Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sách Văn Học Phật Giáo
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

5. Sẻ chia

21 Tháng Ba 201100:00(Xem: 8121)
5. Sẻ chia

BÓNG THỜI GIAN
Tác giả: Diệu Kim

SẺ CHIA

Chị Tám nằm nghiêng vào vách, cố ngăn những giọt nước mắt trào ra. Suốt đêm chị không ngủ được, tai nghe tiếng con thằn lằn tặc lưỡi mà tưởng như tiếng than thở của chính mình. Chị không ngờ mình ăn hiền ở lành như thế, cố gắng chu toàn bổn phận làm vợ, làm mẹ, làm dâu như thế, mà bây giờ “người ta” lại phản bội chị. Trời ơi, hai tiếng “phản bội” làm lòng chị đau như cắt. Rồi chị khóc. Khóc tự lúc nào không hay... Thôi, không kềm nén được nữa, những giọt nước mắt cứ lăn dài, lăn dài xuống chiếc gối mà chị đã nằm suốt bao nhiêu năm hạnh phúc...

“Người ta” đây là anh Tám, người chồng chị rất mực yêu thương. Hồi mới cưới nhau, nhà nghèo, cha mẹ già, chị cùng anh chịu đựng vất vả, làm lụng đầu tắt mặt tối để xây dựng cơ ngơi. Chị hy sinh hết cho chồng con được sung sướng. Chị chỉ có một niềm vui duy nhất là được quỳ dưới chân Đức Phật lễ lạy hằng đêm, xin Ngài gia hộ, và nguyện tu sửa thân tâm xứng đáng với lời dạy của Ngài. Ánh mắt từ bi của Đức Phật hòa cùng khói hương trầm làm chị cảm thấy nhẹ nhõm, an lạc, để tiếp tục chịu đựng thêm một ngày vất vả nữa.

Một ngày, lại một ngày... Bao nhiêu năm đã trôi qua... Giờ đây gia đình đã vượt cơn khó khăn, đã tạm gọi là ổn định. Chị có thể rảnh rang đôi chút để đi chùa, làm công quả, nghe kinh, tạ ơn Trời Phật. Chị vui với cảnh thiền môn thanh tịnh hơn là những thú chơi đùa bên ngoài. Mỗi lần đi chùa về, thấm nhuần giáo pháp của Đức Phật, chị lại thấy yêu thương mái gia đình của mình hơn, càng muốn cư xử hòa ái, muốn làm những điều tốt đẹp, tận tụy cho chồng con được hạnh phúc. Đó là bổn phận của người Phật tử tại gia mà chị được học và muốn thực hành ngay trong đời sống của mình. Với xóm giềng, chị cũng hết mực tử tế, giúp đỡ. Cả xóm đều khen chị và cầu mong cho chị được hưởng phước lành xứng đáng với tấm lòng của chị.

Chị cũng thấy mình “có phước”, tuy nghèo khó buổi ban đầu nhưng bù lại có được người chồng cần cù, lương thiện. Anh Tám không ham mê rượu chè, cờ bạc như phần lớn những người đàn ông ở nông thôn. Người ta đi làm về mệt, quanh quẩn ở quê đâu có gì vui chơi giải trí, thế là chỉ còn cách sà vào bàn rượu uống ít ly đế giải sầu. Rồi buồn buồn cầm lá bài lên chơi, cũng trôi qua ngày tháng. Nhưng anh Tám thì không. Hết đi đồng thăm lúa, lại về nhà tẩn mẩn đóng lại chuồng gà chuồng vịt, sửa bàn sửa ghế cho vợ con, hoặc chăm sóc cha mẹ già. Rảnh lắm thì anh ngồi nựng con, làm trâu cho nó cỡi. Thằng con lớn bộn rồi mà vẫn leo lên lưng ba. Hai cha con “nghé ọ, nghé ọ” vang nhà. Lúc đó, chị Tám nghĩ, mình có chết vì anh mình cũng vui lòng.

Vậy mà, không ngờ cái cảnh đầm ấm đó nay đã vỡ tan như bọt bong bóng trời mưa. Chị Tám ngồi dậy, nhìn qua khung cửa sổ, nơi màn mưa đang giăng kín trời đêm. Mưa không lớn mà tí tách tí tách buồn thúi ruột. Mưa như vầy thường nổi lên rất nhiều bong bóng. Bong bóng phập phồng trôi dưới thềm gạch, rồi vỡ ra không một tiếng vang. Cũng như hạnh phúc của chị vỡ ra không một tiếng vang. Cái tin anh Tám có vợ bé lọt vào tai chị, chị cứ tưởng chuyện đùa. Đến lúc chị hỏi anh, anh thú thiệt mà chị vẫn không tin. Khi chị thực sự tin rồi, chị vẫn nghĩ đó là một giấc chiêm bao. Giấc chiêm bao của đời chị. Chị đã ngủ ngay trên chính hạnh phúc của mình. Giờ tỉnh dậy, hạnh phúc tan biến, chỉ còn lại nỗi luyến tiếc, khổ đau.

Nước mắt khô lại thành một dòng căng căng trên má, chị cũng không buồn lau. Chị bước xuống giường, bất giác đi về phía bàn thờ Phật. Từ ngày đó chị đã không còn ngủ chung với anh Tám, nên những đêm chị thức trăn trở cũng không làm phiền ai. Ban ngày chị vẫn giữ mọi nếp sinh hoạt cũ, vẫn tận tụy lo lắng cho anh Tám như không có gì xảy ra. Nhưng ban đêm, chị mới để cho nước mắt của mình tuôn rơi, và thường quỳ dưới chân tượng Phật như tìm một nơi nương tựa, chở che.

Đêm nay cũng vậy, chị thắp ba cây hương, cắm lên, rồi quỳ phục xuống, lòng trống rỗng, mệt mỏi, không niệm được câu nào, không suy nghĩ được điều gì. Rất lâu, chị ngước mắt lên nhìn ảnh Phật. Dưới ngọn đèn mờ mờ, gương mặt Phật vẫn sáng ngời một ánh sáng từ bi, hỷ xả. Vẫn nụ cười như là không cười, nhưng hé mở một niềm an lạc vô biên. Chị Tám nhìn mãi nụ cười ấy, cho đến lúc chị nghe thoang thoảng mùi hương của hoa sen, chị mới giật mình. Trời ơi, bình hoa trên bàn thờ đã héo khô mà chị quên thay. Những ngày này, tâm trí chị cứ đảo điên như thế nào ấy.

Chị vói tay cầm cái bình xuống. Những bông sen héo rũ, xám xịt một màu buồn bã. Nhưng lạ kỳ chưa, hương sen sao mà cứ phảng phất không rời. Ngón tay chị Tám mân mê cái búp sen thon thả xinh xinh như hai bàn tay chắp vào nhau. Tuy giờ đã nhũn ra, nhưng dáng của nó vẫn dễ thương quá. Và khi ngón tay chị Tám chạm vào cái cuống đầy gai, một luồng cảm xúc chợt dâng lên làm chị choàng tỉnh. Gai hoa nham nhám cứa vào da chị khiến chị tỉnh táo lạ kỳ.

Chị nhìn đăm đăm bình hoa trong tay. Mới hôm nào cánh sen hãy còn mơn mởn hồng tươi, và chị đã vui sướng cắm nó vào bình dâng lên cúng Phật. Thế mà bây giờ, cánh nào cũng úa tàn, nhụy nào cũng rã rời bay xuống đất. Chính bàn tay thời gian đã thực thi cái lý “vô thường.” Vạn vật rồi cũng theo luật ấy. Có cái gì thường còn mãi đâu. Có sanh thì có diệt. Có tươi thắm thì có úa tàn. Có hạnh phúc thì có khổ đau. Chị Tám chợt liên tưởng đến phận mình, có khác chi những cánh sen này. Tất cả đều chịu chung quy luật vô thường. Tại sao chị lại cầu mong cái hạnh phúc kia trở nên bền vững? Tại sao chị lại tin chắc rằng nó không thay đổi? Tại sao chị lại bắt cái tâm anh Tám mãi đứng yên? Như vậy há chẳng phải chị muốn mọi vật quanh chị đi ngược lại cái quy luật kia không? Vậy mà chị vẫn tự hào chị là Phật tử thuần thành, rằng chị học thuộc giáo pháp của Đức Phật. Giờ đây đụng tới cái vật sở hữu của chị thì mới thấy chị chống chọi với “cái hiểu” của mình như thế nào. Than ôi, giữa “hiểu” và “thực hành” giáo lý là cả một khoảng cách.

Chị Tám thở dài, nhận ra mình đã thua trong cuộc thi này. Vâng, có thi mới biết mình đậu hay rớt. Có vấp phải trở ngại trên đời thì mới biết mình hay dở ra sao. Có lẽ Đức Phật bày ra cơ sự này để thử thách chị hay chăng? Bất giác, chị ngước mắt nhìn lên ảnh Phật, thẳng thắn nhìn vào đôi mắt của đấng Từ Phụ. Chị hỏi Phật, phải chăng Ngài đang làm cuộc trắc nghiệm đối với đệ tử của Ngài?

Phật vẫn im lặng ngồi tĩnh tọa trước cội bồ đề. Không có câu trả lời nào cho chị. Không gian im ắng đến mức chị Tám cũng không còn nghe những giọt mưa tí tách ngoài sân. Phật không nói lời nào, không bao giờ nói. Duy nụ cười, ồ nụ cười sao mà rạng rỡ ánh từ bi hỷ xả. Nụ cười đã kéo chị Tám trở lại thực tế. Trong chị bỗng lóe lên một luồng ánh sáng nhiệm mầu, nó chợt xua tan đi tất cả nặng nề từ suốt đêm nay, nó nâng chị lên khỏi niềm u uất, rã rời mà chị đã cố gắng chịu đựng. Chị bỗng thấy mình phải làm một cái gì đó, thực sự là phải làm, phải quyết định dứt khoát. Việc làm ấy sẽ chấm dứt mọi suy nghĩ mơ hồ, ngổn ngang trong lòng chị bấy lâu nay, đưa chị đến một sự ổn định, nhẹ nhõm hơn. Chị tin rằng nếu chị làm được việc ấy thì chị sẽ trở nên bình tâm hơn, dù nó sẽ là một bất ngờ đối với mọi người và ngay cả đối với chị.

Chị Tám nhẹ nhàng đặt bình hoa lên chỗ cũ, tự nhắc mình ngày mai phải mua hoa mới thay vào. Dẫu sao, điều quan trọng với chị là hương hoa còn thơm ngát dù sắc hoa đã thay đổi, úa tàn.

°

Lâu lắm rồi chị mới bước vào phòng anh Tám. Bước chân chị hơi bối rối, nhưng rồi dần dần tự tin, mạnh mẽ hơn. Anh Tám ngồi bật dậy, không khỏi ngạc nhiên nhìn chị. Lòng anh chợt quặn lên khi thấy vóc dáng nhỏ bé của người vợ nay như nhỏ bé thêm, và khuôn mặt tuy có vẻ thanh thản hơn nhưng cũng còn hốc hác, để lộ đôi gò má xương xươngmất ngủ. Anh lật đật kéo tay chị ngồi xuống mép gường. Nhưng chị đã kêu anh ra bộ ghế mây cạnh đó, rót hai ly trà nhỏ để trước mặt hai người.

Thái độ nghiêm trang của chị làm anh lo sợ. Và rồi anh điếng hồn khi nghĩ rằng chị sẽ đòi ly dị. Mấy tháng nay chị không nói lời nào, đã như một bản án treo dành cho anh. Thà là chị la lối, hạch hỏi, thậm chí đi đánh ghen, thì anh cũng biết đường mà phản ứng. Đàng này chị chỉ yêu cầu anh kể hết mọi việc cho chị nghe, rồi chị tới nhà cô “vợ bé” của anh một lần, nhìn mặt cô ta. Anh đã chờ đợi những giọt nước mắt, chờ đợi những lời đay nghiến, những tiếng chén bát đổ vỡ... Vậy mà tuyệt không. Chỉ có điều, anh phải nằm ngủ một mình trong căn phòng mà hai vợ chồng đã từng hạnh phúc. Anh tự nguyền rủa mình hư hỏng, tệ bạc. Anh tự mắng mình là một thằng chồng khốn nạn, có người vợ đảm đang, hiền thục, thủy chung như thế mà mình lại đang tâm làm khổ. Anh không muốn chị khổ nữa, anh quyết định cắt đứt với cô gái kia.

Nhưng khi anh đối diện với cô, thì anh không đủ dũng khí thực hiện quyết định ấy. Cô yêu anh thực tình, biết mình phạm sai lầm, tội lỗi với vợ anh, nhưng cô không đủ sức xa anh. Thật ra cô đâu có tội tình gì, chỉ tại anh chủ động gieo tình cảm cho cô. Mà anh cũng không hiểu nổi mình. Bao nhiêu năm anh yêu thương vợ con như thế, vậy mà chẳng hiểu sao khi gặp cô trong một buổi cúng đình, anh lại thấy xao xuyến lạ kỳ. Cô giản dị trong chiếc áo bà ba trắng, thành kính thắp hương, nét mặt cô bừng sáng thánh thiện, trong trẻo, hiến dâng. Anh cảm tưởng cô là một đóa hoa đồng nội tinh khiết mà vẫn đủ sắc hương làm say đắm lòng người. Thế là anh theo cô, dai dẳng ngày này qua ngày khác, cho đến lúc cô hoàn toàn thuộc về anh. Ngoài tình yêu chân thành cô dành cho anh, lại còn có đứa con trong bụng, vậy thì anh làm sao bỏ cô cho đành. Thế nào thì anh cũng đã làm khổ hai người đàn bà, anh càng thấy ân hận, ray rứt hơn. Nhưng anh không biết giải quyết cách nào nữa. Anh im lặng, sẵn sàng chịu đựng mọi hình phạt mà hai người phụ nữ ấy dành cho anh.

Giờ chị Tám đang ngồi trước mặt anh đây, báo hiệu một “hình phạt.” Mà trời ơi, chị hành hạ anh như thế nào anh cũng chịu, chỉ xin chị đừng ly dị, đừng bỏ anh mà đi. Anh không muốn mất chị. Anh đã quen cảm giác ấm áp khi có chị hiện diện trong nhà, đã quen bàn tay chị pha trà, nấu cơm, quen nghe giọng nói chị hiền hậu, thậm chí quen cả giọng tụng kinh mà anh thường trêu đùa thử xem chị có “nổi sân” lên không... Anh quen nhiều thứ lắm, giờ mất đi chắc anh không sống nổi. Anh nhìn chị đăm đắm như van cầu, như sợ hãi...

Chị Tám đưa ly trà cho anh:

– Anh uống thử coi. Em mới học cách ướp trà của sư cô. Ướp bằng hoa sen đó.

Anh Tám chỉ nghe vị trà đắng ngắt như chính lòng mình đang cay đắng, mà cũng ráng nói:

– Ừ, thơm quá. Em khéo thiệt.

Chị Tám hơi mỉm miệng cười:

– Thơm thiệt không?

Anh Tám gật đầu, cảm thấy “dễ thở” trước nụ cười của vợ.

– Em định bàn với anh một việc quan trọng. Là việc của anh và cô Hương.

Anh Tám lại thấy “nín thở”.

– Em nghĩ, âu là hai người kiếp trước cũng có duyên nợ với nhau nên bây giờ mới gặp nhau như thế. Em học Phật pháp, hiểu rằng không có cái gì tự nhiên sinh ra, mà phải do duyên hợp. Xét cho cùng cô Hương cũng không có lỗi. Phụ nữ thường nhẹ dạ, nếu anh không theo tán tỉnh thì cô ấy đâu có ngã lòng. Thôi thì em bàn như vầy, em và anh phải lo cho cô ấy và đứa con trong bụng.

Anh Tám thở phào một cái như có ai vừa lấy cục đá nặng ngàn cân ra khỏi ngực. Vậy là chị Tám quyết định lấy tình thươnglịch sự đối đãi với cô, đủ cho anh yên tâm và cảm phục lắm rồi. Nhìn gương mặt vợ, anh biết chị không đòi ly dị đâu. Thế là nhẹ nhõm cho anh cả đôi đàng. Ủa, mà chị Tám nói “lo” cho cô Hương với cả đứa con trong bụng là “lo” làm sao? Chắc chị bảo anh chu cấp tiền bạc cho cô sinh sống, sanh nở chứ gì? Nếu vậy, vợ anh quả là tốt bụng. Nhưng cô Hương cũng không cần lắm đâu. Cô rất đảm đang, hứa là sẽ không làm phiền đến gia đình anh, miễn sao nhận được sự cảm thông, tha thứ từ phía chị. Dẫu vậy, nếu cô Hương biết được ý tốt của chị Tám, hẳn cô sẽ xúc động đến khóc. Anh Tám cũng muốn khóc đây.

Giọng chị Tám đều đều:

– Em định làm lễ cưới cho anh với cô ấy.

– Hả?

Anh Tám tưởng mình từ trên trời rơi xuống. Anh có nghe lầm không? Hay là vợ anh định giỡn cho anh... “run” chơi! Cái bà này, chuyện hệ trọng như vậy còn đem ra giỡn...

– Em đâu có nói giỡn. Em nói thiệt đó. Anh phải đi cưới cô Hương.

– Đâu có được. Anh mặt mũi nào làm cái chuyện kỳ cục đó. Ai đời, vợ con sờ sờ ở nhà mà đi sắm vai... chú rể.

– Anh không mặt mũi nào, vậy chứ cô Hương mặt mũi nào mà sống với xóm giềng. Người ta là con gái, bây giờ cái bụng chè è ra đó, anh coi tủi hổ biết bao nhiêu. Rồi con sinh ra đời bị chế giễu là con hoang. Anh làm hại cả cuộc đời người ta, thì bây giờ anh có cố gắng một chút cũng đâu có sao.

– Nhưng... không được mà...

– Anh Tám à, anh thử tưởng tượng coi, nếu như cô Hương không đủ sức chịu đựng, rồi cô tự tử hoặc bỏ rơi đứa con, nó sẽ lớn lên trong viện mồ côi, hoặc phải ở đợ, bụi đời... Chừng đó, dẫu nó không oán hận mình thì lương tâm mình cũng không yên. Từ tội lỗi này mình lại gây thêm tội lỗi khác. Đứa nhỏ hoàn toàn vô tội, mình đừng bắt nó gánh chịu hậu quả của người lớn. Nói thiệt, em không đành lòng thấy nó côi cút, hư hỏng. Con mình sao mình biết thương, mà mình lại hất hủi nó. Dù gì, nó cũng là giọt máu của anh. Anh và em phải lo cho nó.

– Thì mình gởi tiền nuôi nó được rồi.

– Tiền đâu phải là tất cả. Anh nhớ không, hồi đó nhà mình nghèo nhưng vẫn hạnh phúc vì vợ chồng con cái sum họp, con mình nên người vì có cha dạy dỗ, chở che. Tình thương đôi khi hơn cả tiền bạc anh à. Anh phải là người cha đúng nghĩa đối với con cô Hương, thương yêu dạy dỗ nó như đối với con mình. Như vậy anh phải đường hoàng lui tới, đường hoàng sống với nó cho nó đừng tủi thân. Cho nên, chỉ có cách là anh cưới cô Hương.

– Anh làm sao có danh chánh ngôn thuận mà cưới chớ.

Dĩ nhiên rồi. Nhưng em sẽ đi cưới cho anh.

Anh Tám mở to mắt kinh ngạc. Chị Tám tiếp:

– Em sẽ mua trầu cau sính lễ, rồi đứng ra thưa với ba má cô Hương, chấp nhận cô như vợ của anh. Như vậy nghĩa là em đi cưới vợ cho anh chớ gì.

– Nhưng pháp luật chỉ chấp nhận một vợ một chồng.

– Đúng là cô Hương không làm hôn thú với anh được. Nhưng dẫu sao cái lễ cưới đơn sơ đó cũng làm cô Hương bớt tủi thân, bớt bị dị nghị, và con cô sinh ra đường hoàng gọi anh bằng cha, được tới lui chăm sóc. Còn sau này cô có gặp ai vừa ý mà kết hôn thì cô cũng được quyền tự do. Đằng nào, coi như cô cũng có chồng đàng hoàng.

Anh Tám thở dài trước quyết định của vợ. Anh vừa mừng lại vừa lo. Mà thôi, cứ làm theo ý chị. Anh tin rằng một người có tâm đạo như chị ắt sẽ không làm khổ cho ai. Sự hy sinh này anh không biết lấy gì đền đáp cho nổi.

°

Đ

ám cưới rất giản dị, nhưng lại là sự kiện nổi đình nổi đám của cái huyện Châu Thành. Trên đời, chưa có bà vợ lớn nào đi cưới vợ bé cho chồng. Thời phong kiến thì có, vì tục năm thê bảy thiếp, nhưng các bà đều buộc lòng mà làm, bất đắc dĩ mà làm với sự hằn học, ghen tuông, chứ có ai lại tự nguyện, vui vẻ như chị Tám. Dân trong huyện bảo nhau: “Ối, mấy lúc rồi rã đám cho coi. Đàn bà mà, ai lại hổng ghen!” Và họ chờ đợi cái cuộc tình tay ba kia tan vỡ...

Nhưng rồi gia đình chị Tám vẫn trong ấm ngoài êm. Anh Tám thêm nể nang, thương yêu chị. Cô Hương thì khỏi nói, một mực tôn kính. Nhà anh Tám ở Cái tàu Hạ, nhà cô Hương ở Cái Gia, nhưng hai bên thường tới lui thăm viếng. Con cô Hương kêu chị Tám bằng “má” ngọt xớt, và lớn lớn một chút thì lên ở luôn với “má” để đi học cho gần. Chị Tám thấy lòng thanh thản, nhẹ nhàng, và thời gian chị dành cho chùa chiền càng nhiều hơn. Anh Tám cũng bắt chước vợ, đi chùa, học kinh. Trong lòng anh, vợ anh cũng là một vị Phật.

°

Hai mươi năm trôi qua...

Bà Tám đứng ra làm chủ hôn cho con cô Hương ngày nào. Cô Hương tóc cũng hoa râm, cung kính mời “chị Tám” đảm nhận vai trò người mẹ trong ngày vui của con. Cô khóc, những giọt nước mắt hạnh phúc lẫn tri ân. Còn bà Tám lại cười.

Rồi bà xuất gia, cất cốc tu tại nhà. Bóng áo lam của bà vẫn dịu dàng chia sẻ với mọi người lòng yêu thương, chung thủy...

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 14302)
Toàn bộ lý do vì sao phải học tập về Giáo Pháp (Dhamma), những lời dạy của Đức Phật, là để tầm cầu một con đường vượt qua khổ não, đạt đến an bìnhhạnh phúc.
(Xem: 14562)
Trong Phật giáo, chúng ta không tin vào một đấng Tạo hóa nhưng chúng ta tin vào lòng tốtgiữ giới không sát hại sinh linh. Chúng ta tin vào luật nghiệp báo nhân quả...
(Xem: 11841)
Ðạo Phật cốt đào luyện tâm hồn người hoàn toàn trong sạch, nên cực lực sa thải những tính: tham lam, sân hận, oán thù... đang trú ẩn trong tâm giới người.
(Xem: 14356)
Với niềm vui lớn lao, vua Tịnh Phạn chúc mừng hoàng hậu và thái tử vừa mới đản sinh. Dân chúng tổ chức các buổi hội hè tưng bừng và treo cờ kết hoa rực rỡ trên toàn quốc.
(Xem: 13271)
Tập sách này gồm có những bài viết đơn giản về Phật Pháp Tại Thế Gian, Cốt Tủy Của Ðạo Phật, Vô Thượng Thậm Thâm Vi Diệu Pháp, những điều cụ thể, thiết thực...
(Xem: 14634)
Tập sách này là kết tập những bài báo viết trên Bản Tin Hải Ấn và Phật Giáo Việt Nam trong cùng một chủ đề. Đó là Con Đường Phát Triển Tâm Linh.
(Xem: 12641)
Chúng tôi viết những bài này với tư cách hành giả, chỉ muốn đọc giả đọc hiểu để ứng dụng tu, chớ không phải học giả dẫn chứng liệu cụ thể cho người đọc dễ bề nghiên cứu.
(Xem: 25230)
Cư sĩ sống trong lòng dân tộc và luôn luôn mang hai trọng trách, trách nhiệm tinh thần đối với Phật Giáo và bổn phận đối với cộng đồng xã hội, với quốc gia dân tộc.
(Xem: 27865)
Chúng tôi viết quyển sách này cho những người mới bắt đầu học Phật. Bước đầu tuy tầm thường song không kém phần quan trọng, nếu bước đầu đi sai, những bước sau khó mà đúng được.
(Xem: 26340)
Pháp môn Tịnh Độ cao cả không cùng, rộng lớn như trời che đất chở. Đây là Pháp môn tổng trì của chư Phật ba đời, là đạo mầu đặc biệt trong một đời giáo hóa của đức Thích Ca.
(Xem: 17228)
Đôi khi mọi người nghĩ cái chết là sự trừng phạt những việc xấu xa mà họ đã làm, hoặc là sự thất bại, sai lầm, nhưng cái chết không phải như vậy. Cái chết là phần tự nhiên của cuộc sống.
(Xem: 16525)
Sách này nói về sự liên quan chặt chẽ giữa con người và trái đất, cả hai đồng sinh cộng tử. Con người không thể sống riêng lẻ một mình nếu các loài khác bị tiêu diệt.
(Xem: 15914)
Cuốn sách “Tin Tức Từ Biển Tâm” của nhà văn Phật giáo Đài Loan – Lâm Thanh Huyền – quả là một cú “sốc” tuyệt vời đối với các nhà Phật học Việt Nam.
(Xem: 22134)
Người cư sĩ tại gia, ngoài trách nhiệm và bổn phận đối với gia đình, xã hội còn có nhiệm vụ hộ trì Tam Bảo. Cho nên trọng trách của người Phật Tử tại gia rất là quan trọng...
(Xem: 17131)
Mỗi sáng lúc mới thức dậy, trong trạng thái mơ màng chưa tỉnh hẳn, chúng ta phải bắt đầu lôi kéo tâm thức vào một đường hướng rõ ràng: tự đánh thức lên lòng ngưỡng mộ cao rộng đến buổi rạng đông...
(Xem: 24900)
Làm sao tôi có thể hành thiền khi quá bận rộn với công việc và gia đình? Làm sao tôi có thể phối hợp hoạt động với ngồi yên một chỗ? Có các nữ tu sĩ không?
(Xem: 21956)
An Lạc phải bắt đầu từ nơi mỗi chúng ta mà từ, bi, hỉ, xả là nền tảng. Có từ, bi, hỉ, xả, thì đi đâu ta cũng gieo rắc tình thương và sự hòa hợp...
(Xem: 19057)
Tập sách này không phải là một tiểu luận về tâm lý học nên không thể bao quát hết mọi vấn đề nhân sinh, mục đích của nó nói lên sự tương quan của Ý, Tình, Thân và tiến trình phiền não...
(Xem: 16170)
Đức Phật tuy đã nhập diệt trên 25 thế kỷ rồi, nhưng Phật pháp vẫn còn truyền lại thế gian, chân lý sống ấy vẫn còn sáng ngời đến tận ngày hôm nay. Đây là những phương thuốc trị lành tâm bệnh cho chúng sanh...
(Xem: 21720)
Những gì chúng ta học được từ người xưa và cả người nay dĩ nhiên không phải trên những danh xưng, tiếng tăm hay bài giảng thơ văn để lại cho đời, mà chính ngay nơi những bước chân của người...
(Xem: 16779)
Đối với Phật giáo, tính cách quy ước của tâm thức biểu lộ từ một sự sáng ngời trong trẻo. Những khuyết điểm làm ô uế nó không nội tại nơi bản chất của nó mà chỉ là ngoại sanh.
(Xem: 14664)
Đọc “Trung bộ kinh” chúng ta có được một đường lối tu hành cụ thể như một bản đồ chỉ rõ chi tiết, đưa ta đến thành Niết bàn, cứu cánh của phạm hạnh.
(Xem: 16698)
J. Krishnamurti, cuộc sống và những lời giáo huấn của ông trải dài trong phần lớn thế kỷ hai mươi, được nhiều người tôn vinh là một con ngườiảnh hưởng sâu sắc nhất vào ý thức của nhân loại...
(Xem: 25026)
“Cái tiến trình” là một hiện tượng thuộc cơ thể, không nên lầm lẫn với trạng thái tinh thần mà Krishnamurti viết trong quyển này bằng nhiều từ khác biệt như là “phước lành”, “cái khác lạ”...
(Xem: 18770)
Quyển sách này là kết quả của những cuộc nói chuyện và những cuộc thảo luận được tổ chức ở Ấn độ bởi J. Krishnamurti với học sinh và giáo viên của những trường học tại Rishi Valley...
(Xem: 21197)
Gốc rễ của xung đột, không chỉ phía bên ngoài, nhưng còn cả xung đột phía bên trong khủng khiếp này của con người là gì? Gốc rễ của nó là gì?
(Xem: 14775)
Với hầu hết mọi người chúng ta, sự liên hệ với một người khác được đặt nền tảng trên sự lệ thuộc, hoặc là kinh tế hoặc là tâm lý. Lệ thuộc này tạo ra sợ hãi...
(Xem: 14371)
Bàn về Cách kiếm sống đúng đắn tìm hiểu những phương cách cho chúng ta tham gia, nhưng không đắm chìm, công việc của chúng ta. Trong một thế giới điên cuồng để sản xuất...
(Xem: 16611)
Phật Giáo dạy nhân loại đi vào con đường Trung Đạo, con đường của sự điều độ, của sự hiểu biết đứng đắn hơn và làm thế nào để có một cuộc sống dồi dào bình anhạnh phúc.
(Xem: 18012)
Đọc Tu Bụi của tác giả Trần Kiêm Đoàn, tôi có cảm tưởng như nhìn thấy một mảnh bóng dáng của chính mình qua nhân vật chính là Trí Hải. Đời Trí Hải có nhiều biến cố.
(Xem: 12921)
Suy nghĩ không bao giờ mới mẻ, nhưng sự liên hệ luôn luôn mới mẻ; và suy nghĩ tiếp cận sự kiện sinh động, thực sự, mới mẻ này, bằng nền quá khứ của cái cũ kỹ.
(Xem: 14942)
Hầu hết mọi người sẽ vui mừng để có một sự an bình nào đấy của tâm hồn trong đời sống của họ. Họ sẽ hân hoan để quên đi những rắc rối, những vấn đề...
(Xem: 12700)
Sau thời công phu khuya, tôi được phân công quét chùa. Tay cầm chiếc chổi chà, tôi nhẹ bước ra sân và leo lên cầu thang phía Ðông lang chính điện.
(Xem: 13885)
Điều làm cho một người trở thành một Phật tử chân chính là người ấy tìm nơi nương tựaĐức Phật, Giáo pháp, và chư Thánh Tăng - gọi là Quy Y Tam Bảo.
(Xem: 14599)
Sống cùng với xã hộicần phải đi đến việc cùng chung có một tinh thần trách nhiệm cộng đồng. Còn kiến thức thì giúp chúng ta khám phá thiên nhiên đồng thời với nội tâm của chúng ta.
(Xem: 28020)
Đây là một quyển sách căn bản dành cho người muốn tìm hạnh phúc và sự bình an trong cuộc sống qua con đường tâm linh. Con đường Đạo của Đức Phật rất đơn giản, thích hợp với mọi người.
(Xem: 27179)
Trong Đường Xưa Mây Trắng chúng ta khám phá ra Bụt là một con người chứ không phải là một vị thần linh. Đó là chủ tâm của tác giả...
(Xem: 14346)
”Vượt Khỏi Giáo điều” không phải chỉ đề cập đến những vấn nạn đời thường, nó còn tiến xa hơn một bước nữa là vạch ra cho con người một hướng đi, một hành trình tu tập tâm linh hầu có thể đạt đến cứu cánh giác ngộ giải thoát ngay trong kiếp sống này.
(Xem: 20949)
Cuốn sách này là một bản dịch của Ban Dịch Thuật Nalanda về tác phẩm Bản Văn Bảy Điểm Tu Tâm của Chekawa Yeshe Dorje, với một bình giảng căn cứ trên những giảng dạy miệng do Chošgyam Trungpa Rinpoche trình bày.
(Xem: 14673)
Duy tâm của Phật giáo không công nhận có cảnh nào là cảnh thật, hết thảy các cảnh đều do tâm hiện, lá chuối cũng tâm hiện, bóng người cũng tâm hiện, như hoa đốm giữa hư không.
(Xem: 24174)
Để hỗ trợ cho việc phát triển và thực thi tâm hạnh từ bi, việc chủ yếu là phải vượt qua những chướng ngại. Nơi đó, hạnh nhẫn nhục đóng vai trò quan trọng...
(Xem: 28674)
Guru (Đạo Sư) giống như một viên ngọc như ý ban tặng mọi phẩm tính của sự chứng ngộ, một người cha và bà mẹ dâng hiến tình thương của mình cho mọi chúng sinh...
(Xem: 14734)
Cuốn sách nhỏ này không phải đã được viết ra để phô bày kiến thức của tác giảkiến thức ấy không có gì đáng để được phô bày. Nó mong ước được là một người bạn hơn là một cuốn sách.
(Xem: 13284)
“Không có tẩu thoát khỏi sự liên hệ. Trong sự liên hệ đó, mà là cái gương trong đó chúng ta có thể thấy chính chúng ta, chúng ta có thể khám phá chúng ta là gì...
(Xem: 16444)
Quyển sách này đã đem lại cho độc giả một cái nhìn mới của Tây phương đối với Phật giáo trước đây vốn hoàn toàn xa lạ và hiện nay đang rất thịnh hành ở châu Âu và châu Mỹ.
(Xem: 27229)
Milarepa là Thánh St. Francis của Tây Tạng. Chúng ta không thể nhầm lẫn âm điệu của những ca khúc này với âm điệu của những ca khúc Fioretti...
(Xem: 12018)
Trí Phật là trí kim cương. Thân Phật là thân kim sắc, cõi Phật là cõi hoàng kim, thì Đạo Phật tất nhiên là Đạo Vàng. Ánh Đạo Vàngkim quang của đức Từ bi rộng lớn phá màn vô minh, chỉ rõ đường chánh.
(Xem: 16074)
Milarepa là một trong những đạo sư tâm linh nổi tiếng nhất của mọi thời. Ngài không những là một nhà lãnh đạo kiệt xuất của dòng phái Kagyu, mà cũng là một đạo sư rất quan trọng đối với mọi trường phái của Phật giáo Tây Tạng.
(Xem: 21483)
Nếu bạn không suy nghĩ sự đau khổ của chu trình sinh tử, sự tan vỡ ảo tưởng với vòng sinh tử sẽ không sinh khởi.
(Xem: 12376)
Cuốn sách nhỏ này do Hòa Thượng Tiến Sĩ K. Sri Dhammananda là một cuốn sách có giá trị, đáp ứng được những câu hỏi như chết đi về đâu và chết rồi đã hết khổ chưa...
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant