Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Nhẹ khép cổng sài

11 Tháng Hai 201100:00(Xem: 18302)
Nhẹ khép cổng sài


Trời đã về khuya, Nguyên lầm lũi ven theo triền núi dẫn đến Thiền Duyệt cốc, sương đêm ướt đẫm đôi vai gầy, buốt lạnh.

Qua bao ngày trèo đồi lội suối, đôi giày đã rách nát vì cỏ gai và đá sỏi, chiếc áo bạc màu phong phanh đón gió, tay nãi chỉ vỏn vẹn một bộ đồ, y, bát, tọa cụ và chút lương khô. Khi vừa đến nơi, trăng thu vằng vặc, tỏa sáng lung linh cả núi rừng. Bước vào am tranh, bên ngọn đèn dầu leo lét, vị sư già đang thiền tọa, Nguyên ngồi xuống một bên, chờ đợi…

***

Đã mấy canh giờ đi qua, vị sư già xả thiền với tiếng tằng hắng khẽ, Ngài không hề ngạc nhiên về sự hiện diện của người khách lạ trong am cốc. Bên ngoài chim chóc líu lo, ánh dương đã ló dạng. Giờ này Nguyên mới có cơ hội nhìn kĩ vị sư già - thân như lão hạc sống giữa núi rừng cô tịch, hàng chân mày bạc trắng với đôi mắt sáng như nhìn thấu tâm can của người đối diện, nơi Ngài toát ra một sự bình an, yên ổn lạ kỳ. Trước khi lên đây, Nguyên đã chuẩn bị trong đầu rất nhiều câu hỏi để tham vấn vị ẩn sĩ nổi danh tài hoa và làu thông tam tạng Thánh điển. Với mớ ngôn từ, khái niệm mà Nguyên thu thập được ở ghế học đường cũng như qua thời gian tự tìm tòi nghiên cứu không giúp Nguyên giải quyết được những khổ đau của chính mình. Nó bức bách, đẩy Nguyên đến bờ tri kiến loạn. Thế nhưng, giờ đây đầu óc Nguyên trống rỗng, gần nửa đời người “gã cùng tử” mới nếm được vị ngọt của sự xả ly. Vị sư già mỉm cười nhìn Nguyên, cái nhìn bao dung, độ lượng đối với “gã cùng tử” đã biết quay về với chính mình.

***

Đã sáu ngày trôi qua, Nguyên thầm lặng làm những công việc của một người thị giả như nấu cơm, gánh nước, bửa củi, pha trà… và vị sư già cũng mặc nhiên với công việc hàng ngày của Nguyên. Đến sáng ngày thứ bảy, sau khi Nguyên pha trà và đứng hầu một bên, vị sư già mới lên tiếng phá tan bầu không khí im lặng suốt tuần qua.

- Con đã ở đây được một tuần?

- Dạ.

- Con đã làm tròn nhiệm vụ của một thiền sinh.

- Dạ, bạch thầy! Thời gian qua con đã tìm lại được chính con. Tâm con thật an lạc, thảnh thơi với công việc khi con làm chúng trong chánh niệm, tỉnh giác. Ngày ngày, con được ngắm mây trời lãng đãng, được nghe chim hót, nghe nhạc rừng lao xao, nghe tiếng suối róc rách chảy… lòng con đã lặng yên trần cấu. Con muốn ở lại đây với thầy.

- Ta biết. Tháng ngày ruổi rong ở chốn thị thành, con đã chịu quá nhiều áp lực, quẫn bách, khổ đau. Con hãy ghi nhớ một điều, khi con đau khổ, con không nên khỏa lấp hay trốn tránh và cũng không nên tìm cách đè nén, vì đè nén chỉ là giải pháp bề mặt; cũng giống như lấy đá đè cỏ, một khi lấy đá ra khỏi thì cỏ vẫn mọc trở lại. Những lúc ấy, con hãy ngồi yên, nhìn sâu vào nỗi khổ đau đang hiện hữu trong con. Khi tập trung quán xét, con sẽ tìm ra được căn nguyên của sự thống khổ mà con phải chịu đựng, nhận chân được bản chất của cảm thọvô thường, duyên sinh, vô ngã, nó đến rồi đi. Con đừng vướng mắc, đeo chặt, đồng hóa cảm thọ với con để rồi phải chịu khổ đau. Con cũng không phải mệt nhọc chạy tìm hạnh phúc ở đâu xa. Hạnh phúc chân thật ở nơi chính tự tâm của con, ở cách con đón nhận sự việc với một tri kiến như thật, như nó đang là.

Vị sư già ngừng nói, nhấp một ngụm trà, hình như Ngài muốn tạo một khoảng lặng cho người học trò. Lúc này, gương mặt Nguyên rạng ngời, lời pháp nhũ như thấm trong từng làn da, thớ thịt. Ngài nhìn Nguyên mỉm cười, rồi lại tiếp tục:

- Cách đây hơn ba mươi năm, ta cũng đã từng bất mãn, khổ đau, thao thức như con hôm nay. Có lẽ môi trường học đường đã nhồi nhét cho con quá nhiều ngôn từ, khái niệm nên con cảm thấy chán chường, mệt mỏi; song, giáo dục học đường không có lỗi gì cả. Những bài giáo lý, những lời giảng của vị thầy đứng lớp, con hãy xem nó như ngón tay để chỉ mặt trăng, đừng lầm phương tiệncứu cánh, con phải áp dụng nó ngay trong cuộc sống hàng ngày. Nên nhớ rằng, học kinh là con đang làm một hành giả, từng bước đoạn trừ phiền não khổ đau, chứ không phải là để trở thành một học giả, một nhà nghiên cứu lý luận Phật học. Như vậy, con mới có được sự an ổn của nội tâm, và khi đó con có thể hiến tặng chất liệu an lạc, thảnh thơi cho những người xung quanh. Thôi, ta chỉ có bấy nhiêu lời dặn dò con. Con còn trẻ, con hãy trở lại với học đường, trở lại với cuộc đời. Nơi ấy cần cho con.

Nói xong, vị sư già đi vào bên trong, bỏ mặc Nguyên đứng đó với đôi mắt xa xăm, vầng trán cao thoáng hiện những gợn sóng suy tư. Một lúc sau, Ngài trở ra với cuộn giấy tròn trên tay.

-Ta cho con món quà này, ngay sáng hôm nay con phải xuống núi để tiếp tục khóa học.

- Dạ, bạch thầy!…

Nguyên định nói một điều gì đó, nhưng Ngài khoát tay, chừng như Ngài đã hiểu Nguyên muốn nói gì. Mặc dù chưa hiểu được thâm ý của vị ẩn sĩ, nhưng Nguyên biết cuộn giấy này đối với Nguyên rất quan trọng. Nó sẽ chi phối, quyết định quãng đường còn lại của Nguyên. Nguyên đón nhận với lòng thành kính, tri ân, đảnh lễ vị sư già rồi ra đi.

***

Ra khỏi Thiền Duyệt cốc, sự thôi thúc từ sâu thẳm của cõi lòng buộc Nguyên phải ngoảnh lại nhìn cổng sài. Hai câu đối với nét chữ uyển chuyển, nhẹ nhàng, tiêu sái mà trĩu nặng bước chân đi:

Ngõ Trúc sương len hồn Trí giả
Cửa Không mây níu áo Hiền nhân

Băng qua những lùm cây chằng chịt dây leo và cỏ dại, đến một con suối chảy róc rách, Nguyên ngồi lại nghỉ chân, cuộn giấy tròn trên tay, lời giáo huấn với dòng chữ chưa khô:

Như cô hạc ngàn năm suối trong không tìm lại
Như hoa nở một lần thiên thuhiện tại

***

Nguyên lặng lẽ xuống núi.

Nguồn: Tập San Pháp Luân 20


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 12119)
Trong đời sống hàng ngày, những ai có khả năng giúp chúng ta phát triển tín, giới, văn, thí, tuệ thì họ chính là thiện tri thức
(Xem: 9429)
Trong nỗi đau khổ cùng cực của chúng ta, chúng ta cũng nên xem xét một quan điểm về tâm linh nữa.
(Xem: 16137)
Vọng tưởng, vọng niệmcăn bản của mọi tạp niệm, nó là hạt giống tích tụ trong tàng thức, luân lưu như một giòng sông, như mạch nước ngầm;
(Xem: 7944)
Người Phật tử chân chính, cần phải biết rõ tội phước để tìm cách tránh dữ làm lành, nếu tu hành mà không biết rõ tội phước thì chúng ta khó bề thăng tiến
(Xem: 10875)
Thành thật là một đóa hoa thơm của đạo đức, là bản chất tốt của bậc hiền Thánh. Người thiếu thành thật là người hay dối gạt kẻ khác.
(Xem: 9314)
Khổ đau đến giống như những ngày mưa gió bão bùng để nhắc nhở chúng ta biết sống và trân quý những ngày nắng đẹp, gió hiền.
(Xem: 11054)
Đức Phật dạy rằng ta là chủ nhân của chính mình; tất cả mọi việc đều tùy thuộc vào chính mình. Điều này có nghĩa rằng hạnh phúc hay đau khổ...
(Xem: 16272)
Nói xấu kẻ khác có được lợi ích gì? Thường thì không được lợi ích gì cả mà chỉ khiến ta phải mang khẩu nghiệp.
(Xem: 11810)
Bố thícúng dường là một trong những pháp tu quan trọng của hàng Phật tử. Tuy nhiên...
(Xem: 9660)
Có bao giờ ta nghĩ rằng: “Ước gì tôi chưa hề được sinh ra”? Bắt đầu từ khi chào đời, ta trải qua biết bao đau khổ.
(Xem: 9799)
Sau khi đã quán chiếu về khổ như ta đã làm, ta phát tâm mong ước được thoát khổ vĩnh viễn.
(Xem: 14189)
Hãy nhớ tới bất cứ điều xấu ác nào ta mới làm hoặc các thói quen xấu nào ta có, rồi phát tâm sám hối, vì ta biết rằng các điều xấu ác này nhất định sẽ ...
(Xem: 9747)
Chúng ta sẽ quán chiếu xem làm thế nào tâm ta lại là nguồn gốc của hạnh phúc, đau khổ hay bất mãn
(Xem: 11114)
Những kẻ khủng bố mang một nhãn quan quá nông cạn và đó là một trong những lý do dẫn đến hàng loạt các vụ đánh bom tự sát.
(Xem: 19701)
Đức Đạt Lai Lạt Ma: "Sau những đợt tấn công khủng bố ta không thể cứ trông chờ vào sự giúp đỡ từ Thượng Đế hay từ Chính quyền"
(Xem: 8765)
Có những giọt mưa rơi trên công viên. Chiều. Vắng người. Mưa rơi, rửa sạch những tàn lá cao. Mưa rơi, ướt những bãi cỏ xanh.
(Xem: 8116)
Đạo Phật đã mở ra trang sử mới, vén lên bức màn vô minh phá tan bao si mê tối tăm từ nhận thức sai lầm của con người với tinh thần từ bitrí tuệ
(Xem: 9234)
Những người mong muốn tìm hiểu và bước vào Con Đường Phật giáo thường vô cùng hoang mang trước tình trạng có quá nhiều học phái và chi phái khác nhau
(Xem: 9195)
Giáo lý nhà Phật cho chúng ta biết rằng cái tâm vốn thanh tịnh trong sáng, nhưng bị ô nhiễm bởi các cấu uế từ bên ngoài, nghĩa là...
(Xem: 9230)
Người Phật tử khi bước vào đạo, thọ trì ba pháp quy y và năm điều giới cấm, trong đó có việc lập hạnh không nói dối.
(Xem: 8052)
Tu tập tâm từvấn đề quan trọng và cần thiết trong cuộc sống của nhân loại, thế gian nếu thiếu tinh thần từ bi thì...
(Xem: 8520)
Đức Phật bình đẳng giáo hóa chúng sinh không biết mệt mỏi, không biết nhàm chán, không oán giận kẻ hại mình mà còn khoan dung độ lượng để...
(Xem: 10707)
Phiền não của chúng sanh thì vô lượng vô biên nhưng tham sân sicăn bản. Tham sân si còn được gọi là ba độc, giết chết an lạchạnh phúc của con người.
(Xem: 14727)
Bài hát “Tôi yêu màu lam” đã làm cho tôi yêu thích màu lam - màu của tổ chức GĐPT từ thuở nào mà tôi không còn nhớ rõ lắm...
(Xem: 9229)
Phát triển tâm Bồ đề là cốt tủy của giáo pháp Phật giáo và là đường tu chính yếu.
(Xem: 12319)
Phần đông chúng ta đi qua cuộc sống bám víu rất chặt vào những gì người khác nghĩ về chúng ta.
(Xem: 13099)
Để tồn tại trong thế giới này tất cả mọi người đều định hình sự hiện hữu của mình với nhiều phương thức khác nhau thậm chí sống quên mình vì nó.
(Xem: 10103)
Tin sâu nhân quả và biết cách làm chủ bản thân từ ý nghĩ, lời nói cho đến hành động trong từng phút giây, bởi vì ...
(Xem: 9637)
Không có cái gì do một nhân mà hình thành, nếu ai nói như thế thì biết người này chưa hiểu rõnhân quả.
(Xem: 11838)
Hãy xin mẹ đi tu… nếu chúng ta có đủ can đảmniềm tin sâu sắc vào giáo lý của Đức Phật.
(Xem: 10671)
Thế giới như một tấm gương, bạn nhăn mặt với nó, nó nhăn lại với bạn, bạn mỉm cười với nó, nó mỉm cười với bạn...
(Xem: 8338)
Dhamma là một cái gì đó có thể làm giảm bớt các vấn đề khúc mắc và các khó khăn cho nhân loại, và dần dần cũng có thể làm cho các thứ ấy biến mất được.
(Xem: 9946)
Một hòn sỏi, một hòn đá cuội lăn lóc vô tri như thế hàng tỉ năm, mà nếu khôngphương tiện để chuyển hóa thì nó vẫn là đá sỏi không có giá trị...
(Xem: 10014)
Không có gì quý hơn khi mọi người sống thương yêuhiểu biết, bao dungđộ lượng, từ bitha thứ, dấn thân và phục vụ vì lợi ích tất cả chúng sinh.
(Xem: 8633)
Giữ tròn năm giới, tôn trọng, bảo vệ sự sống chung của muôn loài và thường xuyên tưởng nhớ Phật là một nhân cách cao đẹp
(Xem: 10248)
Chiến đấu với phiền não là chiến đấu với lòng tham, sự căm ghét, mê lầm, v.v… đây là những kẻ thù.
(Xem: 18514)
Người biết gieo trồng phước đức thì sẽ được hưởng hạnh phúc trọn vẹn trong hiện tạimai sau. Kẻ chỉ biết cho riêng mình thì sẽ trở thành người ích kỷ, làm tổn hại người vật.
(Xem: 8626)
Trong cuộc sống khó ai không mắc sai lầm, nhưng có những sai lầm chúng ta có thể tháo gỡsửa chữa, cũng có những sai lầm ...
(Xem: 13870)
Hiểu được lý do vô thường của vạn vật để mỗi người chúng ta cố gắng học hỏitu tập, đem tình yêu thương san sẻ với muôn loài bằng trái tim hiểu biết.
(Xem: 9241)
Người tu phước thì không có gì để nói vì họ chỉ nhắm tới mặt phước báu. Khi phước báu đầy đủ, họ dừng trụ ở đó là chuyện đương nhiên.
(Xem: 9942)
Từ khi trên quả đất này có sự sống, con người và muôn loài vật được tồn tại bằng luyến ái, tức là sự thương yêu, trìu mến nhau mà người đời thường hay gọi là tình cảm.
(Xem: 10842)
Trong cuộc sống thường nhật, sự yên lặng là một thứ gì đó không được mấy ai quan tâm đến.
(Xem: 8260)
Nhân quả rất công bằng, hễ vật chất thịnh hành thì dục vọng của con người càng được củng cốtăng trưởng mạnh mẽ.
(Xem: 10022)
Nếu chịu khó nhìn khắp thế giới chung quanh và để ý nhận xét, chúng ta sẽ trông thấy một sự thật hiển nhiênđâu đâu cũng có sự hiện diệntác động của đồng tiền.
(Xem: 14271)
Nền tảng trí tuệ của đạo Phật dựa trên những kho tàng giáo lý của Tứ Diệu Đế, Bát Chánh Đạo,…
(Xem: 8715)
Sau mỗi thời tụng kinh, người đệ tử Phật thường nguyện “Phật nhật tăng huy, Pháp luân thường chuyển”.
(Xem: 8691)
Đạo Phật đem lại một lối sống mà mình có thể ứng dụng mọi lúc mọi nơi, đem lại lợi ích cho mình.
(Xem: 8429)
Trong lời tựa của sách YẾT MA YẾU CHỈ, Cố Hòa thượng Thích Trí Thủ đã viết: “Theo quan điểm Bộ phái Đàm Vô Đức, tức các vị thọ trì luật Tứ Phần, thì ...
(Xem: 8998)
Vấn đề tín ngưỡng tôn giáo không còn gì để nói, vì đó là hiện tượng của cuộc sống như bao cuộc sống trong xã hội con người, có cả hai mặt: tiêu cựctích cực.
(Xem: 8783)
Hỏi học Phật bằng cách nào, tức là hỏi đến phương pháp học Phật. Ở thế gian môn học nào cũng có phương pháp riêng của nó.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant