Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Chú bé nghèo dưới nấm mồ

01 Tháng Ba 201100:00(Xem: 7851)
Chú bé nghèo dưới nấm mồ

blank Xưa có một chú bé chăn dê nghèo, bố mẹ đều chết cả, quan trên đưa chú cho một nhà giàu nuôi dạy. Song vợ chồng nhà này rất cay nghiệt. Của cải đã có thừa mà họ vẫn tham lam bủn xỉn. Hễ có ai ăn mất của họ một tí bánh mì là họ đã tức giận rồi. Chú bé phải làm cật lực mà được ăn rất ít mà thường là ăn đòn nhiều hơn.

  blankMột hôm, chủ giao cho chú trông con gà mái và một đàn gà con. Gà mẹ đuổi con lạc qua một bụi tầm xuân. Bỗng một con diều hâu từ trên cao bổ xuống, quặp lấy gà mẹ bay đi mất. Chú bé lấy hết hơi sức gào: "Kẻ cắp! kẻ cắp! Bắt lấy quân kẻ cắp!". Nhưng nào có ích gì. Diều hâu đâu có chịu tha mồi về trả. Chủ nghe tiếng kêu vội chạy ra. Lúc biết là mất gà, hắn ta giận điên lên đánh chú bé tới tấp, đến nỗi mấy ngày sau chú vẫn không nhúc nhích được.

Giờ chú phải trông đàn gà vắng mẹ. Khó khăn càng nhiều hơn vì lũ gà cứ bỏ chạy lung tung. Chú bèn nghĩ ra một cách, chú lấy dây buộc chằng lũ gà lại với nhau. Chú tưởng thế là diều hâu không thể bắt được một con gà nào nữa. Nhưng chú đã lầm to, mấy hôm sau, chú vừa ngủ thiếp đi vì mệt và đói thì con chim độc ác kia lại đến, sà xuống bắt một con gà con. Vì con nọ đã buộc chằng vào con kia nên diều hâu vớ được trọn cả một đàn. Nó tha tít lên ngọn cây
nuốt hết sạch. Vừa khi ấy tên nhà giàu cũng về tới nhà. Thấy tai họa xảy ra, hắn phát khùng, lại đánh chú bé một trận không tiếc tay, đến nỗi chú phải nằm liệt giường mấy ngày liền.

Khi chú đã đi lại được, hắn bảo: "Mày đần độn quá không thể nào trông coi cái gì hết, thôi để sai vặt vậy".

blankHắn giao cho chú một làn nho đến biếu viên thẩm phán, kèm theo một bức thư. Giữa đường, vừa đói vừa khát, chịu chẳng nổi, chú bé đánh liều ăn mất hai chùm nho. Lúc chú đem nho đến nhà tên thẩm phán, viên quan này bóc thư ra xem, rồi lại thấy thiếu mất hai chùm nho liền bảo:

- Thiếu mất hai chùm.

Chú bé thật thà thú nhận là giữa đường đói và khát quá chú đã trót ăn mất số nho đó rồi. Viên thẩm phán viết thư cho người nông dân đòi phải nộp đủ số nho như đã viết trong thư.

Lần này chú bé lại phải đem nho với một lá thư khác đi. Và dọc đường, đói khát quá, cực chẳng đã, cũng như lần trước, chú lại ăn mất hai chùm. Song lần này, để giấu bức thư khỏi lộ, chú đã lục làn lấy thư ra, chặn dưới một hòn đá rồi ngồi đè lên trên. Thế mà viên thẩm phán vẫn cứ hỏi chú về số nho bị thiếu. Chú kêu lên: "Trời ơi, sao mà ông biết được! Đến bức thư cũng không thể biết chuyện ấy cơ mà, vì tôi đã chặn một hòn đá lên rồi".

Viên thẩm phán phì cười về sự ngây ngô của chú. Ông ta biên thư cho tên nhà giàu khuyên hắn nên đối xử tốt hơn với chú bé nghèo, phải cho chú ăn uống đầy đủ và dạy cho chú biết phân biệt phải trái. Con người nhẫn tâm nói: "Rồi ta sẽ dậy cho mày phân biệt. Nếu mày muốn ăn thì mày cũng phải chịu làm. Mày làm sai trái, ta sẽ dạy mày bằng roi vọt".

Hôm sau hắn giao cho chú bé một việc khó. Chú phải băm mấy bó rơm làm thức ăn cho ngựa. Hắn đe chú: "Trong năm tiếng nữa, ta trở về, nếu mày vẫn chưa băm xong chỗ rơm này thì ta sẽ đánh cho mày một trận bò lê bò la". Hắn cùng vợ, đầy tớ trai, đầy tớ gái đi phiên chợ hàng năm và chỉ để lại cho chú bé có một mẩu bánh mì con.

Chú bé ngồi trên đống rơm ra sức băm. Được một lúc thấy nóng, chú cởi áo ngoài ra quẳng lên đống rơm. Trong bụng chỉ lo làm không kịp, chú ra sức băm. Giữa lúc hăng hái, chú quên khuấy băm nát cả tấm áo của chú lẫn trong rơm. Đến lúc nhớ ra thì đã muộn rồi, không còn làm thế nào được nữa. Chú kêu lên: "Trời ơi, chết tôi rồi. Con người cay nghiệt kia có bao giờ dọa suông đâu! Hắn về mà thấy mình làm thế này thì hắn sẽ đánh mình chết mất. Thà tự tử trước còn hơn".

Đã có một lần chú bé nghe thấy mụ chủ bảo: "Ở dưới gầm giường có niêu thuốc độc". Sự thật mụ ta chỉ nói để dọa những kẻ tham ăn vì niêu đó đựng mật o­ng. Chú mới bò vào gầm giường lôi cái niêu ra đánh hết nhẵn. Chú tự bảo: "Không hiểu sao người ta vẫn bảo cái chết là cay đắng mà mình ăn lại chỉ thấy ngọt. Trách nào mụ chủ cứ muốn được chết".

Chú ngồi lên cái ghế, bình tĩnh đợi chết. Nhưng chú không thấy mình lả đi, trái lại nhờ món ăn rất bổ kia, chú lại cảm thấy mình khỏe ra. Chú tự bảo: “Chắc không phải là thuốc độc. Song mình còn nhớ có lần lão chủ bảo: Trong hòm quần áo có chai thuốc diệt ruồi. Nhất định nó là thuốc độc thật và phải uống thứ thuốc đó mới chết được”. Song đó cũng không phải là thuốc diệt ruồi thật mà chính là rượu nho.

Chú lôi cái chai ra tu sạch. Chú bảo: "Thứ thuốc độc này cũng ngọt". Nhưng chỉ một lúc sau rượu bắt đầu ngấm. Chú thấy người ngây ngất lại nghĩ bụng: chắc chết đến nơi rồi. Chú tự nhủ: "Có lẽ mình sắp chết, phải đi ngay ra nghĩa địa tìm sẵn lấy một cái huyệt mới được". Chú bước đi lảo đảo, đến nghĩa địa nằm trong một cái huyệt mới đào. Mỗi lúc, chú thấy mình càng thêm choáng váng.

blankGần đó có một quán ăn, trong quán đang có đám cưới. Nghe tiếng nhạc, chú bé cứ ngỡ mình đã lên tới thiên đàng. Sau đó chú lịm đi hoàn toàn. Chú bé không bao giờ tỉnh lại nữa, hơi rượu nóng và sương đêm giá buốt làm chú chết thật. Chú mãi mãi ở lại nơi chú đã nằm xuống.

Tên nhà giàu nghe tin chú bé chết sợ lắm, hắn chỉ lo bị tòa án xét xử. Hắn lo sợ quá ngã xuống đất ngất đi. Mụ vợ khi ấy đang rang lúa mạch dưới bếp vội chạy lên tìm cách chạy chữa cho chồng. Nào ngờ ngọn lửa bốc vào lòng chảo, rồi cháy lan ra khắp nhà. Vài giờ sau chỉ còn lại một đống tro tàn. Những năm cuối cùng của đời họ, cả hai người đều bị lương tâm cắn rứt và sống rất nghèo nàn cực khổ.


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 6971)
Vương Tường, đời Tần, mồ côi mẹ, phải sống với dì ghẻ. Bà dì ghẻ rất độc ác, tuy vậy, Vương Tường vẫn một lòng hiếu thảo.
(Xem: 12470)
"Nằm gai nếm mật" do chữ "Ngọa tân thường đảm". Đời Xuân Thu (722-479 trước D.L.), hai nước Ngô và Việt đánh nhau. Sau trận đại bại tại Cối Kê...
(Xem: 41554)
Quản Lộ tự Công Minh, vốn người ở đất Bình Nguyên đời Tam Quốc (220-264) diện mạo xấu xí, thích uống rượu. Từ bé, Lộ ham xem thiên văn...
(Xem: 6841)
Ngày xưa có một nhà vua, tuổi quá ngũ tuần rồi mà chưa được xem một quyển sách nào. Bộ sách ông thèm khát được đọc là bộ "Lịch sử loài người"...
(Xem: 8912)
Tục xưa truyền Sở Tương Vương nằm mơ thấy thần nữ trên núi Vu Sơn, hỏi ở đâu lại thì đáp rằng: "Thần nữ thường làm mây buổi sáng, làm mưa buổi chiều".
(Xem: 9067)
Ngày xưa có một người nhà quê lấy phải vợ độc ác. Người vợ này đối xử với mẹ chồng rất là hỗn láo vô lễ. Người chồng khuyên hoài không được, bèn nghĩ ra một kế.
(Xem: 9365)
Hiện nay, truyền thuyết Lương Sơn Bá-Chúc Anh Đài được lưu truyền dưới nhiều hình thức nghệ thuật khác như kể chuyện, ca dao, truyền kỳ, kịch, khúc nghệ, âm nhạc, v.v
(Xem: 9278)
Trong tác phẩm "Đoạn trường tân thanh" của cụ Nguyễn Du, lúc nàng Kiều bán mình chuộc tội cho cha, sắp sửa về ở cùng Mã Giám Sinh, nàng nhắn nhủ với em là Thúy Vân...
(Xem: 25209)
"Chương Đài" là tên một con đường ở thành Trường An bên Tàu. "Hỏi Liễu Chương Đài" là hỏi thăm cây liễu ở đường Chương Đài. Đây có nghĩa là hỏi thăm người tình nhân cũ...
(Xem: 10353)
Theo tục lệ Việt Nam, để hoàn tất một đám cưới, người ta phải có đủ 6 lễ, gọi là Lục Lễ: 1/ Nạp Thái: Nhà trai nhờ người đến nhà gái ướm ý...
(Xem: 110794)
Lục dục ( 六欲 ) gồm: 1. Sắc dục: ham muốn nhìn thấy sắc đẹp. 2. Thinh dục: ham muốn nghe âm thanh êm tai...
(Xem: 9297)
Vào cuối thế kỷ thứ hai, Triệu Thị Trinh (bà Triệu) cùng anh là Triệu Quốc Đạt lãnh đạo cuộc khởi nghĩa của nhân dân Giao-châu chống quân Ngô. Ban đầu Triệu Quốc Đạt khuyên can...
(Xem: 8185)
Năm Tiết Đào lên tám, một hôm vào mùa thu, Tiết Đào đứng chơi bên cạnh cha, gần một cây ngô đồng. Cây đã già, cành lá sum sê đứng sừng sững trước nhà...
(Xem: 13331)
Ngụy Thù, người nước Tấn, có người vợ lẻ trẻ đẹp. Lúc Ngụy Thù gần chết, không muốn cho người vợ thuộc về người khác, bèn dặn con là Ngụy Khỏa phải chôn sống nàng...
(Xem: 7982)
Trên đồ sứ Trung Hoa, ta thường thấy vẽ 7 ông cụ già ngồi trong rừng tre, kẻ đánh cờ, gẩy đàn, người uống rượu ngâm thơ. Đó là hình ảnh của Trúc Lâm Thất Hiền...
(Xem: 18356)
Trong sách "Quần ngọc chú" có ghi lại chuyện Tỉnh Lang đi chơi chùa Nam Huệ Tự. Ở chùa, Tỉnh Lang nằm chơi một lúc đã ngủ thiếp đi không hay biết gì.
(Xem: 6311)
Trịnh Công Sơn đã nói rằng ông đặt nghệ danh cho ca sĩ Lệ Mai là Khánh Ly bởi vì ông hâm mộ hai nhân vật trong lịch sử là Khánh Kỵ và Yêu Ly.
(Xem: 5939)
Thôi Hộ, một danh sĩ đời nhà Đường (618-907), nhân dự hội Đạp Thanh đến Đào Hoa Trang, gõ cửa một nhà xin được giải khát. Một thiếu nữ đứng thập thò bên cửa...
(Xem: 9122)
Trung Quốc, đời nhà Trần, người hầu cận Thái Tử là Từ Đức Ngôn có tình với Nhạc Xương công chúa. Khi nhà Trần suy loạn, Từ bảo công chúa:- Nước mất, nàng tất lọt vào nhà quyền quý.
(Xem: 60269)
Trong "Nam Kha ký thuật" của Lý Công Tá đời nhà Đường có kể truyện Thuần Vu Phần nằm mộng thấy chàng đến nước Hòe An. Thuần được vua Hòe An cho vào bái yết.
(Xem: 6943)
Thuần Vu Phần ngày xưa rất nghèo, nằm ngủ bên gốc cây hòe, chiêm bao thấy hai sứ giả mời ông làm Phò mã,...
(Xem: 26604)
"Hoàng lương" có nghĩa là kê vàng. Ngày xưa có Lư Sinh đi thi không đỗ, vào hàng cơm nghỉ chân. Có một lão già cho mượn một cái gối nằm.
(Xem: 13651)
Thời Ngũ Đại, có một người tên là Mã Ân, tiếm ngôi vua. Mã Ân nguyên trước chỉ là một vị quan võ nhỏ, bộ hạ của quan Vũ An Tiết Độ Sứ đời Đường...
(Xem: 6841)
Dương Quý Phi (chữ Hán:楊貴妃, 719 – 756) là một cung phi của Đường Minh Hoàng. Bà được xếp vào một trong Tứ đại mĩ nhân của lịch sử Trung Quốc
(Xem: 41172)
"Ba sinh" do chữ "Tam sinh" nghĩa là ba kiếp luân chuyển: kiếp này sang kiếp khác. Duyên nợ ba sinhduyên nợ từ ba kiếp với nhau.
(Xem: 9284)
Câu thành ngữ này có nghĩa là bàn định với con cáo hoặc con hổ để lột da chúng. Nay thường dùng để ví về những việc bàn luận đều phải hy sinh lợi ích của đối phương...
(Xem: 9135)
Điển tích Tơ Hồng do chuyện ngày xưa, bên Tàu có một người tên là Vi Cố, một bữa đi chơi trăng, bắt gặp một ông già đang ngồi xe các sợi dây đỏ.
(Xem: 6498)
Chim Cuốc còn có tên là Đỗ Quyên, Tử Quy hay Đỗ Vũ. Giống chim này, đầu mỏ hơi cong, miệng to đuôi dài, lưng màu tro, bụng sắc trắng có một đường đen...
(Xem: 12061)
Chim Việt là loài chim sinh ở đất Việt, thuộc phía nam nước Tàu. Mỗi năm cứ đến buổi đầu thu, từng đàn chim Việt bay sang phương Bắc để kiếm ăn.
(Xem: 19176)
Ngày nay, mọi người đều hiểu thành ngữ này là một cách nói ngoa dụ để chỉ người đàn bà rất đẹp, giống như cách hiểu thành ngữ "hoa hờn nguyệt thẹn"...
(Xem: 10346)
"Chắp cánh, liền cành" tức là "Chim chắp cánh, cây liền cành". Sách Nhĩ Nhã chép: Chim Kiêm giống chim le le, lông màu xanh, chỉ có một cánh và một mắt, thường ở phương Nam.
(Xem: 41618)
Hợp Phố xưa thuộc tỉnh Giao Châu, nay là Quảng Đông. Vào thời Bắc thuộc, miền bể ấy có rất nhiều ngọc châu (ngọc trai).
(Xem: 13080)
Tục truyền rằng đời xưa có một loại người gọi là Giao Nhân, ở dưới biển Nam Hải lên buôn bán với con người. Đến cuối năm thì họ phải trở về Thủy Cung.
(Xem: 14101)
Đời Hậu Hán (25-219), ở đất Giang Nam có một chàng hàn sĩ tên Lương Hồng. Nhà nghèo, Lương Hồng ở trong túp lều tranh vách đất. Họ Lương chăm học biết trọng liêm sỉ,...
(Xem: 11707)
Đời Tam Quốc (220-264), Tào Thực tự Tử Kiến là con thứ ba của Tào Tháo, vốn có tài làm thơ hay, được tiếng là đệ nhất thi nhân đời Tần-Hán nhưng có tính phóng túng.
(Xem: 9706)
Tục truyền có chàng thợ săn tên Dã Tràng, một ngày kia nhìn thấy một cặp rắn. Khi con rắn cái lột da thì rắn đực đi tìm đồ ăn mang về cho.
(Xem: 8038)
Một đêm nọ, sư cụ nằm mộng thấy một người đàn bà dắt năm đứa con nhỏ đến trước mặt mình rồi vái lấy vái để, miệng nói: "Xin cứu mạng! Xin cứu mạng!". Sư hỏi người đàn bà...
(Xem: 9436)
Cuối đời nhà Thương (1783-1154 trước D.L.) vua Trụ hoang dâm vô đạo, tàn hại lê dân, người người oán giận. Văn Vương là Cơ Xương, vốn là một chư hầu của nhà Thương, nhân từ đức hạnh...
(Xem: 7771)
"Bi Ca Tán Sở" là một bài hát do Trương Lương đặt ra cho hòa theo tiếng tiêu thổi để làm tan rã quân đội Sở Bá Vương Hạng Võ. Trương Lương tự Tử Phòng, người nước Hán...
(Xem: 19767)
Đời nhà Tống, ở vùng Vũ Khang thuộc Ngô Quận, có 1 người tên là Trầm Khánh Chi, từ nhỏ đã ôm chí lớn, lại có sức mạnh và giỏi về bài binh bố trận.
(Xem: 10530)
Đời nhà Tống, ở vùng Vũ Khang thuộc Ngô Quận, có 1 người tên là Trầm Khánh Chi, từ nhỏ đã ôm chí lớn, lại có sức mạnh và giỏi về bài binh bố trận.
(Xem: 7818)
Lời lẽ và ý tứ hai câu vốn mượn ý và lời ở hai câu liền nhau trong bài "Hàm đan thiếu niên hành" của Cao Tứ đời Đường: Vị tri can đảm hướng thùy thị, Linh nhân khước ức Bình Nguyên Quân.
(Xem: 49524)
Những thay đổi lớn trong cuộc đời, trong xã hội, thường được người Việt ví với "bãi bể nương dâu". Thí dụ: Phút giây bãi bể nương dâu, Cuộc đời là thế biết hầu nài sao. (Lê Ngọc Hân - Ai tư vãn)
(Xem: 16673)
Bát Trân ý nói là những món ăn ngon. Ngày xưa, có 8 món ăn được liệt vào hạng ngon nhất, nấu công phu và rất bổ dưỡng, chỉ có vua chúa mới có dịp ăn, ấy là...
(Xem: 17040)
Bá Nha đời Xuân Thu là một người có tài đàn. Chung Tử Kỳ là người biết thưởng thức âm nhạc. Khi Bá Nha ngồi gảy đàn, bụng nghĩ đến núi, thì Chung Tử Kỳ khen: "Tiếng đàn chót vót như núi cao".
(Xem: 23032)
Trong thời Pháp thuộc, có một bọn người chuyên tổ chức những "trò chơi có thưởng". Trò chơi của bọn họ gồm một cái que và ba chiếc lá. Mỗi lá có đính một chiếc vòng nhỏ ở cuống.
(Xem: 18097)
Nguyên Sở Hạng Võ chiếm đất Quang Trung là đất hưng vương, núi non hiểm trở; còn Hán Lưu Bang vì thế lực yếu nên phải bị đày vào đất Bao Trung.
(Xem: 29733)
Trong lịch sử Phật giáo Trung Quốc có vua Lương Võ Đế rất tin tưởng Phật pháp, song bà Hoàng hậu tên Hy Thị được vua yêu quý nhất thì tánh lại độc ác...
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant