Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Phật giáo Việt Nam - đạo ca đi cùng năm tháng

24 Tháng Chín 201000:00(Xem: 15413)
Phật giáo Việt Nam - đạo ca đi cùng năm tháng


blank
Ấn phẩm ca khúc Phật giáo Việt Nam được xuất bản năm 1960 - Hiện đang là ấn phẩm cổ nhất về ca khúc này còn được lưu giữ tại nhà của nhạc sĩ Lê Cao Phan

Có một ca khúc đã đi vào tâm thức của bao thế hệ Tăng Ni, Phật tử Việt Nam hơn nửa thế kỷ. Và cũng chính ca khúc ấy giờ đây chính là đạo ca của GHPGVN như nguyện vọng của không biết bao trái tim vì đạo, vì đời. Đó chính là ca khúc Phật giáo Việt Nam ra đời năm 1951 trong một hoàn cảnh đặc biệt và đáng nhớ. Trải qua nhiều biến đổi của PGVN, âm hưởng trầm hùng và trang nghiêm vẫn cứ vang mãi mà tác giả của nó giờ đã bước sang tuổi hơn 87.

Người nhạc sĩ tài hoa mang tên Lê Cao Phan

Sinh ra từ vùng đất Quảng Trị khói lửa nhưng oai hùng, như bao nhiêu người khác, nhạc sĩ Lê Cao Phan thừa hưởng sẵn có trong mình những tố chất bẩm sinh của một con người tài hoa, có năng khiếu trên nhiều lĩnh vực. Bên cạnh đó, được xuất thân trong một gia đìnhtruyền thống Nho học nề nếp, tuy là một giáo viên nhưng với trí tuệ sắc bén, nhạc sĩ Lê Cao Phan không ngừng trau giồi tri thức về giáo dục mà cả về nghệ thuật. Đặc biệt, khi lớn lên, ông lại chọn cho mình con đường phụng sự tổ chức GĐPT, trở thành một Huynh trưởng GĐPT cao niên và sau này là một Phật tử lão thành. Từ năm 1951, Đại hội Gia đình Phật hóa phổ tổ chức tại chùa Từ Đàm, Huế, nhất trí đổi danh xưng thành Gia đình Phật tử cho đến ngày nay và đã cử ông đảm trách Trưởng ban Hướng dẫn GĐPT tỉnh Thừa Thiên kiêm Ủy viên Văn nghệ Ban Hướng dẫn GĐPT Trung Phần. Trong ông có nhiều khả năng thiên phú về âm nhạc, hội họa, văn họa và dịch thuật. Về âm nhạc, ông đã sáng tácấn hành hàng mấy chục tác phẩm. Song song việc chơi các loại đàn như piano, guitar, harmonica (khẩu cầm), ông còn đánh đàn tranh, đàn nguyệt… Ngoài ra, ông sáng tác khá nhiều ca khúc trong các tập nhạc đã được xuất bản khá lâu nhưng đến giờ vẫn còn mang dấu ấn: Chim mất con, Tiếng gà gáy sáng, Trăng sáng đồi sim Phật giáo Việt Nam v.v... Về hội họa, ông cũng đã có những họa phẩm đặc sắc được tổ chức triển lãm bốn phòng tranh sơn dầu trước năm 1975. Trên lĩnh vực điêu khắc, ông cũng đã tự nghiên cứu học hỏi, ngoài các tượng đã tạc cho người thân trong gia đình và bạn bè, vào mùa Pháp nạn năm 1963, ông đã điêu khắc tượng Bồ tát Thích Quảng Đức đã tự thiêu để bảo vệ Dân tộc và Đạo pháp. Bức tượng đó hiện giờ đang được lưu giữ ở nước ngoài.

Với trình độ Hán ngữ vững vàng, nhạc sĩ Lê Cao Phan đã cảm tác nhiều bài thơ chữ Hán, không những thế, năm 1974, ông đã dịch Truyện Kiều sang thơ vần tiếng Pháp (Hixtoire de Kiều) do Nhà Xuất bản Khoa Học Xã Hội xuất bản vào năm 1991 và được UNESCO tài trợ và đưa vào bộ Sưu tập Tác phẩm tiêu biểu.

Tiếp đến, năm 1980 ông dịch Truyện Kiều sang thơ vần tiếng Anh do NXB Văn Nghệ TP.HCM xuất bản vào năm 1996 và cũng được UNESCO tài trợ và đưa vào bộ Sưu tập Tác phẩm tiêu biểu. Vào năm 2000, Nhà Xuất bản Văn Học đã cho in cuốn Ức Trai thi tập do ông dịch 105 bài thơ chữ Hán sang thơ vần Việt - Anh - Pháp.

Nay đã gần bước sang tuổi 87 nhưng trông ông vẫn còn phương phi, khỏe mạnh và khá bận rộn với những dự án mình còn dang dở. Hàng ngày, ông vẫn lên lịch làm việc cho riêng mình mặc dù không còn đi ra ngoài nhiều, chỉ quanh quẩn nơi căn phòng đơn giản với bao nhiêu là sách nằm trên con đường Nơ Trang Long - Q.Bình Thạnh.

Khúc nhạc thiêng

Trong vô vàn tác phẩm âm nhạc của nhạc sĩ Lê Cao Phan, nhất là các tác phẩm âm nhạc Phật giáo, ca khúc Phật giáo Việt Nam ra đời như là một sự kết tinh trọn vẹn nhất cho tấm lòng của ông đối với đạo pháp. Vào thượng tuần tháng 5 năm 1951, nhân dịp Đại hội lịch sử Phật giáo Bắc - Trung - Nam tổ chức tại chùa Từ Đàm, ông đã sáng tác bài hát này với tất cả sự nhiệt thành để chào mừng Đại hội. Và cũng chính ông chứ không ai khác đã đứng ra cầm nhịp điều khiển cho tốp huynh trưởng và đoàn sinh GĐPT đồng ca bài hát này trong buổi lễ khai mạc Đại hội làm cho chư vị tôn đức cùng các đại biểu vô cùng hân hoan xúc động.

lecaophan.gif

Nhạc sĩ Lê Cao Phan

Nói về cảm giác khi ấy, ông điềm đạm cho rằng việc hoàn thành ca khúc là chuyện bình thường của một nhạc sĩ làm công việc sáng tác, nhưng bài hát này đã được hoàn thành trong hoàn cảnh vô cùng đặc biệt của Phật giáo và cất lên tiếng nói cũng như ước vọng của nhiều người nên có ý nghĩa vô cùng lớn lao. Ý nghĩa đó được thể hiện ngay trong thời gian diễn ra Đại hội thống nhất Phật giáo ba miền Bắc - Trung - Nam mà một đoạn hồi ký của cố Huynh trưởng cấp Dũng Nguyễn Xuân Quyền có ghi lại như sau: “Ngày khai mạc Hội nghị, sau buổi lễ bạch Phật, chư Tăngđại biểu được mời ra đứng trước tiền đường điện Phật, sau buổi lễ bạch Phật, toàn thể đoàn sinh GĐPT sắp hàng trước chùa. Anh Võ Đình Cường trình bày lời giới thiệu xong, anh huynh trưởng điều khiển chương trình hô nghiêm, các em bắt tay chào rồi hát bài ca Sen Trắng. Lời ca vừa dứt thì bài chúc từ được đọc lên. Bó hoa dâng lên hội nghị, Hòa thượng nhận bó hoa xong thì bên mặt sân, một nhóm các em đứng trước micro hát bài Phật giáo Việt Nam. Chư tôn Tăng già, các đại biểutoàn thể hội hữu đều vui mừngngạc nhiên về bài chúc từ và bài hát đầy ý nghĩa, trang nghiêm…”.

Kể từ khoảnh khắc đó, đi đâu người ta cứ nghe vang vọng mãi những ca từ hùng tráng biểu tượng cho sức sống của Phật giáo trên mảnh đất hình chữ S này. Ca từ ấy vượt cả không gianthời gian, lan truyền đi nhanh chóng trong và ngoài nước trở thành linh hồn của bao thế hệ tin yêu Phật giáo. Đặc biệt, trong phong trào đấu tranh Phật giáo trước sự đàn áp khốc liệt của chính quyền Sài Gòn kỳ thị tôn giáo, nơi nào có hình ảnh xuống đường của Tăng Ni, Phật tử, sinh viên, học sinh thì nơi đó ca khúc này được cất lên.

Có lẽ nhờ ca từ đơn giản, dễ hiểu, tiết tấu mạnh theo thể loại hành khúc thể hiện một không khí trang nghiêm mà khi tập qua một lần bài Phật giáo Việt Nam nhiều người mau chóng thuộc lòng nhất là các em nhỏ đoàn sinh GĐPT. Từ đó có rất nhiều câu chuyện vui liên quan đến bài hát mà cố Huynh trưởng Nguyễn Hữu Huỳnh là một ví dụ. Khi ông vào Nam thành lập đơn vị GĐPT đầu tiên tại Sài Gòn, ông đã phải hướng dẫn các em đoàn sinh mọi thứ từ sinh hoạt chuyên môn, kiến thức Phật pháp đến trò chơi. Khi tập hát thì các em thuộc nhanh nhất là bài Phật giáo Việt Nam và một vài ca khúc sinh hoạt khác. Nhưng không biết ông tập ấn tượng như thế nào mà một lần đến sinh hoạt với các em tại số nhà 31 Nguyễn Thông, vừa bấm chuông cửa các em ở phía trong đã ồ lên: “Ông Phật giáo Việt Nam đã đến rồi.” Qua đó mới thấy sức lan tỏa của bài hát này.

Mãi vọng một bài ca

Dù bài Phật giáo Việt Nam đã trở nên quá nổi tiếng nhưng không phải ai cũng biết và nhớ đến nhạc sĩ Lê Cao Phan, người đã “sinh” ra tác phẩm tinh thần bất hủ này. Có người còn bảo ông đã chết như viên cảnh sát trong một câu chuyện chính ông là người đối diện trực tiếp xảy ra vào năm 1968. Một lần khi đạp xe đi ngang Công viên Tao Đàn (TP.HCM), thấy đông người đứng hát bài Phật giáo Việt Nam, ông định vào nhưng bị viên cảnh sát đứng gác ngăn lại, không cho vào và thông báo rất ngây ngô: “Người ta đang hát bài quốc ca của Phật giáo!”. Nghe vậy, ông liền hỏi viên cảnh sát về tác giả bài thì được đáp: “Bài hát đó là của ông Lê Cao Phan nhưng hình như ông ấy đã mất rồi. Bài hát hay quá mà!”. Cười sảng khoái, ông lấy trong túi ra mấy cái danh thiếp trao cho viên cảnh sát thì từ đó mọi việc mới vỡ lẽ.

BẢO THIÊN

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 13789)
Nguyên tác: Stages of Meditation, Tác giả: Đức Đạt Lai Lạt Ma; Anh dịch: Geshe Lobsang Jordhen, Losang Choephel Ganchenpa, Jeremy Russel; Việt dịch: Tuệ Uyển
(Xem: 15511)
Một số nhà sử học tin rằng ngài đã dành 17 năm trong buổi thiếu thời – từ lúc 13 đến 30 - ở Ấn Độ học hỏi Phật Pháp và kinh Vệ Đà... Tuệ Uyển
(Xem: 17008)
Mê tínu mê không hiểu biết chân chính, tin những điều không đúng sự thật, tin mù quáng; phần nhiều là những việc về tinh thần, nhưng cũng ảnh hưởng về vật chất, mê lầm tưởng đó là sự thực... Toàn Không
(Xem: 9817)
Trong một cuốn sách mới xuất bản có tiêu đề là “Trở Lại Kiếp Sống” (Return to Life), tác giả Jim B Tucker kể một số câu chuyện về các trẻ em có khả năng nhớ lại tiền kiếp... Tâm Minh Ngô Tằng Giao
(Xem: 9988)
Khi nguyện cho người khác hạnh phúc, chính trong lúc đó tâm ta thoát khỏi những tình cảm tiêu cực như đố kỵ, ích kỷ, ghét bỏ… Nguyễn Thế Đăng
(Xem: 8191)
Ăn uống hàng ngày là cách tốt nhất để chuyển các dưỡng chất từ bên ngoài vào nuôi dưỡng và phát triển cơ thể, phục hồi sức lực.
(Xem: 10193)
Có chăng một cái gì bất diệt? Đó là cái chưa từng sinh. Đó là cái bất sinh. Cái đó không thể tìm (vì chưa bao giờ mất); không thể sở hữu (vì luôn hằng hữu)... Vĩnh Hảo
(Xem: 9780)
Vấn đề “Hộ pháp” được nêu lên trong trường hợp nầy. Nó là vấn đề tự lợi lợi tha mà muốn sống có ý nghĩa và muốn phổ biến ý nghĩa ấy trong mọi tầng lớp và mọi thế hệ, bổn phận chúng ta buộc chúng ta phải có... HT Thích Trí Quang
(Xem: 9833)
Chuyện về hai người “vô gia cư” James và Harris chứng minh cho chúng ta thấy cái “quả” tốt đẹp, bất ngờ... Tâm Minh Ngô Tằng Giao
(Xem: 10878)
Nếu bảo con người sống trên trái đất, là chưa đúng. Trái đất cũng chỉ là một hành tinh lơ lửng giữa trời, nên con người cũng đang trụ giữa hư không... Hồ Dụy
(Xem: 11026)
“Mình với ta tuy hai mà một, Ta với mình tuy một mà hai”... Như Hùng
(Xem: 11375)
Thực thi giới không sát sanhchúng ta đang nuôi dưỡng tâm từ, tức là nuôi dưỡng tâm vô tham, vô sân, vô si... Thích Phước Đạt
(Xem: 11170)
Người Đời Ai Biết? - Tản mạn về cuộc hội ngộ của Ngài Đạt Lai Lạt Ma với Chùa Viên Giác... Nguyên Đạo
(Xem: 13237)
Tôi rất nhỏ, chắc chỉ bằng một đóa hoa nắng trong không gian, vì vậy mà thân tôi rất nhẹ, có thể bay đến bất cứ nơi nào tôi muốn và nghe được rất nhiều tâm tư của mọi người... Chiêu Hoàng
(Xem: 11301)
Hạt sương theo sức nhấn, lăn nhẹ theo, rồi đậu giữa lòng bàn tay, tròn trịa, vẹn toàn, không rơi vãi đi đâu chút nào!... Hạnh Chi
(Xem: 10770)
Che mắt, bịt tai, từ ngàn xưa, vốn không phải là hành vithái độ của người trí. Người trí là người luôn mở mắt lắng tai để thấy, để nghe, để nắm bắt thực tại... Vĩnh Hảo
(Xem: 12617)
Chính những ông thầy chùa này đã trực tiếp đóng góp một phần rất lớn trong việc làm cho đạo Phật thấm vào lòng người và lan ra xã hội... Thị Giới
(Xem: 10131)
Câu chuyện sau đây được Cố Hòa Thượng Thích Trí Nghiêm kể lại vào một buổi trưa khi tôi hầu quạt cho ngài tại Am Hoàng Trúc... TT Thích Nguyên Tạng
(Xem: 10866)
Mình đã tu. Bạn ạ. Bất ngờ lắm? Giật mình phải không. Tu rồi mới hiểu. Lâu nay mình cứ chấp thủ dựng lô cốt tự nhốt mình lại... Nhụy Nguyên
(Xem: 10349)
Một con người phi thường đã xuất hiện trên thế gian này, vì lợi ích cho số đông, vì lòng bi mẫn, vì sự tốt đẹp, vì lợi íchhạnh phúc cho muôn loài... Thiện Ý
(Xem: 10832)
Nguyện rằng suốt đời tôi, từ bây giờ cho tới mãi mãi sẽ là người che chở cho những người không được chở che, là người hướng dẫn cho những ai lạc lối... Hoa Lan Thiện Giới
(Xem: 10430)
Viết để tưởng nhớ những người Nhật Bản đã hy sinh qua trận động đất và Tsunami vào ngày 11 tháng 3 năm 2011 tại 5 tỉnh thuộc miền Đông nước Nhật... HT Thích Như Điển
(Xem: 6139)
Trong sáu nẻo luân hồi, nếu không tinh tấn tu luyện hẳn nhiều người còn phải “ghé vào” ở các kiếp kế tiếp.
(Xem: 11422)
Cho nên, không thể nói Phật ở ngoài tâm hay trong tâm được. Nói ở ngoài là nói thấp, nói ở trong là cao hơn một chút. Ðến chỗ rốt ráo, thì Phật là tâm và tâm là Phật. Cả hai vừa là thực vừa là huyễn... Tịnh Liên Nghiêm Xuân Hồng
(Xem: 10754)
“Đàm Hoa lạc khứ hữu dư hương” không sai chút nào hết. Hoa Ưu Đàm dầu cho có rơi rụng; nhưng hương thơm ấy vẫn còn đây... HT Thích Như Điển
(Xem: 9956)
Mùa lễ Vu Lan vừa mới qua đi. Những buổi lễ lớn, các nhạc hội, và các khóa tu... đã được tổ chức hoàn mãn ở nhiều chùa tại hải ngoại... Nguyên Giác
(Xem: 10613)
Những khám phá vĩ đại của ngành khoa học vật lý lượng tử đem đối sánh với kinh điển nhà Phật đã phần nào hé lộ chân tướng vũ trụ trong con mắt loài người... Nhụy Nguyên
(Xem: 10775)
Cái nhì không đơn thuần là một quá trình vật lý, mà là một chuổi những quá trình vật lýtâm lý tiếp nối nhau. Trong chuỗi quá trình tâm vật lý ấy xuất hiện những thái độ tâm lý buồn, vui, ưa, ghét… Thích Chơn Thiện
(Xem: 9993)
Tâm Minh Ngô Tằng Giao - Trích dịch theo Ngụ Ngôn Thiền Ngày Nay của Richard McLean... Tâm Minh Ngô Tằng Giao
(Xem: 11135)
Em mắt biếc ngây thơ ngày hội lớn, Khoé môi cười nắng quái cũng gầy hao, Như cò trắng giữa đồng xanh bát ngát, Ta yêu người vì khoảnh khắc chiêm bao...
(Xem: 11232)
Ngôn ngữ của Thiền trong Thi ca bất luận sử dụng theo một cấu trúc nào nó vẫn luôn hàm chứa những triết lý siêu việt, vượt ra ngoài cảm quantri giác của cuộc sống đời thường... Thiện Long - Hàn Long Ẩn
(Xem: 11145)
Tôn giáo là liều thuốc làm giảm thiểu xung đột và khổ đau của con người chứ không phải làm chúng thêm trầm trọng. Đức Dalai Lama.
(Xem: 13259)
Thân như cánh nhạn lạc bầy, Chợt vàng thu chớm nhớ ngày Vu Lan, Nhớ ngài Đại Hiếu Mục Liên, Công ơn của Mẹ lời nguyền xin dâng !
(Xem: 17933)
"Sức mạnh của Phật Giáo không phải là ở nơi chính trị mà ở văn hóaxã hội, giáo dục là hàng đầu..." Quang Trường Võ Văn Xuân
(Xem: 14687)
Cơ hội làm người của chúng ta trong đời sống quý báu của kiếp người nầy không bền lâu. Không sớm thì muộn, cái chết rồi cũng sẽ đến với tất cả mọi người... Thiện Phúc
(Xem: 11610)
“Những Điệp Khúc Cho Dương Cầm” là tập thơ gồm 23 bài – đúng hơn là 23 điệp khúc - của Thầy Tuệ Sỹ được xuất bản trong nước vào năm 2009... Huỳnh Kim Quang
(Xem: 11513)
Nhưng lạ lùng thay, trước đó các nhà sư Phật giáo khi đến vùng hiểm trở này lại đi lẻ loi một mình. Vậy mà đủ trí tuệ đức hạnh cảm hóa cả quốc gia theo Phật mà không hề ép buộc, hãm hại ai... Huyền Lam
(Xem: 11408)
Lắc đầu cho mọi ý nghĩ bay theo bão, thầy đi vòng quanh nhà, tay sờ vào từng chỗ cửa. Thấy đã nêm nẹp chặt chẽ. Rồi thầy lẹ làng rời căn nhà, hướng về ngôi chùa...
(Xem: 10662)
Cuộc đời con người sống chỉ khoảng 80 năm, nhưng loanh quanh, lẫn quẫn trong sự vui buồn, thương ghét, phải quấy, tốt xấu, hơn thua, thành bại và được mất... Thích Đạt Ma Phổ Giác
(Xem: 10105)
Một trong những yếu tố khiến con người của thế giới văn minh đương thời quan tâm đến Phật giáođặc tính nhân bản của Đức Phật... Viên Trí
(Xem: 10832)
Cơm Hương Tích, cũng giống như Trăng Lăng Già, Thuyền Bát Nhã, Trà Tào Khê,… là những thuật ngữ trong cửa chùa mà ai ai cũng đã hơn một lần nghe qua.
(Xem: 11771)
He's Leaving Home, quyển tự truyện của tác gỉa Kiyohiro Miura, đã được giải thưởng đặc biệt AKUTAGAMA của Nhật. Quyển sách miêu tả về sự mâu thuẫn trong tình cảm của các bậc cha mẹ có con xuất gia...
(Xem: 9505)
Trời vừa trút xuống cơn mưa, lúc hạt nặng, lúc như mưa rào, tung tăng trên mái nhà, mặt đường, nhưng cũng đủ làm dịu mát lại bầu không gian, sau bao ngày nóng bức... Cư sĩ Liên Hoa
(Xem: 9980)
Đến với thành phố Đà Lạt, rồi xa cách, rồi chia lìa, ai cũng có lòng nhung nhớ, nhất là những người tha hương... Tâm Minh Ngô Tằng Giao
(Xem: 9606)
Lòng tin theo Phật giáo phải là chánh tín, tức niềm tin sau khi đã được cân nhắc, nghiệm xét, quán chiếu, hành trì, chuyển hoá nhờ phát sinh trí tuệ.
(Xem: 12259)
Văn chương Bát Nhã ca ngợi trí tuệ (prajñā) là Ba-la-mật (pāramitā), nghĩa đúng là “đi xa hơn” (đến Niết Bàn), và những sự “hoàn thiện” khác liên quan đến con đường của Bồ Tát (Bodhisattva-path).
(Xem: 10479)
Chúng ta đang dần dần mất đi một giá trị vô cùng to lớn, một lối nghĩ suy, một cách trải nghiệm thời gian. Ấy là chiều sâu... Trần Hữu Dũng
(Xem: 10959)
Suối biếc chuyển lời kinh vọng khắp, Bụi hồng theo ngọn gió tung hê, Bổng dưng tìm thấy con người thật, Của chính mình xưa trót lạc đề… Trần Đan Hà
(Xem: 11809)
Tóm Lược Văn Học Hoa Kỳ là Ấn phẩm của Chương trình Thông tin Quốc tế, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, tháng 5/2007.
(Xem: 11364)
Phái Đoàn Hoằng Pháp Âu Châu vẫn duy trì mãi, để đem đến một làn gió mới về Phật pháp cho chúng con được nhờ. Và mong rằng hương thơm này vẫn còn mãi bay xa... Trần Thị Nhật Hưng
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant