Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Giải Thoát

30 Tháng Tư 202318:56(Xem: 1405)
Giải Thoát

Giải Thoát

Tiểu Lục Thần Phong

Bày Tỏ Tình Yêu Thương Và Lòng Bi Mẫn Với Động Vật

 

Mỗ là quan chức thường thường bậc trung, tuy chưa phải là đại gia nhưng cũng có thể gọi là gìau sang có máu mặt. Sau nhiều năm lăn lộn chốn quan trường, mỗ ngán ngẩm lắm rồi. Mọi người mang mặt nạ để đối đãi nhau, đồng liêu cười cười nói nói, bắt tay, ôm hôn vỗ lưng bộp bộp nhưng sẵn sàng lụi nhau những phát chí tử. Quan trên thì hớt công đổ tội, bọn bên dưới thì rập rình đoạt ghế mỗ đang ngồi. Chính trường tràn gió tanh mưa máu, miệng lằn lưỡi rắn, tâm lang dạ sói, óc muỗi bụng voi. Triều đình đầy nghi kỵ, luôn rình mò từng cử chỉ hay lời nói, hễ lệch hướng một tí là triệt hạ ngay lập tức. Ở công đường là thế, về nhà càng mệt thêm, vợ suốt ngày chưng diện đua đòi làm phu nhân, bà lớn. Con trai nhập băng hút xách, đua xe, quậy phá tưng bừng. Con gái ăn chơi mát trời ông địa luôn. Mỗ ngán ngẩm tình đời, muốn tìm cách giải thoát. Suy nghĩ nhiều lắm, cuối cùng thấy chỉ có xuất gia đầu Phật là con đường giải thoát tuyệt nhất. Nghĩ là làm, tuy nhiên mỗ cũng thủ thế trước, kinh nghiệm quan trường dạy mỗ vậy. Trước hết mỗ xin nghỉ việc không lương trong ba tháng để đi chữa bệnh, sau là mở tài khoản nhà băng bí mật và gom hết giấy tờ tài sản đứng tên riêng cất kỹ. Mỗ cũng nghe nói Phật xuất gia lúc nửa đêm để tránh sự quyến luyếncản trở. Bởi vậy mỗ đợi ngày vợ con đi chơi xa, lúc bấy giờ mới lên chùa:

- Bạch hào thượng, con muốn xuất gia đầu Phật, xin hòa thượng nhận con làm đệ tử.

Hòa thượng bất ngờ nhưng rồi cười độ lượng:

- Vì sao ông muốn xuất gia?

- Dạ, đời là bể khổ, con muốn gỉai thoát để hết khổ.

- Nói bậy! Ai bảo đời khổ? Đời vui lắm, có tiền, có rượu ngon, gái đẹp, thức ăn mỹ vị...Ở trong chùa mới khổ, chùa hổng có những món ấy đâu!

- Dạ, đời khổ thật mà, vì những món ấy mới khổ, hơn nữa lòng người đa trá, quan trường nham hiểm, vợ con nợ nần, sắc dục cạm bẫy… chỉ có chốn già lam mới bình an thanh tịnh.

- Trong chùa cơm hẩm áo thô, vào ra đơn độc, thức khuya dậy sớm, bất tác bất thực, kham nhẫn nhịn nhục, rước khổ thiên hạ, thí lạc cho đời… toàn đi ngược lại với người đời cả!

- Dạ, lòng con đã quyết, những cái khó khăn ấy không làm con nhụt chí đâu!

- Cứ cho là ông chịu được những điều ấy, nhưng ông xuất gia để cầu gì?

- Dạ, cầu giác ngộ.

- Chùa chẳng có gì ngộ ngộ để ông vác đâu.

- Cầu hầu cận Phật, gần tổ.

- Vậy thì càng không được! Làm Phật, làm tổ khổ lắm, ngày ngày ngồi đó chịu trận chúng đến cầu xin đủ thứ nào là tài lộc, thăng quan tiến chức, gia đạo bình an, con cháu đỗ đạt, thậm chí cầu sanh con trai...Nếu ngẫu nhiên mà được thì không sao, bằng như không vừa ý thì chúng lại đổ vấy tại Phật, tại tổ không linh. Khổ lắm, kham không nổi đâu!

- Dạ, tại người mê mới cầu như thế nhưng Phật, tổ từ bi đâu có trách.

- Ông nói cũng có lý, Phật, tổ không trách. Chúng lại làm những việc ma nhưng cứ đổ riệt cho Phật, Bồ tát gọi là Phật sự. Chúng lợi dụng Phật, bồ tát tổ chức xin xăm, bói toán, cúng sao, giải hạn, trục vong, mở ngải… để thu tiền, làm cho thiên hạ hiểu sai về Phật. Chúng bôi nhọ như thế đấy, làm Phật, làm tổ khổ lắm! Chưa hết đâu, chúng tàn hại thiên nhiên, phá rừng bạt núi dựng chùa to như tử cấm thành để làm du lịch thu tiền mà chúng bảo là Phật sự! Chúng đăng đàn nói nhảm linh tinh, phò thế lực quan quyền thế tục… đủ hết các trò mà ngày xưa ma vương ba tuần còn chưa dám làm. Chúng bôi gio trát trấu lên mặt Phật, chúng phỉ báng như thế mà vẫn phải nhẫn nại từ bi thương chúng vô minh. Làm Phật, làm tổ khổ lắm! Ngày xưa Phật buông hết xuống chỉ còn tam y nhất bát, nay chúng vơ hết vào mình, ôm đủ thứ mà miệng thì cứ oang oang bảo Phật sự. Ông thử nhìn lên bàn thờ mà xem: Đèn, nhang, hoa, quả… chúng dí sát vào tượng Phật, bày biện tùm lum, chúng sợ Phật không thấy phẩm vật nên hổng linh chăng? Ông thử đi một vòng các chùa thì biết, gom tiền bá tánh đi rước sư tử Tàu, La Hán Tàu, pháp khí Đài Loan… chưng la liệt, chẳng biết chưng vậy để làm chi? Vừa hao tài tốn của vừa làm cho người mê. Chúng làm bậy nhưng rồi chỉ có mỗi Phật, bồ tát chịu trận thay. Suốt ngày chúng réo Phật, làm Phật, làm Bồ tát khổ lắm!

Hòa thượng nói thế nào mỗ cũng vẫn khăng xin xuất gia cho bằng được, cuối cùng hòa thượng cũng cho mỗ xuất gia để tìm đường giải thoát:

- Được rồi, ông muốn tránh khổ của đời để nhận cái khổ của chùa thì tui cũng chìu ông, tuy nhiên sau này kham hổng nổi thì đừng đổ thừa tui. Tui đã nói trước rồi đấy, làm Phật làm tổ khổ lắm!

Thế rồi hòa thượng tập hợp chúng lại làm lễ cạo đầu cho mỗ xuất gia. Những ngày đầu mỗ lâng lâng vui sướng, hùng tâm tráng khí bốc cao như núi, lòng nhẹ nhõm rỗng rang như mây bay. Từ nay không còn thủ thế ở chốn quan trường, chẳng phải nhức đầu vì vợ con, đời tu hành thong dong tự tại. Mỗ hăng hái làm cái này cái kia, tập đi đứng chậm rãi, nói năng nhỏ nhẹ từ tốn, học giáo lý, học giới luât… Tuy hăng hái như vậy nhưng khổ một nỗi bản tánh xưa nay ở đời rất hùng hổ, quen thị uy, nóng nảy giờ đè nén xuống rất là khó chịu, nhiều lúc đang ngồi thiền mà nó cứ chực chờ bung trào nổ tung. Mỗ ngồi trên bồ đoàn mà trong lòng bí bách như đang có cơn lũ dữ bị chặn lại. Những ngày đầu, khi cơn hưng phấn còn cao thì không sao, sau đó thì bắt đầu nếm trải với bữa cơm toàn rau với đậu, mỗ cố nuốt nhưng sao thấy nhạt nhẽo khô khan quá. Trong tâm mỗ nổi lên cơn thèm miếng sườn, lát cá, ly bia… Mỗ phải trấn tĩnh, thực hiện chánh niệm:” Giờ mình đã xuất gia, phải hướng thượng, phải từ bỏ những cái tầm thường ấy để mà giải thoát”.

Một đêm kia mỗ ngủ không được, bụng cồn cào vì đói, ngặt nỗi ở chùa đâu thể xuống bếp ăn vụng, vả lại bữa cơm chiều cũng tém gọn sạch sẽ rồi, chẳng còn gì cả. Mỗ thầm nghĩ:” Phải chi giờ này ở nhà, mình chạy ra quán quất một bụng cho đã đời”. Mỗ trằn trọc không sao ngủ được dù đã cố gắng niệm Phật thầm, chú mục vào hơi thở… nhưng chỉ được một tí là lòng lại dậy sóng. Mỗ nhớ những ngày tháng ăn nhậu tới bến, hết tăng một gầy tăng hai, tăng ba hát karaoke, mát xa mát trời ông địa luôn. Những cô tiếp viên trẻ đẹp chìu mỗ tới bến lên đỉnh vu sơn. Mỗ trở mình, chiếc giường chùa cứng quá, không có chăn ấm nệm êm làm cho thân thể mỗ đau và mỏi nhừ, giấc ngủ chập chờn, đến bốn giờ sáng thì chuông thức chúng đã vang lên. Mỗ buộc lòng bò dậy theo chúng để vệ sinh  rồi công phu buổi sớm. Ngồi lim dim quán thân bất tịnh, mỗ thấy mấy cô tiếp viên đẹp quá, thơm quá có chi bất tịnh đâu. Quán thọ là khổ, chao ôi khổ thật, cơm hẩm áo thô, giường cứng, ngồi tê chân, đau lưng, ngủ không đẫy giấc… Còn thọ mấy em tiếp viên thì sướng quá, êm dịu, mướt mát đâu có gì khổ đâu! Quán lý vô thường, đành rằng là thế, vì vô thường nên hãy hưởng cái sướng đi, khi nào vô thường đến hẵng hay, tội gì chịu khổ rồi khi vô thường đến lại hối tiếc. Quán pháp vô ngã, mỗ sanh hoài nghi, của cải nhà cửa, tài sản sờ sờ ra đó sao là vô ngã? Có của thì nhất hô bá ứng, muốn gì được nấy cơ mà!

Thế là mỗ xuất gia được hai tháng, phải thú thật hai tháng này đối với mỗ như hai thế kỷ. Mỗi lần ngồi thiền nó bức bối khó chịu, gối đau, chân tê, lưng nhức, tâm thần lờ đờ ngủ gật ngủ gà, trong lòng mỗ ngổn ngang tâm sự, những tưởng thoát khổ nào ngờ còn khổ hơn. Trước khi xuất gia cứ ngỡ vào chùa là giải thoát giờ mới thấy giải thế nào cũng không thoát. Mỗ nhớ lời hòa thượng khi đến xin xuất gia:” vào chùa khổ lắm, làm Phật làm tổ khổ lắm, kham không nổi đâu!”. Ngày chưa xuất gia, hễ mỗi khi không vừa ý thì lập tức la hét, chửi mắng, thậm chí đập phá hay thượng cẳng chân hạ cẳng tay cho hả giận, giờ phải tịnh khẩu, bó thân thật là khổ! Mỗ ngước nhìn tượng Phật tổ trên bàn thờ mà lòng hoang mang, Mỗ lâm râm cầu khấn Phật Bồ tát phù hộ giải thoát.

Một ngày đầu của tháng thứ ba, sau khi xong buổi điểm tâm sáng, mọi người bắt đầu ra vườn chấp tác, riêng mỗ thì hòa thượng giữ lại:

- Đã thấy có gì ngộ ngộ để vác chưa? Đã giải nhưng không thoát phải không? Thôi hãy về đi! Ta giải thoát cho ông đấy!

Thì ra hòa thượng biết hết cả tâm sự trong lòng mỗ, hòa thượng đọc được từng ý nghĩ trong đầu mỗ, hòa thượng biết mỗ khổ thân và cả khổ tâm. Nghe hòa thượng nói thế, lòng mỗ vui như mở hội, chợt thấy mình như chim sổ lồng, như cá ra sông, như tù nhân được thả cửa. Mỗ vội vàng quỳ xuống tạ ơn hòa thượng từ bi giải thoát cho, rồi lập tức xuống núi trở về nhà.

Tiểu Lục Thần Phong

Ất Lăng thành, 02/22

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 20709)
Trước miếu Quan Âm mỗi ngày có vô số người tới thắp hương lễ Phật, khói hương nghi ngút. Trên cây xà ngang trước miếu có con nhện chăng tơ...
(Xem: 13551)
Con thấy rằng nếu người ta làm thơ hay viết văn ca tụng ba thì cũng chỉ có những hình ảnh, những biểu tượng dù cao cả, sáng chói nhưng không khỏi nét khô khan...
(Xem: 14259)
Những buổi chiều tàn, khi khách hành hương đã vãn, thì thằng Hoàng thường thơ thẩn một mình quanh các con đường mòn ngoằn ngoèo bên sườn núi đá lởm chởm với đầy hang hốc.
(Xem: 12296)
Đã lâu rồi, gặp lại nhau, chúng mình đều già hết. Người bạn thân ở lúc nào đó, nay nhìn lại, cũng khó nhận ra. Mái tóc đã bạc, vầng trán có nhiêu gạch dài...
(Xem: 12797)
Xưa có một tên đạo chích rất lành nghề. Một hôm, con trai ngỏ ý muốn học nghề của cha. Tên ăn trộm liền dẫn con đi thực tập. Hai cha con đến một nhà giàu có...
(Xem: 14354)
Chuông, tiếng Phạn gọi là ghanta, ở Trung Quốc dịch là chung, khánh, là pháp khí dùng để gõ thông báo giờ giấc làm Phật sự và để tập hợp mọi người trong chùa.
(Xem: 14357)
Hai mươi ba năm trước, có một người con gái trẻ lang thang qua làng tôi, đầu bù tóc rối, gặp ai cũng cười cười, cũng chả ngại ngần ngồi tè trước mặt mọi người.
(Xem: 15683)
Mùa đông ở đây không có tuyết, nhưng cũng đủ lạnh cho những chiếc lá ngả màu và em tôi quấn thêm chiếc khăn quàng cổ. Tôi thích mùa đông...
(Xem: 13002)
Mỗi năm có bốn mùa và mỗi mùa có ba tháng. Thời gian được chia ra như thế thật rõ ràng ở các châu Úc, châu Âu và châu Mỹ.
(Xem: 17411)
Má không biết đường sá thành phố, cũng chẳng mấy khi lên Sài Gòn, họa hoằn là đi khám bệnh hoặc lên thăm bà con. Mỗi khi lên thành phố, má thường rất lo lắng.
(Xem: 15729)
Trong cuộc sống trầm luân khổ hải này, chúng ta không chịu buông xảtham luyến tất cả những gì ‘của mình’; ai cũng đầu tắt mặt tối, bận rộn suốt cuộc đời...
(Xem: 12486)
Kinh điển nhà Phật thường nói lòng từ bi của Phật và các vị bồ-tát đối với chúng sinh giống như lòng thương của cha mẹ đối với con cái.
(Xem: 12463)
Mới vừa đây, trên cành cây, có nhiều cánh hoa mai vàng nở, mắt mơ màng sau bao năm tháng ẩn nhẫn chờ đợi ngày khoe áo mới. Có những cành đào sum sê là hoa...
(Xem: 14026)
Cứ mỗi lần nhớ thầy, giấy mực là người bạn duy nhất để con trút ra vô vàn tiếng nói tự cõi lòng của một người đệ tử tận chốn phương xa. Mỗi tuần một lá...
(Xem: 15997)
Danh từ Generation Gap nghĩa là Khoảng Cách Thế Hệ (mỗi thế hệ cách nhau từ 20-40 năm để người trẻ tuổi lớn lên trở thành người lớn tuổi)...
(Xem: 13612)
Tôi gọi người cha là Anh, còn con trai ông là Dũng, vì hai cha con ông thật... anh dũng. Mỗi sáng, họ có mặt ở công viên rất sớm.
(Xem: 14963)
Sau những cái nóng nực gay gắt của mùa hạ đã đi qua, trời bắt đầu sang thu, thoáng đâu đây cơn gió đầu thu nhè nhẹ thổi sang như báo hiệu trong thiên hạ một điều gì đó.
(Xem: 14501)
Liệu hạnh phúc của con người có bị đám yêu tinh kia giấu mất? Câu trả lời tùy thuộc chính bản thân chúng ta trong quá trình tìm kiếm hạnh phúc cho mình...
(Xem: 13583)
Một thời Thế Tôn trú ở Kapilavatthu, dạy các Tỷ kheo: Này các Tỷ kheo, từ tâm giải thoát được thực hành, được tu tập, được làm cho sung mãn, được tác thành cỗ xe...
(Xem: 13442)
Khi tôi viết những dòng chữ này thì tôi vẫn còn cách người mẹ già của tôi đến gần một ngàn cây số. Và những dòng chữ rất riêng tư này, tôi tin rằng...
(Xem: 11708)
Đúng vào hôm tôi vừa ở Phật Học Đường Báo Quốc về thì Vĩnh đến thăm. Anh đến mang cho tôi một chồng sách Phật viết bằng tiếng Pháp mà anh mới gởi mua ở tận xứ xa.
(Xem: 13834)
Làng tôi có ba ấp, mỗi ấp có một ngôi chùa. Tôi ở ấp Quảng Đức, lên năm tuổi đã biết tên chùa là Châu Lâm, đã thấy ông thầy chùa đầu tiên trong đời,...
(Xem: 12962)
Cạnh con đường mòn, ven sườn núi tại Ngọc Nam, có một ngôi chùa nhỏ hoang vắng, nằm im lìm giữa một nơi hẻo lánh và quạnh quẽ. Mùa xuân năm ấy,...
(Xem: 14926)
Con đường tơ lụa bắt đầu từ Phúc Châu, Hàng Châu, Bắc Kinh (Trung Quốc) qua Mông Cổ, Ấn Độ, Afghanistan, Kazakhstan, Iran, Iraq, Thổ Nhĩ Kỳ, Hy Lạp...
(Xem: 12582)
Cơn trốt tàn nhẫn quét ngang cánh đồng trống, ngang qua những căn nhà gỗ mong manh, xoáy mạnh và bốc lên cao những người, thú, đất đá và cây cối…, rồi vô tình thả xuống lại trên những đồng cỏ...
(Xem: 17413)
Có hai hạt lúa nọ được giữ lại để làm hạt giống cho vụ sau vì cả hai đều là những hạt lúa tốt, đều to khỏe và chắc mẩy. Một hôm, người chủ định đem chúng gieo...
(Xem: 16423)
Như đã nói, nhiều bạn trẻ chọn những xâu chuỗi màu tối của Phật giáo, lẫn giữa những sắc màu sinh động khác, thoạt đầu chỉ vì muốn tạo cho mình một phong cách mới lạ...
(Xem: 14568)
Trong một khu nhỏ ở phía Tây quảng trường Washington, đường phố chạy ngoằn ngoèo và tự cắt thành những mảnh nhỏ gọi là “biệt khu”. Những “biệt khu” này tạo thành những góc...
(Xem: 14834)
Thầy thơ lại rút chiếc hèo hoa ở giá gươm, phe phẩy roi, đi xuống phía trại giam tối om. Nơi góc chiếc án thư cũ đã nhạt màu vàng son, một cây đèn đế leo lét rọi vào một khuôn mặt nghĩ ngợi.
(Xem: 26790)
Tinh thần hiếu đễ của người Á Đông nói chung và dân tộc Việt Nam nói riêng đã thấm sâu vào xương tủy của mọi người, và phát khởi ra sự sinh hoạt bên ngoài...
(Xem: 14695)
Sau hai năm học con vẫn học giỏi với số phẩy trên 8,0, con cố gắng từng ngày vì niềm hy vọng của ba má, niềm tin của các em và của nhiều người gửi gắm.
(Xem: 13589)
Thượng Tọa Thích Quang Lạc ấn nút cho chiếc ghế bành Lazy boy giữ độ nghiêng vừa ý, đoạn ngã người lún sâu vô lớp nệm mousse dầy cộm,...
(Xem: 13805)
Khi chàng dũng sĩ về đến chân núi thì trăng cũng vừa lên. Trăng mười chín soi sáng cảnh núi rừng cô tịch. Ánh trăng nhấp nháy đùa giỡn trên lá cây.
(Xem: 13725)
Đức Phật ra đời - như trong kinh Pháp Hoa nói - chỉ vì một đại sự nhân duyên lớn. Đó là: "Mở bày cho chúng sanh hiểu để vào tri kiến Phật".
(Xem: 15004)
Em thấy mẹ chẳng cần vi tính, vẫn âm thầm lập trình cá, cơm, rau. Biết chị Hai cái áo ủi không ngay, còn anh nữa đôi giày cả tuần chưa chịu đánh!
(Xem: 15340)
Đi theo ông bà, cha mẹ, trí nhớ của con nít - ở những lứa tuổi từ 6 - 7 tuổi đến 11-12 tuổi, vẫn gắn bó với Chào con rắn, Ma gia đuổi bắt, Đánh nẻ, Đập chuồn chuồn...
(Xem: 14039)
Biển sâu thẳm, biển mênh môngdiễm tuyệt, biển bao dung vô lượngbiến ảo vô biên... Vì thế biển cũng là Tâm.
(Xem: 14964)
Trong một số lượng lớn học trò, Rajeev là một người có tài nhất, chăm chỉ, sáng tạo,nên anh ta tiếp thu nhanh hơn nhiều so với các bạn đồng môn.
(Xem: 13793)
Có một vị bồ-tát rất tầm thường ở trong nhà của tôi, nhà của các bạn, nhà của mọi gia đình ở xứ này. Vị bồ-tát ấy cũng có mặt ở các văn phòng, hãng xưởng...
(Xem: 14700)
Cuộc sống không phải là một mẻ lưới của số phận. Cuộc sống chính là một mối giao hoà bất tận giữa mỗi cá thể đang tồn tại. Và trong mối giao hoà đó...
(Xem: 14684)
Không và Có tương quan mật thiết với nhau như bóng với hình. Có bao nhiêu cái có thì cũng có bấy nhiêu cái không. Nếu cái có vô cùng vô tận, thì cái không cũng vô tận...
(Xem: 16666)
Lý tưởng giáo dục và những phương pháp thực hiện lý tưởng này, hiển nhiên Phật giáo đã có một lịch sử rất dài.
(Xem: 18240)
Bảo Lâm bước chậm lại... ý như để lắng nghe tiếng chim hót líu lo từ phía khu rừng trúc. Vài tia nắng nhẹ vừa xuất hiện phía hừng đông, bầu trời trong xanh văng vắt...
(Xem: 27155)
Trần Nhân Tông (1258-1308) là con đầu của Trần Thánh Tông. Ông là một vị vua anh minh quả cảm, nhiều lần xông pha trận mạc đánh tan quân Nguyên Mông...
(Xem: 23732)
Con chó của ta luôn ở bên cạnh ta trong phú quý cũng như lúc bần hàn, khi khỏe mạnh cũng như lúc ốm đau. Nó ngủ yên trên nền đất lạnh, dù gió đông cắt da cắt thịt...
(Xem: 26460)
Nó đưa tay quệt đôi mắt mọng nước giọng đầy kiên quyết nói với cậu Út: - Nếu con thấy người đàn bà ấy xuất hiện ở nhà này lần nữa, con sẽ không tha đâu.
(Xem: 16691)
Mười năm vườn xưa xanh tốt Hai mươi năm nắng rọi lều tranh Mẹ tôi gọi tôi về Bên bến nước rửa chân
(Xem: 18940)
Hàn Mặc Tử rất chú trọng về âm nhạc và màu sắc. Đó chính vì tâm hồn Tử có nhiều trạng thái cá biệt, nhiều khi rất bí ẩn u huyền; để diễn tả, phải dùng màu sắc...
(Xem: 17740)
Người tài xế bặm môi nhíu sát hai lông mày vào nhau. Những nếp nhăn hằn lên, khổ sở. Tôi chong mắt nhìn ra trước xe. Những cánh đồng trải rộng, trải dài,...
(Xem: 13977)
Lịch sử chứng minh cho thấy trong xã hội con người có nhiều phát triển tích cực diễn ra do kết quả của lòng từ bi. Chẳng hạn sự hủy diệt thương vụ buôn bán người nô lệ.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant