Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Suy ngẫm nhỏ về phương tiệncứu cánh trong tinh thần Phật Pháp

29 Tháng Chín 201000:00(Xem: 14669)
Suy ngẫm nhỏ về phương tiện và cứu cánh trong tinh thần Phật Pháp

blankTrang VnExpress ngày 19/6/2010 đăng tin về một chiến binh al-Qeada giết cha, vì ông này làm việc cho Mỹ. Người cha bất hạnh tên Hameed al-Daraji, 50 tuổi, là một nhà thầu và phiên dịch viên cho quân đội Mỹ. Ông bị đứa con trai bắn vào ngực lúc 3 giờ sáng qua khi đang ngủ tại nhà ở Samarra.

Bài viết chỉ đưa vài dòng tin ngắn ngủi nhưng sức chấn động của nó quá lớn, khiến bất kỳ ai còn có lương tri đều không khỏi cảm thấy đau lòng. Đôi khi đọc báo, ta lại thấy có những tin về con giết cha trong cơn say hoặc cơn giận đến mất cả trí khôn, hoặc đọc lịch sử, ta thấy trong các vương triều phong kiến vẫn có chuyện con giết cha để tranh giành quyền lực; điều đó đã là quá khủng khiếp rồi, nhưng nó hoàn toàn khác hẳn với kẻ giết cha nhân danh một tổ chức, một lý tưởng.

Trong lịch sử phát triển của nhân loại, trên con đường đấu tranh để đạt đến lý tưởng, thì sự xung đột giữa gay gắt tình và lý, giữa cá nhân và tập thể, giữa đạo lýcông lý, giữa hạnh phúctrách nhiệm, giữa phương tiệncứu cánh vẫn luôn xảy ra. Đây là những vấn nạn thường đặt ra trong nền văn hóa nhân loại, để con người phải tìm ra được sự điều hòa chân thực giữa đạo trời và đạo người, làm sao cho xã hội vẫn tốt đẹplương tâm con người vẫn thanh thản, vì nền đạo lý vẫn được duy trì. Tìm được sự điều hòa cho mối tương xung tưởng chừng như bất khả vãn hồi đó sẽ là con đường dẫn con người đến với vẻ đẹp nhân văn, giúp con người sống đẹp đẽ hơn.

Giết người trong cơn nóng giận là sân, giết người để tranh giành quyền lực là tham, còn giết người vì lý tưởng là si. Huống gì kẻ bị giết đó là đấng sinh thành? Lý tưởng mà người chiến binh kia đang nỗ lực kiến tạo hoàn toàn được xây dựng trên nền tảng của Tham–Sân–Si; phương tiện thì đầy bạo lực mà lại muốn kiến tạo nên một xã hội tốt đẹp thì quả là vô minh quá đỗi.

Xây dựng nên một xã hội lý tưởng để tất cả mọi người đều sống hạnh phúc luôn là một cứu cánh vô cùng cao cả, một ước mơ của toàn thể nhân loại, nhưng liệu “chân diện mục” của xã hội đó sẽ ra sao, khi con đường dẫn đến xã hội lý tưởng đó được kiến tạo bằng quá nhiều bạo lực, và cả máu của người thân? Nếu tổ chức của người chiến binh kia mà thành công thì điều gì sẽ chờ đón nhân loại? Có gì có thể biện minh được cho một nền công lý, một thế giới lý tưởng được xây dựng trên máu của người cha? Liệu có loài hoa thanh bình nào có thể đơm bông trên nền đất của tội ác? Một người có thể thản nhiên giết cha để bảo vệ cho cái gọi là lý tưởng thì đối với người đó, liệu những người đồng loại còn có một giá trị nào chăng, hay chỉ được xem là một thứ chất liệu, một loại phân bón cho lịch sử, cho lý tưởng? Một tôn giáo hay một học thuyết nào cổ vũ cho điều đó chỉ có thể đưa xã hội đến sự băng hoại đạo đức, và dẫn đời sống tinh thần con người đến chỗ lụi tàn.

Lý tưởng mà ta muốn hướng đến dĩ nhiên được coi là cao đẹp, nhưng nếu để đạt đến cứu cánh cao đẹp đó ta lại phải hủy hoại không thương tiếc những điều thiêng liêng khác trong cuộc sống thì cái lý tưởng kia liệu có còn mang một giá trị nhân bản gì chăng, hay là nó đã thực sự băng hoại từ tận nền tảng? Văn hào Nga Dostoievsky cho rằng địa ngụctâm hồn không còn biết yêu thương. Đem cái tâm hồn không còn biết yêu thương đó để nỗ lực đấu tranh cho một xã hội lý tưởng thì cái xã hội đó chỉ có thể là địa ngục, hoặc là xã hội của những con robot vô cảm đã được lập trình.

Người ta thường nói “cứu cánh biện minh cho phương tiện”. Đây là cách lập luận rất được ưa dùng để biện minh cho những phương tiện mang tính bá đạo được dùng trong quá trình tiến tới cứu cánh. Lý luận vẫn luôn là con dao hai lưỡi mà con người thường vẫn dùng để bào chữa cho tội ácthủ đoạn, nhằm đánh bạt tiếng nói của lương tri. Câu “cứu cánh biện minh cho phương tiện” mới nghe tưởng chừng như rất hợp lý, nhưng thử hỏi một khi chưa đạt đến cứu cánh thì cái gì sẽ biện minh cho cứu cánh? Khi nóng lòng muốn đạt đến cứu cánh mà ta phải dùng mọi phương tiện, bất chấp thủ đoạn theo kiểu “vô sở bất chí” thì cứu cánh tự nó đã bị thối rữa rồi. Muốn đánh giá cứu cánh tốt đẹp hay không thì cách đơn giản nhất là nhìn vào bản chất của phương tiện. Nếu phương tiện đầy bạo lực và máu lửa, đầy những hành động tham sân si thì làm sao ta có thể tin rằng nó sẽ đưa đến một cứu cánh thanh bình an lạc?

Chỉ có những phương tiện mang tinh thần bất bạo độngthấm nhuần lòng từ bi mới có thể giúp con người đạt đến lý tưởng chân chính, đạt đến cứu cánh tốt đẹp thực sự để giải thoát cho con người. Cuộc đấu tranh bằng phương pháp bất bạo động của thánh Gandhi dẫu không dẫn đến thắng lợi hoàn toàn như mong muốn, nhưng phương tiện đầy tính nhân bản dùng trong cuộc đấu tranh đó đã mở ra những phương trời mênh mông cho tâm thức nhân gian. Người xưa hy sinh bản thân để thành tựu đạo nhân (sát thânthành nhân) hay Mạnh Tử bảo rằng “Làm một chuyện bất nghĩa, giết một kẻ vô tội mà được cả thiên hạ đều không nên làm” (Hành nhất bất nghĩa, sát nhất bất cô, nhi đắc thiên hạ, giai bất vi dã. Mạnh Tử – Công Tôn Sửu thượng) cũng nằm trong tinh thần đó.

Con người, trong suốt dòng lịch sử, luôn cho rằng dùng bạo lực để hủy diệt những cái được cho là xấu trên đời này, là cách đúng đắn duy nhất tạo ra tiền đề cho sự xây dựng nên cái mới tốt đẹp. Tư duy đó đã đem máu và lửa rải khắp đông tây, gây nên biết bao thảm họa cho nhân loại tự cổ chí kim. Biết bao nhiêu chuyện bất nghĩa đã diễn ra, biết bao nhiêu máu người vô tội đã đổ xuống cho tham vọng tranh giành thiên hạ. Dùng bạo lực –và do đó, thù hận – để kiến tạo cái mới thì bản thân cái mới cũng là một hình thức bạo lực mới mang đầy sự thù hận. Và sự thù hận đó sẽ là nguyên nhân để làm khởi phát sự thù hận khác. Giống như để loại bỏ cây đinh ra khỏi một khúc gỗ, ta phải dùng một cây đinh khác. Khi cây-đinh-cần-loại-bỏ đã bị trục ra ngoài thì bản thân cây-đinh-dùng-để-trục-cây-đinh-kia lại trở thành một chướng ngại mới trong khúc gỗ. Phương tiện được sử dụng để đạt đến cứu cánh lại tiếp tục trở thành cho chướng ngại mới cho một phương tiện khác. Và như thế cứ tiếp tục đến vô cùng. Đó là sự diễn tiến của dòng lịch sử được kiến tạo trên nền tảng của bạo lực.

Muốn kiến tạo nên một xã hội lý tưởng thấm nhuần vẻ đẹp nhân văn, như cảnh giới Tịnh Độ, thì phương tiện duy nhất chỉ có thể là Từ BiTrí Huệ. Đôi khi chính những người dẫn đắt các cuộc tiến hóa lịch sử đó phải hy sinh để khơi lại dòng lịch sử. Máu của tổng thống Lincoln, của mục sư Luther King, của thánh Gandhi… đổ xuống đã tô thắm cho những trang lịch sử đen tối của nhân loại.

Viễn cảnh con chim bồ câu vui đùa cùng sư tử như mong ước của Dostoievsky, cảnh tượnglão giả an chi, thiếu giả hoài chi” của đức Khổng Tử, hay kiến lập được một nhãn quan bình đẳng giữa sinh tử với Niết Bàn để đưa con người đến giải thoát của Phật giáo … vẫn mãi mãi là điểm hướng đến của mọi nền chính trị, mọi tôn giáotriết học. Biện pháp mà Dostoievsky đưa ra là dùng cái Đẹp để cứu chuộc thế giới, đức Khổng Tử dùng lễ nhạc, đức Phật dùng vô vàn phương tiện thiện xảo để từng bước dìu con người về bến giác.

Thay vì nói “cứu cánh biện minh cho phương tiện”, ta phải nói “phương tiện minh họa cho cứu cánh”. Điều này hiện rõ nét trong tinh thần Phật giáo chân chính. Kinh Giáo giới Phú lâu na có lẽ là một minh họa đơn giản nhưng vô cùng sâu sắc về tinh thần này. Kinh thuật lại chuyện tôn giả Phú lâu na [Punna], muốn xin phép đức Phật để đến xứ Sunaparanta (Tây Phương Du-na Quốc) để sống và truyền giáo.

Sau đây là cuộc đối thoại giữa ông và đức Thế tôn [bản dịch của T.T. Thích Minh Châu]:

“Này Punna, người nước Sunaparanta là hung bạo. Này Punna, người nước Sunaparanta là thô ác. Này Punna, nếu người nước Sunaparanta mắng nhiếc Ông, nhục mạ Ông, thời này Punna, tại đấy Ông sẽ như thế nào?”

“Bạch Thế Tôn, nếu người nước Sunaparanta mắng nhiếc con, nhục mạ con, thời tại đấy, con sẽ nghĩ như sau: ‘Thật là hiền thiện, người nước Sunaparanta này! Thật là chí thiện, người nước Sunaparanta này! Vì rằng họ không lấy tay đánh đập ta’. Bạch Thế Tôn, tại đây con sẽ nghĩ như vậy. Bạch Thiện Thệ, tại đấy con sẽ nghĩ như vậy.”

“Nhưng này Punna, nếu các người nước Sunaparanta lấy tay đánh đập Ông, thời này Punna, tại đấy Ông sẽ nghĩ như thế nào?”

“Bạch Thế Tôn, nếu các người nước Sunaparanta lấy tay đánh đập con; thời tại đấy, con sẽ nghĩ như sau: ‘Thật là hiền thiện, người nước Sunaparanta này! Thật là chí thiện, người nước Sunaparanta này! Vì rằng họ không lấy các cục đất ném đánh ta’. Bạch Thế Tôn, tại đấy con sẽ nghĩ như vậy! Bạch Thiện Thệ, tại đấy con sẽ nghĩ như vậy.”

“Nhưng này Punna, nếu các người nước Sunaparanta lấy các cục đất ném đánh Ông, thời này Punna, tại đấy Ông sẽ nghĩ thế nào?”

“Bạch Thế Tôn, nếu các người nước Sunaparanta lấy cục đất ném đánh con; thời tại đấy, con sẽ nghĩ như sau: ‘Thật là hiền thiện, các người nước Sunaparanta! Thật là chí thiện, các người nước Sunaparanta! Vì rằng họ không lấy gậy ném đánh ta’. Bạch Thế Tôn, tại đấy con sẽ nghĩ như vậy. Bạch Thiện Thệ, tại đấy con sẽ nghĩ như vậy.”

“Nhưng này Punna… lấy gậy đánh đập Ông… Ông nghĩ thế nào?”

“Bạch Thế Tôn, nếu các người nước Sunaparanta lấy gậy đánh đập con… ‘… Vì rằng họ không lấy đao đánh đập ta’… Bạch Thiện Thệ, tại đấy con sẽ nghĩ như vậy.”

“Nhưng này Punna,… lấy đao đánh đập Ông… Ông nghĩ thế nào?”

“Bạch Thế Tôn, nếu các người nước Sunaparanta lấy dao đánh đập con… ‘… Vì rằng họ không lấy đao sắc bén đoạt hại mạng ta’… Bạch Thiện Thệ, tại đấy, con sẽ nghĩ như vậy.”

“Nhưng này Punna, nếu các người nước Sunaparanta lấy dao sắc bén đoạt hại mạng Ông… Ông nghĩ thế nào?”

“Bạch Thế Tôn, nếu các người nước Sunaparanta sẽ lấy dao sắc bén đoạt hại mạng con; thời tại đấy con sẽ nghĩ như sau: ‘Có những đệ tử của Thế Tôn, ưu phiềnnhàm chán thân thể và sinh mạng đi tìm con dao (để tự sát). Nay ta khỏi cần đi tìm đã được con dao ấy’. Bạch Thế Tôn, tại đấy con sẽ nghĩ như vậy. Bạch Thiện Thệ, tại đấy, con sẽ nghĩ như vậy.”

“Lành thay, lành thay, này Punna! Này Punna, Ông có thể sống trong nước Sunaparanta, khi Ông có được đầy đủ sự nhiếp phục và an tịnh này. Này Punna, Ông nay hãy làm những gì Ông nghĩ là hợp thời.”

Đoạn kinh văn trên đây phản ánh tinh thần Từ Bi chân chính của Phật giáo khi hoằng pháp. Người xưa không chỉ xả thân cầu pháp mà còn xả thân hoằng pháp. Chỉ cần nhìn vào “phương tiện” là tinh thần xả thân hoằng pháp của Punna, thì “cứu cánh” là chính pháp chưa cần nghe giảng, ta cũng có thể hình dung được rồi. Cũng như Niết Bàn là gì, “đáo bỉ ngạn” là gì, đó là cứu cánh ta khoan vội bàn, nhưng chỉ cần nhìn vào phương tiện để đạt đến cứu cánh đó, là Từ BiTrí Huệ, là lục độ thì ta cũng có thể hình dung cứu cánh đó sẽ là phương trời giải thoát bao la.

(Nguồn: Talawas)
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 11109)
Cho đến nay Tâm vẫn là một khái niệm trừu tượng. Có tâm hay không? Nếu có, tâm nằm ở đâu trong mỗi con người?
(Xem: 9850)
Trong cuộc sống hằng ngày, ta thường bám níu vào giây phút hiện tại bất cứ lúc nào tưởng như giây phút hiện tại là cố định và không bao giờ biến mất.
(Xem: 10153)
Tu hành quan trọng là phải thấy được cốt lõi trọng yếu và giữ ở mức trung đạo, không để nghiêng lệch qua bất cứ bên nào.
(Xem: 9561)
Theo tuệ giác Thế Tôn, nếu hai người tu tập như nhau cùng giữ giới đức và có trí tuệ hiểu biết ngang nhau, nhưng về ...
(Xem: 9943)
Là người Phật tử, con của Đấng Giác Ngộ, chúng ta phải có đức tin chơn chánh, được đặt nền tảng trên sự hiểu biết đúng đắnsáng suốt.
(Xem: 8777)
Người cúng dường thì được phước báo không nghèo khổ, người tùy hỷ thì được phước báu không ganh tị tật đố, bởi vì...
(Xem: 8506)
Bố thí là nền tảng cơ bản để kết nối yêu thương, sẻ chia cuộc sống nhằm làm vơi bớt nỗi đau bất hạnh của...
(Xem: 10017)
Trong cuộc sống của chúng ta từ người có quyền hạn cao nhất cho đến thứ dân bần cùng, mỗi người đều có một trách nhiệm riêng gắn liền với ...
(Xem: 9974)
Gieo trồng công đức nơi Tam bảo là “ba căn lành chẳng thể cùng tận, đến được Niết-bàn”.
(Xem: 9420)
Làm chủ căn tai là biết chọn lọc, biết lựa chọn, biết nghe những điều hay lẽ phải, biết “bỏ ngoài tai” những lời gian dối, dua nịnh...
(Xem: 10559)
Đời là khổ và con người vì “chấp ngã” tự ràng buộc mình, nên Đức Phật mới chỉ ra con đường giải thoát.
(Xem: 9046)
Người biết gieo trồng phước đức trước tiên là họ sống an vui hạnh phúcthoải mái đầy đủ cả hai mặt vật chất lẫn tinh thần, họ sẽ là người giàu có trong hiện tạimai sau.
(Xem: 10414)
Phước đức không do thần linh, trời đất ban cho, mà do ông bà, cha mẹ mình tạo ra trong quá khứ và do chính mình tạo ra trong hiện tại.
(Xem: 11197)
Ở đời, chúng ta thường quên đi những gì chúng ta đã có và đang có, con người thật là mâu thuẫn, chỉ biết tìm kiếm thêm mà không biết quan tâm đến người khác.
(Xem: 8412)
Điều làm nên sự vĩ đại khởi đầu bằng tình thương, diễn tiến trong tình thương, và nếu có chăng một kết thúc thì cũng kết thúc trong tình thương.
(Xem: 12534)
Tâm giác ngộ là lẽ thật thiết yếu, phổ quát. Tư tưởng thuần khiết nhất này là nguyện ước và ý chí đưa tất cả chúng sanh đến
(Xem: 10126)
Khi chúng ta không lo âu, sợ hãi v.v… thì bình an xuất hiện. Tuy cùng gói gọn trong chữ bình an nhưng trạng thái bình an ở mỗi người không như nhau.
(Xem: 8414)
Cách thời Phật hiện tiền khoảng một trăm năm có vua A-dục, do có tài nên ông ta bình thiên hạ dễ dàng nhưng ...
(Xem: 9633)
Phật pháp có nhiều cách để tu tậphành trì. Hôm nay, chúng ta rút ra bốn điều căn bản để mỗi người tự chiêm nghiệm và quán xét,
(Xem: 9484)
Không phải độc nhất chỉ có Thiền mới ngộ. Tất cả chúng ta đều nhiều lúc bừng ngộ chút ít trong những lần trí tuệ bản thân mình bất chợt kinh ngạc...
(Xem: 8103)
Đức Phật dạy rằng, mỗi người chúng ta có sáu căn, tức là sáu bộ phận cảm nhận, thấy nghe, hay biết là (mắt-tai-mũi-lưỡi-thân-ý).
(Xem: 9950)
Chúng ta sinh ra trong cõi Dục nên nghiệp tham áibản chất của con người.
(Xem: 9201)
Tôi không biết là mình đã bắt đầu đọc sách của Thầy Nhất Hạnh lúc nào, nhưng sớm nhất có thể là vào năm 1964 khi tôi mới vào chùa.
(Xem: 13308)
Xin nguyện cầu hồng ân Chư Phật phóng quang tiếp độ hương linh Bác Diệu Nhụy sớm vãng sanh về miền Cực Lạc.
(Xem: 9526)
Đức Phật dạy chúng ta phải nhìn vào thân, quán chiếu về thân và thấu hiểu được bản chất của nó.
(Xem: 8646)
Người xưa do kinh nghiệm một đời, đã từng học hỏi cổ nhân qua sách vỡ và thực tiển, nên các ngài lúc nào cũng
(Xem: 10292)
Hãy tu tập tâm từ với chính bản thân mình trước, với tâm nguyện sau này chia sẻ tâm từ đó với người khác.
(Xem: 8624)
Thiền tập giúp chúng ta thanh lọc các phiền muộn khổ đau do ham muốn quá đáng như tham lam, sân hậnsi mê, ganh ghét tật đố, ích kỷ, bỏn sẻn…..
(Xem: 8607)
Thân này vốn dĩ tạm bợ, thân chỉ là phần phụ vì tâm đoan chánh, ngay thẳng mới quyết định nghiệp tốt hay nghiệp xấu.
(Xem: 14157)
Chánh tinh tấn là chi thứ 6 trong Bát Chánh Đạo, có nghĩa là tinh tấn, nỗ lực, cố gắng đúng theo chánh pháp;
(Xem: 10162)
Cuộc sống với biết bao thăng trầm được mất, nên hư, thành bại, người ý thức được nguyên lý nhân-duyên-quả là điều hiếm có.
(Xem: 8558)
Sống trong pháp giới Hoa Nghiêm là sống trong “tánh khởi” hay trong Nhất Tâm của tất cả chúng sanhthế giới.
(Xem: 11455)
Thế gian này không phải ai cũng sẵn sàng cho đi, chỉ có những người đã ý thức được đạo lý nhân quả và...
(Xem: 11799)
Trên thế gian có người vật chất đầy đủ, nhưng họ luôn lấy công việc làm vui, lòng họ luôn vui vẻ rộng mở tấm lòng để giúp đỡ người khác.
(Xem: 8735)
Quan sát cuộc sống, chúng ta dễ dàng thấy đời người mong manh, nay còn mai mất, vô thường nhanh chóng chẳng chừa ai.
(Xem: 8084)
Tài sản do mồ hôi và công khó làm ra, vì thế người con Phật phải hết sức trân quý, chi tiêu đúng mực, đúng chỗ để làm lợi ích cho mình và cho người.
(Xem: 9325)
Trẫm có điều thắc mắc. Chúng sanh trong thế gian này có nhiều loài, nhiều loại; như đàn ông, đàn bà, bàng sanh...
(Xem: 10378)
Giá trị một con người xuất phát từ nội tâm chứ không phải những thứ bề ngoài, lao tâm khổ sở vì nó thật là điều bất hạnh nhất trên đời.
(Xem: 8675)
Đạo Phậttư tưởng xuất thế gian nhưng lại có chủ trương đi vào cuộc đời, để sẵn sàng chia vui sớt khổ cùng với tất cả muôn loài.
(Xem: 8768)
Nhờ hiểu được lý nhân duyên, con người dễ dàng thông cảm, khoan dung, tha thứ, do đó mà bớt chấp ngã, thấy ai cũng là người thân...
(Xem: 16032)
Sống Với Năm Nhân Tính Căn Bản - Live With Five Basic Principles of Human Nature, Tỳ Kheo Thích Minh Điền Soạn Viết, Thánh Tri dịch Việt sang Anh
(Xem: 9863)
hương pháp công hiệu nhất để tịnh hóa nghiệp phiền nãothực hành thanh tịnh nghiệp chướng bằng minh chú Kim Cang Tát Đỏa.
(Xem: 11366)
Đức Phật hơn 25 thế kỷ trước là bậc Giác Ngộ, Trí Tuệ đã ý thức được lợi ích của cây xanh cực kỳ quan trọng với sự sống của con người nói riêng và muôn loài nói chung.
(Xem: 10172)
Chánh pháp như ngọn đèn sáng xua tan bóng tối phiền não. Phiền não của chúng sinh thì nhiều vô lượng vô biên,
(Xem: 8327)
Đạo Phật đã hướng dẫn cho chúng ta thấu hiểu lý nhân quả để mỗi người sống có trách nhiệm hơn về...
(Xem: 9245)
Theo Phật giáo, con người là hợp thể năm uẩn, gồm sắc (thân) và thọ, tưởng, hành, thức (tâm). Khi một người chết đi, phần quan trọng nhất là tâm thức thì theo nghiệp tái sinh.
(Xem: 9972)
Xuất gia không có nghĩa là sự trốn chạy cuộc đời, không có nghĩa là từ bỏ cuộc sống hiện tạilẩn trốn mọi ràng buộc.
(Xem: 8570)
Nhân quả nghiệp báo rất công bằng, làm phước thì được an vui hạnh phúc, làm ác thì phải chịu quả báo khổ đau.
(Xem: 12100)
Trong đời sống hàng ngày, những ai có khả năng giúp chúng ta phát triển tín, giới, văn, thí, tuệ thì họ chính là thiện tri thức
(Xem: 9419)
Trong nỗi đau khổ cùng cực của chúng ta, chúng ta cũng nên xem xét một quan điểm về tâm linh nữa.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant