Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Đôi dòng tưởng niệm Đại Lão Hòa Thượng Thích Mật Hiển

29 Tháng Chín 201000:00(Xem: 18865)
Đôi dòng tưởng niệm Đại Lão Hòa Thượng Thích Mật Hiển

Một bậc Thạch Trụ Thiền gia, Tòng Lâm Mô Phạm đã hưng khởi uy nghi, đức độ dưới vòm trời Sơn Môn xứ Huế vào các thập niên 40-80, uy đức ấy mãi rạng ngời trong tâm thức người Phật tử mỗi khi tưởng niệm về Ôn – Đại Lão Hòa Thượng Thích Mật Hiển.

Chúng con là đàn hậu học, ít có cơ may được hầu Ôn, mà nhất là học Tăng của các Phật Học Viện miền trong. Hơn nữa, chưa một lần được ra thăm chùa viện xứ Huế. Thời ấy, 1970-1975, chúng con nghe và biết qua sách vở rằng: Huế đẹp, Huế mộng mơ. Huế nên thơ nên xứ Huế có nhiều tao nhân mặc khách, hay Huế là cái nôi, nắm rún thai nghén sinh thành Phật giáo miền Trung. Các Tự viện, Tổ đình, Tòng Lâm, Sơn môn xứ Huế uy nghiêm, kính cẩn, phong kín nét thâm u cổ tự mà nhiều thế kỷ qua cho đến bây giờ vẫn không phai nhạt theo thời gian mà lại còn hiện thân một cách rộng rãi hơn nữa để đem đến cho mọi người một chiều sâu tâm thức thuần hậu, kính cẩn khi nói về Phật giáo Huế, hay danh đức các bậc kỳ Túc Thượng Nhân.

Huế được ca ngợi là đất thần kinh văn vật, với cái đẹp thiên nhiên của đất trời ưu việt dành cho, từ cảnh núi sông cẩm tú ấy đã sinh ra biết bao bậc Tôn Túc Thiền Gia, trong đó có Ôn – Đại Lão Hòa Thượng Thích Mật Hiển.

Ôn hiện thân vào đời năm Đinh Mùi, 1907, tại làng Dạ Lê Thượng, xã Thủy Phương, quận Hương Thủy, Thừa Thiên. Từ đó, Ôn đã mang hành trang của người giác ngộ đi vào đời bằng hạnh nguyện độ sinh.

Đọc lại dòng lịch sử của Ôn, từ thuở thiếu thờisơ tâm xuất gia, cho đến ngày hóa duyên dĩ tất, an tường xả bỏ báo thân, thị tịch, qua 86 năm trụ thế, Ôn đã là hóa thân của một Đấng Tôn Sư trong chốn Thiền môn để nhiếp hóa chúng Tăng, giữ gìn kỷ cương phạm hạnh; ngoài xã hội, Ôn là bóng đại thọ tòng lâm che mát hàng nhơn thiên quy ngưỡng.

Lần đầu tiên chúng con gặp Ôn tại Phật Học Viện Nha Trang và lần thứ hai tại Tu Viện Quảng Hương Già Lam Sài Gòn, chỉ thoáng nhìn qua thân tướng Ôn mọi người đã cảm nhận được bài thuyết pháp vô ngôn qua thân giáo. Với dáng đi thong dong tự tại, thân hình thẳng tắp, hai tay thả duỗi an nhiên, đôi mắt sáng quắc nghiêm nghị luôn nhìn thẳng vào người đối diện, một ánh mắt ít người có được, ánh mắt tuy nghiêm nghị nhưng ẩn tàng tấm lòng bao dung, từ hòa của đấng Cha lành lo cho đàn con mọn, của bậc Tôn sư huấn thị hàng hậu học tương lai. Giọng nói của Ôn trầm hùng uy lực, dù chỉ là cuộc nói chuyện bình thường, nhưng vẫn biểu hiện được nội chứng thâm hậu, khiến người nghe phải đem tâm quy phục.

Chúng con còn nhớ:

Vào một buổi chiều năm 1970, quý Thầy học Tăng Phật Học Viện Nha Trang, bách bộ trước sân nhà, Ôn từ Chánh điện chùa Hải Đức đi lên cốc Ôn Già Lam trên đồi Trại Thủy, khi đi ngang qua dãy Tăng đường, quý Thầy học Tăng thấy Ôn, nhưng không ai biết là Ôn Mật Hiển từ Huế vào thăm Ôn Già Lam, Giám Viện Phật Học Viện Nha Trang, vì thế quý Thầy cứ tự nhiên xem Ôn như một khách Tăng đến thăm viện. Nào ngờ, đến 8:00 giờ tối, Ôn Già Lam sai Thầy quản chúng, họp chúng tại cốc của Ôn, quý Thầy học Tăng vân tập lên cốc Ôn Già Lam, thấy Ôn Già Lam ngồi ngang hàng với Ôn Mật Hiển, nên mọi người hồi hộpchấn động trước uy dung của Ôn. Ôn Già Lam nói:

- Các Thầy hãy đảnh lễ Ôn Trúc Lâm.

- Sao hồi chiều các Thầy thấy Ôn mà không chào? Tui buồn các Thầy quá, các Thầy ở Phật Học Viện, thấy quý Ôn tới thăm viện mà không biết thưa hỏi.

Ôn Mật Hiển ôn tồn tiếp lời Ôn Già Lam, từng chữ, từng lời thắm thiết:

- Tui tưởng quý Thầy biết tui, nhưng quý Thầy không biết thôi thì đừng chấp trách. Tuy nhiên là người học Phật, cầu làm Phật, và nơi đây đào tạo người làm Phật, quý Thầy phải biết, gặp quý Thầy dù lớn hơn hay ngang hàng hoặc nhỏ hơn mình, tất cả đều nên chào hỏi thân mật. Ai thọ giới trước mình một đàn thì đã lớn hơn mình rồi, đừng nói là quý Ôn Trưởng thượng.

Rồi Ôn nói nhẹ một câu:

- Ôn Già Lam làm Giám Viện chiều quý Thầy quá.

Thì ra hồi chiều quý Thầy học Tăng thấy Ôn mà không chào, nên Ôn nói lại với Ôn Già Lam và Ôn Già Lam họp chúng để dạy bảo.

Từ tâm thức của bậc Sư trưởng là muốn giáo dục toàn diện – là sự giáo dục con người thành bậc Thánh, thành người mô phạm chân thân, là người đi trong cuộc đời mà không vấy nhiễm thanh sắc, Ôn đã hiện bày cuộc đời Ôn qua hai phạm trù giáo hóa: thân giáo và khẩu giáo, mọi người sống nơi Sơn Môn xứ Huế đều biết rõ nếp sống đạo hạnh của Ôn.

Trong đời sống hằng ngày của Ôn nơi tự viện là một bài học làm “Thầy tu” đầy lòng từ bi, trí tuệ, đầy sự hoành tráng uy nghiêm với tứ chúng, đầy sự nhiếp phục và tùng phục của chúng Tăng pháp lữ, mà qua lời dạy của Hòa Thượng Phước Huệ để trả lời cho đức Từ Cung khi được hỏi:

- Sau khi Hòa Thượng – Tổ Phước Huệ, về rồi, chúng con muốn học giáo lý, kinh điển thì biết làm sao?

Hòa Thượng Phước Huệ trả lời:

- Sau này quý vị nào muốn học thêm kinh điển thì nên theo học với chú Hiển (tức Hòa Thượng Mật Hiển bây giờ). Trúc Lâm Thiền Phái Tại Huế. Trang 166, xuất bản 1993 – Tín Nghĩa

Bấy nhiêu lời của Tổ Phước Huệ, chúng ta thấy được đầy đủ những gì cần có nơi Ôn. Từ tánh đức trang nghiêm, từ tướng thể tự tại, từ tâm ý thuần hòa, từ trí tuệ mẫn tiệp để dung nạp, hoằng truyền giáo pháp tiếp dẫn hậu lai. Từ những đức tánh ấy mà Tổ Giác Tiên đã thấy được một vị Tổ đức hóa thân vào đời kham nhẫn để phổ độ quần sanh, quyền bày phương tiện lập hạnh tùy duyên: Nội bí Thanh Văn, ngoại hiện Bồ Tát, mà Tổ đã truyền kệ phú pháp:

“Tâm Hương pháp giới huân,

Xứ xứ kiết tường vân

Phú nhữ Tâm Hương tánh

Cừ kim chánh thị quân”

Để thấy được rằng, hương thơm của tâm đã xông ướp khắp pháp giới, mà hương thơm của tâm, của người có đức hạnh chính là hương thơm của giới đức, vì Phật dạy: “Trong tất cả các loại hương thơm của hoa Mạn Thù Sa, hoa Ma Ha Mạn Thù Sa, hoa Mạt Lị, hay hương thơm của các loại hương chiên đàn, trầm thủy, không có một loại hương thơm nào có thể bay ngược gió, chỉ có loại hương thơm của người giới đức mới bay ngược gió tỏa ngát mười phương.”

Bằng giá trị này, Tổ đã mật ý nơi Ôn tánh giới trang nghiêm, thanh tịnh thấm nhuần cùng khắp kết thành những đóa tường vân mầu nhiệm, thanh thoát bao trùm, hàm dụng, nuôi dưỡng tánh đức Tâm Hương - pháp danh của Ôn - trong ngôi nhà Phật pháp và được tôn xưng là bậc Tướng quân trong hàng Chúng Trung Tôn.

Sư Bà Diệu Không, vì cảm phục hạnh nguyệnquy ngưỡng tánh đức nhiếp dẫn chúng Tăng, làu thông kinh luật của Ôn đã đề thơ ca tụng:

“Hòa Thượng kim triêu ngoại thất tuần,

Hoa niên xuất tục thậm gian truân

Trực tâm nhất niệm kinh thường diễn

Phật tánh viên dung luận quán quân...”

(sđd)

Đất thần kinh xứ Huế, ai trong chúng ta đều biết, dù người chưa từng đặt chân lên xứ Huế, là nơi có nhiều thắng duyên hội ngộ, là miền thánh địa của Phật giáo Việt Nam thời cận đại. Miền thánh địa này đã viết nên trang sử bi hùng của Phật giáo qua thời pháp nạn, và hình ảnh quý Ôn là sức sống miên trường, bất tận trong mọi tâm thức của nhiều thế hệ Phật tử, và đã góp một phần nhân duyên từ đây, Phật giáo Việt Nam đã dựng lên ngôi nhà Phật giáo Thống Nhất, mà hình ảnh Đức đệ Nhất Tăng Thống Hòa Thượng Thích Tịnh Khiết, chùa Tường Vân. Đức đệ Nhị Tăng Thống Hòa Thượng Thích Giác Nhiên chùa Thiền Tôn. Đức đệ Tam Tăng Thống Hòa Thượng Thích Đôn Hậu, chùa Thiên Mụ, đã trải dài một chặng đường lịch sử Phật giáo uy hùng, đã băng qua và vượt trên mọi nguy nan thời đại để tự sống còn mà hộ quốc an dân, xiển dương Phật pháp, góp phần thêm bề dày cho dòng lịch sử Phật giáo Việt Nam hơn 2000 năm qua.

Nếu bảo rằng các bậc kỳ túc Hòa Thượng Trí Quang, Hòa Thượng Thiện Minh... là những vị đối ngoại, góp mặt với thời cuộc thì Ôn Mật Hiển là người đối nội giữ vững rường cột Tăng già, là xương sống ngôi nhà Phật giáo Huế. Hình tướng Ôn, tâm lượng Ôn là sức sống miên mật, bền bỉ như một năng lượng dạt dào làm tươi mát hàng Tăng đoàn qua nhiều thập niên ấy. Chính vì năng lượng sống đã kết thành tường vân, đã quyện thành hương từ, đã giữ ngôi Tướng quân, đã tác thành chúng đức mà khi Ôn viên tịch, từ Tăng Ni cho đến Phật tử tại gia ai cũng nức lòng thương tiếc để cảm thán nên lời thơ công đức:

Hương Từ Rừng Trúc

Đầu đà giới hạnh nghiêm thông,

Đạo phong cao ngất, trăng rằm trời thu

Viên dung phước huệ song tu

Ngàn năm còn hưởng Hương từ Trúc Lâm”

(sđd)

Làn hương của lòng từ mẫn, của lòng thương tưởng, bao dung độ lượng vẫn còn phảng phất trên từng chiếc lá, nụ hoa, trên từng lối mòn quanh chùa rêu phong phủ kín, trên từng dấu ấn thời gian tự thủa sinh tiền.

Suốt một đời hiện thân hóa độ, công hạnh Ôn tương tác tương chỉ như pháp hiệu của Ôn – Mật Hiển – khi phương tiện hiện bày thị oai trấn nhiếp thì Ôn Hiển lộ khí thế xung thiênáp đảo tà ma quỷ mị, còn khi sách tấn dưỡng tâm tu đức thì Ôn Mật cảm khuyên răn, từ tâm thương xót, tiếp độ người khế lý, khế cơ. Có khi, Ôn như Tiêu Diện Thiên Vương, Hộ Pháp Già Lam, nhưng lắm lúc Ôn dịu hiền như Mẹ Quan Âm bơi thuyền từ đưa người qua bể khổ. Hiển Mật viên dung, lý sự vô ngại mà Ôn thong dong tự tại giữa bờ mê bến mộng bất phân sai thù. Chúng ta nghe Hòa Thượng Thiện Siêu nói về Ôn:

“Làm sao chúng tôi quên được những tháng ngày đồng lao cộng khổ, chung lo Phật sự, đạo phong của Hòa Thượng thì trác việt, nếp sống bình dị, nói năng khẳng quyết hùng hồn: “Đã là Thầy tu thì đừng sợ chết, nếu sợ chết thì đừng làm Thầy tu.” (sđd)

Từ đó, chúng ta hiểu Ôn đã liễu tri sinh tử như mộng, vô thường như huyễn, có không như bọt bể đầu ghềnh, thì có gì phải sợ. Sự sinh, sự tử nơi Ôn như là hiện thân hóa độ chúng sinh, khi công viên quả mãn thì an nhiên tự tại ra đi, để tiếp tục con đường độ sinh vô tận. Đó là Mật Hạnh của bậc Đại sỹ, là Hiển Thông của chư Thánh xuất trần.

Hơn ai hết, là những người đệ tử thân cận, thấy rõ hạnh nguyện của Ôn, mà cảm thán nên câu đối:

“Mật tại ý trung, thiền đăng tục diệm ư chánh nhơn, tác tòng lâm chi mô phạm

Hiển ư tướng ngoại, tổ ấn cao quang ư thục quả, vi tứ chúng chi chiêm y”

Hay:

“Mật hạnh dụng thần lợi nhơn lợi vật ly trước tướng

Hiển công viên tựu đương quán đương chỉ ứng Thiền cơ”

(sđd)

Tạm dịch:

- Mật ở nơi trong ý, làm chánh nhân tiếp nối ngọn thiền đăng, là khuôn mẫu nơi chốn tòng lâm phạm vũ.

Hiển là tướng bên ngoài, tựu thành kết quả tổ ấn sáng soi, làm nơi nương tựa cho hàng môn đồ cùng tu.

- Mật tàng công hạnh, làm lợi ích khắp cả quần sanhkhông chấp tướng.

Hiển lộ công phu, tu quán tu chỉ để phù hợp mọi căn cơ Thiền.

Đây là đôi dòng tưởng niệm của chúng con, hàng hậu học kính thành đảnh lễ Giác Linh Ôn thùy từ chứng giám và thầm gia hộ cho quê hương Ôn, quê hương của mọi người con Phật được thái hòa, thịnh trị, được tự do hạnh phúc mọi nhà, để hộ pháp các Sơn môn Tự viện, các Tổ đình Tòng Lâm Phật giáo Việt Nam mãi bền vững, giữa đất trời thiên thu vĩnh tận.

Kính thành đảnh lễ Giác Linh Ôn như lời cầu nguyện, Đạo pháp được xương minh, chúng môn đồ tinh chuyên tu học để giữ tròn tâm ý rỗng không mà chẳng dính mắc đôi bờ nhơn ngã, như lời kinh sám hối đêm qua.

“Xử thế giới như hư không

Dụ liên hoa bất trước thủy

Tâm thanh tịnh siêu ư bỉ

Khể thủ lễ Vô Thượng Tôn”

Hồi chuông công phu sáng của Tổ đình Trúc Lâm, Huế, mãi vang vọng như lời kinh siêu độ cứu vớt loài trầm luân.

Chùa Phật Đà, ngày 12 tháng 02 năm 2007

Thích Nguyên Siêu
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 16924)
Những độc tố của tham muốn, giận hờn và si mê tuông ra từ tâm thức của chúng ta, sẽ được tẩy rửa thanh tịnh bằng sự rộng lượng, với tình thươngtuệ giác.
(Xem: 18067)
Một sinh viên 18 tuổi đang cố xoay sở để trả học phí. Cậu mồ côi và không biết nhờ cậy vào ai để xin tiền. Rồi cậu nghĩ ra một cách thật hay ho.
(Xem: 15672)
Tôi nghĩ một nền tảng giáo dục vững chắc để từ đó nhận ra được bản tâm tự nhiênvô cùng quan trọng đối với bất cứ ai. Đó là cội gốc sâu bền...
(Xem: 15423)
Chúng ta đã bao nhiêu lần sanh ra và chết đi, đã bao nhiêu lần lặn ngụp trong biển sinh tử luân hồi, đã theo nghiệp sinh nơi này nơi khác.
(Xem: 17083)
Viết tại thư phòng chùa Viên Giác Hannover Đức quốc sau những ngày đã trải qua nhiều sự kiện đáng ghi nhớ... - HT Thích Như Điển
(Xem: 29422)
Mây phương đông vẫn lên hường, Ngôi chùa còn đó quê hương vẫn còn... (Trụ Vũ - Quê Hương)
(Xem: 16333)
Câu chuyện để suy gẫm về những gì đang hiện hữu quanh ta... Những Đứa Trẻ của Trần Trung Thanh
(Xem: 18065)
Tháng Bảy đi qua, với những ngày mưa âm thầm bên phố quen, nơi dòng xe cộ đông đúc, mình ngắm mưa mà những “khung hình” về mưa cứ đi qua, đi qua.
(Xem: 19450)
Trời đã về chiều nhưng đôi chân kẻ du hành dường như không muốn ngơi nghỉ, "ta phải đi về nơi có tiếng chuông xa ngân dài kia...
(Xem: 21511)
Chúng tôi đều là những chúng sanh - như muôn vàn chúng sanh khác - đã gieo chủng tử giác ngộ từ kiếp nào đó...
(Xem: 19894)
Này tôi, tôi đang ở đây, giữa thiên nhiên tuyệt vời, giữa cái thinh lặng tuyệt vời của một nội tâm trong sáng, không chút tạp niệm nào của đời sống đua chen.
(Xem: 23114)
Có lẽ, nụ cười chân thiện của Ðức Phật cùng với những đôi mắt Từ bi của chư Phật và giáo pháp mang tính triết lý sâu sắc đã ươm những mầm xanh tươi đẹp vào tâm hồn này.
(Xem: 17389)
Phóng cá, thả chim đặt trên nền tảng tâm từ như thế thì việc phóng sinh của ta dù ít hay nhiều, dù có hay không, đều mang đầy đủ ý nghĩa phóng sinh.
(Xem: 17851)
Từ bitrí tuệ là nhân và quả hoán chuyển lẫn nhau trong nhãn quan Phật giáo. Nhân loại không chế ra hai khẩu súng để hôn nhau và tri thức con người không dấy động lên hai lời phản bác...
(Xem: 16385)
Theo chúng tôi, nói đến ĐTKVN (rõ hơn là ĐTK Việt Nam, phần Phật giáo Bắc truyền) thì phải nói đủ 3 tạng Kinh, Luật, Luận...
(Xem: 16123)
Phương tiện rất cần thiết để hỗ trợ cho thành tựu cứu cánh nhưng chạy theo phương tiện mà quên đi cứu cánh là sự vong bản, là đốt trầm để bán than.
(Xem: 21968)
Ánh mắt Từ Bi của Ngài đang nhìn xuống chúng sanh như xoa dịu bao nỗi đau thương, trong cảnh đời nhiều nỗi mưa sa bão táp, mà vỗ vềan ủi cho lòng được lắng đọng thanh lương... HT Thích Nguyên Siêu
(Xem: 19976)
Cứ mỗi lần tụng kinh, lễ sám, quý Thầy lạy Tổ trước khi lên chánh điện, nhìn hình ảnh chư Tổ tôn trí trang nghiêm trong khám thờ mà nhớ Tổ Tổ truyền cho nhau, ngọn đèn được mồi tiếp sáng luôn bất tận... HT Thích Nguyên Siêu
(Xem: 20344)
Ngày Về Nguồn là dịp để Tăng chúng, pháp lữ thăm hỏi với nhau và cùng nhau ôn lời Phật dạy, lặp lại ý Tổ khuyên mà tô bồi vun quén cho đạo tình ngày thêm thắm đượm... HT Thích Nguyên Siêu
(Xem: 19579)
Bà Aung San Suu Kyi trích lời Phật khi Ngài nói về bốn nguyên do suy thoái và thối rữa: không tìm lại được cái gì bị mất, không chịu sửa lại cái gì bị hư...
(Xem: 17193)
Rồi suốt đêm đó, người thanh niên ngồi giữ bàn tay ông già và nói những lời an ủi đầy hứa hẹn...
(Xem: 18547)
Nếu con có thể sống sót, con phải nhớ rằng mẹ rất yêu con...
(Xem: 17253)
Niềm hòa bình tâm tư thật sự là những thứ vô cùng quan trọng cho sự tồn tại của loài người, cho sự tồn tại mạnh khỏe của con người.
(Xem: 15917)
Cháu không nên mua con chó này. Nó sẽ chẳng bao giờ chạy nhảy và chơi đùa với cháu như những con chó khác được...
(Xem: 15984)
Tôi ước mình có đủ dũng cảm để sống một cuộc sống thật sự với bản thân chứ không phải cuộc sống theo mọi người mong muốn...
(Xem: 15065)
Khi thầy làm được những gì mình nói và làm nhiều hơn nói thì những bài học kiệm lời ấy từ nơi thầy lại có tác dụng thức tỉnhchuyển hóa học trò mạnh mẽ...
(Xem: 16803)
Chép kinh là một hình thức công phu. Muốn chép kinh trước phải đọc, ghi nhớ rồi sau đó mới nắn nót lời kinh. Chữ kinh phải ngay thẳng...
(Xem: 15034)
Tôi luôn luôn tuyên bố rằng, địa cầu là của loài người trên thế giới, 7 tỉ người. Và mỗi quốc gia là của người dân đất nước ấy...
(Xem: 13692)
"nếu không có quá khứ thì sẽ không có hiện tại, mà hiện tại không, thì tương lai cũng sẽ chẳng có"... HT Thích Như Điển
(Xem: 16156)
Lòng từ bi không thành kiến không bị định hướng bởi hành động, thái độ mà luôn luôn xem họ như những chúng sanh, hay những con người.
(Xem: 16028)
Hơn bao giờ hết tuổi trẻ cần được dìu dắt về mọi mặt, nhất là về cuộc sống tâm linh... Tâm Thường Định
(Xem: 11107)
Thần chú là một đặc trưng của giáo pháp Phật giáo Mật tông, bởi vậy nên gọi là Mật chú thừa hay là Kim cang thừa.
(Xem: 15582)
Mục đích duy nhất là phát triển tiềm năng vốn có của Phật giáo Việt nam đang được hình thành trên đất Mỹ... Thích Đức Trí
(Xem: 15697)
Đức Phật là một dòng sông đã bứt phá qua sa mạc của thân phận nhân loại để chảy hòa vào đại dương công đức, trí huệtừ bi của các Bậc Chiến Thắng.
(Xem: 15613)
Cộng đồng Phật tử phương Tây nổi tiếng vì đức khoan dung của họ và chính đức Dalai Lama cũng có các đệ tử đồng tính một cách công khai.
(Xem: 16845)
Quanh năm Nam chỉ thấy Trung loay hoay với mấy bộ đồ cũ mèm, đến đôi dép đứt quai vá víu nhiều chỗ, anh cũng không quan tâm...
(Xem: 17595)
Đức Đạt Lai Lạt Ma là một lãnh tụ rất quyến rũ, vui tínhđặc biệt. Ngài được cho là hóa thân thứ 14 của Đức Phật từ bituệ trí.
(Xem: 14167)
"Hoằng pháp vi gia vụ, lợi sanh vi sự nghiệp"... Thích Hạnh Tuệ
(Xem: 18116)
Nguyên tác: 2012 Templeton Prize Award Ceremony Honoring His Holiness the Dalai Lama. Ẩn Tâm Lộ ngày 17-5-2012, Chuyển ngữ: Tuệ Uyển
(Xem: 17188)
Đây là một tác phẩm hồi ký của hòa thượng Thích Trí Quang, một danh tăng Phật giáo thế hệ Chiến tranh Việt Nam đang bước vào độ tuổi 90... Trần Kiêm Đoàn
(Xem: 18079)
Đức Thế Tôn rất vui mừng khi chúng ta tầm cầu sự quy y trong ba ngôi tôn quý, Đức Phật, giáo huấn của Ngài và đệ tử của Ngài...
(Xem: 16858)
Lễ Đại Tường Cố HT Thích Quảng Tâm ngày 21/4/Nhâm Thìn tại Tu Viện Vĩnh Đức ... Thích Hạnh Tuệ
(Xem: 16822)
Phật Tổ đã hy sinh cả cuộc đời mình để chỉ lối cho con người tới với tự do, thoát khỏi khổ ải – trong đó có cả những khó khăn trong công việc.
(Xem: 16638)
Nếu có một tôn giáo nào đương đầu với các nhu cầu của khoa học hiện đại thì đó là Phật giáo... Albert Einstein
(Xem: 15073)
Trong thế giới văn học, đặc biệtPhật Giáo qua âm nhạc và thơ văn, không có một người nào khi biết đến Liên Hoa mà không mến mộ, không yêu thương...
(Xem: 16376)
Người Phật tử Việt Nam chúng ta thì tuy không oán hờn bất cứ ai nhưng Nhân – Quả thì luôn sòng phẳng, mọi người không phân biệt hèn sang, tôn giáo, chính kiến...
(Xem: 13981)
Con người sinh ra đời với hai bàn tay trắng và dù thành công hay thất bại thì cũng trở về cát bụi với hai bàn tay không, vậy thì sá gì với được mất, có không...
(Xem: 12673)
Tuy bồ-đề là lý tưởng, là đích đến của bồ-tát hạnh, nhưng trên thực tế, chỉ có hành động mới thật sự được quan tâm và là nội dung hai đặc tính của bồ-tát hạnh...
(Xem: 21318)
Nằm giữa hai miền đất nước, nơi mảnh đất Thần Kinh, Bạch Mã hiển hiện trầm hùng, kỳ vĩ mà ôn hòa, như mang theo cái mát lành của Cao nguyên Đà Lạt về trên xứ Huế.
(Xem: 18301)
Tiếp xúc với thân thể của ta bằng con mắt thiền quán, ta thấy sự có mặt của thân thể đối với ta là sự có mặt của một thực tại mầu nhiệm...
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant