Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Bài Mới Nhất trang Văn Học
Điền Email để nhận bài mới

Xã Hội Phật Tánh

26 Tháng Hai 202519:00(Xem: 1260)
Xã Hội Phật Tánh

Xã Hội Phật Tánh

Nguyễn Thế Đăng


1 


Khi đa số người trong một xã hội không có niềm tin về chính mình, không biết “tôi là ai”, người khác là ai” thì xã hội ấy sẽ mất phương hướng, dẫn đến hỗn loạn. Những lỗi lầm đối với chính mình và đối với người khác sẽ tạo ra một xã hội nhiểu lỗi lầm, thiếu nhiều đức tính để tạo thành một xã hội hài hòa và tiến bộ.

 

Theo Luận Phật tánh (Buddha Nature, Mahayana Uttaratantra Shastra, by Arya Maitreya), con người bình thường ở đời có các lỗi lầm đối với chính mình và đối với những người khác như sau.

 

156. Phật đã dạy ở những chỗ khác nhau rằng mọi sự có thể biết được bao giờ cũng là Không, như một đám mây, một giấc mộng hay một ảo ảnh. Thế rồi tại sao ngài lại nói tinh túy của Phật quả là ở nơi mọi chúng sanh?

Trong lần thuyết pháp thứ hai, đức Phật nói nhiểu về tánh Không, mọi sự là Không, nhưng đức Phật còn nói về tánh Như, Chân Như, sự thanh tịnh của các pháp… Còn ở đây, lần thuyết phápthứ ba, ngài nói về Phật tánh, trong mọi sự là Không ấy, có một thực tại thường hằng, gọi là Phật tánh.

 

157. Có năm lỗi lầm: yếu lòng, khinh người khả năng kém, tin vào cái hư giả, nói về chân tánhmột cách xấu tệ, và yêu chuộng mình trên mọi người.

Đây là năm lỗi lầm đối với chính mình và đối với những người khác. Chính năm lỗi lầm này làm cho đời sống chính mình và đời sống xã hội rơi vào bất an, vô trật tự, đưa đến hỗn loạn.

 

158. Chân tánh tối hậu luôn luôn là không hợp tạo (duyên sanh), nên nói rằng những nhiễm ô và nghiệp, nghiệp quả giống như một đám mây…

159. Những nhiễm ô được nói giống như mây, nghiệp như kinh nghiệm trong mộng, quả của nghiệp và nhiễm ô – các uẩn – giống như trò ảo thuật.

160. Trước đã nói như vậy, cuối cùng, hơn nữa, dạy sự hiện diện của Phật tánh trong “sự tương tục bất biến” ở đây, khiến năm lỗi lầm có thể loại bỏ.

 

Lần thuyết pháp thứ hai nhấn mạnh vào tánh Khôngnhư huyễn, như mộng của mọi sự, chú ý đến những nghiệp, nghiệp quả và những nhiễm ô. Chúng là hợp tạo, duyên sanh, không có tự tánh nên có thể tẩy sạch, loại bỏ.

“Mọi sự có thể biết được” là tất cả kinh nghiệm tạo thành thế giới của con người. Chúng là Không, thế giới như chúng ta kinh nghiệm là tánh Không.

 

Ở đây nói về lần thuyết pháp thứ ba, lần chót, trong đó nêu lên “chân tánh tối hậu là không hợp tạo”. Chân tánhPhật tánhNhư Lai tạng, “tinh túy của Phật quả ở nơi mọi chúng sanh” là chủ đềcủa lần thuyết pháp thứ ba này.

“Sự tương tục bất biến” cũng là nhan đề của luận này, “uttara tantra”.

So với Phật tánhchân lý tuyệt đối với tối hậu (chân đế), thì những nhiễm ô, nghiệp và nghiệp quả là duyên sanh, hợp tạo, vô thường nên chúng là chân lý quy ước và tương đối (tục đế hay thế đế). Duyên sanh, hợp tạo, vô thường nên chúng được ví như những đám mây so với hư không, như những giấc mộng so với trạng thái thức tỉnh, những ảo ảnh của một trò ảo thuật so với cái thấy như thật.

Những tương quan giữa mình và những người khác tạo thành xã hội. Năm lỗi lầm trong tương quan với chính mình và với những người khác cũng là năm lỗi lầm biểu hiện trong xã hội. Năm lỗi lầm ấy sẽ được loại bỏ khi tin và sống trong niềm tin, “tất cả chúng sanh đều có Phật tánh.”

 

161. Không học theo thực trạng này, một số người nản lòng, do tự khinh mình một cách sai lầm, và tâm bồ đề không phát triển nơi họ.

Lỗi lầm thứ nhất là chỉ thấy “mọi sự có thể biết được đều là Không” mà không biết rằng nơi mình có Phật tánh “liên tục bất biến”, nên tự coi thường mình, và khi có khổ đau xảy ra, còn tự khinh miệt mình, tự hành hạ mình.

Tự coi thường, khinh miệt mình khiến sinh ra một thái độ tự ti mặc cảm, một trầm cảm liên tục, và khi có những biến cố lớn xảy ra cho cá nhân, người ấy có thể đi đến tự tử.

Ở mặt tích cựccon đường đưa đến giải thoát và thức tỉnh, sự yếu lòng, nản lòng, thiếu tự tin này khiến tâm bồ đề không thể khai triển trong cuộc đờiSáu ba la mật bố thí, giữ kỷ luật, kham nhẫntinh tấnthiền định và trí huệ, phải dựa trên Phật tánh của mình và của người để hoạt động.

Tóm lạiphát tâm bồ đề, làm Bồ tát hạnh, đều phải dựa vào Phật tánh làm nền tảng.

 

162. Một số người, khi kiêu mạn, nghĩ rằng, ‘Ta giỏi nhất’, bởi vì tâm bồ đề đã xuất hiện nơi họ và họ cố chấp vào ý tưởng rằng nơi những người nào tâm bồ đề chưa xuất hiện thì thấp kém.

Lỗi lầm thứ hai là:

Một số người khi tâm bồ đề đã bắt đầu xuất hiện, như mặt trời bắt đầu mọc lên, thì bởi vì bầu trời tâm vẫn còn nhiều đám mây nhiễm ô phiền não còn nhiều sự che chướng của nghiệp và nghiệp quả nên sanh ra ý nghĩ sai lầm (vọng tưởng) rằng ta có, người không có. Chính những phiền nãonhiễm ô này, bóng tối che chướng còn nhiều này – so với ánh sáng của tâm bồ đề – khiến khởi lên kiêu mạn, ‘ta có bồ đề tâm đã sáng, còn những người khác chưa sáng’, và khinh thường người khác.

Ta tu học nhiều, người khác tu học ít, đó là kiêu mạn. Thay vì hồi hướng sự tu học của mình cho chúng sanh, lại ôm lấy làm riêng của mình, rồi khởi lên kiêu căng, khinh thường những người khác. Kinh điển thường nói, “khen mình chê người”, đây là một chướng ngại lớn.

 

Kiêu mạn, khinh người, đây là sự biểu lộ thô của phiền não nhiễm ô, sự biểu lộ của chấp ngã và chấp pháp ở cấp độ thô. Trong khi đó, tâm bồ đềPhật tánh thì không có ngã (vô ngã) và không có đối tượng là thế giới hiện tượng (vô pháp). Phật tánh chỉ có một vị tự do giải thoát và an lạc.

Cho nên, loại trừ, xóa bỏ kiêu mạn, khinh người thì bồ đề tâmPhật tánh hiện ra. Và càng ở trong bồ đề tâmPhật tánh, thì kiêu mạn, khinh người càng mất dần.

Phật tánh hiện hữu nơi tất cả mọi người, dù có người sáng hơn, người tối hơn, do người ấy tự tạo ra ít hay nhiều phiền não. Ở rất nhiều người, Phật tánh vẫn còn là một tiềm năng, một kho tàng chôn dưới đấtdưới đất tâm của họ. Nhưng nhìn toàn bộPhật tánh là cái toàn thể có mặt ở tất cả.

Thế nên, nếu kiêu mạn, khinh người thì chúng ta đã chia cắt cái toàn thể ấy thành của ta và của người, ta có và thế giới ngoài kia, không có. Chúng ta không còn tiếp thông được với Một Phật tánh, với Một thừa. Đây là sự mất mát lớn lao nhất cho người có tâm khinh mạn.

Phật tánh là trí huệ thấy cái Một, và là từ bi bao trùm và thấm nhuần tất cả.

 

163. Hiểu đúng không thể sanh khởi nơi người nghĩ như vậy, bởi vì họ giải thích sai lầm sự thật, họ sẽ không hiểu chân lý.

Lỗi lầm thứ ba là không hiểu đúng về cái thật là Phật tánh vốn có nơi mỗi chúng sanh, mà lại tin vào cái hư giả là những hình tướng, kể cả những hình tướng phiền não nhiễm ô đang tạm thời che lấp họ và cho chúng là có thật và thường còn.

Giải thích sai lầm về sự thật, tin vào cái hư giả là tin vào “thế giới có thể biết được” là có thật, trong khi mơ hồ về Phật tánh, môi trường, nền tảng cho thế giới ấy xuất hiện.

Tóm lạisai lầm ở đây là lầm lẫn giữa tục đế và chân đế. Nói theo kinh Đại Bát Niết Bàn, một kinh chuyên dạy về Phật tánh, thì sự lầm lẫn ấy là: cho rằng vô thường là thường, khổ là lạc, vô ngã là ngã, và bất tịnh là thanh tịnh, và ngược lại, cho thường là vô thường, lạc là khổ, ngã là vô ngã, và tịnh là bất tịnh.

 

164. Những khuyết điểm của chúng sanh đều không thật, chỉ là tạo tác và duyên sanh. Thật ra, những lỗi lầm ấy không phải là những thực thể, trong khi những phẩm tính thì vốn thanh tịnh.

Lỗi lầm thứ tư:

Chân tánh tối hậu thì không hợp tạo (câu 158) trong khi đó những khuyết điểm của chúng sanhchỉ là tạo tác, hợp tạo và duyên sanh, cho nên không thật, so với Phật tánh là thật.

Những lỗi lầm ấy không phải là những thực thể, chúng vô tự tánh, như mây, như mộng, như ảothuật, trong khi những phẩm tính của Phật tánh thì vốn thanh tịnh.

Biết phân biệt hai phạm trù này, biết phân biệt lỗi lầm của mình và người so với Phật tánh vốn luôn luôn thanh tịnh, đó là bắt đầu con đường đi đến Phật tánh rốt ráo, trong đó không còn lỗi lầm.

Nếu cho những lỗi lầm của chúng sanh là những thực thể không thể xóa bỏ, chính những kiến chấp này che lấp sự có mặt của Phật tánh nơi chúng sanh. Như thế là xa lìa từ bi và trí huệ của chính mình.

 

165. Nếu người bám chấp vào các lỗi lầm, cái không thật, và xem thường, chê bai những phẩm tính, cái thật, người ta sẽ không có lòng từ của bậc trí thấy được sự bình đẳng của những người khác và chính mình.

Lỗi lầm thứ năm:

Nếu bám chấp vào những lỗi lầm không thật của những người khác và coi rẽ những phẩm tính của Phật tánh vốn có ở họ, người ta sẽ không thấy biết tính bình đẳng hiện diện nơi tất cả chúng sanh. Thấy và sống được tính bình đẳng của Phật tánh, đó là thấy và sống trong tâm từ bi.

Từ bi và Phật tánh là một. Không có Phật tánh thì không có từ bi và bình đẳng.

 

Thấy và sống được Phật tánh, người ta sống trong một xã hội và thế giới thấm nhuần Phật tánh, nghĩa là một xã hội tràn đầy từ bi và trí huệ bình đẳng.

Phật tánh là nền tảng cho một xã hội hài hòa và tốt đẹpxã hội đó có đầy đủ những phẩm tính của Phật tánh.

 

166. Học theo cách như thế sẽ sanh khởi nhiệt thành, tôn trọng như đối với Phật, trí huệ và tình thương bao la

Học theo năm phẩm tính ở trên, nhiệt thành, tôn trọngtrí huệtình thương bao la… sẽ sanh khởi.

Nhiệt thành với con đường thành Phật của mình, con đường ấy vốn ở nơi mình, chính là Phật tánh. Nhiệt thành với những người khác, vì “họ là những vị Phật sẽ thành”. Khi thấy ra sự thật là tất cả chúng sanh đều có Phật tánhchúng ta tự nhiên có sự tôn trọng.

Trí huệ và tình thương không phải do hợp tạo, mà có sẵn trong Phật tánh. Chỉ cần lấy đời sốngbình thường mỗi ngày làm nhân duyên, làm môi trường, hoàn cảnh để khai mở chúng, để chúng tràn đầy khắp xã hội và thế giới.

 

167. Nhờ sự khai triển năm phẩm tính này, những phương diện xấu sẽ không còn và tính bình đẳng sẽ thấy được. Nhờ không có lỗi lầm, qua những phẩm tính nội tại vốn có và qua từ bi, người ta thấy được tính bình đẳng của mình và người, Phật quả sẽ chóng thành tựu.

Đến đây là chấm dứt chương thứ nhất về Như Lai tạng.

Nhờ sự khai triển, tinh lọc, năm phẩm tính vốn có trong Phật tánh này, người ta loại bỏ được những cái xấu đang che chướng Phật tánh. Ánh sáng trí huệ, từ bibình đẳng, nhiệt thành, tôn trọng… sẽ dần dần tỏa chiếu trong cuộc đời người ấy. Năng lực làm ích lợi cho đời sống xã hộicủa người ấy là năng lực của Phật tánh, và những phẩm tính của Phật tánh sẽ tỏa chiếu sang những người khác qua các hành động thân, khẩu, ý của người ấy.

Cần phải thấy rằng Phật tánh gồm đủ mọi phẩm tính để đưa cá nhân và xã hội đến hoàn thiện, đó là đạo đứcnhận thức đúng, tình thương bao la, hành động cho sự tốt đẹp của người khác, sự hòa hợp cảm thông…

 

Chỉ cần làm cho những người trong xã hội tin rằng mình và những người khác đều có Phật tánh, năm lỗi lầm lớn (giết. trộm cướp, tà dâmnói dối, say sưa) sẽ bớt đi cho đến không còn. Xã hộisẽ dần dần tiến đến sự hài hòa, tốt đẹp vốn có của nó.

Đây là một xã hội Phật tánh.

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 489)
Trong cuộc sống thế tục, con người luôn khát khao tìm cầu hạnh phúc qua tiền tài, địa vị, sắc đẹp, danh vọng hay ái ân.
(Xem: 512)
Bài viết này sẽ phân tích lời dạy của sách Trúc LâmTông Chỉ Nguyên Thanh về ý chỉ Thiền Tông
(Xem: 599)
Mới đọc qua, tựa đề trên của bài viết, chúng tathấy ngay đề tài hơi ngộ ngộ….Nhưng càng đọc – càng thấy rõ thế giới, đang nằm gọn trong lòng chảo lửa mà dầu sôi sùng sụt
(Xem: 690)
Nhà văn cư sĩ Huỳnh Trung Chánh, còn có bút danh là Hư Thân, sanh năm 1939 tại Trà Vinh, quê nội của ông.
(Xem: 662)
Đạo đức là hệ thống những quy tắc, các chuẩn mực xã hộiđể mọi người nương theo, điều chỉnh hành vi của mình sao cho phù hợp với lợi ích
(Xem: 699)
Trong cuộc sống thế tục, con người luôn khát khao tìm cầu hạnh phúc qua tiền tài, địa vị, sắc đẹp, danh vọng hay ái ân.
(Xem: 660)
Cuộc sống đàn ong, bầy kiến nhìn chúng lăng xăng, tưởng chừng chen đạp nhau lộn xộn, thật ra chúng rất có kỷ luật, ngay cả rơi vào nước
(Xem: 595)
Trong cái nhìn của thế gian, cái chết là điểm kết thúc. Nhưng dưới ánh sáng Phật pháp, cái chết chỉ là một bước chuyển
(Xem: 719)
Trong vòng luân hồi sinh tử vô tận, ái được xem là sợi dây vô hình trói buộc chúng sanh vào đau khổ.
(Xem: 660)
Đạo Phật có cả một kho tàng giáo lý đa dạng và thực hành phong phú đáng kinh ngạc để phát triển tình yêu thương và từ bi tâm
(Xem: 766)
Cụm tháp Bạc sừng sững trên đồi cao lộng gió, dưới chân có khúc quanh của dòng sông Côn.
(Xem: 792)
Đức Phật có dạy pháp phóng sinh hay không? Trong rất nhiều kinh, Đức Phật đã dạy là hãy yêu thươngvà đừng hại bất kỳ sinh mạng chúng sinh nào.
(Xem: 1839)
Hàng ngày tôi có thói quen ngồi tọa thiền và sau đó đi kinh hành. Địa điểm đi kinh hành tuyệt vời và may mắn nhất
(Xem: 2265)
Xa xa tận chân trời, mãi mãi nhìn theo mây trắng bay. Lá vàng rơi lác đác, cuồng cuộn về đến núi rừng. Vào Thu có nhiều, lá vàng, gió Thu thổi ra biển cả.
(Xem: 749)
Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng các chương trình chánh niệm tại trường học có thể giúp ích, đặc biệt là ở các cộng đồng nghèo, nơi học sinh phải đối mặt với mức độ căng thẳng cao hơn.
(Xem: 822)
Trong giáo lý của Đức Thế Tôn, nghiệp (kamma) là một trong những pháp vận hành căn bản chi phối sự tái sinhvà đời sống của chúng sanh trong luân hồi.
(Xem: 613)
Phra Ajaan Lee Dhammadharo (1907-1961), là một trong những vị thiền sư theo truyền thống tu khổ hạnh trong rừng.
(Xem: 635)
Con Tàu sầm sập lao trong màn đêm đen đặc, thỉnh thoảng vụt qua những thị trấn hay phố xá nhỏ ven đường le lói chút ánh sáng nhạt nhòa.
(Xem: 787)
Mùa An cư kiết hạ Phật lịch 2569 - Dương lịch 2025 lại trở về, là cơ hội quý báu để hàng hậu học chúng ta ôn lại lời Phật dạy
(Xem: 629)
Hầu như không có ai nghĩ xa hơn thế, nghĩ xa hơn cái chết. Đây là lý do tại sao chúng ta thiển cận và không nghĩ đến việc
(Xem: 817)
“Nhân thân nan đắc, Phật pháp nan văn, Thiện duyên nan ngộ, Phật quốc nan sanh” là gì ?
(Xem: 813)
Thờ Phật không phải là cầu xin ban phúc hay tha tội, vì Ngài không phải thần linh mà là người thầy dạy cách thoát khỏi khổ đau mà chính ngài tìm kiếm, chứng nghiệm.
(Xem: 745)
Dòng đời xưa nay vẫn thế, từng đời từng đời nối tiếp nhau, thịnh suy bất định, tụ tán vô kỳ.
(Xem: 650)
Minh trong đạo Phậttuệ giác, thấy biết như thật về vạn pháp. Khi thành đạo, Đức Phật chứng Tam minh(Túc mạng minh, Thiên nhãn minh, Lậu tận minh).
(Xem: 1012)
Vesak theo truyền thống gắn liền với sự ra đời, giác ngộnhập Niết bàn của Đức Phật,
(Xem: 1052)
Bồ Tát Đạocon đường mà vị Bồ Tát phải đi qua. Đây là những giai đoạn mà một vị Bồ Tát kinh qua trên đường giác ngộ.
(Xem: 1336)
Trong triết lý sống của ông cha ta, có một câu nói nghe qua tưởng nghịch lý nhưng lại ẩn chứa sự minh triết sâu sắc
(Xem: 1401)
Hiện nay đang ở vào thời mạt thế, xuất hiện nhiều tà sư hướng dẫn Phật tử vào con đường sai lạc. Điều này không phải bây giờ mới có.
(Xem: 1431)
Bài này được viết với chủ đề ghi lời Đức Phật dạy rằng hãy giữ thân không bệnh, để có thể học và tu pháp giải thoát.
(Xem: 1399)
Cách đây hơn 2500 năm trước, Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã từng dự ngôn, sau khi Ngài ly thế, cũng chính là vào thời kỳ Mạt pháp thì
(Xem: 1096)
Đạo đức không còn là một khái niệm, một lời kêu gọi ‘hãy sống thiện’, một giá trị lý tưởng cao xa, mà là một thực thể cụ thể, ăn được, uống được, thu nạp được, và ăn uống được nên mới “say”.
(Xem: 1417)
Quan điểm cho rằng tâm trí của chúng ta có chiều sâu vô thức đã trở nên phổ biến do sự phổ biến của phân tâm học và các kỹ thuật trị liệu liên quan.
(Xem: 1573)
Trong kinh điển Phật giáo, từ Hán tạng cho đến Nikāya nói chung, thật sự không quá khó để tìm thấy những cụm từ liên quan đến một phương tiện
(Xem: 1470)
Người học Phật, chẳng những phải tham cứu chơn lý, mà lại cần phải y như chơn-lý mà thiệt thành cho đến khi chứng đặng chơn-lý;
(Xem: 1538)
Phật tánhchủ đề chính của Kinh Đại Bát Niết Bàn do ngài Đàm Vô Sấm (385 – 433) mang qua Trung Hoa và dịch.
(Xem: 1749)
Đôi khi bạn rơi vào một diễn đàn Phật pháp trên Internet, bất ngờ lại thấy tranh cãi bộ phái, rằng chuyện Nam Tông thế này và Bắc Tông thế kia
(Xem: 1681)
Trong giáo lý nhà Phật, "kham nhẫn" và "nhẫn nhục" là hai phạm trù rất quan trọng trong việc tu tập.
(Xem: 1575)
Phật giáo cũng như vận mệnh của người dân, luôn thăng trầm theo thời cuộc.
(Xem: 1474)
Hãy buông xả và cuộc sống của bạn sẽ tốt hơn. Một kỹ năng sống không thể thiếu.
(Xem: 1223)
Từ thời học tiểu học, trong mỗi cuốn vở đều thấy có in dòng chữ “Ngày nay học tập, ngày mai giúp đời”.
(Xem: 2282)
Tôi không dám so sánh vì ai cũng có cuộc du hành cuối đời, tôi đã khá xúc động mạnh khi đọc kinh Đại Bát Niết Bàn hồi còn trẻ, nhưng hiện tại tôi đang tưởng niệm và cảm xúc đến Thầy tôi nên xin viết ra đây để kỷ niệm.
(Xem: 1277)
Phra Ajaan Lee Dhammadharo (1907-1961), là một trong những vị thiền sư theo truyền thống tu khổ hạnh trong rừng.
(Xem: 1175)
Năm ấy Bồ Đề Đạt Ma đến Trung Nguyên hoằng pháp. Ngài gặp Lương Võ Đế, một ông vua có tiếng sùng đạo, mến mộ Phật pháp.
(Xem: 2111)
Có khi nào bạn hỏi: “Tại sao khi càng lớn tuổi, người ta càng thích sống một mình và bớt đi nhiều mối quan hệ?”
(Xem: 1979)
Sâu thẳm bên trong tất cả chúng sinh là một loại tia lửa thắp sáng và sưởi ấm cuộc sống của chúng ta. Nó được gọi bằng nhiều tên trong nhiều truyền thống khác nhau.
(Xem: 1725)
Chúng con trân trọng kính mời quý vị tham gia một Ngày Quán Niệm với chủ đề “Tháng Tư Nuôi Dưỡng và Trị Liệu” dành cho các tăng thân người Việt do quý thầy và sư cô của Tu Viện Lộc Uyểnhướng dẫn tại Quận Cam.
(Xem: 2327)
Có khi nào bạn hỏi: “Tại sao khi càng lớn tuổi, người ta càng thích sống một mình và bớt đi nhiều mối quan hệ?”
(Xem: 2163)
Sâu thẳm bên trong tất cả chúng sinh là một loại tia lửa thắp sáng và sưởi ấm cuộc sống của chúng ta.
(Xem: 1336)
Bản kinh dưới đây là “Bahiya Sutta,” trong Tiểu Bộ Kinh (Khuddhaka Nikaya) trong Tam Tạng Pali,
(Xem: 2485)
Tứ Như Ý Túc, là pháp hành thứ ba, đứng sau Tứ Niệm XứTứ Chánh Cần. Sau Tứ Như Ý TúcNgũ Căn, Ngũ Lực,
Quảng Cáo Bảo Trợ
AZCMENU Cloudbase: Giải pháp TV Menu thông minh, tiện lợi, chuyên nghiệp!
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM