Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Thiền Tăng & bồ đoàn

28 Tháng Chín 201000:00(Xem: 14869)
Thiền Tăng & bồ đoàn

Bồ đoàn nguyên nghĩa là cái nệm tròn đan bằng cỏ bồ, dùng để lót ngồi hay quỳ lạy. Cỏ bồ có lẽ giống như cỏ năn cỏ lát của nước mình, một thứ vật liệu đơn giản dễ sử dụng. Bước vào văn học, nó mang tính cách cao nhã hơn thân phận cây cỏ tầm thường. Nguyễn Công Trứ, trong bài “Kẻ sĩ” có viết:

Xe bồ luân dù chưa gặp Thang, Văn

Phù thế giáo một vài câu thanh nghị…

Xe bồ luân là loại xe có bánh đặc biệt quấn bằng cỏ bồ, các vị vua quý trọng hiền tài như vua Thang, vua Văn dùng nó để đón bậc sĩ phu ra giúp nước. Bánh xe thời cổ xưa làm bằng cây gỗ, đường sá chưa tráng nhựa, dùng cỏ đệm cho êm để xe chạy bớt dằn xóc, biểu lộ tinh thần quý trọng tha thiết của vua. Và chiếc xe bồ luân trở thành xe cao cấp đời mới, như mỗi lần chúng ta thấy một đoàn xe chở các nhân vật quan trọng chạy qua, tiền hô hậu ủng lướt êm như mơ.

bodoan2.gif

Cỏ bồ xuất hiện trong đời sống thiền sư. Thiền sư Trần Tôn Túc hiệu Đạo Minh, đời Đường quê ở Giang Nam, xuất gia giữ giới tinh nghiêm, học thông Tam tạng, tham thiền ngộ đạo nơi tổ Hoàng Bá. Được cử làm thủ tọa trong chúng, sư chính là người thúc đẩy ngài Lâm Tế đến thầy thưa hỏi. Về sau, sư về ở chùa Khai Nguyên, thường dùng cỏ bồ đan giày bán nuôi mẹ, mọi người kính trọng gọi sư là Trần Bồ Hài. Thời loạn lạc, giặc đến phá thành chỗ sư ở, mọi người đều di tản. Sư treo một chiếc giày nơi cổng, chúng đến nhìn thấy biết trong thành có bậc đạo đức bèn lui binh, dân chúng được bảo trọng. Thế lực của một chiếc giày cỏ mạnh hơn gươm giáo, cũng cho thấy tinh thần trọng đạo lý của những người gọi là giặc.

Bồ đoàn là nệm ngồi để tọa thiền, cũng giống như tọa cụ một trong 18 món phải đem theo bên mình của người hành hạnh đầu đà. Nó giúp cho thế ngồi vững chắc, dễ chịu hơn, để chống chọi với những ma trận của thân và tâm. Ngồi bao lâu, ngồi yên thế nào cho cánh cửa thiền định mở ra, thấu suốt vấn đề sinh tử, đó là việc của người tu. Đức Phật ngày xưa đã dùng cỏ để trải tòa ngồi, bó cỏ và chú mục đồng dâng cỏ đến bây giờ được khắc ghi thành một nơi chiêm bái, gần chỗ của nàng Sujata dâng bát sữa. Khách hành hương đến Ấn Độ, thăm Bồ Đề Đạo Tràng trước, sau đó mới theo xe chạy vòng qua sông Ni-liên, đến làng Sujata viếng thăm các di tích trước khi Phật thành đạo. Cũng vậy thôi, bất cứ ngôi làng nào cũng phong cảnh như nhau, nhà tranh vách đất, người và vật lam lũ, mấy con bò con dê quanh quẩn trong sân, trẻ con lem luốc hò reo với xe hành hương, chuẩn bị chạy theo xin tiền. Xe đò Ấn Độ chở người lên tận nóc, có khi một con dê nằm trên đầu xe cùng với chủ của nó, thản nhiên nhìn mọi thứ qua một lớp bụi mù. Đền thờ mục đồng dâng cỏ, nói là đền cho oai chứ thật ra chỉ là một cái nhà vừa phải, có tượng Bồ tát đưa tay nhận bó cỏ, ông mục đồng đang quỳ đó. Nói là ông mục đồnghình tượng đơn sơ lắm, chẳng có nghệ thuật chi, phía trước còn có một tấm biển ghi lại sự tích. Khách cúng tiền, thắp hương lễ lạy trong khung cảnh của thế kỷ này, có thể có người nghi ngờ không biết chỗ này có thật như vậy không? Nhìn qua bờ bên kia, hình ảnh Đại tháp Bồ Đề trùm lên cả không gian thời gian. Dù sao, dân làng bên này cũng ké được uy quang của Phật, đỡ khổ.

Thiền sư Huệ Lăng ở Trường Khánh tham học nơi Tuyết PhongHuyền Sa, qua lại 20 năm, ngồi rách bảy cái bồ đoàn mà chưa tỏ ngộ. Nhà thiền ghi lại chuyện này bằng câu “Trường Khánh bồ đoàn”, ý nói tính cách quyết tâm gian khổ. Đâu phải một lần ngồi mà xong việc, ngồi thiền là chuẩn bị nấu cho chín nhừ mớ vọng tưởng lăng xăng, ngày đêm gì cũng đối mặt với chính mình. Thiền sư ngồi trên bồ đoàn nhưng chỗ ngộ đôi lúc là đang đi đứng, hoặc trợt chân té bất ngờ, hoặc nghe một tiếng động… Ngài Huệ Lăng một hôm cuốn rèm đại ngộ. Bảy cái bồ đoàn đã qua có giúp chỗ này không? Bồ đoàn bây giờ dồn gòn, may vải tốt không dễ rách hư, nhưng đọc câu chuyện của Ngài cũng giúp người nung chí.

Bồ đoàn tọa nại giang đầu lãnh

Hương hỏa trùng sinh kiếp hậu khôi.

Bùi Giáng dịch thoát:

Bồ đoàn ngồi lại nguyện cầu

Luống từng chịu gió giang đầu giá băng

Trùng sinh kiếp hậu há rằng

Tro là hương hỏa, mộng hằng là than

Ngồi suông trên tấm bồ đoàn

Ngày xuôi giốc tuột

hai hàng thái hư.

Thiền tăng ngồi yên trên bồ đoàn để làm gì? Câu hỏi đó vẫn lẽo đẽo theo chúng ta trên từng bước tu học. Ngồi cũng là để hỏi han dòm ngó. Không ngồi thì không tỉnh thức nổi, tập khí lao xao mịt mờ như ma trận, hôn trầm buồn ngủ rình chộp. Thời gian vẫn trôi qua trên đầu, cuộc đời vẫn là buồn vui như thế, không ngồi vững vàng có nghĩa là không thể mỉm một nụ cười trước mọi sự.

Ở đây nói ngồi để chống chọi với gió rét đầu bến sông. Đôi khi ngồi trong phòng rất ấm nhưng gió rét vẫn từng trận thổi qua, đó là những cơn gió nội tâm, chỉ có người trong cuộc mới biết. Chung quanh vẫn tĩnh lặng. Ngồi đến khi nào thân tâm ngưng đọng được không? Các vị La-hán ngồi đến mức có thể tuyên bố “Ta sanh đã tận, phạm hạnh đã lập, không thọ thân sau”, khi đó những cuộc hẹn hò tái lai không còn rủ rê, không còn dính dáng, “Mộng trùng lai không có ở trên đời”.

bodoan-1.gif

Ngồi như vậy không đơn giản. Và những cơn gió không phải là gió thường, nó có thể thổi bay chúng ta qua tám muôn bốn nghìn dặm như gió của cây quạt Ba tiêu. Quạt một cái Tôn Hành Giả bay tít mù không cưỡng được. Cũng có thể là gió nghiệp thổi người qua những hành lang sinh tử. Chỉ có ngồi kiên trì lặng lẽ, thấy mình trôi chảy như mộng, ngày nọ tiếp nối ngày kia vẫn tọa cụ bồ đoàn, nhắm mắt hay mở mắt cũng khung trời đó, tự hỏi ta là cái gì? “Ngày xuôi giốc tuột hai hàng thái hư”, mọi thứ đi qua không dừng lại, để cho mưa nắng và thời gian rêu mốc mấy phen. Thơ Tô Đông Pha tặng Đạo Tiềm, một nhà sư và nhà thơ thâm giao với ông ở miền Giang Triết, có câu: “Bế môn tọa huyệt nhất thiền sáp / Đầu thượng tuế nguyệt không tranh vanh”. Ông lặn lội trong chốn quan trường, đôi lúc cũng muốn được như sư, đóng cửa ngồi thiền - nơi tọa thiền cũng là một chốn hang động ẩn cư của chính mình. Bỏ quên tuế nguyệt cũng là bỏ quên những kỷ niệm một thời, mơ ước tương lai. Tọa thiền cho thật chín chắn mới hiểu hết ý nghĩa của nó, mới cám ơn bồ đoàn tọa cụ đã giúp mình chiến đấu chống chọi với chính mình. Thiền sinh khi bước vào thiền đường, chắp tay vái chào chỗ ngồi, xá chào bồ đoàn, thầm nguyện sẽ tiếp tục ngồi bây giờ và mãi mãi, cho đến khi sóng gió đầu sông bến nước đổi thành tro than không còn tung tích. Ngồi thiềntự hứa sẽ đi vào biển đại nguyện, lúc đó bồ đoàn tọa cụ trở thành chiếc thuyền thân thiết chở người qua sông, như bây giờ chở hành giả ngồi qua những đoạn đường gay cấn.

NHƯ ĐỨC

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 9648)
"Tu là quá trình: quán chiếu nội tâm, làm triệt tiêu bản ngãchuyển hóa nghiệp lực của mình” đây là ba điều kiện tiên quyết, cốt yếu và tinh túy nhất, trong phận sự người tu.
(Xem: 9502)
Họa hay phước không phải do ngày tháng xấu, tốt tạo ra; họa hay phước là do nhân quả mà có
(Xem: 10443)
Tất cả mọi sự sống ở trên đời này từ khổ đau cho đến hạnh phúc của thế gian cũng đều từ cái ta mà ra.
(Xem: 9909)
Không làm điều ác; không chán nản, không bỏ cuộc, kiên trì và nhẫn nại quyết làm xong việc lành mới thôi; chính là hai “tướng mạo” của người trí.
(Xem: 9402)
Con ngườisinh lão bệnh tử, đó là quy luật vĩnh hằng; cũng như trái đất có thành trụ hoại không.
(Xem: 10841)
Người ta vẫn thường hay nói nghèo là khổ, nghèo khổ, chứ ít ai nói giàu khổ cả.
(Xem: 10322)
Khi tập ngồi thiền, ban đầu cần phải sổ tức (đếm hơi thở). Thời gian sau thuần thục rồi đến tùy tức, sau đó tri vọng, biết là chơn tâm…
(Xem: 9881)
Chúng ta là người tu thiền, trước tiên phải hiểu thiền là gì một cách căn bản, sau đó ứng dụng công phu mới không bị sai lệch.
(Xem: 11334)
Khi sống con người hay lãng phí thời gian làm những việc vô nghĩa, bởi lòng tham lam, ích kỷ của chính mình, tích chứa tiền bạc của cải nhưng không giúp gì cho ai?
(Xem: 18933)
Trăm năm trong cõi người ta tuy có tới ba vạn sáu ngàn ngày nhưng thật là ngắn ngủi. Càng ngắn ngủi hơn vì mấy ai sống tới trăm năm.
(Xem: 9729)
Được làm người là một phúc duyên to lớn như vậy nên Đức Phật khuyên nhắc mọi người cần phải được trân trọng và vận dụng cái phúc duyên may mắn ấy để tu tập
(Xem: 9004)
Kế thừa gia tài Chánh pháp của Phật và thầy tổ để ứng dụng tu tập, hoằng truyền giáo pháp là việc cần làm.
(Xem: 9569)
Chúng ta nghe khá nhiều về việc phải tu tập hạnh từ bi nhưng mình cứ loay hoay mãi không biết bắt đầu từ đâu!
(Xem: 9034)
Không tranh giành, tranh cãi, tranh luận, tranh chấp, tranh chiến, tranh đoạt, tranh đua; không tranh danh, tranh lợi, tranh tài, tranh công, tranh thế, tranh quyền…
(Xem: 9349)
Hơn hai ngàn năm trăm năm trước, Tu Bồ Đề kính cẩn đặt câu hỏi với Phật: “...Làm thế nào để an trụ tâm, làm thế nào để hàng phục tâm?”
(Xem: 9032)
Người xưa nói: “Cảnh cùng khốn phải chăng là trường thí nghiệm về nhân cách con người? Phải chăng, cùng khốn hay không cùng khốn là do hoàn cảnh.
(Xem: 9748)
Giáo lý nhà Phật nói rằng nếu ngôi nhà của tôi đẹp đẽ, ấm cúng, nhiều năng lượng, chắc chắn tôi sẽ khỏe mạnh và có bình an, nhất định tôi hạnh phúcmãn nguyện.
(Xem: 10588)
Nếu chúng ta suy ngẫm về cái chết từ trong tim ta, điều nầy có thể mang lại cho chúng ta một cái nhìn làm phong phú thêm cho cuộc sống, và cho các mối quan hệ...
(Xem: 9482)
Kinh Hoa Nghiêm chỉ dạy về pháp giới vô ngại, cho nên, ngoài những pháp quán có trong những kinh khác, đặc trưng của kinh Hoa Nghiêm là nói về ba pháp quán vô ngại.
(Xem: 10034)
Không có tự ngã nào khác hơn là phức hợp của tâm thứcthân thể bởi vì Tách rời khỏi phức hợp tâm-thân, khái niệm của nó không tồn tại.
(Xem: 10459)
Phật pháp đồi với chúng ta là một kho báu vô tận , cung cấp những chân giá trị để hướng dẫn con người có một cuộc sống tốt đẹp và hiền thiện cho chính mình .
(Xem: 9633)
Muốn chuyển hóa căn bệnh sân hận, ta phải thực tập hạnh kham nhẫn, nghĩa là nhịn chịu những điều không vừa ý, trái lòng như...
(Xem: 10984)
Cơ thể chúng ta biến đổi. Nói chung, ngay cả tinh thần hay thiền định cũng không cản nổi việc biến đổi.
(Xem: 10359)
Thế tôn thật sự là vị đã đoạn trừ nhiều khổ pháp cho chúng ta . Thế Tôn thật sự là vị đã mang lại nhiều lạc pháp cho chúng ta .
(Xem: 9541)
nhân quả nghiệp báo giúp cho con ngườitinh thần trách nhiệm, sáng suốt, biết lựa chọn nhân tốt để làm và tránh xa nhân xấu ác.
(Xem: 10703)
Người tu là người đi tìm hạnh phúc chân thật, hạnh phúc này chỉ có khi tâm không còn bám víu, dính mắc, thèm khát mọi sự vật trên đời này.
(Xem: 12784)
Một Phật tử khôn khéo là biết học tập những gì nên học tập, không làm theo những điều chưa tốt chưa hay. Cứ theo Phật theo Pháp hành trì, vững chải mà tiến lên.
(Xem: 10432)
Có những thứ bạn nghĩ mình muốn, nhưng có thể là những thứ bạn không cần. Vì bản chất tham lam nên đôi khi mình thèm muốn rất nhiều thứ mới thỏa mãn được bản ngã của mình.
(Xem: 10296)
Tất cả cũng tàn phai Chỉ tình thương ở lại Những gì trao hôm nay Sẽ theo nhau mãi mãi.
(Xem: 13529)
Hàng người dài bất tận, im lặng, chăm chú nhìn vào ngọn nến cầm trên tay và theo dõi từng bước chân, đi tới, đi tới mãi…, dưới bầu trời đêm vắng lặng...
(Xem: 10855)
Nghĩ đến các cảnh tượng khổ đau mà chúng sinh đang phải gánh chịu là một phương pháp giúp mình thiền định về lòng từ bi.
(Xem: 10150)
Khi tâm tư lạc lõng Hãy quay lại chính mình Nương tựa vào hơi thở Chốn nghỉ ngơi an bình
(Xem: 9171)
Tôi nói đến việc đạt đến đời sống hạnh phúc như thế nào trong phạm vi thế tục. Tôi thật vui mừng có cơ hội để nói chuyện với nhiều người ở đây.
(Xem: 10367)
Tu là nghệ thuật giúp mình chuyển khổ đau thành hạnh phúc, khi hạnh phúc trở thành khổ đau thì mình có thể chuyển nó thành hạnh phúc trở lại.
(Xem: 10758)
Phật ở khắp nơi. Trên chùa có Phật, nhà ta cũng có Phật. Trong trái tim của mỗi người con đều có Phật. ta cứ làm theo lời phật dạy sẽ thành con nhà Phật,
(Xem: 18165)
Trong đời ác năm trược, con nguyện xin vào trước; Nếu có một chúng sanh nào chưa thành Phật; Thì con sẽ không vào Niết Bàn.
(Xem: 11056)
Cũng giống như bất cứ điều gì xảy ra trong cuộc sống, điều quan trọng không phải là bạn giàu, hoặc nghèo, bạn khỏe mạnh, hoặc ốm đau,,,
(Xem: 10954)
Đây không phải chỉ là một sự tán dương ca ngợi, mà còn là những điều trân quý, người đời sau cần giữ gìn truyền tụng, nếu chúng ta hiểu rõ nghĩa của những chữ “ẩm thủy tư nguyên” là gì.
(Xem: 10980)
Thế Tôn dạy người tu “chuyên cần niệm Chết”, vì chết là một sự thật, ai cũng đang và sẽ chết!
(Xem: 11930)
Có bao nhiêu người trong chúng ta, khi gặp chuyện gì xảy ra không như ý muốn, thì điều đầu tiên nhất, là kiếm cớ đổ tội cho người khác, cho hoàn cảnh
(Xem: 12470)
Quán Âm hay Quán Thế Âm là tên gọi của một vị Bồ Tát nổi tiếng trong hệ thống Phật giáo Bắc Truyền (vẫn được thậm xưng là Đại Thừa) khắp các xứ Trung Hoa, Hàn quốc, Nhật Bản, Tây Tạng, Mông Cổ và cả Việt Nam.
(Xem: 18034)
Nghiệp như cái bóng theo hình, một ngày chưa chứng thánh quả A La Hán thì cho dù trên trời, dưới đất, trong hư không nó đều bám theo. Nghiệp quả thật ghê gớm.
(Xem: 12046)
Công cuộc giáo hoá độ sanh của Đức Phật thành tựu viên mãn chính nhờ Ngài tu tập Tứ vô lượng tâm đạt đến vô lượng.
(Xem: 10109)
Đạo Pháp (Dhamma) cũng tương tự với ngành Y Khoa. Bạn có thể nhận thấy điều đó qua cách giảng dạy của Đức Phật.
(Xem: 9662)
Về ý nghĩa tùy duyên, thì đây là một chỗ sống, không phải là chỗ lý luận hay chỗ bắt chước, bởi vì khi chúng ta bắt chước thì nó không còn là tùy duyên nữa.
(Xem: 14844)
Tùy duyên bất biến nghĩa là tùy theo cơ duyên mà duyên với ngàn sai vạn biệt, nhưng bản thể của nó vẫn không thay đổi.
(Xem: 9756)
Đạo Phật đặc biệt hướng dẫn hành giả phải giác ngộ, không nên tin một cách mù quáng. Thông hiểu lời Phật dạy, áp dụng trong cuộc sống đạt được lợi lạc, đó là biết tu.
(Xem: 8838)
Trong đạo Phật ta phải biết dứt ác, làm lành bằng cách sửa saichuyển hoá những tâm niệm tham lam, ích kỷ, oán hờn, nóng giận, ngu si, tối tăm, ganh ghét, tật đố thành vô lượng trí tuệtừ bi.
(Xem: 9102)
Dù có gặp phải các khó khăn to lớn đến đâu, thì cũng không nên thối chí, không được tránh né, mà phải phát huy sức mạnh của tâm thức mình.
(Xem: 9001)
Hiến tặng bộ phận cơ thể là một sự thực hành rất quan trọng của Phật Pháp.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant