Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Hương Xuân Trong Cõi Thơ Thiền

10 Tháng Giêng 201100:00(Xem: 15950)
Hương Xuân Trong Cõi Thơ Thiền

HƯƠNG XUÂN TRONG CÕI THƠ THIỀN

Thích nữ Tịnh Quang

Chư pháp tùng bản lai
Thường tự tịch diệt
Xuân đáo bách hoa khai
Hoàng oanh đề liễu thượng.”

Kinh Pháp Hoa)

blankKhông gì tuyệt đẹp hơn hình ảnh của mùa xuân, khi hoa đào hoa mai hé nở, khi những mầm xanh đang e ấp chờ đợi trăng nước tháng ngày và sự chuyển giao của đất trời để vẫy vùng sự sống. Vẻ đẹp của mùa xuân đã thêu dệt nên những vần thơ rạng ngời hương sắc qua cảm hứng của kim cổ thi nhân; song song với cảnh sắc huy hoàng đó, các thi nhân cũng đã gợi lên vô vàn hình ảnh xuân thì của các cô gái nõn nà hay những mảnh tình xuân phơi phới được thì thầm trong cõi thi ca lung linh sắc màu xuân biếc. Đi vào cõi thơ xuân, bên cạnh những thinh sắc lộng lẫy của trời xuân, chúng ta có thể nhận ra sự nồng nàn, nỗi khát khao vòi või và hụt hẫng khôn nguôi của các thi nhân đối với xuân, bởi vì mùa xuân cứ đến và đi, hững hờ như nước xuôi cầu, và thi nhân thì cứ muốn lưu giữ lại bóng dáng yêu kiều thuở nao của nàng xuân vô thường đó, rồi nức nở… Vượt lên trên những khát vọng về tình sắc mong manh của xuân, các thiền sĩ đã tạo nên một cõi xuân thi với gam màu riêng biệt qua bút pháp thanh tao tiêu nhã và bằng cảm quan siêu thoát trong đời sống bọt bèo hư ảo. Cứ mỗi mùa xuân về lật từng trang thơ thiền, chúng tacảm tưởng như đang sống trong cõi xuân huyền nhiệm, rưng rưng đâu đây hoa vàng sắc biếc trong cuộc đời đầy giá buốt xa xăm.

Mở đầu tông phong trong cõi Thiền xuân này là bài thơ Cáo Tật Thị Chúng nổi tiếng của Thiền sư Mãn Giác (1052-1096)- vị cao tăng thời Lý. Bài thơ chỉ có vỏn vẹn ba mươi bốn chữ trong sáu câu nhưng đã bao hàm toàn bộ tư tưởng tinh hoa của Thiền học cũng như tính thể của nguồn thơ,

春去百花落 春到百花開

事逐眼前過 

老從頭上來

莫謂春殘花落盡

庭前昨夜一枝 梅 

Nếu vẻ đẹp của Đường thi là nỗi xuyến xao vời vợi về hai nàng xuân, một trở về một biền biệt như: 

“Hoa đào (vn) cưi ct gió đông 
Mà nay chng thy bóng hng nơi nao”
(Nhân din bt tri hà x kh
Đào hoa y cu tiếu đông phong). (Đề Đô Thành Nam Trang-Thôi Hộ ) 

thì vẻ đẹp của Thiền thi trong thơ của Thiền sư Mãn Giác là linh thể bất diệt ngay trong đêm tối diệt sinh, và được phát họa sinh động qua hai câu kết bằng một cành mai vàng nở giữa đêm khuya trước khi xuân đã tàn hoa đã rụng nhưng nào ai hay biết:

“Đng nói xuân tàn hoa rng hết
Đêm qua sân trưc mt cành mai. 
(Mc v xuân tàn hoa lc tn
Đình tin tc d nht chi mai.)

Mặc dầu chất xuân trong Thiền thi của Thiền sư Mãn Giác không tạo ra nỗi khắc khoải mông lung nghìn đời của nhân thế hoặc không muốn gây nên cảm giác chơi vơi cho người yêu thơ, nhưng bài thơ này đã có một bước bộc phá mới và thôi thúc chúng ta đi tìm sự bí ẩn đã tạo nên vẻ đẹp thanh thoát ly kỳ về nó. Bí ẩn này có thể tạm thời được biết như là cành tâm xuân luôn hiện hữu trong dòng đời buồn tẻ phù hư.

Có thể từ âm hưởng của cành mai Mãn Giác mà các thế hệ Thiền thi Việt nam về sau đều đã tạo nên những sắc phong của cõi tâm xuân thay vì mô tả khung cảnh hữu tình của bướm hoa mây nước: 

“Xuân sang hoa bưm khéo quen thì,
B
ưm ling hoa cưi vn đúng kỳ,
Nên bi
ết bưm hoa đu huyn c,
Thây hoa m
c bưm đ lòng chi.” 

(Xuân lai hoa đip thin tri thì,
Hoa đi
p ưng tu tin ng kỳ,
Hoa đi
p bn lai giai th huyn,
M
c tu hoa đip vn tâm trì).(Giác Hải thiền sư)

Với tư tưởng “nhậm vận” nên các Thiền sĩ chẳng thấy xuân còn hay mất để rồi ôm ấp những hoài niệm hay mơ về một tiếng pháo xưa khi mùa xuân qua đi: 

“…Năm ba ngày na tin xuân đến,
Pháo trúc nhà ai m
t tiếng đùng.”(Nguyễn Khuyến)

Đối với Thi nhân, sự xoay vần của mùa xuân và nỗi khát khao về nó đã bắc nhịp cho thơ giao cảm được tiếng lòng của nhân thế; nhưng một lúc nào đó nhà thơ bỗng cảm thấy ê hề với những khát ái bất tận của chính mình trước sự hữu hạn của xác thân như một nghịch lý của tâm và cảnh: 

“Ngán ni xuân đi, xuân li li,
M
nh tình san s tí con con.”(Hồ Xuân Hương)

Mảnh xuân vô thường kia cứ đi đi lại lại khiến cho tình đời thêm già nuatẻ nhạt, vì vậy nhà thơ cứ mãi ao ức níu kéo hương sắc của xuân với thời gian không bến đợi: 

“Tôi mun tt nng đi
Cho màu đ
ng nht mt;
Tôi mu
n buc gió li
Cho h
ương đng bay đi.”(Vội Vàng-Xuân Diệu) 

Trong khi đó thiền nhân đã có được những phút giây tương ngộ với mảnh chân xuân trong thời gian vô cùngý thức về chiếc bóng choàng trên cái sinh thức phiêu bồng vô hạn nên đâu có sắc màu để héo úa nhạt phai: 

bao thiên niên k, nhìn mây nư
git mình, thy bóng vn không phai..” (Lãng Mạn Khúc Du Xuân-CS Liên Hoa)

Chiếc “bóng không phai” là linh thể tối thượng không nhuốm sắc màu thời gian, không bị chi phối bởi bốn mùa mưa nắng rồi cuống lên vì lo sợ ngày xuân vun vút trôi quamau vi ch thi gian không đng đi.” (Xuân diệu). Không vồn vã rượt bắt mùa xuân, Thiền thi phác họa nhãn quan linh động với cái nhìn thiền quán về lẽ sắc-không khi mùa xuân đến:

“Tui tr chưa tưng rõ sc - không
Xuân v
hoa bưm rn tơ lòng
Chúa Xuân nay b
ta khai phá
Chi
ếu tri giưng thin, ngm cánh hng."
(Niên thi
ếu hà tng liu sc, không
Nh
t Xuân tâm s bách hoa trung
Nh
ư kim khám phá Đông Hoàng din
Thi
n bn b đoàn khán try hng.) (Phật Hoàng Trần Nhân Tông)

Trên căn bản quán chiếu, thơ thiền không bị lôi kéo vào thiên kiến vui buồn thương tiếc của thế nhân với những nỗi chập chờn đơn lạnh nghìn đời của nhân thế khi ngày xuân không bao giờ trở lại như Đông Hồ đã tâm sự: 

“Tưng bng hoa n thm ngày xuân
R
c r lòng cô hoa ái ân…
Cô bu
n, cô tiếc, cô ngùi ngm
Cô nh
ngày xuân nh tui thơ.” (Cô gái xuân)
Tuy nhiên một vài thi nhân tài hoa của làng thơ cũng không kém phần kiêu hãnh và ngang tàng khi ghép rượu đề thơ để tạm quên đi ngày tháng đất trời, để không còn bị câu thúc trước sự tàn nhẫn của thời gian đã làm đau thương trái tim của họ. Như Lý Bạch đã thổn thức: “Ði ch là gic mng ln, c gì mà bn lòng, cho nên ta ung rưu say lúy túy, khi tnh rưu mi hay ra xuân v, chim hót trong cành hoa, chng biết hôm nay là ngày nào, ri nhng cm xúc ct lên, ta nghiêng bình rưu trưc cnh sc huy hoàng, và hát khúc ch trăng sáng, khi khúc ca va dt thì tình cũng đã va quên.” 

(X thế nhưc đi mng
H
vi lao kỳ sinh
S
dĩ chung nht túy
Ð
i nhiên nga tin doanh
Giác lai mi
n đình tin
Nh
t điu hoa gian minh
Tá v
n th hà nht?
Xuân phong ng
lưu oanh
C
m chi dc thám tc
Ð
i chi hoàn t khuynh
H
o ca đãi minh nguyt
Khúc t
n dĩ vong tình.) (Xuân Nhật Túy Khởi Ngôn chí)

Tại sao những nhà thơ lớn đôi khi phải dùng đến men rượu như để thách thức và vượt qua những khổ lụy của đời thường? phải chăng trong cơn men say người ta mới cảm giác rằng trường đời là mộng mị? cho nên để đạt được tâm trạng sảng khoái này nhà thơ phải mượn bình rượu như một thú tiêu dao siêu thái trong cõi “siêu phàm nhập thánh?” 

”Thơ mt túi phm đ câu nguyt l  

Rưu ba chung tiêu sái cuc yên hà.” (Nguyễn Công Trứ)

Trong cõi Thiền, vạn vật là đối tượng để cho người nhập đạo quán chiếu và trãi nghiệm; trong đời sống thường nhật cũng như trong thi ca, thiền không tạo ra những cảm giác khắc khoải chập chờn giữa mộng và thực thay vì nó điều phối sắc màu mùa xuân qua cái nhìn về thực tại một cách sinh động và hài hòa:

Trúc biếc hoa vàng đâu cnh khác
Trăng trong mây bc hin toàn chân.
(Thúy trúc hoàng hoa phi ngoi cnh
Bch vân minh nguyt l toàn chân.) (Thiền Lão Thiền Sư)

Hay

"Trùng dương Cúc n dưi rào
Trên cành Oanh hót thanh tao du dàng." (Thiền sư viên Chiếu)

Xa hơn, thơ thiền vượt thoát yếu tố của định luật nhị nguyên được giới hạn giữa người và cảnh, giữa tâm và vật, giữa một và hai …: Sông xưa chy mãi làm đôi ng, ta biết xuân nhau có mt thì.(Cô Lái Đò-Nguyễn Bính). Thiền thi tiêu diêu trong vẻ đẹp thanh thoát của đóa xuân vô tướng mà nhà thơ đã cảm nghiệm và tương phùng trong cái nhìn vô sai biệt:  

"Ngưi trên lu hoa dưi sân  
ưu ngi ngm khói trm xông 
Hn nhiên ngưi vi hoa vô bit
Mt đóa hoa vàng cht n tung"
(Hoa ti trung đình, nhân ti lâu 
Phn hương đc ta t vong ưu
Ch nhân d vt hn vô cnh
Hoa hưng qun phương xut nht đu.) (Thiền sư Huyền Quang-bản dịch của Nguyễn Lang)

Người với hoa không là hai, chỉ có sự nở tung của cành hoa hay là thực tướng nghìn đời hiển hiện trong giây phút thực tại mầu nhiệm; với lối diễn đạt này giúp cho người đọc thôi đi việc đuổi hình bắt bóng thay vì trực nhận ảo giác của chính mình trên cành xuân đó: 

“ Hoa pháo đ thm này 
Mơ xuân b kia 
Đôi b đu như mng 
Xuân - Thu đâu kìa?” (Xuân cảm-Vĩnh Hảo) 

Vì quá nao nức nên thi nhân không thể nhận diện được mùa xuân hiện hữu ngay tại đây trong phút giây hiện tại và không thể sống trọn vẹn ngay cả trong cuộc mộng du của chính mình: 

“Vì say sưa quá nên tôi đã
Đem đ hn xuân xung sui h!” (Xuân-Nguyễn Bính)

Mùa xuân trong thơ thiền không có pha chế những sắc màu man mác, thương sầu lẫn lộn để thôi miên người đọc cùng thổn thức nhịp đập chung của trái tim nhân thế hoặc “mơ theo trăng và vơ vẩn cùng mây,” nhưng nó vẽ nên một phong thái dung nhiếp thực tại giữa người và cảnh hay đúng hơn là bản chất “tuỳ duyên” trong bối cảnh không-thời gian khác biệt: xuân nương du thảo địa, hạ hưởng lạc hạ kỳ…” Với điểm nhắm vào thực tại, Thiền thi dù vô tình hay cố ý cũng đã quên đi sắc màu thời gian quá khứ:

Sng ngày nay biết ngày nay  
Còn Xuân Thu trưc ai hay làm gì!  
n tri kim nht nguy
Thùy thc cu Xuân Thu.) (Thiền Lão Thiền Sư) 

Vì theo nhãn quan của thiền, quá khứ hay tương lai đều nằm trong khoảnh khắc ý thức; cuộc đời khác gì giấc mộng Trang Sinh, cho nên ý niệm về thời gian xa và gần trước hay sau cũng chỉ là ảo tưởng phủ choàng ảo tưởng; cho nên tự nghìn đời xuân chẳng có gì xa xôi cả: 

“Ta gi xuân v, xuân bưm bay 
Trang Sinh nm mng biết bao ngày 
Thi gian dù có nghìn năm na 
Xuân đến lâu ri ai có hay.”(Gọi Xuân Về-Huyền Không) 

Hay nói theo cách của thi sĩ Bùi Giáng: 

“Thưa rng ly bit mai sau
Là trùng ng gia hương màu Nguyên Xuân.”(Chào Nguyên Xuân)

Với lập trường “phản bổn hoàn nguyên” và tư tưởng lạc quan, các Thiền sĩ đã thổi chất xuân vào hồn thi ca Việt Nam một cách siêu thái. Ý niệm về bản thể tuyệt đối được lồng trên sắc màu xuân cảnh và tạo nên sự hài hòa giữa chủ thể và đối tượng qua nội dung và cấu trúc của mạch thơ. Chu du trong cõi thơ thiền, người mới vừa nhập môn có cảm thái bàng hoàng như chợt nghe tiếng pháo xuân nổ vang giữa mộng và thực, giữa tỉnh và say, nhưng sau phút giây ngơ ngác đó không ai không một lần ước ao tương ngộ cảnh giới bí huyền với lãng đãng đâu đây cành mai nở vàng trong đêm tối khi xuân đã âm thầm hờ hững ra đi.

Thích nữ Tịnh Quang
Chùa Huê Lam, Garden Grove 2011
Source: thuvienhoasen


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 1549)
Tham luận “The Way to World Peace via an Integrated Kantian and Buddhist Perspective” được tác già trình bày tại Diễn Đàn Phật Giáo
(Xem: 1407)
Xuyên qua các nguyên tắc để tạo điều kiện hưng thịnh cho một quốc giathiết lập một xã hội thanh bình, đức Phật cũng có những bài thuyết pháp rất rõ ràng về các lãnh vực chính trị, chiến tranh, hòa bình, điểm này đã được phổ cập hóa trong cộng đồng xã hội. Đức Phật luôn chủ trương bất bạo động, xóa bỏ hận thù, tái lập tình thươngkiến thiết hòa bình chân chánh.
(Xem: 1822)
Bản Ngã Càng Lớn, Sĩ Diện Càng Nhiều, Càng Dễ Bị Tổn Thương.
(Xem: 1582)
Thân mạng chúng tachúng ta không biết yêu thương thì làm sao chúng ta có đủ yêu thương để gửi đến người khác.
(Xem: 1351)
Mỗ là quan chức thường thường bậc trung, tuy chưa phải là đại gia nhưng cũng có thể gọi là gìau sang có máu mặt.
(Xem: 1641)
Trong rất nhiều phương pháp tu tập thì phòng hộ các căn (bảo vệ các giác quan) được Đức Phật giảng dạy rất chi tiết.
(Xem: 2169)
Quán tưởngphương pháp Phật tử áp dụng hằng ngày, luyện cả thân tâm, đem lại sự hòa hợp giữa tinh thầnvật chất, giữa con ngườithiên nhiên.
(Xem: 1911)
Hành động phản ánh được ý thức, tính cách của mỗi người, lời nói, suy nghĩ thế nào sẽ biểu hiện ra hành động như thế đó,
(Xem: 1266)
Hôm ra mắt đợt đầu 29 cuốn của Thanh Văn Tạng trong công trình phiên dịch Đại Tạng Kinh Việt Nam do Hội Đồng Hoằng PhápHội Đồng Phiên Dịch Tam Tạng Lâm Thời tổ chức tại Little Saigon, Miền Nam California, Hoa Kỳ, vào ngày 19 tháng 3 năm 2023
(Xem: 1445)
Đạo Phật được biết đến như một tôn giáo hiền hòa nhất và điều đặc biệtcuộc đời vị lãnh đạo tinh thần tối cao của đạo Phật gắn liền với những cái cây.
(Xem: 1444)
Là một tiến trình tự nhiên của con người và muôn loài, bệnh vốn là một giai đoạn của vòng luân hồi sanh tử, là một phần của quy luật thành - trụ - hoại - không.
(Xem: 1731)
Dĩ nhiên là người phàm chúng ta không ai thấy được địa ngục, trừ Đức Phật và các bậc Thánh La-hán.
(Xem: 1489)
ghiệp là tất cả những hành động có tác ý, biểu hiện thường xuyên bằng thân, khẩu, hay ý.
(Xem: 1350)
Phật giáo không chỉ chủ trương từ bi đối với con người, tôn trọng đối với mọi sinh mệnh mà còn phải bảo vệ môi trường sống thiên nhiên,
(Xem: 1500)
Thật sự chúng ta chỉ có một trách nhiệm, tìm đọc và tìm hiểu những lời Phật dạy thật sự là những lời dạy của đức Phật,
(Xem: 1435)
Trước đây, vào thời niên thiếu, tôi chưa từng tín ngưỡng bất kỳ một tôn giáo nào. Tôi đang đứng giữa ngã tư đường, không Phật cũng không Đạo.
(Xem: 1763)
Mỗi người trong chúng ta, ai cũng có một cái “Tôi” và tính chấp thủ, nhưng có người ý thứcquán chiếu được điều đó
(Xem: 1459)
Cửa vào bất nhị, còn gọi là pháp môn bất nhị, từ xa xưa đã được truyền dạy từ thời Đức Phật, chứ không phải là hậu tác của chư tổ Bắc Tông,
(Xem: 1420)
Nhưng giới khoa học vẫn còn hoang mang trong nhận định thế giới vật chất đời thường là ảo, không có thực thể.
(Xem: 1434)
quan niệm rằng người có danh phận, giàu sang là do phước và cúng dường, hộ trì người có phước thì được phước nhiều hơn?
(Xem: 1514)
Hai từ chiến tranh, không ai trong chúng ta là không nghe đến. Trong quá khứ đã có rất nhiều cuộc chiến tranh xảy ra trên quả địa cầu nầy,
(Xem: 1699)
Kinh Thủ Lăng Nghiêm có tên gọi đầy đủ là :"Kinh Đại Phật Đảnh Như Lai Mật Nhân Tu Chứng Liễu Nghĩa Chư Bồ Tát Vạn Hạnh Thủ Lăng Nghiêm",
(Xem: 1594)
Tôi nhớ lần nào gặp Đại sư cũng thấy Ngài mặt mày hồng hào, tinh thần khang kiện.
(Xem: 1532)
Trong rất nhiều phương pháp tu tập thì phương pháp phòng hộ các căn môn được Đức Phật giảng dạy rất chi tiết.
(Xem: 1412)
Kể từ khi con người biết xử dụng tiền bạc làm đơn vị trao đổi mua sắm đến nay, thì không ai là không cần đến tiền!
(Xem: 1506)
Đối trong nhà Phật thì thế gian gồm có khí thế gianchúng sanh thế gian.
(Xem: 1240)
Đây là một trường hợpThiền sư Thích Nhất Hạnhcộng đồng của Thầy đã thay đổi cuộc đời của một người.
(Xem: 1979)
Tam tam-muội là chỉ cho ba loại định, tức là ba loại pháp môn quán hành của Phật giáo, được xem như là nguyên lý thực tiễn của Thiền định. Định có nghĩa là tâm hành giả trụ vào một đối tượng nào đó khiến cho ý không bị tán loạn, dần dần tâm ý trở nên trong sáng và phát sinh trí tuệ.
(Xem: 1389)
Đời tôi gần giống như cuộc đời của cậu bé mồ côi ở Viện Dục Anh trong văn Vũ Trọng Phụng. Chúng tôi đều sinh ra dưới một ngôi sao xấu. Từ những ngày còn bé tôi đã không có một cái gì để gọi là riêng tư. Đời tôi gắn liền với tập thể, lớn lên và nương tựa vào tập thể.
(Xem: 1541)
Để giúp người Phật tửđời sống đạo hạnh, đức Thế Tôn đưa ra năm giới căn bản.
(Xem: 2911)
Tinh thần hòa hiệp là ý nghĩa sống lành mạnh an vui, tinh thần của một khối người biết tôn trọng ý niệm tự tồn, và xây dựng vươn cao trong ý chí hướng thượng.
(Xem: 1547)
Khi con gái tôi còn nhỏ, tôi vẫn thường đưa con đến chùa lễ Phật, học tiếng Việt, sinh hoạt văn hóa Việt…
(Xem: 1738)
Điều phi đạo là những việc dẫn đến sự hao tài, thứ nhất đó là đam mê cờ bạc.
(Xem: 1596)
Chu Lợi Bàn ĐặcMa Ha là hai anh em sinh đôi sinh ra trong một gia đình Bà la môn ở thành Xá Vệ (Sravasti - Ấn Độ).
(Xem: 2038)
Nếu có ai đó hỏi Phật Pháp có gì hay thì những người đệ tử Phật sẽ trả lời như thế nào?
(Xem: 1579)
Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử do Phật Hoàng Trần Nhân Tông khai sáng trong khoảng cuối thế kỷ 13.
(Xem: 1782)
Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử do Phật Hoàng Trần Nhân Tông khai sáng trong khoảng cuối thế kỷ 13.
(Xem: 1979)
Trong suốt cả Pháp Bảo Đàn Kinh, là những lời dạy của Lục Tổ, ngài chỉ hai lần nói đến hai chữ “từ bi”:
(Xem: 2174)
Thông thường, người ta thường nghĩ “làm phước” là phải làm điều gì đó to lớn, mang tính cho và nhận bằng những vật phẩm...
(Xem: 1643)
Từ góc độ văn hóa có thể thấy ở Phật giáo Việt Nam nói chung và Thiền phái Lâm tế Chúc Thánh nói riêng, có những giá trị văn hóa tiêu biểu
(Xem: 2618)
Đối với người thế gian, tài sản quý giá nhất của họ chính là gia đình, của cải vật chất, công danh sự nghiệp, nhưng với người xuất gia thì đó là trí tuệ.
(Xem: 1713)
Phàm có sinh thì có tử, đó là lẽ thường trong cuộc đời. Vạn sự vạn vật đều vận hành theo quy luật sinh ra, tồn tại, thay đổi, hoại diệt (gọi là sinh, trụ, dị, diệt)
(Xem: 1891)
Nguyễn Du không những là một thi hào lớn của Việt Nam mà còn là nhà Phật học uyên bác. Ông từng viết trong bài thơ “Chiêu Minh Thái Tử Phân Kinh Thạch Đài” lúc đi sứ sang Tàu vào triều Nguyễn, đầu thế kỷ 19 rằng,
(Xem: 1850)
Việc chọn “ngày lành tháng tốt” để tiến hành những công việc hệ trọng trong đời sống của người Việt, được biết bắt nguồn từ thói quen do ảnh hưởng văn hóa, tập tục cổ xưa
(Xem: 1617)
Phật giáo trước hết là một tôn giáo, vì thế những tư tưởng của giáo lý Phật giáo không đề cập nhiều tới những vấn đề triết học...
(Xem: 2358)
“… Đêm qua trăng mọc trên đồi, thấy tâm tịch lặng không người, không ta, ai hỏi thì nhấc cành hoa, thấy gì, được thấy, đều xa muôn trùng …”
(Xem: 1795)
Tôi thường thắc mắc tại sao mình dự tính làm điều này thì có khi lại đổi sang làm chuyện khác mà mình không hề suy tính được.
(Xem: 1854)
Sống trong đời này, chúng ta thường hay nghe những ngôn từ bình dị, than thở rằng: “Trần ai - trong cõi tạm, là gì - ra sao?”
(Xem: 1725)
Theo kinh Đại bát Niết-bàn (Trường bộ kinh), trước lúc viên tịch, Thế Tôn an cư mùa mưa tại Baluvā, bị bệnh trầm trọng, rất đau đớn.
(Xem: 2094)
Khi mới vào đạo, điều đầu tiên chúng ta được dạy là không nhìn lỗi của người khác.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant