Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sách Văn Học Phật Giáo
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

10. Tách trà một buổi sáng

14 Tháng Ba 201100:00(Xem: 4948)
10. Tách trà một buổi sáng

LỜI KINH XƯA BUỔI SÁNG NÀY
Tác giả: Nguyễn Duy Nhiên, Nguyễn Minh Tiến hiệu đính

I. Đóa tường vi vẫn nở

Tách trà một buổi sáng

Sáng nay trời âm u và lộng gió, như muốn mưa. Lá đã bắt đầu rơi nhiều. Những chiếc lá xanh của khu rừng cạnh nhà cũng đang từ từ đổi sang màu vàng, đỏ, tím. Có vài thân cây cao lá vẫn còn xanh, nhưng những dây leo bám trên ấy lá đã đổi sang màu đỏ thẫm, lẫn trong đám lá xanh. Mùa thu đến bằng những buổi tối thật lạnh. Sáng ra vườn, tôi thấy những hạt sương đông thành đá trên những chiếc lá rụng trên sân.

Sáng nay tôi lấy chổi ra sau nhà quét lá. Mùa này sân nhà tôi không những đầy lá mà còn có vô số những hạt cây sồi rụng đầy. Trái sồi khô, màu nâu, giống như quả cau nhưng nhỏ như trái chùm ruột vậy. Bé Khánh Như chưa đầy một tuổi cũng theo ba nó ra sân. Nó ngồi trong chiếc xe tập đi, loay hoay chạy theo sau lưng tôi. Nó lượm đâu được một chiếc lá màu vàng tươi rơi trên ghế, rồi ngồi thẳng người dậy, nhăn mặt dùng hai tay cố sức xé ra thành từng miếng nhỏ, và sửa soạn đưa vào miệng. Tôi phải chạy lại ôm nó lên, phủi tay cho sạch rồi bế vào nhà.

Mùa thu là mùa của lá và màu sắc. Chắc chỉ chừng vài tuần nữa là khu vườn bên kia sẽ chuyển mình trở thành một đại dương của màu sắc. Vào những ngày gió lộng, lá sẽ bay ngợp trời cao, lao chao trong gió, in hình trên nền trời xám như những đàn bướm đủ màu. Mỗi mùa thu thường đến một cách chậm chạpim lặng, chợt khi ta vừa biết thì nó cũng vừa mới đi qua.

Kinh nghiệm phi thường

Cái đẹp của thiên nhiên có khả năng nuôi dưỡng ta rất nhiều, bạn có nghĩ vậy không? Chẳng trách sao mà ngày xưa có những vị dám từ bỏ công danh phú quý, đi tìm một thảo am trong rừng núi, và chỉ cần “thu ăn măng trúc, đông ăn giá; xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao” mà vẫn thấy hạnh phúc. Mùa thu nơi đây mà chúng ta đi thiền hành trên những con đường nhỏ trong rừng, chắc là nhãn quan sẽ bị ngợp vì màu sắc của lá, vì vẻ đẹp của mùa thu, bạn nhỉ!

Nhiều người thích đọc văn của Krishnamurti vì ông có một lối viết nhẹ nhàng và thường chen vào đó những cái nhìn của ông về thiên nhiên. Ông có một cái nhìn rất sâu sắc, thấy được sự nhiệm mầu của sự sống trong những sự việc tầm thường hằng ngày: một con đường đất bụi, một buổi sáng mưa, một chiếc lá mùa thu hay một buổi chiều nhiều mây. Ông nói, cái nhìn sâu sắc là một cái nhìn bằng tâm hồn ngây thơ chưa bị sai lạcthành kiến. Ông viết: “Đằng kia là một ngọn núi với bóng mặt trời hoàng hôn; hãy nhìn nó bằng một con mắt đầu tiên, nhìn nó như là ta chưa từng thấy nó bao giờ, nhìn với sự ngây thơ, với một ánh mắt được tắm trong sự trống không, chưa hề bị kiến thức làm hư đốn - được như vậy thì thấy là một kinh nghiệm phi thường.”

Thấy là một kinh nghiệm phi thường! Tôi nhớ câu chuyện của thiền sư Huyền Sa. Một hôm thiền sư Huyền Sa đang ngồi trong thất, có một vị thị giả đứng hầu cạnh bên. Huyền Sa nhìn xuống nền thất thấy có một điểm trắng, ngài hỏi vị thị giả: “Ông có thấy điểm trắng ấy không?” Vị thị giả thưa: “Dạ, con có thấy.” Ngài bảo: “Ta thấy, ông cũng thấy. Vậy tại sao có người ngộ, có người không ngộ?”

Có lẽ mục đích của thiền là vậy, là để ta có thể thấy được như ngài Huyền Sa, như Krishnamurti. Cái thấy ấy đưa ta về với sự sống đang có mặt trong giờ phút hiện tại. Nó giúp ta đi, đứng, nằm, ngồi, lắng nghe, cười nói... làm những công việc hằng ngày với trọn con người của mình. Thiền tập cho ta sống một cuộc đời bình thường bằng những “kinh nghiệm phi thường”.

Hạnh phúc của hiện tại

Ngày xưa, khi nghe nói rằng ta có thể dùng sự an lạc để làm thước đo mức độ tu tập của mình, tôi thường tỏ ra không đồng ý. Nhưng giờ thì quan điểm ấy cũng đã thay đổi đi ít nhiều! Tôi hiểu rằng có được an lạc trong cuộc sống hằng ngày là ta đã tiến được một bước rất dài trên con đường tu tập rồi. Vì an lạc cũng là một trong những tính chất của Niết-bàn phải không bạn? Ông A. H. Almaas trong quyển “Being and the Meaning of Life” có viết: “Chúng ta hay đi tìm hạnh phúc, niềm vui trong mọi nơi, bằng mọi cách, mà đôi khi quên đi một hạnh phúc giản dị nhất, căn bản nhất, mà cũng là to tát nhất: sống trong hiện tại. Nếu chúng ta thật sự có mặt trong giờ phút này, thì hiện tại tự nó có đầy đủ hết, mọi hạnh phúc, mọi niềm vui mà ta hằng tìm kiếm.” Chân hạnh phúc không phải ở chỗ ta đạt được những gì mình muốn, mà là biết sống trong hiện tại.

Có lẽ sự sống tự nó có rất nhiều hạnh phúc. Nhưng nhiều khi ta cần được nhắc nhở lại điều ấy. Nhìn hoàng hôn xuống trên một bãi biển, lên cao xem mùa thu của núi rừng, uống một tách trà, đọc một quyển sách, đi dạo... Tất cả đều tiềm chứa một niềm an lạc chân thật. Mỗi hành động, mỗi việc làm của ta trong giờ phút hiện tại, nếu khéo léo, đều có thể mang lại sự an lạc cho mình. Đôi khi chúng ta cần phải va chạm với khổ đau mới ý thức được những hạnh phúc bình thường nhưng thật nhiệm mầu ấy.

Mấy tháng trước, đứa con gái bị bệnh, tôi phải vào nhà thương ở với nó trong mấy tuần. Mỗi buổi chiều đứng trên lầu cao, tôi thường bồng nó nhìn ra ngoài kia cửa sổ, có ánh nắng hoàng hôn nhuộm vàng mặt hồ, xa xa thành phố bắt đầu lên đèn. Không gian ngoài khung cửa kính tuy gần gũi, nhưng đối với tôi thấy vô cùng xa xôi. Tôi muốn được đi ra ngoài, bước những bước chân thật bình thường, tự do như tất cả mọi người khác. Nhưng tôi hoàn toàn không có khả năng làm được chuyện ấy. Tôi nghĩ đến những buổi sáng đi dạo với người thân, ngồi chơi với bạn bè, ghé qua thăm một tiệm sách... Bạn thấy không, những việc tầm thường ấy nếu khônghạnh phúc, là phép lạ thì là gì? Tôi nhìn xuống đường, xem những người đi bộ hối hả qua lại. Tôi không hiểu họ có ý thức được rằng họ là những người đang có hạnh phúc nhất trên đời này không! Hay lại sống trong quên lãng, bỏ đi những hạnh phúc trước mắt, rồi vội vã đeo đuổi một ước mơ nào đó mà có lẽ họ sẽ không bao giờ có.

Sống với những gì mình đang có, với bất cứ sự việc gì đang xảy đến với mình, chuyện ấy đòi hỏi một sự tu tập. Một sự tu tập trong và ngoài thiền viện. Trong lần tham dự một khóa tu năm rồi, tôi có làm quen với một anh bạn. Mỗi năm anh đều bỏ ra một tháng để đi tu tập trong các thiền viện. Anh kể, sau mỗi khóa tu, những ngày đầu trở về với thế giới bên ngoài anh thường cảm thấy chóng mặt vì sự vội vã của những người chung quanh, nhất là ở những nơi như ga xe lửa hay phi trường. Anh thấy người ta đua chen nhau một cách vô ý, hoàn toàn để cho hoàn cảnh sai xử. Nhưng chỉ vài tuần sau là anh không còn cảm thấy khó chịu nữa. Anh không còn thấy hành động của những người chung quanh là vội vã và hấp tấp. Lúc ấy anh tự hiểu khả năng duy trì chánh niệm của mình cũng đã suy giảm nhiều. Tuy vậy, anh cũng nhận thấy rằng những khóa tu tập nhiều ngày đã giúp anh có thể đối diện với những biến cố trong cuộc sống hằng ngày được hiệu quả hơn.

Hương vị một tách trà

Mùa thu là mùa của lá. Trên bàn viết của tôi vẫn còn một chiếc lá khô màu đỏ nhạt của mùa thu năm ngoái. Bây giờ nó đã bị vỡ thành hai ba mảnh. Mỗi buổi sáng đi làm tôi thường đi ngang qua một con đường nhỏ rợp lá cây che, có những vòm cây phủ kín bầu trời. Mấy hôm nay, đi ngang qua con đường nhỏ ấy lá đổ tứ phía. Tôi tưởng chừng như cả mùa thu của vũ trụ về tụ hội chỉ một nơi ấy.

Hình như thu năm nay trời lạnh sớm hơn mọi năm. Đứng ngoài hiên nhà tôi ngửi thấy mùi củi cháy thoảng trong không khí, quyện theo những làn khói bốc lên từ lò sưởi nhà hàng xóm. Phía dưới sân, vài con sóc chạy lòng vòng theo các gốc cây, chăm chỉ tha những hạt trái khô, tích trữ cho một mùa đông sắp đến. Tôi đi nấu một ấm nước để pha trà.

Trong những lần đi tu học, tôi được dạy cách nâng một tách trà và uống cho thật an lạc, cho thật trọn vẹn, bằng cả thân tâm của mình. Tôi vẫn còn cố gắng thực tập. Nhớ có lần đọc được câu này: “Hãy ôm trọn những khổ đau, tăm tối của cõi Ta-bà này cùng với những hạnh phúcbình an của cuộc đời. Đừng sợ hãi, đừng phân biệt! Người dũng sĩ làm được chuyện ấy mới có khả năng thưởng thức được trọn vẹn hương vị của tách trà.” Mỗi khi nâng lên một tách trà trong hai tay, tôi thấy mùa thu về thật bình yên.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 26649)
Nếu Đạo đức Phật giáo là một nếp sống đem lại hạnh phúc an lạc, nếp sống ấy cũng là một nếp sống đề cao cho con người vào một vị trí tối thượng...
(Xem: 20016)
Thực hành Phật giáo là tiến hành một cuộc chiến đấu giữa những thế lực tiêu cựctích cực trong tâm bạn. Thiền giả nỗ lực làm tiêu mòn điều tiêu cực...
(Xem: 18203)
Ðức Phật khuyên chúng ta nên thường xuyên suy ngẫm về cái chết, hàng ngày hay vào bất cứ lúc nào. Nó sẽ khơi dậy trong chúng ta sự tỉnh thứcý thức cấp bách...
(Xem: 32865)
Acarya Nagarjuna (A Xà Lê Long Thọ) giữ một địa vị hầu như vô song trong hàng các bậc Thánh Phật giáo trình bày xiển dương lời dạy của Phật Thích Ca Mâu Ni cho lợi lạc của thế giới.
(Xem: 18801)
Theo hiểu biết cơ bản của Phật giáo, tâm hồn về bản chất luôn mang tính sáng suốtthông tuệ. Thế nên, những rắc rối về tình cảm không hề tồn tại trong bản chất cơ bản của tâm hồn...
(Xem: 31663)
Bố thí là hạnh đầu tiên trong sáu hạnh của Bồ Tát. Nguyên âm chữ Phạn là Dàna có nghĩa là sự cho, dịch sang tiếng Hán Việt là Bố thí.
(Xem: 32585)
Bát Chánh Đạo rất dễ nhớ, nhưng ý nghĩa của chúng thâm sâu và đòi hỏi một sự hiểu biết về nhiều lãnh vực liên quan trong giáo lý của Đức Phật.
(Xem: 20151)
Trong nhà Phật dạy điều hòa thân này giống như ông chủ điều hòa bốn con rắn sống chung trong một cái giỏ vậy. Chúng luôn luôn thù địch nhau, muốn yên phải tìm cách điều hòa...
(Xem: 26353)
Đức Thích Ca Mâu Ni đã vì một đại nguyện lớn lao, một lòng từ vô lượng mà khước từ mọi hạnh phúc, quyền uy, tiện nghi vật chất để cầu đạo giài thoát.
(Xem: 20335)
Tâm đại từ bi có hai tính cách: Tính cách cứu khổ thì thay thế chúng sinh mà chịu mọi khổ não cho họ; tính cách cho vui thì có thể bỏ hết tất cả phước lạc mà cho chúng sinh.
(Xem: 23801)
Tôi tự cho rằng tôi có thực hay đó chỉ là một ý nghĩ về tôi do tôi tưởng nghĩ về tôi hoặc một ý nghĩ hay một hình ảnh về tôi do kẻ khác hay những kẻ khác tưởng nghĩ về tôi?
(Xem: 23915)
Nguyên-thỉ hay cận-đại Phật-giáo vẫn là Phật-giáo, nghĩa là vẫn có mục-đích giải-thoát diệt khổ, vẫn tôn trọng sự sống và chân-lý, vẫn chủ trương từ-bi tế-độ.
(Xem: 15133)
Lang thang trên đất nước Myanmar rộng lớn bạn sẽ không ngừng được tiếp xúc với hàng loạt xưởng thủ công tạc tượng Phật từ đá (chủ yếu là đá cẩm thạch)...
(Xem: 15038)
Nhìn thấy rõ tướng vô thường và khổ đau đang bủa xuống quanh cuộc sống, đêm rằm tháng hai âm lịch, Thái tử lên ngựa Kiền-trắc (Kanthaka) cùng với người hầu cận...
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant