Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Tiết kiệm nước

20 Tháng Hai 201100:00(Xem: 21404)
Tiết kiệm nước

Tiết kiệm nước
Susan H.Hubbs

Một tối thứ Sáu, tôi đang nằm khoan khoái trên giường với cuốn tiểu thuyết trên tay, chợt nghe: vòi nước nhà bếp vừa mở. Rõ ràng có ai đó trong nhà muốn uống nước trước khi đi ngủ. Thường thì âm thanh đó vào tai này sẽ lập tức lọt qua tai kia đi luôn. Nhưng tối nay thì khác. Đã mấy tuần rồi, kể từ khi rao giảng cho hai đứa con về chính sách tiết kiệm - đặc biệttiết kiệm điện và nước - tôi rất nhạy cảm với từng chiếc quạt bật lên, mỗi giọt nước rỏ xuống, hay mỗi tiếng giật toa-lét trôi.

Bất cứ ai phải thanh toán những hoá đơn sinh hoạt gia đình đều sẽ đồng ý rằng: mùa hè nóng bức sẽ là kẻ thù đáng ghét cho ngân khố gia đình. Quỹ dành vào việc dùng nước hàng tháng thường bị cuốn phăng vô hố cầu - theo nghĩa đen hoàn toàn. Những hoá đơn điện có thể thiêu cháy những hầu bao rủng rẻng nhất.

Bởi thế nên, thật vô cùng đúng đắn khi tôi quyết định đề ra quy định: Phải tắt hết các bóng đèn và quạt trần trước khi rời khỏi phòng. Không được lãng phí nước. Giữ cho máy điều hoà ở mức 26 độ C. Tắt tivi khi không xem. Những nội quy đơn giản biết bao! Tôi nghĩ. Dĩ nhiên cả nhà sẽ thực hiện được.

Vào đêm thứ Sáu ấy, nằm trên giường, tôi quên phéng cái vòi nước chảy tồ tồ mà tạm thời vùi đầu vào những trang sách. Đọc hết một chương, tôi bừng tỉnh khỏi thế giới mộng tưởng một thoáng, vừa đủ để nghe âm thanh rõ mồn một trong nhà bếp - vòi nước vẫn tuôn xối xả.

Thật không thể được! Ít nhất đã năm phút trôi qua kể từ khi vòi nước mở, vậy mà giờ nó vẫn chưa chịu ngừng! Tôi bỗng nổi sùng, chỉ muốn "sực" ngay người nào đã thô bạo vi phạm quy định số 2: "Không được lãng phí nước".

Tôi nhảy phóc khỏi giường, đang tính lao thẳng vào bếp hầu trách cứ kẻ sai quấy thì chợt nhận ra mình ăn mặc hở hang quá, không xứng với sự kính trọng cần thiết cho bài thuyết giáo sắp trình bày. Vì vậy tôi chỉ thò đầu ra khỏi góc phòng và thấy thằng con 10 tuổi, Christopher. Chẳng thể kiềm chế, tôi bùng nổ và la lên quàng quạc. "Con làm cái khỉ gì thế? Bộ con tính trút luôn đồng xu cuối cùng của chúng ta xuống cống sao?"

Lậm chậm bước lại giường, hài lòng với điều mình vừa nói, tôi khoác thêm áo ngoài vào, định bụng sẽ "thừa thắng xông lên". Nhưng tức khắc, tôi nghe được âm thanh khác từ nhà bếp vọng ra - không phải là tiếng nước chảy. Vòi nước đã được khoá tắp lự ngay sau bài lên lớp hùng hồn của tôi.

Trời đất, âm thanh này còn tệ hơn cả tiếng nước chảy nữa. Đó là tiếng nức nở ráng kìm nén.

Xỏ vội quần vào, tôi chạy ào vào bếp. Cảnh tượng trước mắt khiến trái tim tôi thắt lại.

Con trai tôi đang cẩn thận lau chùi mặt bếp lò, giọt nước mắt của nó hoà lẫn với nước lau cửa sổ rơi xuống bệ. Tôi nhìn quanh căn bếp tôi đã quá mệt mỏi không thể lau dọn nổi trước khi đi ngủ. Giờ đây nó không một vết bẩn. Dĩa muỗng đã được xếp cẩn thận, mặt lò sáng bóng, và bồn rửa chén trắng phau. Thậm chí cả lò viba cũng không còn dấu vân tay.

Sững sờ vì Christopher đã làm tất cả những việc ấy một mình, đồng thời tự cảm thấy chán ghét mình quá, tôi thủng thẳng bước đến bên con trai, dịu dàng ôm vòng nó trong tay.

"Mẹ xin lỗi con. Mẹ sai rồi. Sai kinh khủng", tôi thì thầm, những giọt nước mắt nóng bỏng của tôi rỏ xuống lưng con.

"Không sao đâu, Mẹ", Christopher đáp lại yếu ớt. "Con hiểu".

Vẻ lễ phépbản chất dễ tha thứ của con đã chế ngự hành vi hồ đồ của tôi.

Ai là người lớn ở đây? Tôi tự hỏi khi xoay mặt con vào mặt mình.

"Tha lỗi cho mẹ nghe con", tôi nói mà như nài nỉ. "Đáng lẽ mẹ phải kiểm tra xem chuyện gì trước khi tức giận vô cớ. Lẽ ra mẹ phải tin tưởng con đã. Mẹ sai rồi".

Cái ôm của thằng bé thật mạnh mẽ. Chúng tôi ôm nhau - nó đấu tranh để tha thứ còn tôi thì dằn vặt, hối lỗi.

"Christopher", cuối cùng tôi bảo. "Con đã dạy mẹ hãy từ từ và cẩn trọng khi mắng mỏ, quy tội cho bất cứ ai. Con đã dạy mẹ không được quá chủ quan về mọi thứ. Con đã cho mẹ hiểu về tính cách của con và về lòng tin cậy".

lặng im, nhận lời xin lỗi của tôi.

"Tối nay nóng kinh khủng con nhỉ", tôi nói, cố tạo mối liên lạc tích cực nào đó, rồi bất giác la lên. "Mặc đồ bơi vào đi con".

Christopher nhìn tôi dò hỏi nhưng rồi cũng làm theo, cho dù lúc đó kim đồng hồ trong nhà bếp đã chỉ nửa đêm. Hai phút sau, chúng tôi cùng lôi thiết bị tưới tự động chạy nhào ra sân sau. Hay mẹ con chạy vòng vòng, cười rinh rích, vừa tắm mát vừa thực hiện những hành động ngớ ngẩn nhất.

Cuối cùng, Christopher cũng hỏi điều tất yếu.

"Thế còn hoá đơn nước thì sao, Mẹ? Chắc sẽ lớn lắm đấy".

"Nước ư, vớ vẩn", tôi đáp, giơ vòi lên cho tia nước bắn thẳng vào gáy mình. "Tiền không là tất cả, cưng à. Con quan trọng hơn mớ giấy màu xanh đó nhiều".

Ánh trăng rọi bóng vàng óng ả lên mặt thằng bé, và tôi thấy xuất hiện một giọt nước mắt trào ra khoé mắt con. Có thể đó chỉ là giọt nước từ mái đầu ướt rượi chảy xuống. Không thành vấn đề! Điều đáng nói là Christopher bưới tới bên tôi, thì thào, "Con yêu Mẹ".

Đêm đó chúng tôi nhảy nhót ngoài trời cả giờ, mặc kệ nước trôi tuồn tuột xuống cống. Cuối tháng khi hoá đơn tới, tôi điềm nhiên trả tiền, trong lòng thư thái khôn tả. Giờ tôi đã biết sự thật đơn giản: Con người thường phạm lỗi; nhưng được con tha thứ mới thật thiêng liêng.

(Hương Lan dịch)
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 16253)
Theo quan điểm của Đạo Phật, một người, một đối tượng hay ngay cả một thời điểm nào đấy được diễn tả như 'thiêng liêng' khi nó không bị nhơ uế hay nhiễm ô bởi tham lam...
(Xem: 14941)
Nếu có điều kiện, chùa cần phải hòa nhập với cảnh trí thiên nhiên. Vườn cảnh quanh chùa nếu khéo phối trí có thể làm tăng vẻ u nhàn, thanh thoát, trang nghiêmthiền vị.
(Xem: 17292)
Pháp thoại của HT Thích Nguyên Siêu với đề tài Duy Ma Cật vào lúc 6: 00 pm ngày Thứ năm 8/12/2011 cho Hội Đồng Huynh Trưởng Cấp DŨNG và Cấp TẤN Hoa kỳ... Tâm Đăng
(Xem: 16872)
Tường thuật buổi giảng kinh Duy Ma Cật của HT Thích Nguyên Siêu cho huynh trưởng GĐPT cấp Tấn ngày 9/12/2011 - Tâm Minh
(Xem: 19679)
Thầy là tất cả như bông hoa cỏ nội mây ngàn, núi cao biển rộng hàm tàng đại thể như nhiên...
(Xem: 15063)
Cung điện Potala bắt đầu được xây dựng vào năm 1645 dưới thời Đạt Lai Lạt Ma thứ 5, phải mất 50 năm mới hình thành quy mô như hiện nay gồm Hồng cung và Bạch cung...
(Xem: 16076)
Tỉnh! Trong thiền thất của vị sư già, tỉnh! Tỉnh như ngọn đèn dầu yên tỉnh. Sáng mà không lay. Cháy mà không chao động... Nguyên Siêu
(Xem: 14026)
Y phục của người xuất gia cũng gây nhiều sự chú ý của giới nghệ thuật, chiếc áo cà sa đã đi vào văn học dân gian, im đậm vào văn hoá và tư tưởng con người.
(Xem: 12730)
Những sự vật đều nằm trong tiến trình của sự trở thành để rồi tan rã. Như thế một vật có tính chất tạm thời thì không thể cho chúng ta hạnh phúc thật sự...
(Xem: 12818)
Cũng một mùa xuân trong sáng đẹp đẽ như hôm nay nhưng là một mùa Xuân xa xăm lắm, một vị Quốc vương có tiếng nhân từ vui vẻ, ngự giá về các làng mạc thôn xóm...
(Xem: 12490)
Chúng ta đến đây là tiếp xúc cho được với niềm vui và nỗi buồn của một triều đại, của một ông vua, để từ đó có thể tiếp xúc được với niềm vui, nỗi buồn của chính mình trong kiếp sống con người này.
(Xem: 13469)
Một hôm, Ðức Phật cùng đệ tử vào thuyết pháp trong thành La Duyệt Kỳ, lúc ra về gặp chành thanh niên đang lùa một bầy bò vừa ăn no, chúng nhảy vọt vào húc nhau...
(Xem: 13669)
Bên trời sương mù đã tan hẳn. Vầng thái dương ẩn hiện sau áng mây thua, chiếu ánh sáng huy hoàng trong khoảng không gian trong tạnh...
(Xem: 13900)
Bước đi trong chánh niệm, chúng ta sẽ tiếp xúc được những sự màu nhiệm của cuộc sống. Từng bước chân thiền hành đã cho tôi tiếp xúc được với đất trời vào Thu...
(Xem: 14262)
Ngày xưa, thuở đức Phật còn tại thế, một hôm có người mẹ ôm xác con tìm đến đức Phật để khóc lóc và xin cứu sống cho đứa con của bà vừa mới chết...
(Xem: 12653)
Sau lễ tiễn đưa Phật và các thầy Tỳ kheo trở về tịnh xá Kỳ Hoàn, vua A Xà Thế cùng với đình thần trở lại nội cung để dự buổi yến thân mật...
(Xem: 13797)
Sau khi kính cẩn chắp tay hình búp sen, tôi quyết định chụp một tấm hình bên cạnh Đức Phật Như Lai. Và cùng với đó là ước nguyện nụ cười luôn nở trên môi mình...
(Xem: 13825)
Hôm nay theo thứ lớp khất thực Ðạo sĩ A La phải đặt chân vào một chiếc cổng cổ kính, nhưng không kém phần tráng lệ và mỹ thuật của một thương gia...
(Xem: 13694)
Con người không nên đổ thừa hoàn cảnh, mà phải có cuộc cách mạng tinh thần phổ cập trong xã hội với giá trị đạo đức Phật giáo để tháo những gỡ vướng mắc trong đời sống hiện tại.
(Xem: 13359)
Ngày mùa đông chúng tôi rủ nhau ra khu rừng chồi nho nhỏ cạnh khu nhà ở mướn của chúng tôi để hái hoa, hái trái dại về cắm bình hoa nhỏ...
(Xem: 16012)
Khi còn đi học, anh nghe chuyện kể rằng: Có nhà thám hiểm đi lạc vào bộ lạc của tộc người hung dữ. Người tù trưởng muốn mượn cớ giết anh để tỏ rõ sự khôn ngoan trước bộ tộc.
(Xem: 16102)
Chùa Từ Đàm từ quốc nội đến hải ngoại - HT Thích Nguyên Siêu
(Xem: 13830)
Xây dựngcủng cố một dòng chính văn hóa để đất nước tiến lên mà không mất gốc không hỗn loạn, đẹp mà dễ thương đó cũng là trách nhiệm của trí thức đương thời.
(Xem: 16758)
Đám lá dừa bắt đầu xào xạc, mùi mưa ẩm ướt xộc vào nhà qua mấy cánh cửa đang mở toan hoang. Tiếng mưa rào rào to dần như đã đến ngay cạnh bờ mương...
(Xem: 14322)
Sự bình an trong đời sống chưa bao giờ bỏ rơi người. Nó chỉ bị che lấp bởi những điều vụn vặt tầm thường. Để tìm lại sự bình an đó, người phải lau rửa, dọn dẹp lại bên trong người.
(Xem: 13044)
Cuộc đời ba trải dài theo năm tháng với bao biến cố bởi sóng gió cuộc đời; như dòng sông quê mình quanh co, uốn lượn mà mỗi khúc sông là một dòng chảy khác nhau...
(Xem: 13472)
Tôi bước lên đồi. Choáng ngợp trước một rừng hoa đại xum xuê rộng lớn. Những gốc cây sù sì, gân guốc tua tủa như đôi tay lực sĩ mạnh mẽ vươn cao. Biển trời bao la.
(Xem: 13426)
Con mèo mù nhìn là động lòng thương tâm, trắc ẩn! Gương mặt non nớt yếu ớt với hai hốc mắt dính lại, đi đứng liêu xiêu. Mỗi lần cho ăn, mình phải bế nó để lên bàn...
(Xem: 17538)
"Cái kiếp con người: Sinh lụy tử". Đó là điều chắc chắn. Nước mắt đã nhỏ xuống quá nhiều cho cái vòng tròn khép kín này.
(Xem: 13184)
Từ những chiếc lá xanh non cho đến lúc úa tàn héo rũ, đã trở thành quy luật thay đổi mất còn của tạo hoá.
(Xem: 13960)
Nếu mai là ngày cuối của cuộc đời tôi sẽ nói với bạn hãy nhìn tôi mà chiêm nghiệm và suy ngẫm một chút về cuộc đời này nhé, bạn ơi! Hãy sống có ích cho chính bản thân mình...
(Xem: 12574)
Sư ông bảo rằng: “Tiếng chuông đại hồng ngân lên không phải chỉ có chúng ta nghe được mà chư vị Bồ tát, Hộ pháp cũng đều nghe thấy. Tiếng chuôngcông năng siêu thoát...
(Xem: 12527)
Người biết yêu điều tốt ghét điều xấu là người biết phục thiện; người biết phục thiện thì dễ tiếp thu đạo lý giác ngộ; người biết tiếp thu đạo lý giác ngộ thì dễ thực hành tự tri...
(Xem: 12710)
Cảm khái từ một bản báo cáo của Liên Hiệp Quốc, Paul và gia đình vận động mọi người ngày thứ Hai không dùng thịt, như là một phương cách làm chậm lại sự biến đổi của khí hậu.
(Xem: 12916)
Dù là một kẻ ăn mày, những kẻ hèn mạc thấp nhất trong xã hội thì họ cũng có quyền sống và khao khát được sống. Ai tước đoạt quyền ấy của họ thì cũng có ngày sẽ phải trả giá...
(Xem: 15369)
Mỗi đêm trong sự thực tập Phật Giáo của tôi, tôi cho và nhận. Tôi nhận sự nghi ngờ của người Trung Cộng. Tôi tặng lại niềm tintừ bi.
(Xem: 15144)
Hãy quán hơi thở! Hơi thở luôn ở đây cùng chúng ta. Đức Phật đã dạy chúng ta thực hành thiền định về hơi thở, điều này cũng rất hữu ích như thiền định về chánh niệm.
(Xem: 13466)
Con về ngồi bên chân mẹ ngắm nhìn đôi chân xưa nhiều năm tất bật với đôi dép nhựa quanh năm. Bàn chân nứt nẻ đau rát mà mẹ đâu quản.
(Xem: 12813)
Đức Phật vì lòng thương con người nên chỉ rõ con đường Chân thật, tìm lại tâm mình trong những sóng gió khổ đau, biến đổi, mà tìm thấy được Chân thường trong Vô thường...
(Xem: 14210)
Biết Phật pháp, ứng dụng được Phật pháp vào đời sống của mình, đó là phước báu lớn nhất mà mình nhận được trong cuộc đời này. Bởi nhờ đó, mình đi không lầm lẫn.
(Xem: 14510)
Những ai đang đi trên lộ trình tâm linh và những ai muốn sống hòa hợp với người khác thì việc phát ngôn với sự hiểu biếtthương yêu là điều rất quan trọng.
(Xem: 12932)
Đời sống không chỉ là bung ra, thổi tốc mảnh tâm, đi truy tìm tự ngã trong một chốn sơn khê nào đó, hay trong những đô thị sầm uất, trong một cõi hoang vu...
(Xem: 12224)
Cái tạo nên giá trị làm người ở trong xã hội là nhân cách. Có nhân cách lớn (nhân cách tự-do-tinh-thần) là do có trí-tuệ-nhân-văn cao, có trí-lương-tri trong sáng...
(Xem: 13728)
Giữa đô thị ồn àophồn hoa, giữa nhịp sống náo nhiệt và vội vã, ta đi tìm riêng một khoảng lặng bình yên...
(Xem: 15099)
Với Phật giáo, sự hình thành và tồn tại của mỗi sự vật hay hiện tượng đều do nhân duyên. Duyên hợp thì sự thành, duyên tán thì sự tan.
(Xem: 21421)
Là một người Phật tử, Steve Jobs đã rất tinh tế khi sống lời Đức Phật dạy bằng cách cố vượt ra khỏi sự bức bách của tám nhân duyên ám ảnh trần thế...
(Xem: 14595)
Mặc dù thiền định là kỷ luật tôn giáo chính được thực hành bởi các Phật tử gốc Mỹ, nghi thức tụng niệm là một phần quan trọng của nhiều cơ sở thiền định.
(Xem: 14864)
Cần phảisức mạnh để nhận thức rằng chính nỗi sợ hãi và sự vị kỷ mới gây ra tức giận. Và cần phải có kỷ luật để thiền định về ngọn lửa đang hừng hực cháy của lòng sân hận.
(Xem: 13849)
Đã mấy mùa Xuân đi qua, mùa Thu trở lại, dòng đời vẫn trôi chảy, mây vẫn bay, nước vẫn thì thầm với rừng núi và cỏ cây… HT Thích Như Điển
(Xem: 16736)
Đẹp đến nao lòng, khi trong tiết tháng Bảy mưa phùn giăng nhẹ, và bất chợt nở nghiêng giàn những chùm hoa mướp cong cong. Thắt the và tươi mới. Nôn nao và tha thiết.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant