TRIẾT
LÝ NHÀ PHẬT
Đoàn Trung Còn biên soạn, Nguyễn Minh Tiến hiệu đính
Ngài sanh ra tại nước Ma-đề, họ Uất-đầu-lam, cha tên là Thiên-cái mẹ tên là Phương-chánh. Trong quyển “Phật Tổ chánh tông đạo ảnh” có ghi rằng: Khi Tổ đời thứ mười bảy, Tăng-già-nan-đề du hành và hằng hóa đến nước Ma-đề, ngài gặp một đứa trẻ cầm kính đi tới phía ngài. Tổ bèn hỏi rằng:
“Ngươi mấy tuổi?”
Đứa trẻ đáp:
“Một trăm tuổi.”
Tổ hỏi:
“Ngươi còn thơ ấu mà sao nói là một trăm tuổi?”
Đáp rằng:
“Có kẻ sống đến một trăm tuổi mà không hội được cơ duyên của chư Phật. Chẳng bằng người sanh ra chưa đầy một ngày mà đã quyết liễu được ý đạo.”
Lúc ấy, có gió thổi làm cho tiếng chuông treo trên điện ngân lên. Tổ hỏi:
“Đó là chuông kêu hay là gió kêu?”
Đứa trẻ đáp:
“Không phải gió kêu, cũng không phải chuông kêu. Chính tại tâm mình kêu vậy.”
“Tâm lại là cái gì?”
“Tâm vốn là tịch tĩnh.’
Tổ khen rằng:
“Lành thay! Lành thay!”
Liền đó, Tổ thu nhận đứa trẻ ấy làm đệ tử. Về sau, lại đem Chánh pháp nhãn tạng mà truyền phó cho. Đứa trẻ ngày ấy chính là ngài Tăng-già Xá-đa.
Về sau, Tổ Tăng-già Xá-đa du hóa đến xứ Nguyệt Chi, độ cho ngài Cưu-ma-la-đa. Ngài truyền phó Chánh pháp cho Cưu-ma-la-đa làm Tổ đời thứ mười chín, có truyền bài kệ dưới đây:
Hữu chủng, hữu tâm địa,
Nhân duyên năng phát manh.
Ư duyên bất tương ngại,
Đương sanh sanh bất sanh,
有種有心地
因緣能發萌
於緣不相礙
當生生不生。
Dịch nghĩa
Có giống sẵn, có đất tâm,
Nhân duyên đầy đủ thì đâm mộng liền.
Nếu không trở ngại các duyên,
Lần hồi sanh nảy, nhưng tuyền chẳng sanh.
Đoàn Trung Còn biên soạn, Nguyễn Minh Tiến hiệu đính
V. Chư Tổ sư Tây Thiên
17.TỔ TĂNG-GIÀ XÁ-ĐA
僧伽舍多祖Ngài sanh ra tại nước Ma-đề, họ Uất-đầu-lam, cha tên là Thiên-cái mẹ tên là Phương-chánh. Trong quyển “Phật Tổ chánh tông đạo ảnh” có ghi rằng: Khi Tổ đời thứ mười bảy, Tăng-già-nan-đề du hành và hằng hóa đến nước Ma-đề, ngài gặp một đứa trẻ cầm kính đi tới phía ngài. Tổ bèn hỏi rằng:
“Ngươi mấy tuổi?”
Đứa trẻ đáp:
“Một trăm tuổi.”
Tổ hỏi:
“Ngươi còn thơ ấu mà sao nói là một trăm tuổi?”
Đáp rằng:
“Có kẻ sống đến một trăm tuổi mà không hội được cơ duyên của chư Phật. Chẳng bằng người sanh ra chưa đầy một ngày mà đã quyết liễu được ý đạo.”
Lúc ấy, có gió thổi làm cho tiếng chuông treo trên điện ngân lên. Tổ hỏi:
“Đó là chuông kêu hay là gió kêu?”
Đứa trẻ đáp:
“Không phải gió kêu, cũng không phải chuông kêu. Chính tại tâm mình kêu vậy.”
“Tâm lại là cái gì?”
“Tâm vốn là tịch tĩnh.’
Tổ khen rằng:
“Lành thay! Lành thay!”
Liền đó, Tổ thu nhận đứa trẻ ấy làm đệ tử. Về sau, lại đem Chánh pháp nhãn tạng mà truyền phó cho. Đứa trẻ ngày ấy chính là ngài Tăng-già Xá-đa.
Về sau, Tổ Tăng-già Xá-đa du hóa đến xứ Nguyệt Chi, độ cho ngài Cưu-ma-la-đa. Ngài truyền phó Chánh pháp cho Cưu-ma-la-đa làm Tổ đời thứ mười chín, có truyền bài kệ dưới đây:
Hữu chủng, hữu tâm địa,
Nhân duyên năng phát manh.
Ư duyên bất tương ngại,
Đương sanh sanh bất sanh,
有種有心地
因緣能發萌
於緣不相礙
當生生不生。
Dịch nghĩa
Có giống sẵn, có đất tâm,
Nhân duyên đầy đủ thì đâm mộng liền.
Nếu không trở ngại các duyên,
Lần hồi sanh nảy, nhưng tuyền chẳng sanh.
Gửi ý kiến của bạn