tinh hoa của Đạo Pháp được gói trọn trong hai Bồ- Đề Tâm.
(Xem: 16089)
Nhận ra, và xóa sạch được bụi vô minh thì chúng sanh “sẽ thành Phật” đó, lập tức là “Phật đã thành”... Huệ Trân
(Xem: 15244)
Ngày tôi nhận ra con đường đích thực của cuộc đời mình, em đã khóc rất nhiều. Em muốn tôi vẫn là tôi của những ngày mới quen nhau.
(Xem: 14449)
Bản chất của mùa xuânchuyển hóa. Nó có khả năng chuyển hóa đối với những gì đang có mặt nơi nó để nó trở thành mùa xuân cho chính nó...
(Xem: 15443)
Em hãy trở về nhìn sâu vào tâm em bằng đôi mắt thiền quán, với ý chí quyết liệt, với hướng đi cao khiết, với tấm lòng thanh bạchmở rộng...
(Xem: 17845)
Thử tắt điện thoại một ngày… Một cuộc “biến mất” không dự báo trước, đối với nhiều người. Đó là một cách biểu hiện của vô thường, dành tặng cho những người thân-thương.
(Xem: 18000)
Mỗi lần đi qua những cánh đồng đang mùa gặt, tôi lại nhớ về những ngày thơ ấu êm đềm ở làng quê. Cái hương quê ngai ngái mùi lúa mới ấy như cứ mãi vấn vít lòng tôi...
(Xem: 15255)
Nhân dịp đầu năm, đi chùa lễ Phật, nhìn thấy muôn hoa đua nở, vẻ đẹp tao nhã của thiên nhiên như lời chúc phúc tốt lành đến với tất cả mọi người.
(Xem: 14782)
Nói đến Tết, chúng ta thường nghĩ tới một dịp vui đầu năm mới - Tết Nguyên đán (còn gọi là Tết cả).
(Xem: 15531)
Quãng đời ấy, là quãng đời của tôi có thật, nhưng xin quý vị đọc mà đừng tin, vì sự kiện ấy là của một thời gian đã đi qua, nó đã trở thành nắng mưa, sương gió,...
(Xem: 13498)
Cuối năm, trời trở nên rét hơn. Những cơn gió từ sông thổi vào mang theo hơi nước lạnh buốt. Con sông mùa này trông mênh mông, quạnh quẽ.
(Xem: 13340)
Gió thổi làm những chiếc lá lay động, làm nhánh cây, cành cây bâng khuâng, làm rừng xanh, đìu hiu xao xuyến. Con chim đang ngủ trong tổ giật mình thức giấc...
(Xem: 15632)
Em mới mười một tuổi, mẹ bỏ em lại bên chân núi. Ruộng dưa mênh mông, em ngơ ngác như con bù nhìn rơm giữa nắng và gió.
(Xem: 16836)
Về quê vào những ngày cuối năm mới thấy sao yêu đến vậy cái đồng đất quê mình, thương biết mấy những chị, những mẹ một nắng hai sương trên ruộng đồng.
(Xem: 12061)
Sau giờ thiền toạ sáng nay, lắng nghe lại lòng, hình như có dòng sông nào đó tuôn chảy qua đời, bắt được tiếng hơi thở thánh thót của vũ trụ...
(Xem: 13494)
Phật của ngoại nhỏ xíu, chỉ cao hơn gang tay tôi một chút - dĩ nhiên, đó là gang tay của một cậu bé mười tuổi. Phật cũng không đẹp chi lắm...
(Xem: 18093)
Tự do chính là quyền cơ bản của một con người. Do vậy ai tước đi tự do của người khác đều là hành vi vi phạm nhân quyền.
(Xem: 16386)
Khái niệm về thảnh thơi có lẽ nó đơn giản hơn nhiều khi ta đừng gắng thêm cho nó, cái “mốt”, cái danh, cái lợi và cái lòng kiêu hãnh hơn người… Có ai cấm ta những thứ đó đâu...
(Xem: 14306)
Nói về mùa xuân, ai cũng hình dung đến những điều tốt đẹp đang chờ đón mình trong năm mới. Nhưng rồi mùa xuân cũng đi qua, xuân năm nay trở thành xuân năm trước.
(Xem: 12822)
Hạnh phúc vĩnh hằng là sự tự do bình yên nội tại, sự tĩnh lặng nơi tâm thức, không bị khuấy động bởi những tranh đua, nhiễu nhương của cuộc đời.
(Xem: 16522)
Chúng ta là những lữ khách trên hành tinh này. Chúng ta có mặt ở đây nhiều lắm là chín mươi hay một trăm năm.
(Xem: 15648)
Năm Canh Dần trôi qua với biết bao nhiêu sự kiện xảy ra trên khắp thế giới. Hội nghị cấp cao Đông Á với sự xuất hiện của Nga và Mỹ, người Việt Nam đầu tiên đoạt Huy chương Fields danh giá...
(Xem: 15068)
Vị thầy người Nhật của tôi đã ra đi năm ngoái, quá trẻ, quá sớm. Bà chỉ mới năm mươi bốn tuổi, và không có ai để truyền thừa Pháp. Bà chỉ có năm người đệ tử...
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant