Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Tiếng Đàn Của Vị Tu Sĩ

28 Tháng Chín 201000:00(Xem: 19858)
Tiếng Đàn Của Vị Tu Sĩ

Thầy Minh Ký là một người lập dị khác đời. Mọi người đều nói về thầy như vậy, dù chẳng ai biết nhiều về thầy. Hai năm trước khi Hoà Thượng Viện Chủ về tịnh tu và cho tu bổ lại ngôi Bảo Điện trên núi, thì thầy cũng tìm đến xin tá túc trong hang đá ngay dưới chân núi.

Thầy sống đời ẩn dật lặng lẽ giữa chốn non xanh nước biếc, quanh năm chỉ áo vải nâu sòng, đầu trần chân đất. Và hầu như không giao thiệp tiếp xúc với ai, nên chẳng mấy ai quan tâm đến sự có mặt của thầy ở đây. Hằng ngày thầy giam mình trong ngôi thạch thất, mọi người qua lại chỉ nghe tiếng gõ mõ tụng kinh. Có khi thầy ra bên ngoài ngồi tham thiền nhập định trên mấy ghềnh đá cheo leo bên sườn núi. Thỉnh thoảng thầy cũng lên chùa phụ làm những công việc lặt vặt như bửa củi, trồng cây, hái thuốc….và ở lại dùng ngọ với các chú Tiểu. Đôi khi Thầy cũng có công việc phải đi đây đó vài ngày, hoặc ra ngoài Thị Trấn cách vài cây số. Khi về thì quãy đầy tay nãi nào là gạo muối lương khô…

Xung quanh ngôi thạch thất, thầy có trồng dăm loài hoa kiểng, ít cây ổi mận, đu đủ… Ngày tháng trôi qua, cây trái đã trở nên xum xuê tươi mát, những chậu hoa cũng lấm tấm điểm một vài bông đỏ vàng rực rỡ. Mấy chú tiểu đi qua cứ tấm tắc khen. Thế là Thầy gọi vào hái trái cây xuống cho. Khi mấy chú ngỏ ý muốn gởi tiền cho Thầy uống trà, thì Thầy khoát tay nói:

_ Mấy chú cứ tự nhiên… thầy trồng cây trái cho vui, chứ đâu phải thiếu thốn hay cần bạc tiền gì!

Nghe nói Thầy là người Thành Phố, từng là sinh viên một trường Đại Học Kinh Tế có tiếng. Đẹp trai, con nhà giàu học giỏi….không hiểu sao tự dưng lại từ bỏ tất cả để sống khắc khổ tu hành, an bần lạc đạo. Và cũng nghe đâu hồi trước Thầy thường thích sống đời nghệ sĩ lang bạt kỳ hồ, không chịu sự câu thúc bó buộc. Tuy vậy từ ngày về núi, Thầy chỉ chuyên tu mà không màng đến những chuyện thị phi nhân ngã bên ngoài.

Nhưng rồi …một hôm Thầy bất ngờ đem về một cây đàn tranh treo trước cửa Tịnh Thất. Mấy chú Tiểu đi ngang qua tò mò xúm lại xem, Thầy bèn lấy đàn xuống gảy cho nghe. Có chú thích quá xin theo học đàn thì thầy chỉ cười. Chuyện đến tai Hoà Thượng, người gọi Thầy lên bảo:

_ Thầy là người tu hành sao lại còn chơi đàn… nhất là ở chốn núi non yên tịnh này, quả là điều không thích hợp chút nào.

_ Bạch Hoà Thượng… con đem cây đàn về với mục đích là tạo nhân duyên để hướng dẫn các em nhỏ đến chùa. Dân ở đây dù lam lũ, nhưng đôi khi rảnh rỗi họ cũng muốn đến chùa nghe kinh cho thư thả tâm hồn. Con thiết nghĩ…mình mượn tiếng đàn để dạo lên những baì nhạc đạo, những câu niệm Phật cũng là giúp mọi người thông hiểu giáo lý Phật Pháp, xây dựng cho họ một đời sống tâm linh tốt đẹp, đó cũng là một phương cách hoá duyên.

Trước những lập luận nghe có vẻ hợp lý của Thầy, Hoà Thượng chỉ nói:_ Thầy có ý như vậy cũng được, phương tiện hoá sanh thì có nhiều, cũng chẳng thể câu thúc vào một việc gì. Duy có điều không nên cho mấy chú Tiểu sa đà theo học đàn hát. Hơn nữa thầy cũng đừng quá chủ quan, nếu chuyển hoá đời không khéo thì sẽ bị đời chuyển lại đó.

Thế là hằng đêm đám trẻ con quanh vùng tụ tập lại quanh tịnh thất để nghe thầy nói đạo, giảng pháp. Rồi thầy gảy đàn, dạy cho chúng hát và niệm Phật theo tiếng đàn. Chúng thuộc nhanh các bài nhạc đạo, yêu thích câu niệm Phật qua tiếng đàn lảnh lót nhịp nhàng. Lâu ngày tiếng đàn và phong cách sống cởi mở của Thầy lan xa đến cả xóm chợ. Thỉnh thoảng nhiều thanh niên thanh nữ trong Thị Trấn rủ nhau đến để cùng thầy đàn hát nói chuyện. Ngôi Thạch thất im vắng bỗng trở nên sinh động vui tươi giữa những câu chuyện đời đạo thân tình ý vị.

_Bạch Hoà Thượng! Người cho gọi con lên có gì dạy ạ?

Vẻ mặt Hoà Thượng trông nghiêm nghị khác thường, nhưng người chỉ từ tốn nói:

_ Có Bà Tư đây muốn nói chuyện với Thầy.

Bà Tư - chủ hãng nước đá ngoài Thị Trấn - Một Phật tử thuần thành vẫn hay lui tới cúng dường chùa. Thầy Minh Ký chỉ biết vậy thôi chứ chưa từng nói chuyện tiếp xúc với Bà. Thầy ngồi nghe Bà nói chuyện… tưởng chừng như câu chuyện về một ai khác. Nó giống như một pho tiểu thuyết mà hồi xưa Thầy đã từng đọc qua đâu đó. Cô Trâm- con gái rượu của Bà được coi là hoa khôi ở vùng này. Thời gian gần đây có nhiều người thuộc hạng danh vọng giàu sang đến dạm hỏi. Nhưng cô Trâm một mực cự tuyệt hết thảy. Gia đình bắt ép. Thế là cô bỗng phát bịnh không chịu ăn uống thuốc thang gì cả. Tra gạn mãi, Cô mới thú nhận. Gần một năm nay cô cùng chúng bạn đến Tịnh thất của thầy để học đàn hát theo các em nhỏ. Cô thích hát, mê mẩn trong những cung bậc du dương trầm ấm. Tiếng đàn trong những đêm trăng huyền ảo, đã thổi vào tâm hồn Cô biết bao mộng tưởng xuân thì. Cô yêu trăng, yêu đàn và mến mộ luôn người đánh đàn. Sự thương kính tưởng chừng như trong sáng ấy đã dần dần đổi màu…khi trái tim Cô bắt đầu tấu lên những tình khúc lạc điệu. Cô yêu dáng vẻ phong sương, yêu cả nụ cười hiền từ mà đạo mạo của thầy. Cô biết như thế là tội lỗi. Thầy là người tu hành. Thầy cũng chẳng có tư ý gì với cô. Thầy chỉ đàn cho mọi người hát. Những lời hát mang ý nghĩa thanh cao, chứa đựng bao điều hay, bao lý tưởng đẹp trong cuộc sống. Vậy mà từng đêm…từng đêm… lòng Cô cứ ray rứt khổ đau trong nỗi niềm đơn phương lặng lẽ. Cô thầm trách người, rồi lại trách trời cao dun rũi. Nếu như không thoát khỏi lưới tình, thì sao lại buộc Cô vào chốn thâm nghiêm này.

Bà Tư thở dài :

_ Cả tuần nay nó không chịu ăn uống gì, cứ vật vã khóc lóc. Lại còn đòi tự tử nữa. Chính tiếng đàn của thầy đã làm hại nó. Dù mục đích của thầy có tốt đẹp như thế nào, nhưng hậu quả thì gia đình Tôi phải chịu. Chuyện đã như thế này thì Thầy không thể khôngtrách nhiệm.

Hôm sau Thầy Minh Ký xuống núi tìm đến nhà thăm cô gái đang lâm bịnh. Không hiểu Thầy đã nói những gì với Cô, nhưng được một lúc sau thì thầy trở về đập gãy cây đàn… thu xếp hành lý rồi từ giả núi rừng ra đi biền biệt.

Cuối năm, Cô Trâm đi lấy chồng. Chồng Cô là một Kỹ sư địa chất đang làm việc trong Thị trấn. Mọi người rồi cũng quên đi câu chuyện một thời đó. Nhưng Cô gái ngày xưa thì dường như không quên được. Nhiều năm sau này, Cô vẫn thường hay dắt đứa con nhỏ của mình lên núi, vào tận nơi hang đá… nhện giăng bụi bám để tìm lại chút dư âm cũ. Cây đàn bị đập vỡ nằm lăn lóc trong góc xó chẳng ai buồn đụng đến. Cảnh vật đìu hiu cũng khiến lòng người ai cảm bâng khuâng. Không ai biết được vị Thầy của ngôi thạch thất này đã đi đâu và làm gì? Có người bảo Thầy trở về tu trên Thành Phố. Cũng có người nói gặp thầy ở một ngọn núi xa tít tận cùng Đất Nước. Dù gì thì Thầy cũng đã dứt tình ra đi, để cho người ở lại tìm quên trong hạnh phúc của đời mình. Cô vẫn còn nhớ như in những lời Thầy đã nói :

- “ Tôi vì không muốn buộc ràng trong đường tình lụytừ bỏ gia đình, sự nghiệp để được sống đời tự tại giải thoát. Còn Cô thì có biết bao nhiêu mộng đẹp đang chờ đón phía trước… mà chắc chắn là Tôi sẽ không mang lại cho Cô những hạnh phúc đó được. Chúng ta là hai ranh giới không thể cùng hoà hợp trong một ngôi nhà Thế Gian. Có chăng là cùng hướng đến một thứ tình cảm cao thượng tốt đẹp để còn giữ cho nhau niềm thương kính như sơ. Cô hãy vì bản thân vì gia đình… mà sống xứng đáng với những gì mình đang có, đừng quá mơ mộng viễn vong. Chuyện tình cảm không thể gượng ép van xinhạnh phúc không thể có khi mà hai trái tim không đồng điệu. Hơn nữa tôi vì lý tưởng, vì mục đích cao cả nên không bao giờ từ bỏ con đường mà mình đã chọn….”

Núi rừng đã bao mùa thay lá, cảnh cũ rêu phong càng in đậm vẻ tang thương biến đổi. Dù tiếng đàn không còn, người khởi xướng đã như chim trời cá nước; Nhưng thỉnh thoảng vào những đêm trăng rằm…đám trẻ con vẫn quay quần bên chân núi cùng hát vang những câu hát, câu niệm Phật ngày xưa mà Thầy đã dạy. Hạt giống lành Thầy gieo trồng nay đang vươn mầm trổ nhụy. Có biết bao niềm tin được thắp sáng lên kể từ khi thầy rời bỏ ra đi.

Khi nghe tiếng hát vọng lên từ vùng ký ức xa xôi, người thiếu phụ chợt thấy lòng nhẹ khuây trong nỗi niềm sám hối chân thành. Tiếng hát từ lâu đã giúp cô cảm nhận ra một điều: -Hạnh phúc và khổ đau luôn đan xen như hình với bóng… để muôn đời trói buộc kiếp sống nhân sinh. Chỉ có người liễu ngộ được đạo lý chơn thường thì mới trở nên bất biến ngay trong vòng cương toả của thế gian.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 8983)
Mở bất kỳ Kinh Nhật Tụng nào trong các chùa Bắc Tông, chúng ta đều thấy có các nghi thức cầu an, cầu siêu. Nhiều người nghĩ rằng...
(Xem: 9052)
Tiếng chuông chùa ngân nga, văng vẳng trong không gian rồi tan loãng giữa xóm làng sau khi đã thâm nhập chốn dương trần và đưa nhân gian vào cõi tịch tĩnh hư không.
(Xem: 22018)
Tính từ đêm nhìn ngắm trời sao Paris qua khung cửa sổ Linh Sơn, hơn ba mươi năm đã qua còn nhanh hơn bóng câu qua cửa.
(Xem: 8843)
Theo quan điểm Phật Giáo, đau khổsự thật mà không ai có thể trốn tránh được. Chúng ta ai rồi cũng phải đối mặt với sự già nua, sự đau ốm...
(Xem: 8762)
Đặc thù của tướng mạo có quan hệ với sự di truyền của bố mẹ, như màu da sắc tộc, tính nết của con người hoặc đẹp hay xấu đều ảnh hưởng nửa đời trước của chính mình,
(Xem: 8492)
Phòng hành thiền của Đức Đạt Lai Lạt Ma được tắm trong ánh nắng dịu dàng của buổi sáng.
(Xem: 8565)
Đức Phật thành tựu giác ngộ cũng nhờ nương theo tinh thần trung đạo, tránh xa hai cực đoan dục lạckhổ hạnh.
(Xem: 8734)
Nếu muốn mang lại cho mình sự bình lặng thì các bạn phải thực hiện được nó trên tất cả mọi mặt.
(Xem: 7781)
Bậc chứng thánh, bậc chân tu thực sự có công phu, sống trong tịnh pháp, phần lớn đều là những người vô bệnh.
(Xem: 11800)
Phải chăng còn tùy vào căn cơ của mỗi chúng ta nhận nhiều hay ít, nhưng dòng sông không biết đợi mà sẽ chảy hoài chảy mãi không thôi...
(Xem: 21944)
Phật dạy: với người không có duyên, ta dù có nói bao nhiêu lời và dùng nhiều phương tiện thiện xão cũng bằng thừa.
(Xem: 8004)
Các pháp hữu vivô thường, có được rồi cũng sẽ mất, có thành thì phải biến hoại, có sinh thì ắt sẽ bị già bệnh chết.
(Xem: 9507)
Jürgen Habermas sinh năm 1929 là giáo sư Triết học tại Đại học Frankfurt (Đức) mà tên tuổi cuả ông gắn liền với Trường phái Triết học Frankfurt.
(Xem: 14274)
Thiền sư Thích Nhất Hạnh dành thời gian cả cuộc đời mình cho Phật giáo, với mong muốn mang lại hạnh phúc cho mọi người.
(Xem: 9270)
Kinh vô lượng nghĩa. Vô lượng trước hết nên hiểu nghĩa từ cạn đến sâu, từ thấp lên cao.
(Xem: 9013)
Tôn giáo là hình thái ý thức xã hội gồm những quan niệm dựa trên cơ sở tin và sùng bái những lực lượng siêu tự nhiên.
(Xem: 8391)
Những Thiền sư VN đã sống trọn vẹn đời mình theo những điểm căn bản của Đại thừa như vậy, và một khi phát khởi tâm Bồ đề...
(Xem: 8724)
Lời khuyên của Đức Phật là khi làm từ thiện, chúng ta hãy kêu gọi những người khác cùng chung-sức với mình, như thế ...
(Xem: 9886)
Muốn sống với chân hạnh phúc xin hãy chặt đứt mọi vọng tưởng điên đảo. Khi vọng tưởng điên đảo chấm dứt thì Chân Tâm sáng tỏ.
(Xem: 9604)
Thở vào để hàm dưỡng sinh lực, thở ra với lòng lành hướng về tất cả chúng sinh.
(Xem: 9501)
Đừng nói sáo ngữ rằng ta là cát bụi sẽ trở về với cát bụi, khi chúng ta tiếp tục tham lam, theo đuổi không ngừng ý muốn chiếm hữu, tranh đoạt cho phần mình.
(Xem: 8823)
Chúng ta cần phải lưu ý đến một điểm thật quan trọng và tế nhị là dù mình đã đạt được nhiều kinh nghiệm luyện tập thiền định.
(Xem: 9605)
Người sống được một-trăm-năm mà không hiểu-rõ cuộc-đời là vô-thường và sinh-diệt, thì không tốt-đẹp cho bằng người chỉ sống một-ngày mà hiểu-rõ cuộc-đời là vô-thường và sinh-diệt.
(Xem: 8294)
Không phải ngẫu nhiênĐức Phật xem việc gần gũi vua quan là nạn, và mạnh mẽ cảnh tỉnh chúng Tăng: “Gần gũi bậc vua chúa vương gia có mười việc phi pháp”.
(Xem: 9206)
Đức Thánh Thiện không thù ghét người Trung Hoa. Như một vấn đề thực tế, ngài tha thứ họ và không để lòng gì cả.
(Xem: 9559)
Thực hành tính nhẫn nại với động cơ bồ-đề tâm được coi là nhẫn nại ba-la-mật hay sự nhẫn nại hoàn hảo.
(Xem: 9024)
Một trong những khổ đau dai dẳng của kiếp người là sự lo sợ, lo nghĩ, lo phiền, ưu tư, sầu muộn.
(Xem: 9354)
Theo quan điểm của giáo lý Phật giáo sự bất công trong đời sống chứa đựng nhiều nguyên nhân. Có những nguyên nhân...
(Xem: 21455)
Trăm năm trước thì ta chẳng có, Trăm năm sau có cũng như không. Cuộc đời sắc sắc không không, Trăm năm còn lại tấm lòng từ bi
(Xem: 8980)
Ban rải lòng từ, đem tình thương đến với mọi người, mọi loài và nỗ lực bảo vệ sự sống là sứ mạng của những người con Phật.
(Xem: 9481)
Bước vào con đường tu tập Dhamma (Đạo Pháp) mà không giữ được quân bình giữa sự tập trung (concentration/sự chú tâm) và sự quán thấy (discernement/sự nhận thức) thì ...
(Xem: 8821)
Một số người có duyên lành trải qua kinh nghiệm cận tử, sau khi thoát nạn thì thay đổi hoàn toàn từ nhận thức, quan niệm sống đến hành xử theo hướng thiện lành.
(Xem: 9213)
Kodo Sawaki (1880-1965) hay “Kodo-Kẻ không nhà”, là một trong những vị thiền sư phái Tào Động (Nhật Bản) có ảnh hưởng nhất của thế kỷ XX.
(Xem: 10687)
Từ bùn lầy hoa sen vươn lên và nở hoa thơm ngát, cũng vậy, ai cũng có khả năng giác ngộ giải thoát như nhau.
(Xem: 9100)
Bồ Tát Quan Thế Âm là vị Bồ Tát đã được người đời nghĩ tới và niệm danh hiệu của Ngài vì Ngài đã ...
(Xem: 10262)
“Vô Thường! Vô Thường!” Đây là đặc tính vi diệu, khó thấy thứ nhất của sự hiện hữu do Đức Thế Tôn ấn chứng.
(Xem: 9638)
Những lời chỉ dạy của đức Phật có khả năng chuyển hóa nỗi khổ niềm đau, thành an vui hạnh phúc ngay tại đây và bây giờ bằng...
(Xem: 8834)
Chúng ta phải làm thế nào để có thể quán thấy thật minh bạch năm thứ cấu hợp (ngũ uẩn) - tức là cả cái khối "thân-xác-tâm-thức" gây ra đủ mọi thứ khổ đau và căng thẳng.
(Xem: 8765)
Qua các thời kỳ thật xa xưa, kể cả thời đại khi Đức Phật còn tại thế, nhiều phụ nữ cũng đã đạt được chánh quảtrở thành arhat/A-la-hán
(Xem: 9256)
Trong cuộc đời luôn có nhiều hoàn cảnh trái ngược nhau với nhiều nỗi niềm mà con người phải trải qua.
(Xem: 8489)
Bệnh tật là một trong những nỗi khổ lớn của chúng sinh. Ai cũng đã từng trải qua đau ốm nên phần nào thấu hiểu sự khổ não của bệnh tật.
(Xem: 9881)
Sống ở đời, chỉ có thiện tâm mới có thể khiến người ta thay đổi, còn hận thù thì chỉ khiến lòng người ngày càng thêm xa cách mà thôi.
(Xem: 10209)
Hình chữ Vạn vốn là biểu tượng biểu thị tính chất tốt lành của dân tộc Ấn Độ cổ đại nói riêng và của cả chủng người Aryan nói chung.
(Xem: 17124)
Mấy tháng nay, Chú Pháp Đăng lúc nào cũng ngồi một mình trầm tư ngay gốc cây Sala ở phía trước chùa sau những thời kinh Tịnh Độ.
(Xem: 10641)
Thả tự do cho những người trong căn phòng tối tăm kia, cũng chính là thả tự do cho chính bản thân mình đấy! Oán hận người khác thực ra là đang cầm tù chính bản thân mình.
(Xem: 9816)
Xét về nghiệp quả nhân duyên giữa cha mẹ và con cái, nhà Phật cho rằng: Con cái đến với cha mẹ ở kiếp này là có 4 loại.
(Xem: 11159)
Đã làm người trong trời đất, ai cũng muốn công danh tột đỉnh, giàu sang phú quý, quyền cao chức trọng.
(Xem: 22307)
Nhân quả rất đa dạng và phức tạp, sự diễn biến từ nhân đến quả còn tùy thuộc vào các duyên, nhân quả có thể báo ứng liền tức khắc như ...
(Xem: 8749)
Kinh Thiện pháp (Trung A-hàm) có nêu lên bảy pháp mà bất kỳ một Tỳ-kheo nào thành tựu cũng có an lạc, đem đến lợi ích cho mọi người.
(Xem: 8150)
Tổng Thống Václv Havel mời Đức Đạt Lai Lạt Ma và nhiều nhà tư tưởng thế giới đến Prague cho một hội nghị chuyên đề về giáo dụcgiá trị tâm linh.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant