Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Phật giáo Việt Nam - đạo ca đi cùng năm tháng

24 Tháng Chín 201000:00(Xem: 15409)
Phật giáo Việt Nam - đạo ca đi cùng năm tháng


blank
Ấn phẩm ca khúc Phật giáo Việt Nam được xuất bản năm 1960 - Hiện đang là ấn phẩm cổ nhất về ca khúc này còn được lưu giữ tại nhà của nhạc sĩ Lê Cao Phan

Có một ca khúc đã đi vào tâm thức của bao thế hệ Tăng Ni, Phật tử Việt Nam hơn nửa thế kỷ. Và cũng chính ca khúc ấy giờ đây chính là đạo ca của GHPGVN như nguyện vọng của không biết bao trái tim vì đạo, vì đời. Đó chính là ca khúc Phật giáo Việt Nam ra đời năm 1951 trong một hoàn cảnh đặc biệt và đáng nhớ. Trải qua nhiều biến đổi của PGVN, âm hưởng trầm hùng và trang nghiêm vẫn cứ vang mãi mà tác giả của nó giờ đã bước sang tuổi hơn 87.

Người nhạc sĩ tài hoa mang tên Lê Cao Phan

Sinh ra từ vùng đất Quảng Trị khói lửa nhưng oai hùng, như bao nhiêu người khác, nhạc sĩ Lê Cao Phan thừa hưởng sẵn có trong mình những tố chất bẩm sinh của một con người tài hoa, có năng khiếu trên nhiều lĩnh vực. Bên cạnh đó, được xuất thân trong một gia đìnhtruyền thống Nho học nề nếp, tuy là một giáo viên nhưng với trí tuệ sắc bén, nhạc sĩ Lê Cao Phan không ngừng trau giồi tri thức về giáo dục mà cả về nghệ thuật. Đặc biệt, khi lớn lên, ông lại chọn cho mình con đường phụng sự tổ chức GĐPT, trở thành một Huynh trưởng GĐPT cao niên và sau này là một Phật tử lão thành. Từ năm 1951, Đại hội Gia đình Phật hóa phổ tổ chức tại chùa Từ Đàm, Huế, nhất trí đổi danh xưng thành Gia đình Phật tử cho đến ngày nay và đã cử ông đảm trách Trưởng ban Hướng dẫn GĐPT tỉnh Thừa Thiên kiêm Ủy viên Văn nghệ Ban Hướng dẫn GĐPT Trung Phần. Trong ông có nhiều khả năng thiên phú về âm nhạc, hội họa, văn họa và dịch thuật. Về âm nhạc, ông đã sáng tácấn hành hàng mấy chục tác phẩm. Song song việc chơi các loại đàn như piano, guitar, harmonica (khẩu cầm), ông còn đánh đàn tranh, đàn nguyệt… Ngoài ra, ông sáng tác khá nhiều ca khúc trong các tập nhạc đã được xuất bản khá lâu nhưng đến giờ vẫn còn mang dấu ấn: Chim mất con, Tiếng gà gáy sáng, Trăng sáng đồi sim Phật giáo Việt Nam v.v... Về hội họa, ông cũng đã có những họa phẩm đặc sắc được tổ chức triển lãm bốn phòng tranh sơn dầu trước năm 1975. Trên lĩnh vực điêu khắc, ông cũng đã tự nghiên cứu học hỏi, ngoài các tượng đã tạc cho người thân trong gia đình và bạn bè, vào mùa Pháp nạn năm 1963, ông đã điêu khắc tượng Bồ tát Thích Quảng Đức đã tự thiêu để bảo vệ Dân tộc và Đạo pháp. Bức tượng đó hiện giờ đang được lưu giữ ở nước ngoài.

Với trình độ Hán ngữ vững vàng, nhạc sĩ Lê Cao Phan đã cảm tác nhiều bài thơ chữ Hán, không những thế, năm 1974, ông đã dịch Truyện Kiều sang thơ vần tiếng Pháp (Hixtoire de Kiều) do Nhà Xuất bản Khoa Học Xã Hội xuất bản vào năm 1991 và được UNESCO tài trợ và đưa vào bộ Sưu tập Tác phẩm tiêu biểu.

Tiếp đến, năm 1980 ông dịch Truyện Kiều sang thơ vần tiếng Anh do NXB Văn Nghệ TP.HCM xuất bản vào năm 1996 và cũng được UNESCO tài trợ và đưa vào bộ Sưu tập Tác phẩm tiêu biểu. Vào năm 2000, Nhà Xuất bản Văn Học đã cho in cuốn Ức Trai thi tập do ông dịch 105 bài thơ chữ Hán sang thơ vần Việt - Anh - Pháp.

Nay đã gần bước sang tuổi 87 nhưng trông ông vẫn còn phương phi, khỏe mạnh và khá bận rộn với những dự án mình còn dang dở. Hàng ngày, ông vẫn lên lịch làm việc cho riêng mình mặc dù không còn đi ra ngoài nhiều, chỉ quanh quẩn nơi căn phòng đơn giản với bao nhiêu là sách nằm trên con đường Nơ Trang Long - Q.Bình Thạnh.

Khúc nhạc thiêng

Trong vô vàn tác phẩm âm nhạc của nhạc sĩ Lê Cao Phan, nhất là các tác phẩm âm nhạc Phật giáo, ca khúc Phật giáo Việt Nam ra đời như là một sự kết tinh trọn vẹn nhất cho tấm lòng của ông đối với đạo pháp. Vào thượng tuần tháng 5 năm 1951, nhân dịp Đại hội lịch sử Phật giáo Bắc - Trung - Nam tổ chức tại chùa Từ Đàm, ông đã sáng tác bài hát này với tất cả sự nhiệt thành để chào mừng Đại hội. Và cũng chính ông chứ không ai khác đã đứng ra cầm nhịp điều khiển cho tốp huynh trưởng và đoàn sinh GĐPT đồng ca bài hát này trong buổi lễ khai mạc Đại hội làm cho chư vị tôn đức cùng các đại biểu vô cùng hân hoan xúc động.

lecaophan.gif

Nhạc sĩ Lê Cao Phan

Nói về cảm giác khi ấy, ông điềm đạm cho rằng việc hoàn thành ca khúc là chuyện bình thường của một nhạc sĩ làm công việc sáng tác, nhưng bài hát này đã được hoàn thành trong hoàn cảnh vô cùng đặc biệt của Phật giáo và cất lên tiếng nói cũng như ước vọng của nhiều người nên có ý nghĩa vô cùng lớn lao. Ý nghĩa đó được thể hiện ngay trong thời gian diễn ra Đại hội thống nhất Phật giáo ba miền Bắc - Trung - Nam mà một đoạn hồi ký của cố Huynh trưởng cấp Dũng Nguyễn Xuân Quyền có ghi lại như sau: “Ngày khai mạc Hội nghị, sau buổi lễ bạch Phật, chư Tăngđại biểu được mời ra đứng trước tiền đường điện Phật, sau buổi lễ bạch Phật, toàn thể đoàn sinh GĐPT sắp hàng trước chùa. Anh Võ Đình Cường trình bày lời giới thiệu xong, anh huynh trưởng điều khiển chương trình hô nghiêm, các em bắt tay chào rồi hát bài ca Sen Trắng. Lời ca vừa dứt thì bài chúc từ được đọc lên. Bó hoa dâng lên hội nghị, Hòa thượng nhận bó hoa xong thì bên mặt sân, một nhóm các em đứng trước micro hát bài Phật giáo Việt Nam. Chư tôn Tăng già, các đại biểutoàn thể hội hữu đều vui mừngngạc nhiên về bài chúc từ và bài hát đầy ý nghĩa, trang nghiêm…”.

Kể từ khoảnh khắc đó, đi đâu người ta cứ nghe vang vọng mãi những ca từ hùng tráng biểu tượng cho sức sống của Phật giáo trên mảnh đất hình chữ S này. Ca từ ấy vượt cả không gianthời gian, lan truyền đi nhanh chóng trong và ngoài nước trở thành linh hồn của bao thế hệ tin yêu Phật giáo. Đặc biệt, trong phong trào đấu tranh Phật giáo trước sự đàn áp khốc liệt của chính quyền Sài Gòn kỳ thị tôn giáo, nơi nào có hình ảnh xuống đường của Tăng Ni, Phật tử, sinh viên, học sinh thì nơi đó ca khúc này được cất lên.

Có lẽ nhờ ca từ đơn giản, dễ hiểu, tiết tấu mạnh theo thể loại hành khúc thể hiện một không khí trang nghiêm mà khi tập qua một lần bài Phật giáo Việt Nam nhiều người mau chóng thuộc lòng nhất là các em nhỏ đoàn sinh GĐPT. Từ đó có rất nhiều câu chuyện vui liên quan đến bài hát mà cố Huynh trưởng Nguyễn Hữu Huỳnh là một ví dụ. Khi ông vào Nam thành lập đơn vị GĐPT đầu tiên tại Sài Gòn, ông đã phải hướng dẫn các em đoàn sinh mọi thứ từ sinh hoạt chuyên môn, kiến thức Phật pháp đến trò chơi. Khi tập hát thì các em thuộc nhanh nhất là bài Phật giáo Việt Nam và một vài ca khúc sinh hoạt khác. Nhưng không biết ông tập ấn tượng như thế nào mà một lần đến sinh hoạt với các em tại số nhà 31 Nguyễn Thông, vừa bấm chuông cửa các em ở phía trong đã ồ lên: “Ông Phật giáo Việt Nam đã đến rồi.” Qua đó mới thấy sức lan tỏa của bài hát này.

Mãi vọng một bài ca

Dù bài Phật giáo Việt Nam đã trở nên quá nổi tiếng nhưng không phải ai cũng biết và nhớ đến nhạc sĩ Lê Cao Phan, người đã “sinh” ra tác phẩm tinh thần bất hủ này. Có người còn bảo ông đã chết như viên cảnh sát trong một câu chuyện chính ông là người đối diện trực tiếp xảy ra vào năm 1968. Một lần khi đạp xe đi ngang Công viên Tao Đàn (TP.HCM), thấy đông người đứng hát bài Phật giáo Việt Nam, ông định vào nhưng bị viên cảnh sát đứng gác ngăn lại, không cho vào và thông báo rất ngây ngô: “Người ta đang hát bài quốc ca của Phật giáo!”. Nghe vậy, ông liền hỏi viên cảnh sát về tác giả bài thì được đáp: “Bài hát đó là của ông Lê Cao Phan nhưng hình như ông ấy đã mất rồi. Bài hát hay quá mà!”. Cười sảng khoái, ông lấy trong túi ra mấy cái danh thiếp trao cho viên cảnh sát thì từ đó mọi việc mới vỡ lẽ.

BẢO THIÊN

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 16096)
Vọng tưởng, vọng niệmcăn bản của mọi tạp niệm, nó là hạt giống tích tụ trong tàng thức, luân lưu như một giòng sông, như mạch nước ngầm;
(Xem: 7937)
Người Phật tử chân chính, cần phải biết rõ tội phước để tìm cách tránh dữ làm lành, nếu tu hành mà không biết rõ tội phước thì chúng ta khó bề thăng tiến
(Xem: 10853)
Thành thật là một đóa hoa thơm của đạo đức, là bản chất tốt của bậc hiền Thánh. Người thiếu thành thật là người hay dối gạt kẻ khác.
(Xem: 9297)
Khổ đau đến giống như những ngày mưa gió bão bùng để nhắc nhở chúng ta biết sống và trân quý những ngày nắng đẹp, gió hiền.
(Xem: 11034)
Đức Phật dạy rằng ta là chủ nhân của chính mình; tất cả mọi việc đều tùy thuộc vào chính mình. Điều này có nghĩa rằng hạnh phúc hay đau khổ...
(Xem: 16256)
Nói xấu kẻ khác có được lợi ích gì? Thường thì không được lợi ích gì cả mà chỉ khiến ta phải mang khẩu nghiệp.
(Xem: 11790)
Bố thícúng dường là một trong những pháp tu quan trọng của hàng Phật tử. Tuy nhiên...
(Xem: 9655)
Có bao giờ ta nghĩ rằng: “Ước gì tôi chưa hề được sinh ra”? Bắt đầu từ khi chào đời, ta trải qua biết bao đau khổ.
(Xem: 9785)
Sau khi đã quán chiếu về khổ như ta đã làm, ta phát tâm mong ước được thoát khổ vĩnh viễn.
(Xem: 14152)
Hãy nhớ tới bất cứ điều xấu ác nào ta mới làm hoặc các thói quen xấu nào ta có, rồi phát tâm sám hối, vì ta biết rằng các điều xấu ác này nhất định sẽ ...
(Xem: 9723)
Chúng ta sẽ quán chiếu xem làm thế nào tâm ta lại là nguồn gốc của hạnh phúc, đau khổ hay bất mãn
(Xem: 11090)
Những kẻ khủng bố mang một nhãn quan quá nông cạn và đó là một trong những lý do dẫn đến hàng loạt các vụ đánh bom tự sát.
(Xem: 19648)
Đức Đạt Lai Lạt Ma: "Sau những đợt tấn công khủng bố ta không thể cứ trông chờ vào sự giúp đỡ từ Thượng Đế hay từ Chính quyền"
(Xem: 8756)
Có những giọt mưa rơi trên công viên. Chiều. Vắng người. Mưa rơi, rửa sạch những tàn lá cao. Mưa rơi, ướt những bãi cỏ xanh.
(Xem: 8089)
Đạo Phật đã mở ra trang sử mới, vén lên bức màn vô minh phá tan bao si mê tối tăm từ nhận thức sai lầm của con người với tinh thần từ bitrí tuệ
(Xem: 9212)
Những người mong muốn tìm hiểu và bước vào Con Đường Phật giáo thường vô cùng hoang mang trước tình trạng có quá nhiều học phái và chi phái khác nhau
(Xem: 9184)
Giáo lý nhà Phật cho chúng ta biết rằng cái tâm vốn thanh tịnh trong sáng, nhưng bị ô nhiễm bởi các cấu uế từ bên ngoài, nghĩa là...
(Xem: 9214)
Người Phật tử khi bước vào đạo, thọ trì ba pháp quy y và năm điều giới cấm, trong đó có việc lập hạnh không nói dối.
(Xem: 8045)
Tu tập tâm từvấn đề quan trọng và cần thiết trong cuộc sống của nhân loại, thế gian nếu thiếu tinh thần từ bi thì...
(Xem: 8507)
Đức Phật bình đẳng giáo hóa chúng sinh không biết mệt mỏi, không biết nhàm chán, không oán giận kẻ hại mình mà còn khoan dung độ lượng để...
(Xem: 10689)
Phiền não của chúng sanh thì vô lượng vô biên nhưng tham sân sicăn bản. Tham sân si còn được gọi là ba độc, giết chết an lạchạnh phúc của con người.
(Xem: 14700)
Bài hát “Tôi yêu màu lam” đã làm cho tôi yêu thích màu lam - màu của tổ chức GĐPT từ thuở nào mà tôi không còn nhớ rõ lắm...
(Xem: 9199)
Phát triển tâm Bồ đề là cốt tủy của giáo pháp Phật giáo và là đường tu chính yếu.
(Xem: 12301)
Phần đông chúng ta đi qua cuộc sống bám víu rất chặt vào những gì người khác nghĩ về chúng ta.
(Xem: 13067)
Để tồn tại trong thế giới này tất cả mọi người đều định hình sự hiện hữu của mình với nhiều phương thức khác nhau thậm chí sống quên mình vì nó.
(Xem: 10089)
Tin sâu nhân quả và biết cách làm chủ bản thân từ ý nghĩ, lời nói cho đến hành động trong từng phút giây, bởi vì ...
(Xem: 9615)
Không có cái gì do một nhân mà hình thành, nếu ai nói như thế thì biết người này chưa hiểu rõnhân quả.
(Xem: 11806)
Hãy xin mẹ đi tu… nếu chúng ta có đủ can đảmniềm tin sâu sắc vào giáo lý của Đức Phật.
(Xem: 10658)
Thế giới như một tấm gương, bạn nhăn mặt với nó, nó nhăn lại với bạn, bạn mỉm cười với nó, nó mỉm cười với bạn...
(Xem: 8331)
Dhamma là một cái gì đó có thể làm giảm bớt các vấn đề khúc mắc và các khó khăn cho nhân loại, và dần dần cũng có thể làm cho các thứ ấy biến mất được.
(Xem: 9916)
Một hòn sỏi, một hòn đá cuội lăn lóc vô tri như thế hàng tỉ năm, mà nếu khôngphương tiện để chuyển hóa thì nó vẫn là đá sỏi không có giá trị...
(Xem: 10004)
Không có gì quý hơn khi mọi người sống thương yêuhiểu biết, bao dungđộ lượng, từ bitha thứ, dấn thân và phục vụ vì lợi ích tất cả chúng sinh.
(Xem: 8608)
Giữ tròn năm giới, tôn trọng, bảo vệ sự sống chung của muôn loài và thường xuyên tưởng nhớ Phật là một nhân cách cao đẹp
(Xem: 10232)
Chiến đấu với phiền não là chiến đấu với lòng tham, sự căm ghét, mê lầm, v.v… đây là những kẻ thù.
(Xem: 18486)
Người biết gieo trồng phước đức thì sẽ được hưởng hạnh phúc trọn vẹn trong hiện tạimai sau. Kẻ chỉ biết cho riêng mình thì sẽ trở thành người ích kỷ, làm tổn hại người vật.
(Xem: 8613)
Trong cuộc sống khó ai không mắc sai lầm, nhưng có những sai lầm chúng ta có thể tháo gỡsửa chữa, cũng có những sai lầm ...
(Xem: 13849)
Hiểu được lý do vô thường của vạn vật để mỗi người chúng ta cố gắng học hỏitu tập, đem tình yêu thương san sẻ với muôn loài bằng trái tim hiểu biết.
(Xem: 9224)
Người tu phước thì không có gì để nói vì họ chỉ nhắm tới mặt phước báu. Khi phước báu đầy đủ, họ dừng trụ ở đó là chuyện đương nhiên.
(Xem: 9928)
Từ khi trên quả đất này có sự sống, con người và muôn loài vật được tồn tại bằng luyến ái, tức là sự thương yêu, trìu mến nhau mà người đời thường hay gọi là tình cảm.
(Xem: 10823)
Trong cuộc sống thường nhật, sự yên lặng là một thứ gì đó không được mấy ai quan tâm đến.
(Xem: 8236)
Nhân quả rất công bằng, hễ vật chất thịnh hành thì dục vọng của con người càng được củng cốtăng trưởng mạnh mẽ.
(Xem: 10000)
Nếu chịu khó nhìn khắp thế giới chung quanh và để ý nhận xét, chúng ta sẽ trông thấy một sự thật hiển nhiênđâu đâu cũng có sự hiện diệntác động của đồng tiền.
(Xem: 14232)
Nền tảng trí tuệ của đạo Phật dựa trên những kho tàng giáo lý của Tứ Diệu Đế, Bát Chánh Đạo,…
(Xem: 8690)
Sau mỗi thời tụng kinh, người đệ tử Phật thường nguyện “Phật nhật tăng huy, Pháp luân thường chuyển”.
(Xem: 8672)
Đạo Phật đem lại một lối sống mà mình có thể ứng dụng mọi lúc mọi nơi, đem lại lợi ích cho mình.
(Xem: 8423)
Trong lời tựa của sách YẾT MA YẾU CHỈ, Cố Hòa thượng Thích Trí Thủ đã viết: “Theo quan điểm Bộ phái Đàm Vô Đức, tức các vị thọ trì luật Tứ Phần, thì ...
(Xem: 8994)
Vấn đề tín ngưỡng tôn giáo không còn gì để nói, vì đó là hiện tượng của cuộc sống như bao cuộc sống trong xã hội con người, có cả hai mặt: tiêu cựctích cực.
(Xem: 8771)
Hỏi học Phật bằng cách nào, tức là hỏi đến phương pháp học Phật. Ở thế gian môn học nào cũng có phương pháp riêng của nó.
(Xem: 11470)
Đạo Phật là đạo của từ bi luôn mang yêu thương đến với muôn loài và sẵn sàng chia sẻ những nỗi khổ niềm đau, hầu giúp cho tất cả chúng sinh vượt qua biển khổ sông mê.
(Xem: 8855)
Cái gì đã đưa đẩy con người vào đường cùng không chút lương tâm để rồi phải sống trên xương máu và sự đau khổ của nhiều người.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant