Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

IP và cô bé Crixtin

22 Tháng Năm 201100:00(Xem: 10180)
IP và cô bé Crixtin


IP và cô bé Crixtin

Dịch giả: Đỗ Văn Phúc


Con sông Gu-đơ-na xinh đẹptrong vắt chảy qua miền Bắc bán đảo Jutland, chạy dọc theo một cánh rừng bát ngát, rải sâu vào hậu phương. Đất nhô lên hình lưng lừa nom như một bờ lũy xuyên qua rừng. Ven rừng phía đông có một nhà nông dân, chung quanh có một khoảnh đất màu, nhưng xấu lắm. Nhìn xuyên qua đám lúa đại mạch mọc một cách khó khăn ở đấy, ta thấy đâu cũng là cát cả.
Cách đây ít năm, những người trung hậu sống ở đó vẫn cầy cấy. Họ có ba con cừu, một con lợn và hai con bò. Họ sống đủ ăn, cái đủ ăn theo nghĩa chắt chiu, sống với mức tối thiểu. Người nông dân ấy tên là Jeppo Giăngx. Mùa hạ, bác ta chăm chỉ làm ruộng, mùa đông chỉ đẽo guốc. Bác ta có một chú học việc, cũng như bác, biết đẽo những đôi guốc vừa chắc chắn vừa nhẹ nhàng mà hình dáng lại đẹp đẽ. Họ gọt cả thìa và các dụng cụ khác bằng gỗ, bán chạy, và dần dần Jeppo Giăngx trở nên khá giả.
Đứa con trai độc nhất của bác, thằng xu Ip lên bảy tuổi. Nó thích xem bố nó làm việc, nó bắt chước bố, cũng đục đẽo gỗ và thỉnh thoảng lại bị đứt tay một miếng khá to. Nhưng một hôm, nó đem khoe với bố mẹ, vẻ mặt đắc thắng, một đôi guốc vừa đẹp vừa xinh. Nó nói là sẽ đem tặng cô bé Crixtin.
Crixtin là con gái ông lái đò. Em xinh xắnthanh lịch như con nhà quan. Nếu em được mặc quần áo đẹp, không ai ngờ rằng em lại sinh ra trong một túp lều, trên mảnh đất hoang cạnh đấy. Đó là nhà cha em. Ông ta góa vợ. Ông sinh sống bằng nghề đốn củi trong rừng rồi dùng chiếc thuyền to của nhà chở đến bán ở địa hạt Xinkobo và đến tận cả thành phố Răng-đe. Ở nhà chẳng có ai giữ Crixtin cả, cho nên hầu như lúc nào ông cũng đem nó theo trên thuyền hoặc vào rừng. Nhưng khi nào ông phải ra tỉnh thì ông dẫn em đến gửi nhà ông Jeppo Giăngx ở bên kia bãi thạch thảo.
Crixtin kém cu Ip một tuổi. Hai em là đôi bạn rất thân, chia nhau từng miếng bánh, từng quả quất rừng và cùng chơi đào lỗ trên cát với nhau. Chúng chạy lon ton khắp vùng, chơi bời, nhảy nhót. Thậm chí có hôm, chúng mạo hiểm đi khá sâu vào trong rừng, được trông thấy chim rẽ, chúng cũng cho là một sự kiện đáng ghi nhớ.
Cu Ip chưa bao giờ được đến nhà Crixtin hay được lên thuyền của ông lái đò. Nhưng một hôm, ông ta đưa em qua bãi hoang về nhà ông để cho em ngắm phong cảnh và sông nước. Sáng hôm sau, hai em được lên thuyền ngồi vắt vẻ trên những bó củi. Cu Ip trố mắt nhìn, quên cả ăn bánh mì và quất rừng.
Ông lái và người bạn cùng đi dùng sào đẩy thuyền. Họ theo luồng nước và lướt nhanh qua những hồ do con sông tạo nên. Các hồ này lắm lúc trông như hoàn toàn bị che kín sau những hàng lau sậy và những cây sên cổ thụ nghiêng mình trên mặt nước.
Nhiều lúc họ nhìn thấy những cây trăn già ngả ra nằm ngang dưới mặt sông, xung quanh có đầy hoa sen và hoa khê tôn, màu ngũ sắc, nom như một hòn đảo con xinh đẹp. Các em ngắm mãi không ngớt. Nhưng khi đến gần lâu đài Xin-kơ-bơ, nơi có cái đập lớn ngăn để bắt chạch, trông thấy nước chảy ầm ầm qua cửa đập, sủi sục và ngầu bọt thì Ip và Crixtin thích lắm, cho rằng nơi ấy đẹp quá chừng.
Thời ấy ở chốn này chưa có thị trấn và nhà máy. Người ta chỉ thấy vào cái trại có chừng mươi mười hai nông dân. Chính là tiếng nước chảy và tiếng vịt giời làm cho Xin-kơ-bơ náo nhiệt.
Khuân củi lên xong, ông lái thuyền mua một giỏ chạch đầy và một con lợn sữa vừa mới cắt tiết xong. Ông cho tất cả vào cái sọt để phía sau thuyền rồi quay về. Họ căng buồm lên và thuyền được gió chạy ngược sông nhanh như có hai ngựa kéo. Họ về đến gần sát nhà người bạn của ông lái thuyền. Hai người phải rẽ vào. Họ cột chặt thuyền vào bờ, dặn kỹ hai em bé phải ngồi yên, rồi ra đi.
Ip và Crixtin ngồi yên được vài phút, rồi các em ra lấy sọt vào xem bên trong có cái gì. Chúng mở nắp sọt và cho rằng muốn đỡ buồn cần phải lôi con lợn sữa ra để sờ mó và lật đi lật lại. Hai em vỗ về con lợn, loay hoay thế nào làm rơi tõm xuống nước và con lợn bị nước cuốn đi mất. Thật là nguy! Trong lúc hốt hoảng, Ip nhảy tót xuống đất và bỏ chạy. Crixtin nhảy ngay sau em và gọi Ip cho đi theo. Thế là hai đứa bé hoảng sợ chạy trốn biến vào trong rừng.
Chẳng bao lâu các em đã vào giữa bụi rậm để khỏi trông thấy con sông đáng ghét đã cướp mất con lợn mà các em hy vọng sẽ được chén một bữa ra trò. Nghĩ thế nên các em cứ đi mãi. Kìa, Crixtin vấp phải một rễ cây, ngã xuống. Em òa lên khóc, Ip bảo:
- Can đảm lên một tí. Nhà mình ở đằng kia kìa.
Nhưng đằng ấy làm gì có nhà nào. Tội nghiệp! Các em bé cứ đi mãi, chân chúng dẫm lạo sạo lên cành cây gẫy và lá khô từ năm ngoái. Bỗng các em nghe thấy tiếng người gọi the thé. Các em dừng lại nghe. Ngay lúc đó có tiếng chim ưng đáng ghét rít lên làm chúng hoảng sợ. Chúng tiếp tục chạy trốn. Nhưng chợt chúng thấy vô số quất rừng rất đẹp, nhiều không đếm xuể. Thế là hết cả sợ. Chúng hái quất ăn, mồm và má xanh đỏ nhoe nhoét cả ra.
Tiếng người gọi lại cất lên từ xa. Crixtin bảo:
- Chúng mình sẽ bị phạt nên thân.
Ip bàn:
- Ta trốn về nhà bố đi, ở đâu đây trong rừng này này.
Chúng lại đi, gặp một con đường nhỏ liền men theo; con đường ấy không dẫn đến nhà ông Jeppo Giăngx.
Đêm đến, trời tối mịt và các em rất sợ. Mọi nơi đều im phăng phắc. Chốc chốc, chúng chỉ nghe thấy tiếng cú và tiếng chim, chả biết chim gì. Chúng mệt lắm rồi, tuy vậy chúng vẫn cứ đi. Cuối cùng chúng lạc vào giữa bụi rậm. Crixtin khóc, cu Ip cũng khóc nốt. Ti tỉ một lúc, chúng lăn kềnh trên lá khô và ngủ thiếp đi.
Mặt trời lên khá cao chúng mới tỉnh dậy, ngơ ngác. Qua các gốc cây, nhìn thấy một ngọn đồi trọc, chúng bèn chạy đến để sưởi nắng. Cu Ip tưởng trèo lên đồi cao thì sẽ nhìn thấy nhà mình, nhưng các em đã lạc khá xa vào một phía rừng khác. Chúng trèo rất cao lên trên đồi và đứng sững lại vì ngạc nhiên: chúng nhìn thấy phía dưới có một cái hồ rất đẹp, nước trong xanh. Rất nhiều cá bơi trên mặt nước để sưởi nắng. Bên cạnh chúng là một cây lạc tây nặng trĩu quả, nhân lạc hãy còn non và mềm.
Bỗng chúng dừng lại, đờ ngườisợ hãi. Đứng gần chúng, như vừa ở đất chui lên, là một bà già cao lớn, mặt nâu sẫm, tóc bóng ánh, lòng trắng con mắt sáng như mắt người da đên. Bà t khóac một cái túi trên lưng, tay cầm một chiếc gậy có nhiều mấu. Đó là một người đàn bà Bô-hê-miêng. Bà ta nói với chúng cái gì ấy, nhưng chúng chưa kịp hoàn hồn nên lúc đầu chẳng hiểu gì cả. Bà ta cầm ba hột lạc tây to, giơ cho chúng xem và nói rằng đấy là những quả lạc thần, bên trong có những thứ đẹp nhất trên đời.
Cuối cùng, cu Ip đánh bạo nhìn thẳng vào mặt bà ta. Bà ta nói với một giọng dịu dàng đến nỗi em trở lại bạo dạn và hỏi xin mấy quả lạc tây ấy. Bà ta cho em và lại hái những quả khác trên cây. Ip và Crixtin trố mắt nhìn ba quả lạc.
Ip hỏi:
- Trong quả này liệu có được một cái xe song mã không hở bà?
Người đàn bà Bô-hê-miêng đáp:
- Trong này có một cái xe thiếp vàng và có hai người kéo bằng vàng.
Crixtin nói:
- Thế thì cho tôi đi.
Cu Ip đưa cho em và người đàn bà buộc quả lạc tây vào một đầu khăn quàng của Crixtin. Ip lại hỏi:
- Còn trong quả này, liệu có cái khăn quàng đẹp như cái Crixtin quấn ở cổ không?
- Có mười cái đẹp hơn thế và vô số quần áo đẹp, giày thêu, một cái mũ có chăng mạng đăng ten.
Crixtin reo lên:
- Thế thì cũng phải đưa cho tôi!
Cu Ip ta rộng rãi cho luôn. Còn lại quả thứ ba trông đen xì, Crixtin bảo:
- Quả này cậu phải giữ lấy, trông cũng đẹp đáo để đấy.
Ip hỏi người đàn bà Bô-hê-miêng:
- Nhưng ở trong có gì thế hở bà?
Bà ta trả lời:
- Có cái hơn tất cả những cái trong cả ba quả.
Cậu bé nắm chặt lấy quả lạc của mình như một vật quý báo. Người đàn bà hứa dẫn các em ra đúng đường về nhà. Các em đi theo, nhưng con đường này lại ngược hẳn với đường về. Tuy nhiên ta cũng không nên nghi là người đàn bà Bô-hê-miêng định dụ dỗ hai đứa bé đi. Có thể là bản thân bà ta cũng nhầm.
Đến nửa đường, hai em gặp ông gác rừng. Ông nhận ra cu Ip và dắt hai đứa về nhà ông Jeppo Giăngx. Ở nhà mọi người đang lo lắng về chúng. Tuy nhiên, cả nhà cũng tha tội cho các em, sau khi giảng giải rằng các em đáng phải phạt nặng, trước hết là đã đánh rơi con lợn sữa xuống sông, nhưng đáng phạt nhất là sau đó lại chạy trốn vào rừng.
Người ta đưa Crixtin trở về nhà, còn cu Ip ở lại căn nhà nhỏ ven rừng. Đến tối, khi có một mình, việc đầu tiên là em rút ở trong túi ra quả lạc tây, bên trong có vật quí hơn cả một cái xe ngựa thiếp vàng. Em đặt nó một cách thận trọng vào khe cửa hé mở, sát ngay bản lề và kéo cánh cửa vào. Vỏ quả lạc vỡ ra, bên trong đã bị sâu ăn hết không còn nữa, chỉ còn lại một thứ bột giống như thuốc lá vụn hay đất đen. Cu Ip nghĩ thầm: "Mình đã biết ngay mà! Quả lạc bé như vậy thì làm gì có chỗ chứa nhiều thứ đẹp thế, những thứ đẹp nhất! Crixtin chắc cũng chả hơn gì minh, chả được quần áo đẹp và xe song mã có hai ngựa vàng kéo đâu."
Đông qua xuân tới và nhiều năm đã qua! Ip sắp phải đi chịu lễ ban thánh thể và lễ kiên tín lần đầu tiên. Suốt cả mùa đông em được gửi đến nhà ông mục sư trong làng gần đấy nhất để đọc kinh. Cũng thời gian này, ông lái thuyền đến chơi nhà Ip và báo rằng Crixtin đi ở cho người ta. Đó là một dịp may: Crixtin sẽ đến làm cho những người tốt nhất trên đời, chủ hàng cơm ở Hecming, cách rừng này nhiều dặm đường, rất xa về phía đông. Đến đó, em sẽ phải giúp người ta thổi nấu, dọn dẹp, phục vụ bán hàng. Em sẽ làm lễ ban thánh thể đầu tiên ở đó. Nhà chủ định đến lúc ấy, nếu em tỏ ra chăm chỉ, ngoan ngoãn, không có gì đáng ngại nữa, thì sẽ giữ em lại làm con nuôi.
Người ta đi tìm Ip về để em có thể tiễn chân Crixtin, vì người ta vẫn gọi chúng là đôi vợ chồng chưa cưới tý hon. Lúc sắp lên đường, Crixtin giơ cho Ip hai quả lạc tây mà Ip đã cho em trong rừng. Em nói thêm là em cũng đã cất cẩn thận vào trong tráp đôi guốc xinh mà Ip đã làm tặng em khi còn bé. Sau đó, các em chia tay nhau.
Thế là Ip đã được chịu lễ kiên tín. Cha chết, em đã quay về ở với mẹ và đã trở thành một người thợ guốc khéo tay. Mùa hè em làm ruộng, đỡ cho mẹ phải thuê người cày.
Chỉ lâu lâu người ta mới được một người đưa thư hay một người chở hàng thuê cho biết tin tức Crixtin. Em sống ở nhà người chủ hàng cơm rất dễ chịu. Khi em được làm lễ kiên tín đầu tiên, em viết một lá thư rõ dài cho cha em, trong đó em gửi lời hỏi thăm Ip và mẹ Ip. Em kể rằng bà chủ em đã cho em sáu cái áo lót mới và một chiếc áo dài rất đẹp mới dùng có một lần. Đó là những tin rất đáng mừng.
Mùa xuân năm sau, có người gõ cửa nhà mẹ Ip. Chẳng phải ai xa lạ, chính là ông lái thuyền và Crixtin tiện dịp đi nhờ một chuyến xe chơi một hôm. Trông cô xinh đẹp như một tiểu thư ngoài tỉnh. Cô mặc một chiếc áo rất vừa và đẹp, vì là áo may cho cô chứ không phải là áo cũ của bà chủ.
Thế là Crixtin đã về, quần áo rất sang trọng. Còn Ip thì vẫn mặc bộ áo thường ngày. Anh không nói được câu nào cả. Anh cầm tay người thiếu nữ và giữ lại trong tay mình. Anh cảm thấy sung sướng lắm, nhung anh líu lưỡi không nói nên lời. Còn Crixtin thì trái lại, không ngớt miệng líu lo kể chuyện và ôm hôn Ip không chút ngượng ngập. Khi chỉ còn có hai người, cô hỏi Ip:
- Anh không nhận ngay ra em ư? Anh cứ im như thóc ấy!
Thực tình lúc ấy như đờ ra vì kinh ngạc nên nắm mãi tay Crixtin. Cuối cùng anh mới nói được rằng:
- Đó là vì em đã trở thành một tiểu thư sang trọng, còn anh thì lôi thôi lếch thếch như một nông dân nghèo khổ.
Và họ khóac tay nhau dạo chơi trên bãi đất sau nhà. Họ ngắm phong cảnh xung quanh, con sông, cánh rừng và những ngọn đồi mọc đầy thạch thảo. Ip suy nghĩ rằng tất nhiên Crixtin sẽ là vợ mình. Người ta vẫn luôn luôn gọi họ là đôi vợ chồng chưa cưới tý hon. Việc đó đối với anh hình như là chuyện đã rồi. Hai người đã ước hẹn với nhau, tuy rằng chưa ai bày tỏ với ai. Ngay tối hôm ấy, Crixtin phải quay về làng, nơi xe đổ, để hôm sau lên tỉnh từ sáng sớm. Cha cô và Ip đưa cô đi. Đêm hôm ấy trời đẹp, trăng sao vằng vặc. Khi tới nơi và lúc Ip lại nắm tay Crixtin, anh cảm thấy không biết làm thế nào để rời cô ra được. Anh không rời mắt nhìn nét mặt dịu dàng của cô. Anh cố nói những lời thốt ra tự đáy lòng:
- Em Crixtin, nếu em không quen sống sang trọng quá rồi, nếu em có thể về nhà mẹ anh, làm vợ anh, thì một ngày kia chúng ta sẽ lấy nhau. Nhưng chúng ta còn có thể chờ đợi nhau.
Cô nắm tay anh và nói:
- Đúng thế, chúng ta không nên quá vội. Em tin ở anh và cũng rất tin rằng em yêu anh, nhưng em muốn suy nghĩ thêm cho chín chắn.
Anh âu yếu hôn cô, rồi họ chia tay nhau. Trên đường về, anh nói chuyện với ông lái thuyền là anh và Crixtin cả hai nhà đã đính hôn với nhau và lần naỳ là chuyện đứng đắn chứ không phải chuyện đùa. Ông bố trả lời là ông không mong gì hơn. Ông đi cùng Ip về nhà mẹ anh, ở lại rất khuya và tối hôm đó họ chỉ bàn đến chuyện cưới xin sau này.
Một năm qua, Ip và Crixtin viết cho nhau hai lá thư. "Trung thành với nhau cho đến khi chết", là dòng chữ ghi ở dưới cùng.
Một hôm, ông lái thuyền đến gặp Ip và chuyển lời hỏi thăm của Crixtin. Rồi ông bắt đầu kể rất nhiều chuyện, nhưng lúng túng và không được rành mạch lắm. Cuối cùng Ip mới hiểu như thế này: "Crixtin đã trở nên xinh đẹp hơn trước. Tất cả mọi người đều yêu quý và nâng niu cô. Con trai ông chủ hàng cơm có địa vị khá trong một hãng buôn lớn ở thủ đô Cô-pu-nha-gơ đã về Hec-ming chơi. Anh ta thấy cô đáng yêu và cũng đã làm cho cô ta mến anh. Bố mẹ anh cũng lấy làm vui mừng và mong cho hai người ưng nhau. Nhưng Crixtin đã không quên rằng Ip rất yêu cô, cho nên cô sẵn sàng từ chối." Nói đến đấy, ông lái thuyền im bặt, bối rối hơn lúc đầu. Ip đã nghe tất cả câu chuyện, chẳng nói chẳng rằng, nhưng nét mặt anh tái mét đi. Cuối cùng, anh lắc đầu và lắp bắp:
- Không, Crixtin không được gạt bỏ hạnh phúc của cô ấy.
Ông lái thuyền bảo:
- Thế thì anh viết cho nó mấy chữ.
Anh ngồi xuống, lấy giấy bút. Sau khi suy nghĩ kỹ, anh viết vài chữ rồi lại xóa ngay đi. Anh lại viết, rồi lại xóa. Anh xé đi viết tờ khác, rồi lại xóa. Mãi đến sáng hôm sau, anh mới viết được trơn tru lá thư sau đây đưa cho ông lái thuyền đưa cho Crixtin:
"Anh đã đọc thư mà em đã viết cho bố em. Qua đó anh được biết là cho đến nay, đối với em mọi việc đã được thu xếp vừa ý và em còn có thể sung sướng hơn thế nữa. Crixtin, em hãy hỏi lại lòng em và suy nghĩ kỹ về số phận đang chờ đợi em, nếu em lấy anh. Anh chẳng có của cải gì. Đừng nghĩ đến anh, mà cũng đừng ngĩ rằng anh sẽ thế nào, hãy nghĩ đến hạnh phúc vĩnh viễn của em. Không một lời hứa hẹn nào ràng buộc em với anh cả và nếu trong thâm tâm em đã có lần hứa thầm với anh, anh giải trừ lời thề đó cho em. Crixtin, anh mong rằng em sẽ có nhiều hạnh phúc. Thương đế sẽ an ủi anh.
Người bạn luôn luôn trung thành của em: Ip."
Crixtin thấy anh là một người tốt. Đến tháng một, tin kết hôn được công bố và sau đó cô đi Cô-pu-nha-gơ với bà mẹ chồng tương lai. Lễ cưới sẽ được tổ chức tại thủ đô vì chú rể bận công việc không đi xa được. Dọc đường, cha cô theo kịp. Cô hỏi thăm Ip ra sao. Ông lái thuyền không gặp anh, nhưng được bà mẹ anh cho biết là anh rất lầm lì, luôn luôn suy nghĩ một mình. Trong khi nghĩ ngợi, Ip nhớ đến ba quả lạc tây mà người đàn bà Bô-hê-miêng đã cho anh. Hai quả bên trong có xe ngựa vàng, quần áo đẹp, anh đã tặng Crixtin, và quả nhiên là cô sắp sửa được hưởng những thứ tốt đẹp ấy. Với anh lời tiên đoán cũng đã thành sự thực: anh đã được hưởng phần một ít đất đen. Người đàn bà Bô-hê-miêng đã nói: "Đó là cái hơn tất cả." Ip nghĩ thầm: "Sao mà bà ta đoán đúng thế! Đất đen nhất, nấm mồ tối tăm nhất, phải chăng đó là những vật thích hợp với mình nhất?"
Mấy năm qua, không nhiều lắm nhưng đối với Ip là cả một thế kỷ. Ông chủ hàng cơm, rồi đến bà vợ chết đi. Họ để lại cho người con trai độc nhất hàng ngàn đồng tiền vàng. Lúc đó Crixtin đươc một chiếc xe ngựa đẹp và vô số quần áo lộng lẫy.
Hai năm nữa qua. Ông lái thuyền gần như khôngtin tức gì của con gái. Cuối cùng ông nhận được một bức thư dài của cô. Mọi việc đã thay đổi nhiều lắm. Cả cô và chồng cô đều không biết quản lý tài sản to lớn của họ. Người ta cho rằng Thượng đế đã không phù hộ cho họ. Họ bắt đầu lâm vào cảnh túng thiếu.
Thạch thảo đã lại ra hoa để rồi lại bắt đầu khô héo. Tuyết ập xuống khu rừng, che chở cho nhà Ip khỏi những cơn gió bão. Rồi mùa xuân đem lại ánh nắng. Ip đang cày ruộng, bỗng lưỡi cày vấp phải một vật rất cứng, anh bới đất và lôi ra một cái gì tựa như một cái vòng to và đen, óng ánh dưới nắng. Đó là một cái xuyến bằng vàng khối từ ngôi một một người khổng lồ mà ra. Đào thêm, anh còn tìm thấy nhiều vật khác dùng làm đồ trang sức của một vị anh hùng thời xưa. Anh đưa tất cả cho ông mục sự xem, và ông viết mấy chữ giới thiệu anh với quan chánh án. Quan chánh án bảo anh:
- Những thứ mà anh đào được là những vật rất quý và hiếm có nhất.
Ip chua xót tự nhủ:
- Chắc ông ta tưởng rằng đấy là những vật quý hơn tất cả dành cho mọi người như mình. Thôi được, vì những vật này đã được coi là quý hơn tất cả thì người đàn bà Bô-hê-miêng đã tiên đoán đúng hết.
Theo lời khuyên của quan chánh án, Ip mang những vậy quý đó lên viện Bảo tàng Cô-pu-nha-gơ và nhận được một số tiền lớn là 600 đồng vàng. Sau đó, anh đi dạo chơi trong thành phố, định ngay sáng sau sẽ đáp con tàu đã đưa anh đến đó để về nhà. Buổi tối anh lạc vào trong khu phố quanh queo và tới vùng ngoại ô. Anh vào một ngõ nghèo nàn và chẳng thấy ai cả. Tuy nhiên, cũng có một em gái nhỏ từ một trong những nhà tồi tàn nhất đi ra. Anh hỏi thăm đường em bé. Em sợ hãi nhìn anh và òa lên khóc. Động lòng thương, anh hỏi tại sao em khóc. Em thầm thì mấy lời làm anh chẳng hiểu gì cả. Ip cùng đi với em vài bước đến dưới một ngọn đèn chiếu sáng đúng vào mặt em bé. Anh giật mình sửng sốt. Trước mặt anh là Crixtin, như hồi còn bé. Anh không thể nào quên được vì những đường nét đó đã khắc sâu vào ký ức anh. Anh bảo em bé đưa anh về nhà và đứa bé thấy anh có vẻ tốt như vậy nên nín khóc và đưa anh về căn nhà nghèo nàn. Họ trèo lên một thang gác xép cao tít tận dưới mái nhà. Không khí ở đây uế tạp và nặng nề. Có tiếng người thở khò khè và rên trong một góc nhà. Ip đánh một que diêm và dưới ánh sáng mờ, anh thấy một người đàn bà nằm trên một cái võng tồi tàn. Đó là mẹ em bé. Anh nói:
- Bà cần gì, tôi xin giúp đỡ. Em bé đã dẫn tôi vào đây, nhưng tôi ở nơi khác đến, không thông thuộc thành phố này. Bà có quen ai bên cạnh hoặc quen người nào mà tôi có thể gọi đến đây giúp đỡ bà không?
Cũng lúc ấy đầu của người ốm chệch ra khỏi gối, anh nhấc đầu chị ta lên và đặt lại tử tế. Rồi anh nhìn mặt người đàn bà nghèo khổ: Đó là Crixtin, hoàng hậu xưa kia của rừng thạch thảo! Đã từ lâu Ip không thấy ai nói đến tên nàng. Người ta đã tránh nhắc đến tên nàng trước mặt anh, để khỏi gợi lại cho anh những kỷ niệm đau khổ. Hơn nữa, người ta cũng chỉ nhận được những tin đáng buồn về Crixtin. Chồng cô đã mất trí sau khi được hưởng cái gia tài lớn của bố mẹ để lại. Y tưởng gia tài ấy không bao giờ hết. Y đã xin thôi việc và đi du lịch nước ngoài, ăn tiêu như ông hoàng. Trở về Cô-pu-nha-gơ, y vẫn tiếp tục xài phí. Khi hết tiền, y mắc nợ, càng ngày càng phá sản. Bạn bè của y, những người đã tận tâm giúp y ăn tiêu hết của, nay lảng tránh y, họ còn nói rằng y khổ sở như vậy là đáng kiếp. Một buổi sáng nọ, người ta thấy xác y trong con sông đào.
Từ lâu Crixtin đã chết hẳn cõi lòng. Đứa con nhỏ, ra đời giữa lúc khốn quẫn, đã mất. Nàng chỉ còn lại một đứa con gái mà Ip vừa gặp. Hai mẹ con sống đơn độc, đói rét trong cái xó tồi tàn này. Bệnh tật đã đến hành hạ nàng Crixtin đáng thương. Ip nghe nàng lẩm bẩm: "Thế là tôi sắp chết đi, để lại đứa bé đáng thương này, không tiền không người nuôi nấng. Không biết rồi nó sẽ ra sao?" Kiệt sức, nàng lịm đi. Ip tìm được một mẩu nến, thắp lên và căn buồng sáng hơn một chút. Anh ngắm đứa con gái nhỏ và mỗi lúc lại càng thấy rõ hơn nét mặt của Crixtin vào tuổi đó và bỗng nhiên anh cảm thấy vì yêu người mẹ, anh sẽ âu yếm, chiều chuộng đứa trẻ mới gặp lần đầu tiên.
Người thiếu phụ hấp hối trông thấy anh. Nàng giương to đôi mắt. Không biết nàng có nhận ra anh không? Chẳng bao giờ anh biết được điều đó. Một lát sau, nàng tắt thở, không thốt được lấy một lời.
Bây giờ chúng ta lại quay về cánh rừng gần sông Guy-đơ-na. Hoa thạch thảo đã rụng. Gió thu thổi mạnh, lùa những chiếc lá khô xào xạc qua bãi hoang đến tận túp lều của ông lái đò, nay đã có người khác đến ở. Nhưng, núp cạnh một gò đất, dưới bóng những cây to, nhà ông Jeppo Giăngx thì trái lại, tường quét vôi trắng xóa. Trong nhà có đốt một đống lửa to. Khi em vui cười, mấp máy đôi môi đỏ chót, người ta tưởng chim đang hót. Sức sống và niềm vui cùng em ngự trị trong gian nhà. Lúc này em đang ngủ trong lòng Ip, mà em coi vừa là bố vừa là mẹ. Mẹ em đã yên nghỉ ở nghĩa địa thành phố Cô-pu-nha-gơ. Em bé chỉ còn hơi hơi nhớ đến mẹ thôi. Ip đã trở nên khá giả: công việc làm ăn của anh phát đạt, anh đã làm sinh sôi nảy nở số vàng lôi từ lòng đất lên, và anh lại tìm thấy cô bé Crixtin năm xưa của anh.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 9691)
Ngày xưa có một người đàn bà góa sống cô quạnh trong một túp lều gianh. Trước cửa là một cái vườn có hai cây hoa hồng, một cây ra hoa đỏ, một cây ra hoa trắng.
(Xem: 8710)
Ngày xưa có một ông vua trị vì vào thời nào, tên là gì, tôi không nhớ rõ nữa. Vua không có con trai, chỉ có độc một cô con gái, luôn luôn đau ốm...
(Xem: 8661)
Xưa có một ông vua ốm thập tử nhất sinh, ai cũng cho là không thể sống được nữa. Ba con trai thấy vậy, buồn lắm.
(Xem: 7852)
Ngày xưa, có một người sinh được bảy con trai, nhưng không có con gái, cầu mãi cũng chẳng được. Mãi về sau, vợ có mang, bác ta chứa chan hy vọng...
(Xem: 7250)
Ngày xửa ngày xưa, có hai Hoàng tử đi phiêu lưu, sống lang bạt không về nhà nữa. Người em út, thường gọi là "Chú Ngốc", lên đường đi tìm hai anh.
(Xem: 7475)
Xưa có một người thợ săn trẻ tuổi vào rừng rình thú. Lòng anh phơi phới. Anh vừa đi vừa thổi kèn bằng lá, bỗng gặp một bà lão già nua, xấu xí.
(Xem: 6661)
Ngày xưa có một người đàn ông góa vợ và một người đàn bà góa chồng. Người đàn ông có một con gái, người đàn bà cũng có một con gái.
(Xem: 7077)
Một người lái buôn có hai con, một gái một trai đều nhỏ, chưa biết đi. Bác trang bị hai chiếc tàu, đầy đủ hàng hóa quý giá, tất cả gia tài, của cải đều ở đó.
(Xem: 8021)
Xưa có một người nghèo có mười hai đứa con. Bác phải làm ngày làm đêm để nuôi chúng. Khi đứa con thứ mười ba ra đời...
(Xem: 6892)
Ngày xưa có một cô gái lười biếng, không chịu kéo sợi. Mẹ cô khuyên bảo thế nào cô cũng không nghe. Một hôm, bà mẹ không chịu được nữa...
(Xem: 6859)
Có hai anh em nhà kia mồ côi mẹ. Một hôm, anh dắt em gái đi thủ thỉ nói: - Từ ngày mẹ mất, anh em mình không có lúc nào sung sướng nữa.
(Xem: 7185)
Xưa có người có hai con trai. Con trai lớn thông minh, khôn ngoan, gặp khó khăn đến đâu cũng biết đường xoay xở. Còn em thì ngốc nghếch...
(Xem: 7015)
Xưa có một người có ba con. Con thứ ba tên là chàng Ngốc thường bị khinh rẻ chế giễu và làm việc gì cũng bị gạt ra.
(Xem: 6844)
Một ngày hè, gấu và sói đi dạo chơi trong rừng. Gấu nghe có tiếng chim hót véo von, liền hỏi bạn...
(Xem: 6775)
Một buổi sáng chủ nhật mùa thu, lúa mạch đen đang độ đâm bông. Mặt trời đã lên cao. Ngọn gió ấm áp thổi lướt trên các thân rạ.
(Xem: 7886)
Ngày xưa, có một người lính tận tụy với nhà vua bao nhiêu năm trời ròng rã. Hết thời chinh chiến, người ấy bị thương nhiều, không phụng sự được nữa...
(Xem: 8213)
Ngày xưa có một ông vua sinh được một cô con gái đẹp tuyệt trần, nhưng kiêu căng ngạo ngược. Ai đến hỏi cô làm vợ, cô cũng chê bai giễu cợt.
(Xem: 6958)
Ngày xưa, có một người xay bột nghèo mà lại có một cô con gái xinh đẹp. Có lần, bác ta tình cờ được nói chuyện với nhà vua.
(Xem: 6959)
Xưa có một bà hoàng hậu già, vốn là một mụ phù thủy. Mụ sinh được một con gái đẹp vào bậc nhất trên đời.
(Xem: 6485)
Xưa có hai vợ chồng người thợ xay bột sống rất sung sướng. Họ có tiền của, mỗi năm lại sung túc thêm. Nhưng hoạn nạn thường đến bất ngờ.
(Xem: 6654)
Một buổi sáng mùa hè, một chú thợ may ngồi trên phản bên cửa sổ chăm chú khâu, có vẻ khoan khoái lắm. Chợt có bà nông dân đi qua phố rao hàng...
(Xem: 7141)
Ngày xưa có một cô gái xinh đẹp nhưng phải cái lười biếng và cẩu thả. Khi phải kéo sợi thì cô làm thật miễn cưỡng.
(Xem: 7347)
Một bác thợ may và một bác thợ vàng cùng đi với nhau. Một hôm, mặt trời vừa lặn sau núi, họ thấy xa xa có tiếng nhạc, càng đến gần nghe càng rõ.
(Xem: 6907)
Xưa có một anh thợ may, dáng người nhanh nhẹn, tính tình dễ thương. Anh đi tập nghề, đến cánh rừng kia vì không biết đường nên bị lạc.
(Xem: 18397)
Xưa có một bác nông dân khôn ngoan ranh mãnh, mẹo vặt của bác thì không sao kể hết được. Lý thú nhất là chuyện bác có lần lừa được cả quỷ.
(Xem: 6898)
Xưa có một anh thanh niên đi lính, rất dũng cảm, luôn luôn xung phong dưới mũi tên hòn đạn. Trong thời chiến, mọi việc đều ổn nhưng đến thời bình, anh bị thải hồi.
(Xem: 6727)
Hanxơ đi ở đã được bảy năm. Một hôm, chú thưa với chủ: - Thưa ông, tôi ở với ông đã hết hạn rồi, xin ông trả tiền công cho tôi để tôi về nhà với mẹ.
(Xem: 6731)
Một hôm, một bác nông dân rút ở xó nhà ra chiếc gậy gỗ trăn rồi bảo vợ: - Này nhà ạ, tôi đi ba ngày nữa mới về đấy.
(Xem: 7830)
Xưa có một chú bé chăn dê nghèo, bố mẹ đều chết cả, quan trên đưa chú cho một nhà giàu nuôi dạy. Song vợ chồng nhà này rất cay nghiệt.
(Xem: 6296)
Ngày xưa có một ông vua đi săn ở một khu rừng lớn, vì vua đuổi theo một con thú hăng quá nên quân hầu không ai theo kịp.
(Xem: 7361)
Xưa có một ông cụ già nua tuổi tác, mắt mờ, tai nặng, chân tay run lẩy bẩy. Khi ngồi ăn, cụ cầm thìa không vương, đánh đổ xúp ra khăn bàn...
(Xem: 6430)
Xưa có một ông vua. Quanh cung điện của vua là một khu rừng lớn trong đó có đủ các loài dã thú. Một hôm, có một người thợ săn được vua phái vào rừng...
(Xem: 6136)
Ở một nhà xay bột kia có một bác thợ xay nghèo, không có vợ con gì cả. Bác có ba gã giúp việc. Ba gã ở với bác được vài năm thì một hôm...
(Xem: 8033)
Một chàng chăn chiên muốn hỏi một trong ba chị em nhà kia làm vợ. Ba cô đều xinh, anh chàng phân vân mãi, không biết nên chọn cô nào.
(Xem: 6383)
Mèo làm thân với chuột. Mèo kể lể tâm tình tha thiết, chuột nghe bùi tai đồng ý ăn ở chung với mèo.
(Xem: 5997)
Xưa có một gã con trai học nghề thợ khóa. Một hôm anh thưa cha, muốn ra ngoài thiên hạ để thi thố tài năng. Người cha bảo...
(Xem: 6542)
Xưa có hai anh em, anh thì giàu mà em thì nghèo. Người anh giàu có làm nghề thợ vàng, tính vốn ác nghiệt. Người em tết chổi bán kiếm tiền ăn...
(Xem: 6451)
Ngày xưa, ở một làng kia, có một người đàn bà nghèo sinh được một đứa con trai. Khi nó ra đời, người ta tiên tri là năm mười bốn tuổi, nó sẽ lấy được công chúa.
(Xem: 6399)
Ngày xưa có một vị Hoàng tử yêu vợ chưa cưới tha thiết. Một hôm, chàng đang ngồi bên nàng rất đỗi sung sướng thì nhận được tin cha ốm sắp chết...
(Xem: 6177)
Một bác thợ may có đứa con trai, người chỉ bằng ngón tay cái, vẫn gọi là Tí hon. Tí hon rất can đảm. Một hôm nó thưa bố...
(Xem: 6040)
Xưa có một ông vua tuổi già lâm bệnh, nghĩ bụng: "Ta chết đến nơi mất rồi". Vua cho đòi "bác Jôhannơt trung thành" tới.
(Xem: 6512)
Ngày xưa có một ông vua nổi tiếng trong cả nước là khôn ngoan. Không cái gì là vua không biết, dường như gió đưa lại cho vua những tin tức bí mật nhất.
(Xem: 6419)
Một hôm, hai vợ chồng bác nông dân già ngồi nghỉ trước túp lều tồi tàn sau khi làm việc vất vả. Bỗng có một chiếc xe tứ mã lộng lẫy đến đỗ ngay trước nhà.
(Xem: 5921)
Ngày xưa có một bác tiều phu nghèo khổ. Bác luôn luôn phải làm việc từ sáng sớm đến tối mịt. Mãi rồi bác cũng dành dụm được ít tiền.
(Xem: 5822)
Ngày xưa có một ông vua rất giàu, vua giàu đến nỗi tưởng là của cải của mình không bao giờ hết được. Vua sống xa hoa, chơi bàn cờ bằng vàng...
(Xem: 6013)
Ngày xưa, có một bà có ba cô con gái. Con lớn tên là Một Mắt vì cô chỉ có độc một mắt ở giữa trán. Cô thứ hai tên là Hai Mắt vì cô có hai mắt như mọi người khác.
(Xem: 5372)
Xưa có hai vợ chồng nhà kia rất nghèo. Của cải chỉ có độc một túp lều nhỏ. Ngày ngày hai người đi bắt cá, làm chẳng đủ ăn.
(Xem: 5543)
Có một bác tiều phu nghèo sống với vợ và ba con gái trong túp lều nhỏ ven một khu rừng hẻo lánh. Một buổi sớm, lúc sắp đi làm bác dặn vợ...
(Xem: 5865)
Giữa mùa đông tháng giá, tuyết rơi xuống trắng như bông. Một bà hoàng hậu ngồi khâu bên cửa sổ khung gỗ mun...
(Xem: 5599)
Có lần, bố đi chợ phiên hỏi hai con vợ kế muốn xin quà gì. Một cô xin quần áo đẹp, một cô xin ngọc.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant