Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Quan Niệm Về Nhân Quả Trong Triết Học Phật Giáo

23 Tháng Hai 202318:08(Xem: 2102)
Quan Niệm Về Nhân Quả Trong Triết Học Phật Giáo
Quan Niệm Về Nhân Quả Trong Triết Học Phật Giáo  

Nguyễn Tiến Nghị

hoa sen


Tư tưởng nhân quả Phật giáotư tưởng nổi bật trong nhân sinh quan Phật giáo. Tư tưởng nhân quả của Phật giáo có sự kế thừa nhất định đồng thời có sự phê phán các khía cạnh khác nhau trong các quan niệm chính thống và không chính thống của triết học Ấn Độ, để từ đó xây dựng nên hệ thống quan điểm nhân quả riêng.

 1. Đặt vấn đề
 
Phật giáo là một trong những tôn giáo lớn trên thế giới, ra đời ở Ấn Độ cho đến nay đã có hàng nghìn năm tồn tại và phát triển. Trải qua thời gian và bao thăng trầm Phật giáo vẫn là một trong những hệ tư tưởngtôn giáo có nhiều đóng góp trong dòng chảy lịch sử tư tưởng nhân loại, đặc biệt là những vấn đề nhân sinh.
 
Phật giáo là một trong các tôn giáo quan tâm nhiều đến cuộc đời con người hiện thực, hướng con người đến việc tự giải thoát để tự tìm hạnh phúc. Tư tưởng nhân quả của Phật giáo ngay từ đầu đã ăn sâu, bén rễ trong suy nghĩ, tình cảm người dân mọi tầng lớp nhân dân. Người Việt Nam rất coi trọng tư tưởng nhân quả, ông cha ta vận dụng lý nhân quả để xây dựng đạo lý, răn đời và răn mình như là luật bất thành văn để mỗi người biết tự suy xét và sống sao cho thật tốt. Do vậy nhân quả Phật giáotác dụng răn dạy từ bên trong mang tính tự nguyện từ mỗi người, nên giá trị nhân văn rất bền vững.
 
2. Nội dung tư tưởng nhân quả cơ bản của Phật giáo
 
Trong quan niệm nhân quả Phật giáo có ba phạm trù cơ bản là nhân, duyên và quả, chúng có mối liên hệ mật thiếtchuyển hóa cho nhau. Với mỗi phạm trù Phật giáo lại có sự phân tích cụ thể, thấu đáo.
 
Khi nói đến Nhân, Phật giáo cho đây là yếu tố chính, có trước, sản sinh ra cái khác. Nhân ở đây là cái làm khởi lên, tạo ra cái khác. Tuy nhiên Phật giáo nhấn mạnh nhân phải được hiểu là tổng nhân, hợp nhân. Trong các cuốn kinh văn của Phật giáo, ban đầu một trong những từ thường dùng nhất để diễn tả nghĩa cả hai từ tạo ra kết quả (duyên khởi) và nhân quả là paticcasamuppada (đó là sự kết hợp của hai từ paticca “đã đến vì” và samuppada “khởi lên”).
 
Theo phân tích của Buddhaghosa (Phật Âm), đức Phật dùng với nghĩa bao hàm sự nhìn nhận một nhóm hay một số nhân. Một nhân ở đây được hiểu bao hàm sự hài hòa của các nhân hợp thành một nhân có khả năng sản sinh ra kết quả và nếu có thiếu sót bất kỳ cái nào trong vài nhân hợp thành một nhân thì sẽ không có kết quả, nhóm các nhân sẽ không thể sản sinh kết quả nếu chúng độc lập với nhau hay thiếu một vài cái trong số chúng. Cho nên qua sự tùy thuộc lẫn nhau, bình đẳng và cùng nhau chúng sản sinh ra kết quả. Điều này được đề cập đến trong kinh điển Pali và ngày nay chúng ta thường quen với từ hetu (nhân trực tiếp) và pratyaya (duyên – nguyên nhân gián tiếp) gắn liền với nhau được sử dụng trong từ điển Pali – Anh ngữ .
 
Trong Kinh A hàm tương ứng với từ hetu (nhân trực tiếp) là từ yinvà pratyaya (duyên – nguyên nhân gián tiếp) là từ yuan . Như vậy cả trong Kinh điển Pali và A Hàm các từ này được dùng đồng nghĩa để chỉ sự đồng thời sinh ra kết quả chứ không phải hetu là nhân và pratyaya là điều kiện phụ trợ cho nhân. Phật giáo không cho rằng nếu hạt giống là nhân (hetu) và đất, mưa, ánh nắng... là điều kiện (pratyaya). Bởi vì khi hạt giống được gieo xuống đồng, nó sẽ mọc nếu được cung cấp tinh hoa của đất và sự ẩm ướt. Hơn nữa hạt giống phải thỏa mãn nhiều điều kiện khác như: nó phải không bị thối, bị vỡ, bị hỏng... Như vậy ở đây không phải chỉ hạt giống là nhân mà các yếu tố vừa nêu đều là nhân và các nhân khởi lên đồng thời. Cũng giống như vậy, Phật giáo quan niệm ngọn lửa của một cây đèn vào lúc canh ba là sự tiếp nối ngọn lửa của canh một. Hai ngọn lửa này tạo ra một chuỗi: cái thứ nhất là nhân của cái thứ hai vì chúng có cùng tính chất, bấc và dầu không phải là nhân mà chỉ là những cái hoạt động đồng thời với cái khác để sinh ra kết quả .
 
Như vậy, khi nói về nhân quả Phật giáo thừa nhận một hệ thống trong đó các nhân đều tùy thuộc lẫn nhau. Sự tùy thuộc này được gọi là duyên sinh (paticcasamuppada) . Phái Nhất thiết hữu bộ là những người đầu tiên đã phân biệt giữa nhân (hetu) và duyên (pratyaya). Họ lập ra thuyết sáu nhân (năng tác nhân, câu hữu nhân, tương ứng nhân, đồng loại nhân, biến hành nhân, dị thục nhân) và cũng lập ra thuyết bốn duyên (nhân duyên, đẳng vô gián duyên, sở duyên duyên, tăng thượng duyên). Lần đầu tiên trong lịch sử Phật giáo, các nhà Nhất thiết hữu bộ chấp nhận sự tách đôi này. Tuy cách chia có thể khác nhau nhưng thường thì hầu hết các trường phái kể cả trong và ngoài Phật giáo đều thừa nhận bốn loại duyên cơ bản: nhân duyên, đẳng vô gián duyên, sở duyên duyêntăng thượng duyên và sự chia tách thành nhiều loại duyên chẳng qua chỉ là sự triển khai từ bốn loại duyên cơ bản này mà thành. Có thể nói rằng trong quan niệm ban đầu Phật giáo phân tích rất kĩ yếu tố nhân và nhân phải được hiểu như tổng số bao gồm nhiều yếu tố dẫn tới sự hình thành quả. Cụ thể là do bốn loại duyên cơ bản nêu trên.
 
Nhân duyên: Nhân là năng lực tác động chính, là điều kiện cần, điều kiện tiên quyết; duyên là điều kiện đủ, là hội nhân, để cho năng lực tác động ấy hình thành. Trong loại này nhân duyên đi liền với nhau, ngoài nhân chính thì duyên ở đây chính là các nhân phụ. Nhân và duyên hợp lại với nhau tạo thành hợp nhân tạo nên quả. Vì vậy không thể thiếu yếutố nào trong nhân duyên này để sinh ra quả . Như vậy đây là loại duyên luôn đi liền với nhân, có vai trò rất quan trọng trong việc tạo quả. Duyên này xuất hiện cùng nhân, được coi là cái khởi lên để giúp hay phụ vào sự khởi lên của một cái khác nên thiếu duyên này quả không thể hình thành.
 
Đẳng vô gián duyên (hay còn gọi là thứ đệ duyên) được định nghĩa là nhân kế cận hay tiếp giáp, nghĩa là tất cả làm nhân làm duyên cho nhau một cách liên tục, không bị giãn cách. Hay nói khác đi, pháp trước làm nhân cho pháp sau, pháp sau làm nhân cho pháp trước, các pháp cứ tuần tự làm nhân duyên cho nhau mà sinh khởi liên tục, nếu bị cách trở gián đoạn có nghĩa là thiếu cái duyên này, pháp không sinh ra được. Loại duyên này cho thấy mối quan hệ và vai trò của các sự vật trong thế giới. Bản thân mỗi sự vật được hình thành là kết quả của rất nhiều yếu tố, có liên quan đến rất nhiều cái khác; đến lượt nó lại đóng vai trò là nhân, là duyên cho sự nảy sinh ra cái khác. Mỗi sự vật có vô vàn mối quan hệ vì vậy nó có thể cùng lúc làm duyên cho rất nhiều cái khác. Điều đó cho thấy không phải cứ nhân có trước mất đi rồi quả xuất hiện và cứ thế tồn tại, mà loại duyên này sẽ yểm trợduy trì sự tồn tại cho quả sau khi quả đã xuất hiện.
 
Sở duyên duyên có nghĩa gốc là leo vào, vin vào, dựa vào, nương vào, vướng vào... Như vậy sở duyên duyên là đối tượng để cái khác nương vào, vịn vào. Sở duyên duyên là duyên thế giới khách quan, yếu tố yểm trợ khách quan. Thế giới khách quan là đối tượng để cho thế giới nội tại khởi sinh sự nhận thức . Như vậy, đây là một số duyên khách quan yểm trợ để nhận thức của con người có thể nhận biết được sự tồn tại, vận động, biến đổi của sự vật. Các sự vật phải nương vào các duyên này để biểu hiện sự tồn tại của mình.
 
Tăng thượng duyên gồm có thuận duyênnghịch duyên. Thuận duyênduyên thuận chiều để cho các pháp khởi sinh một cách nhanh chóng từ nhân đến quả. Nghịch duyên là duyên đối kháng làm trở ngại sự sinh trưởng của nhân . Loại duyên này cho thấy duyên cũng đóng vai trò tác động rất lớn đến quả theo hai hướng hoặc là đồng thuận hỗ trợ nhưng những cũng có thể ngược chiều, kìm hãm nhân.
 
Bốn loại duyên cơ bản này cho thấy Phật giáo đánh giá cao vai trò của duyên trong chuỗi chuyển hóa nhân quả, duyên được xác định là nhân khác tổ hợp với nhân chính để tạo quả. Điểm nổi trội của tư tưởng nhân quả Phật giáo so với nhiều tư tưởng khác là nhìn thấy được và xác định được đúng vị trí của duyên. Phật giáo không tuyệt đối hóa vai trò của nhân và cho rằng duyên không có liên quan gì cả, cũng không rơi vào quan điểm đơn giản hóa cho rằng duyên chỉ là điều kiện hỗ trợ xuất hiện lúc đầu cùng nhân khi quả được tạo thành thì duyên không còn vai trò gì nữa. Nhất quán trong tư tưởng của mình Phật giáo luôn đặt cho duyên một chỗ đứng xứng đáng cùng với nhân và quả. Duyên là yếu tố không thể thiếu cùng với nhân để tạo quả và thật ra một sự vật có thể đóng cả ba vai trò vừa là nhân, vừa là duyên, vừa là quả.
 
Vì vậy các sự vật đóng vai trò là duyên không chỉ có một mà có thể có nhiều, quá trình tác động của duyên không chỉ là lúc đầuthường xuyên liên tục, các sự vật cần duyên để biểu hiện và duy trì sự tồn tại của mình. Phật giáo còn cho rằng duyên là yếu tố có thể tác đến nhân theo hai hướng tích cực hoặc tiêu cực nên cũng có thể tác động thuận chiều hoặc nghịch chiều đến quả vậy không thể có nhân hoặc quả cố định và nó cũng chỉ ra cho con người thấy có thể thay đổi chiều hướng tác động của nhân hay chiều hướng biến đổi của quả thông qua quá trình tác động vào duyên.
 
Khi nói đến Quả. Cùng với nhân và duyên, Phật giáo cũng phân tích về quả và sự tạo quả. Tùy vào tác động của yếu tố duyên vào nhân mà quả cũng có thể rất đa dạng, phong phú. Hầu hết các trường hợp khi quả ra đời nó thường ở cùng một cấp độ với nhân ví dụ con gà thì chỉ đẻ ra trứng gà mà không thể có chuyện đẻ ra trứng vịt. Hay trứng gà chỉ nở ra con gà mà không nở ra con vịt . Tuy nhiên trên thực tế từ nhân đến quả còn có các yếu tố duyên xen vào nên tuy quả cùng cấp độ với nhân nhưng vẫn khác nhân. Cũng không nhất thiết một nhân tất yếu đưa đến quả, hay quả phải giống nhân. Tùy thuộc sự can thiệp mạnh yếu của các duyên trung gian, thuận chiều hay nghịch chiều phát triển của nhân mà quả có thể hình thành sớm hay muộn hay cũng có khi không hình thành. Chính vì vậy nếu có một cái hoàn toàn mới ra đời mà lại khác hoàn toàn với nhân thì đó là do sự tác  động của yếu tố duyên đến nhân trong quá trình tạo quả.
 
Gạt bỏ một số yếu tố  có tính tôn giáo trong các quan niệm trên về quả thì có thể thấy Phật giáo nêu ra các trường hợp khác nhau của sự tạo quả để nhấn mạnh rằng cũng giống như nhân và duyên, quả không phải là cái gì đó cứng nhắc, cố định. Quả như thế nào là do tác động của nhân và duyên, nhân và duyên khác nhau, tác động theo các chiều hướng khác nhau thì quả cũng không thể giống nhau. Nhưng dù có khác biệt thế nào thì quả vẫn là từ nhân và duyên mà hình thành vì vậy sẽ tìm được cơ sở giải thích cho mọi trường hợp hình thành quả. Như vậy, nếu so sánh quan niệm nhân – duyên – quả của Phật giáo với các quan niệm của các triết học khác, thì thấy điểm khác của Phật giáo là không đơn giản hay tuyệt đối hóa nhân quả. Ở đây, Phật giáo nhìn thấy vai trò của từng yếu tố nhân, duyên, quả trong chuỗi nhân quả. Nhân quả không phải quá trình một chiều, nhân không phải yếu tố tuyệt đối hình thành nên quả. Sự chuyển hóa nhân – duyên – quả là mang tính phức tạp. Chỉ ra sự phức tạp này Phật giáo dùng để giải quyết vấn đề khổ và thoát khổ cho con người, giúp con người nhận thức tốt hơn về vấn đề này. Mục đích cuối cùng của Phật giáogiải thoát, hướng cá nhân con người đến tự giải thoát khỏi khổ. Chính vì vậy, sự giải thích tỉ mỉ và cặn kẽ của Phật giáo về nhân quả để chỉ ra cho con người thấy rằng khổ là có nguyên nhân, nguyên nhân của khổ có nhiều và cũng do yếu tố duyên tác động mà mỗi người chịu khổ không giống nhau (quả khác nhau) do vậy khổ không phải là cái mang tính chất định mệnh của mỗi người, do thần linh quy định, cũng không phải là cái bất biến không thể xóa bỏ hoặc thay đổi. Khổ do chính con người gây ra. Vì thế chính con người cũng có thể xóa bỏ hoặc thay đổi bằng cách tác động thông qua các yếu tố duyên. Chính duyên là yếu tố có nhiều tác động đến chuỗi chuyển hóa nhân quả nên Phật giáo rất nhấn mạnh đến việc con người có thể thông qua các yếu tố duyên để thay đổi chiều hướng tạo quả theo hướng tích cực, giảm hoặc xóa bỏ tiêu cực. Phật giáo tin rằng khi con người có các hành động tạo nghiệp (thân, khẩu, ý) thiện hay ác thì đồng thời các nghiệp nhân thiện hay ác cũng được khởi lên. Và tùy theo mức độ của nghiệp nhân gây ra mà con người phải chịu các nghiệp quả khác nhau. Nghiệp quả nặng nhẹ khác nhau có thể dẫn con người đến việc phải tái sinh vào các kiếp khác để trả các nghiệp quả mà mình đã gây ra (luân hồi). Quan hệ nhân quả, nghiệp báo, luân hồi là một cách giải thích tất cả các sự việc, hiện tượng xảy ra trong kiếp người, cũng như trong mọi sự vật, hiện tượng.
 
3. Kết luận
 
Tư tưởng nhân quả Phật giáotư tưởng nổi bật trong nhân sinh quan Phật giáo. Tư tưởng nhân quả của Phật giáo có sự kế thừa nhất định đồng thời có sự phê phán các khía cạnh khác nhau trong các quan niệm chính thống và không chính thống của triết học Ấn Độ, để từ đó xây dựng nên hệ thống quan điểm nhân quả riêng. Tư tưởng nhân quả Phật giáo đứng trên lập trường vô thần với giáo lý Duyên khởi làm nền tảng, do đó mà chỉ ra được tính khách quan, tất yếu, vô tận của chuỗi nhân quả. Giáo lý Duyên khởi cho thấy nhân quả là chuỗi chuyển hóa bất tận, do con người tự gây ra vì vướng vào vòng vô minh, không do thần thánh nào ban cho hay sắp đặt. Muốn chấm dứt nhân quả thì phải chấm dứt chuỗi chuyển hóa của mười hai nhân duyên này. Nhân quả Phật giáo giúp con người hiểu cuộc đời vốn không phải là định mệnh hay do thần thánh điều khiển như một số người lầm tưởng. Nhân quả Phật giáo dạy mỗi con người chúng ta bài học quý giá để tự mỗi người xây dựng cho mình một đời sống an lành, hạnh phúc dựa trên chất liệu tự thân. Tin và hiểu nhân quả dường như đã xây đắp nên tính cách con người chúng ta đức tính bao dung, rộng lượng, hiền hòa dễ mến. Chính vì vậytrong đời sống con người luôn phải biết chia sẻ, động viên nhau vượt qua khó khăn hoạn nạn. Ai cũng hiểu rằng đem đến cho người khác những điều bất hạnh thì tự thân sẽ phải đón nhận những quả khổ đau. Ngược lại, làm điều tốt đem lại an vui cho mọi người thì mình sẽ được hưởng hạnh phúc. Giáo lý nhân quả dạy cho con người biết chế ngự mọi bất hạnh, ngăn ngừa cái ác trong tâm khởi sinh, khuyến khích cái thiện sinh sôi, xua tan nghiệp quả, đem lại niềm tin cho bản thân, cho người khác và cho xã hội.
Nguyễn Tiến Nghị
__________________________
Tài liệu tham khảo:
1. Chơn Thiện, Phật học khái luận, Nxb Văn hóa Sài Gòn, 1997.
2. Kalupahana, Nhân quả trết lý trung tâm Phật giáo (Đồng Loại, Trần Nguyên Trung , dịch), Nxb Tổng hợp TPHCM, 2007.
3. Doãn Chính, Kinh văn của các trường phái triết học Ấn Độ, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nôi, 2003.
4. Chân Quang, Nghiệp và kết quả, Nxb Tôn giáo, 2005.
5. Chơn Quang, Luận về nhân quả, Nxb Tôn giáo, 2001.
6. Thường Quang, Nhân Quả Luân hồi, Nxb Hương Đạo, 1960.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 12756)
Khi mình niệm hơi thở, nụ cười, là khi mình làm cho tâm mình lắng dịu, như hồ nước không gợn sóng, có nghĩa là mình có định.
(Xem: 13186)
Giác ngộ mới là cái cần làm, trong đó trước tiên là hiểu mình, đến hiểu bản chất của cuộc sống vạn vật, rồi quay lại với cuộc sống sôi động.
(Xem: 11780)
Thịt bò nói riêng và súc vật nuôi để làm thức ăn cho con người nói chung đã và đang tổn hại môi trường sinh thái.
(Xem: 14954)
Đức Đạt Lai Lạt Ma đã làm rõ ràng việc chúng ta có thể tha thứ ra sao nhưng vẫn tin rằng trong ý chí tự do chọn lựa, tất cả chúng tathể không phải hành động tổn hạithực hiện những điều tốt đẹp.
(Xem: 13933)
Có một ý thức trực giác về nghiệp quả - một sự hiểu biết rằng hạnh phúc, và bất hạnh của chúng ta tùy thuộc vào hành động của chúng ta...
(Xem: 14071)
Con rùa nói: “Tôi không biết chiếc vòng vàng ở đâu? Tôi không thể nhìn thấy, nhưng tôi đã nghe nói rằng tinh túy của toàn bộ Phật giáo là sự phát triển Bồ đề tâm...
(Xem: 14002)
Một ngày, nếu dành cho Thân dăm phút thực sự ngồi yên; rồi bằng quyết tâm, biết đâu sự kỳ diệu sẽ đến, là Tâm và Ý cũng ngồi yên như Thân.
(Xem: 13106)
Dù chỉ mới là những lời giới thiệu cô đọng nhưng súc tích của mỗi vị giảng sư nhưng đại chúng đều cảm nhận được biển tuệ mênh mông của quý ngài...
(Xem: 14587)
Thù hận có thể có những lợi ích ngắn hạn trong việc thúc đẩy những hành vi vị tha nhưng về lâu về dài sẽ làm hao mòn nhân cách. - Đức Đạt Lai Lạt Ma & Paul Ekman.
(Xem: 14515)
Thông điệp từ trái tim của mỗi người sẽ là sợi dây truyền thông đến cộng đồng, bằng sự tương tác và tương tức; rằng, nếu mình phát đi tình thương thì người khác sẽ cảm nhận được...
(Xem: 19359)
Buổi sáng ra vườn, nhìn lên trời cao bồng bềnh mây trắng/ Nhìn xuống khu vườn, còn thơm ngát sương lan/ Nhìn ra đầm sen, nở rộ những cánh sen hồng...
(Xem: 13822)
Chúng ta ai cũng có sẵn trong lòng tình thương bao la, mang tình thương bao la đó mà làm việc, ta sẽ vượt mọi trở ngại bên trong và bên ngoài
(Xem: 15565)
Người thanh niên lái xe chỉ kịp bỏ vội đồng 5 xu vào cái nón mê của bà cụ rồi lại vội vã đánh xe đi, tránh những tiếng còi xe đằng sau inh ỏi.
(Xem: 13947)
Nó đến Úc, vào lúc Brisbane đang vào mùa hoa phượng tím... Những góc trời tím màu hoa. Chị nói chắc mấy cây phượng nở hoa đón em...
(Xem: 14775)
Sớm. Phố hãy còn lặng lẽ trùm chăn trong cái lạnh của màn sương dày đặc. Mây kéo về giăng kín khiến khí trời thêm buốt giá.
(Xem: 15308)
Mùa sen nở, mùa của những linh thiêng nơi thánh tích và trong lòng người. Những thông điệp được phát đi giữa mùa sen cũng là tiếng nói của lương tri con người trước hiện tại.
(Xem: 14883)
Cuộc sống là một dự án do chính mình thực hiện. Cuộc sống của bạn hôm nay là kết quả của những thái độ và sự chọn lựa của bạn trước đây.
(Xem: 14052)
Cuộc sống là một chuỗi những điều ưu tiên. Và những điều ưu tiên hàng đầu của bạn là gì? Hãy dành cho những người mà bạn yêu quý hơn 5 phút trong quỹ thời gian hằng ngày của bạn.
(Xem: 13628)
Có hai người bạn đang dạo bước trên sa mạc. Trong chuyến đi dài, hai người nói chuyện với nhau và đã có một cuộc tranh cãi gay gắt.
(Xem: 12926)
Bên trong cửa chùa, Nhân trở thành nhà làm vườn chuyên nghiệp tràn đầy niềm say mê sáng tạo cùng với nhiệt tình năng nổ của tuổi trẻ. Hắn có nhiều dự tính cho tương lai.
(Xem: 14114)
Khi tôi nhìn trăng trước mắt, tôi nghĩ đến trăng nửa khuya loáng thoáng trên tàu lá chuối sau vườn cũ. Tôi nghĩ đến đèn trung thu lúc nhỏ. Tôi nghĩ đến cái chõng tre giữa sân trên đó...
(Xem: 13250)
“Hôm nay cá nhân tôi sống dưới ánh sáng từ bi của Đạo Phật và tôi đã mang tình thương yêu ấy đến với mọi người, không phải do tôn giáo của tôi mang đến, mà việc nầy khởi đầu bằng tình thương của người mẹ không biết chữ của tôi…”
(Xem: 13793)
Anh và em là những người có đạo. Nhưng đạo của chúng ta là một tôn-giáo nhân bản, một tôn giáo không hề có tín lý hay giáo điều...
(Xem: 13159)
Tôi cố gắng để phát triển một động cơ hay quyết định, mà như một thầy tu Đạo Phật, cho đến khi Phật quả của tôi, cho đến khi tôi đạt đến Phật quả...
(Xem: 13045)
Tin vô thường, ta biết mọi điều không thể mãi mãi như thế này, để không hí hửng vênh vang với cái mình có được, hoặc đau khổ nhụt chí với những thất bại mất mát...
(Xem: 13387)
Bạn sẽ thật sự hạnh phúc khi tiếng nói của nội tâm của mình được vang vọng trong chiều hướng thăng tiến của tâm linh, không còn sự chấp thủ...
(Xem: 14799)
Thật là dễ nếu cảm ơn những thứ tốt đẹp, nhưng cuộc sống bao giờ cũng tạo cơ hội mới cho mọi người cảm ơn cả những thứ chưa hoàn hảo nữa.
(Xem: 15105)
Giá trị của thành công được đo bằng thước đo của sự khó khăn, như lời Đức Phật dạy: “Ở đời đừng cầu không khó khăn hoạn nạn, vì không khó khăn hoạn nạn thì kiêu sa nổi dậy”.
(Xem: 13167)
Mênh mông là nước, xanh xanh sâu lắng, cười đùa. Vung tay là nước, cười ra nước, hồn của nước non. Giữa khoảng không nầy, không gì có thể bám víu.
(Xem: 15144)
Có những lần ta lắng nghe chiếc lá… Chiếc lá nói rằng… …em thoát thai từ mẹ cây, em sống bởi sự vay mượn khí trời, ánh nắng...
(Xem: 21980)
“Bạch mai, em đi mãi”. Không có sự dừng lại trong vòng chuyển dịch sinh -diệt, diệt – sinh. Nó đắp đổi nhau tạo nên dòng chảy cuộc đời.
(Xem: 15264)
Vô thường không phải là một điều xấu, nó cũng có mặt tốt: nếu hạnh phúc không tồn tại mãi mãi, thì sự bất hạnh cũng không vĩnh cửu.
(Xem: 14352)
Vậy là bên dưới những cuộc chiến, luôn có góc khuất, sự ẩn tàng của bình yên. Nếu khéo tay một chút, ta có thể phát huy năng lượng tươi tắn của đóa hoa...
(Xem: 14875)
Đối với người biết trích lấy tinh khí của cuộc sống thì chết không có nghĩa là sự suy tàn cuối cùng, nhưng là sự kết thúc trong thanh tịnh của một đời sống trọn vẹn...
(Xem: 14474)
Thiện do Đức Phật trình bày, thiện ấy là tốt đẹp, cao thượng và hoàn chỉnh. Thiện ấy là xuyên suốt mọi thời gian mà không phải từng giai đoạn.
(Xem: 17644)
Nhớ về những điều xưa cũ để định vị mình của hiện tại, để trân quý những gì đã qua, để biết ơn những người đã ở bên mình, là động lực cho mình...
(Xem: 17893)
Có thì có tự mảy may, Không thì cả thế gian này cũng không. Vừng trăng vằng vặc in sông, Chắc chi có có, không không mơ màng. Phan Trang Hy
(Xem: 17908)
Mây trắng bay đi đây đó, phơi mình trong nắng, thế mây trắng có thong dong không? Tôi hỏi và ngồi thật im, quán thật sâu để nghe mây trắng trả lời...
(Xem: 13998)
Trước thế kỷ này các nhà khoa học và thần học đều giả định giống nhau rằng vật chất không thể được tạo ra (hoặc hủy diệt) bằng các phương tiện có trong thiên nhiên.
(Xem: 13575)
Vào cõi thơ Mặc Giang một thoáng chơi, ta càng say đắm, trí tuệđạo đức con người càng tăng trưởng, cảm nhận được niềm vui vô tận.
(Xem: 12890)
Đừng để đến lúc ly biệt rồi mới thấy tiếc nuối những ngày tháng tương phùng. Đừng để tới giờ chia cách rồi mới bàng hoàng nghĩ đến những phút giây gặp gỡ...
(Xem: 14814)
Chúng ta chỉ có hai lựa chọn. Một là cố gắng một cách điên cuồng để đảo lộn mọi thứ, hai là cố gắng chấp nhận hoàn cảnh.
(Xem: 15168)
Ngày nay càng có nhiều sự thừa nhận qua sự phát triển và chứng minh của khoa học về sự nối kết gần giữa trạng thái của tâm và hạnh phúc.
(Xem: 15769)
Bằng việc quán tưởng về tiền bạc, chúng ta có thể cảm nhận được cả hai mặt của đồng tiền: nó có thể dìm ta xuống mà cũng có thể đưa ta lên...
(Xem: 15996)
Chẳng hay tự thuở nào, mỗi buổi sáng mở mắt bỏ chân xuống đất tìm dép để đi là con gọi mẹ. Cất bước, bước chân đầu tiên trong ngày là con gọi mẹ.
(Xem: 15623)
Một tâm thức an bìnhthanh thản giúp ta phát huy tình thươnglòng từ bi dễ dàng hơn, đấy là hai phẩm tính giúp ta loại bỏ mọi sự ganh tị, sợ hãi và nóng giận.
(Xem: 13253)
Đạo Phật nói cho tất cả chúng ta rằng, mọi người trên trái đất nầy đều là anh em. Tất cả chúng ta đều là người con của đức Phật. Bởi vì trong mỗi chúng ta đều có Phật tánh.
(Xem: 15314)
Cô bé choàng tỉnh giấc. Trời đêm. Vắng. Lạnh. Gió se sắt. Một giọng nói êm đềm cất lên: "Chào con gái của mẹ. Con hãy gia nhập đời sống trong khoảnh khắc vô cùng.
(Xem: 15792)
Trong năm giới luật (ngũ giới) dành cho những người con Phật tại gia, giới thứ tư là “không nói dối”. Rất nhiều người Phật tử đồng ý rằng, giới này là giới khó thực hiện nhất.
(Xem: 16481)
Nói dối, ta đã từng. Nói dối, có nghĩa là ta không thật thà. Có lúc bụng dạ ta thật thà nhưng ta nói dối và có khi bụng dạ ta không thật thà và ta nói dối…
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant