Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sách Văn Học Phật Giáo
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

1. Nghệ thuật sống hạnh phúc

23 Tháng Ba 201100:00(Xem: 6041)
1. Nghệ thuật sống hạnh phúc

SỐNG VỚI TÂM TỪ
Sharon Salzberg, Nguyễn Duy Nhiên dịch, Nguyễn Minh Tiến hiệu đính

Nghệ thuật sống hạnh phúc

Chúng ta có thể đi khắp mọi nơi và làm đủ mọi chuyện, nhưng hạnh phúc sâu sắc nhất của ta không nằm ở việc thu thập những kinh nghiệm mới lạ. Hạnh phúc chỉ thật sự có mặt khi ta biết buông bỏ những gì không cần thiết, và ý thức rằng ta lúc nào cũng đang sống an ổn trong ngôi nhà của mình. Hạnh phúc chân thật có lẽ không xa xôi, nhưng đòi hỏi phải có một sự thay đổi quan điểm triệt để về việc tìm kiếm hạnh phúc ở đâu.

Trong khóa tu đầu tiên của chúng tôi, có một thiền sinh đã khám phá được điều này khá thú vị. Trước khi trung tâm Insight Meditation Society được thành lập, chúng tôi đã phải thuê chỗ khi tổ chức những khóa tu thiền tập nhiều ngày. Trong khóa đầu tiên, chúng tôi thuê được một tu viện với một giáo đường thật đẹp. Để biến giáo đường thành một thiền đường có chỗ cho thiền sinh ngồi trên sàn, chúng tôi phải tháo gỡ hết những băng ghế dài và khiêng bỏ vào một nhà kho phía sau. Và vì thiếu phòng nên có một thiền sinh đã phải vào ngủ trong căn nhà kho ấy suốt khóa tu.

Trong khóa tu, vì chưa quen với cách ngồi xếp bằng, người thiền sinh này đã bị rất nhiều sự đau đớn, nhức nhối ở thân. Vì cảm thấy quá khó chịu và bất an, anh ta bèn đi khắp nơi trong tu viện, cố tìm cho ra một chiếc ghế nào thích hợp nhất, có thể giúp anh ngồi yên mà bớt đau. Nhưng tìm mãi vẫn không ra. Cuối cùng, anh quyết định chỉ còn một cách là ban đêm sẽ lẻn vào xưởng làm của tu viện, và tự đóng riêng cho mình một chiếc ghế. Anh kỹ lưỡng tính toán kế hoạch làm thế nào để không một ai hay biết. Sau khi tin chắc là đã có giải pháp cho cái đau của mình, anh ta đi đến xưởng của tu viện để xem qua những dụng cụ và vật liệu cần thiết. Trở về căn nhà kho nơi anh ngủ, anh ngồi xuống một chiếc ghế dài và vẽ kiểu cho một chiếc ghế ngồi thiền toàn hảo nhất, chắc chắn sẽ chấm dứt hết những khổ đau của anh.

Trong khi ngồi đó làm việc, anh bỗng ý thức là anh cảm thấy vui vẻ hơn, an lạc hơn. Mới đầu anh nghĩ, có lẽ anh vui vì biết mình đang sáng tạo nên một kiểu ghế ngồi đặc biệt mới mẻ, toàn hảo và rất hiện đại. Nhưng rồi đột nhiên anh bừng tỉnh! Sự thật anh an vui là vì anh cảm thấy vô cùng dễ chịu khi ngồi trên chiếc băng dài này. Anh quay nhìn và thấy chung quanh mình có đến hàng trăm chiếc băng ghế như vậy, ngay trong căn phòng ngủ của anh. Cái mà anh tìm kiếm lúc nào cũng đang có mặt sờ sờ ngay trước mũi, mà anh nào có thấy đâu! Thay vì lo chạy quanh quẩn tìm kiếm, toan tính nhọc mệt, thật ra anh chỉ cần ngồi xuống thôi.

Chúng ta cũng vậy. Đôi khi trong cuộc đời, chúng ta lại thích chọn những hành trình xa xôi, khó nhọc - vật chất hay tâm linh - trong khi tình thươnghạnh phúc chúng ta hằng mong đợi luôn có thể tìm thấy được, đơn giản chỉ cần ta ngồi xuống thôi. Chúng ta bỏ cả cuộc đời để đi tìm một cái gì đó ta nghĩ là mình không có, một cái gì sẽ đem lại cho ta hạnh phúc. Nhưng cây chìa khóa của hạnh phúc chân thật nằm ở sự thay đổi cách nhìn, ở nơi mà ta nên tìm kiếm. Như thiền sư Hakuin của Nhật có viết: “Vì không thấy được chân lý gần kề, nên người ta cứ mãi đi tìm kiếm xa xôi. Tội nghiệp thay! Họ cũng giống như một người đứng ngay bên dòng suối trong mà cứ than mình khát nước.”

Hạnh phúc thông thường là do những kinh nghiệm vui sướng của ta. Chúng là những thoả mãn trong chốc lát khi ta có được điều mình muốn. Nhưng thứ hạnh phúc ấy cũng giống như một sự dỗ dành tạm bợ cho những đứa trẻ con hay bất mãn, mau chán. Chúng ta đi tìm an ủi trong những sự xao lãng tạm thời, và rồi ta lại bực mình khi thấy chúng rồi cũng đổi thay. Tôi có một chú bạn nhỏ mới lên bốn tuổi. Mỗi khi chú tức tối, hoặc không có được những gì đòi hỏi là chú khóc la ầm ĩ, “Không ai còn thương con nữa hết!”Người lớn chúng ta nhiều khi cũng giống y như vậy, khi ta không có được những gì mình muốn - hoặc có rồi mất đi - chúng ta cứ tưởng như tình thương trên thế giới này không còn nữa. Hạnh phúc trở nên một vấn đề trắng đen: hoặc có, hoặc không. Cũng như một chú bé bốn tuổi, lối suy nghĩ và sự phán xét sai lầm làm mờ đi cái nhìn sáng suốt của ta.

cuộc đời là vậy, cho dù ta có thích hay không. Đối với đa số chúng ta, cuộc sống là một chuỗi dài liên tục của những kinh nghiệm khổ đau và hạnh phúc tiếp nối nhau. Có một lần, tôi đi bộ đường dài với vài người bạn ở miền bắc California. Chúng tôi quyết định sẽ đi theo một con đường mòn trong suốt ba ngày đầu, và ba ngày kế đó chúng tôi sẽ đi ngược trở lại. Vào ngày thứ ba của chuyến đi cam go này, chúng tôi thấy mình thoải mái đi xuống một con dốc dài của một ngọn đồi. Sau vài giờ xuống dốc, một người bạn chợt ý thức rằng con đường xuống dốc thong thả này chỉ có nghĩa là ngày mai chúng tôi phải quay đầu đi ngược lại, lên dốc. Anh ta quay sang bảo tôi: “Trong thế giới đối đãi, hai chiều này, thì đi xuống dốc chỉ mới là phân nửa sự việc mà thôi!”

Sự sống chắc chắn phải thay đổi, không bao giờ ngừng nghỉ. Đó là điều tự nhiên. Nhưng ta thì cứ vất vả cố nắm bắt những gì vui sướng và tránh né những gì khổ đau. Mà trong cuộc đời lại có biết bao nhiêu hình ảnh đập vào tim óc chúng ta, chúng bảo với ta rằng khổ đau là sai, là không tốt. Hãy nhìn những bảng quảng cáo hai bên đường, những quan niệm của xã hội, của nền văn hóa chúng ta, chúng ám chỉ rằng những đau đớn, buồn khổ của ta là đáng hổ thẹn, đáng trách, và đôi khi còn là một điều nhục nhã nữa. Thông điệp của chúng là ta phải tìm cách để trốn tránh những khổ đau và mất mát của mình. Chả trách sao mỗi khi ta có một nỗi đau tinh thần hoặc thể chất nào, ta thường cảm thấy rất cô đơn, như bị xa cách với loài người, với sự sống chung quanh. Nỗi hổ thẹn ấy vô tình ngăn cách, tách rời ta ra một mình, trong lúc ta đang rất cần nối liền với sự sống!

hạnh phúc bao giờ cũng mỏng manh, nên trong những khi vui sướng ta vẫn cảm thấy cô đơn, và đôi khi còn là sợ hãi. Khi mọi việc đều suôn sẻ, khi chúng ta có được tất cả những gì mình muốn, ta lại cảm thấy cần phải bảo vệ nó hơn. Và mặc dù thấy được tính chất phù du và bất định của hạnh phúc, nhưng ta vẫn cứ nhắm mắt không chấp nhận sự có mặt của khổ đau. Chúng ta từ chối, không dám đối diện với khổ đau, vì sợ rằng nó sẽ làm mất mát hoặc phá tan những may mắn của ta. Và cũng vì muốn bảo vệ hạnh phúc ấy mà nhiều khi ta lại ngoảnh mặt làm ngơ, không dám thừa nhận tình nhân loại với một người không nhà, sống lang thang trên vỉa hè. Chúng ta cho rằng khổ đau của người khác không liên quan gì đến mình. Và trong tình cảnh ấy, chúng ta trốn vào một sự cô đơn thảm hại đến nỗi ta không còn biết được thế nào là hạnh phúc chân thật nữa. Tình trạng của chúng ta cũng thật là lạ: trong nỗi khổ ta cảm thấy mình cô đơn, mà trong hạnh phúc ta càng cảm thấy cô đơn và dễ bị thương tổn hơn nữa!

Đối với một số người, một kinh nghiệm mãnh liệt nào đó có thể thúc đẩy, giúp họ thoát ra khỏi sự cô lập ấy. Vào khoảng hai trăm năm mươi năm sau khi đức Phật nhập diệt, có một vị vua tên là A-dục (Ashoka). Trong những năm đầu dưới triều đại của ngài, A-dục là một vị vua tham tàn và khát máu, có tham vọng muốn bành trướng đế quốc của mình. Ông không bao giờ cảm thấyhạnh phúc. Một hôm, sau một trận chiến đẫm máu để dành thêm lãnh thổ cho đế quốc của ông, vua A-dục lang thang một mình một ngựa trên bãi chiến trường, giữa một cảnh tượng hãi hùng, thây người và thú vật nằm vương vãi khắp nơi, có xác đã sình thối dưới sức nóng mặt trời và bị những con chim đói rỉa móc. Vua A-dục chợt cảm thấy kinh hoàng trước cảnh tượng tang thương do chính mình tạo nên!

Vừa khi đó, có một vị sư chậm rãi đi thiền hành ngang qua bãi chiến trường. Vị sư không hề nói một lời nào, nhưng con người của ông tỏa chiếu một sự an lạchạnh phúc. Nhìn vị sư, vua A-dục tự nghĩ, “Tại sao ta đã có tất cả những gì ta muốn trên thế giới này mà vẫn cảm thấy rất khốn khổ? Trong khi vị sư kia không có gì ngoài chiếc y và bình bát, nhưng trông vẫn thảnh thơian lạc giữa một khung cảnh đau thương như thế này?”

Và trên bãi chiến trường ấy, vua A-dục đã có một quyết định thật to tát, ảnh hưởng đến lịch sử loài người. Ông đi đến vị sư và hỏi: “Thầy có an lạc không? Nếu có thì làm thế nào mà thầy được như vậy?” Và vị sư – người không có gì cả – liền trình bày giáo pháp của đức Phật với ông vua hiếu chiến – người đang có tất cả. Sau cuộc gặp gỡ ấy, vua A-dục trở thành một Phật tử thuần thành hết lòng tu tập theo giáo lý đức Phật, cũng như hoàn toàn thay đổi đường lối cai trị. Ông không còn đem quân đi xâm lấn những xứ khác nữa. Ông cũng không để cho dân chúng đói kém. Vua A-dục đã tự chuyển đổi từ một bạo chúa hung tàn trở thành một đấng minh quân nổi tiếng công bằngbác ái, ơn đức của ông còn lưu lại đến ngàn đời sau.

Chính những người con trai và con gái của vua A-dục đã có công mang đạo Phật từ Ấn Độ vào Tích Lan. Giáo pháp của đức Phật cắm rễ nơi này, từ đó lan truyền sang Miến Điện, Thái Lan và rồi khắp nơi trên thế giới. Ngày hôm nay, cơ duyên của chúng ta còn được tiếp xúc với Phật pháp, sau nhiều thế kỷ và qua nhiều nền văn hóa, cũng là một kết quả trực tiếp từ sự chuyển hóa của vua A-dục. Sự thảnh thơian lạc của một vị sư từ mấy ngàn năm trước vẫn còn ảnh hưởng đến thế giới chúng ta ngày nay. Sự tĩnh lặng của một người đã thay đổi hẳn hướng đi của lịch sử, và đem lại cho chúng ta con đường đi đến hạnh phúc của đạo Phật.

Đức Phật dạy, khi ta cố gắng kiểm soát những gì tự bản chất là không thể kiểm soát được, ta sẽ không thể nào có được hạnh phúc, sự an ổnvững vàng. Theo đuổi hạnh phúc hão huyền chỉ mang lại thêm khổ đau cho ta mà thôi. Trong lúc hối hả muốn tìm kiếm một cái gì có thể lập tức làm thỏa mãn cơn khát của mình, chúng ta đã không thấy được dòng nước mát lúc nào cũng có ngay trước mặt. Và vì vô tình mà ta đánh mất đi sự sống của chính mình.

Chúng ta cứ việc tìm kiếm sự an toàn và không thay đổi, nếu muốn. Nhưng kinh nghiệm dạy ta rằng sự tìm kiếm ấy chỉ là hoài công! Mọi sự việc trên cuộc đời này đều thay đổi. Con đường đi đến chân hạnh phúc là một con đường toàn vẹn, rộng mở và chấp nhận mọi khía cạnh của sự sống. Đạo Lão có một dấu hiệu biểu tượng cho sự hợp nhất, đó là vòng tròn âm dương, nửa đen, nửa trắng. Nằm giữa phần đen là một điểm trắng, và nằm giữa phần trắng là một điểm đen. Ngay cả trong cơn mịt mù, tăm tối nhất vẫn có chút ánh sáng đang ẩn tàng. Và ngay giữa trung tâm của ánh sáng, bóng tối vẫn đang có mặt. Nếu trong cuộc đời, chúng ta có gặp nhiều khó khăn, khổ đau, nhưng ta vẫn không bao giờ bị đè bẹp hoặc đóng kín lại. Và khi mọi việc trong đời đều được suôn sẻ, ta hạnh phúc, chúng ta cũng không trở nên bảo thủ, nhắm mắt chối bỏ sự có mặt của khổ đau.

Nhà văn người Anh E. M. Forster mở đầu một tác phẩm của ông bằng lời đề từ cực ngắn: “Chỉ có sự nối liền.” Câu ấy đã diễn tả thật trọn vẹn cái thái độ mà ta cần có, là thay đổi cái nhìn của mình, nếu ta muốn tìm thấy một hạnh phúc thật sự. Chúng ta cần chuyển từ thái độ muốn kiểm soát vòng xoay bất tận của hạnh phúc và khổ đau, sang thái độ biết nối liền, cởi mở và thương yêu tất cả, cho dù bất cứ chuyện gì xảy đến cho ta.

Sự khác biệt giữa hạnh phúc và khổ đau là ở chỗ ta biết đặt sự chú tâm của mình vào nơi nào. Đang đứng cạnh bên bờ suối trong mát, bạn có nhìn xa xôi ở một nơi nào khác để tìm nước uống không? Sự chuyển hóa bắt đầu từ hành động biết quay trở lại, nhìn sâu vào nội tâm, và thấy được một trạng thái hằng có mặt ngay trước cả sự sợ hãicô đơn. Đó là một trạng thái toàn vẹn nhất mà không gì có thể chạm đến được. Ta nối liền với chính mình, với kinh nghiệm chân thật nhất của mình, và khám phá rằng nếu muốn thật sự sống ta phải trở nên toàn vẹn.

Bạn hãy ngước nhìn bầu trời, nó không bao giờ hư hao vì những đám mây bay ngang qua. Cho dù đó là những làn mây trắng tinh thướt tha nhẹ hẫng như bông gòn, hay những đám mây đen hung dữ cuồn cuộn trôi. Một ngọn núi bao giờ cũng vững vàngbất động, không bao giờ bị những cơn gió làm lay chuyển, cho dù đó là bão tố. Một đại dương không bao giờ bị tổn hại vì những ngọn sóng, dù cao hay thấp. Và cũng thế, cho dù ta có những kinh nghiệm nào đi chăng nữa, trong ta vẫn có những khía cạnh chưa từng hư hao. Đó chính là cái hạnh phúc bẩm sinh của tự tánh trong mỗi chúng ta.

Trong nhà Phật có chữ tathata, được dịch là chân như. Nó diễn tả trạng thái toàn vẹn nhất khi ý thức không hề bị đứt đoạn hoặc ngăn chia. Trong trạng thái chân như ấy, chúng ta không hề có mặt ở một nơi nào xa xôi, để chờ đợi một cái gì khác hơn hoặc tốt đẹp hơn xảy đến cho mình. Chúng ta cũng không nắm bắt hoặc ghét bỏ những kinh nghiệm của mình. Ta chấp nhận những gì đến với mình trong cuộc đờibuông xả những gì từ bỏ ta. Chúng ta có mặt một cách trọn vẹn, không để những hạnh phúc hư dối trong cuộc sống đánh lừa. Kinh nghiệm được trạng thái chân như ấy, ta sẽ tìm lại được con người thật của chính mình.

Có lần một người bạn của tôi du hành sang Sikkim với hy vọng được gặp ngài Karmapa thứ 16,[1] một vị Lạt-ma Tây Tạng nổi danh tương đương với ngài Đạt-lai Lạt-ma. Chuyến đi sang Sikkim của anh thật vô cùng gian nan, đòi hỏi những chuyến leo núi, băng rừng, lội sông. Sau cuộc hành trình nhiều vất vả, anh bạn tôi hết sức vui sướng khi được phép diện kiến ngài Karmapa. Anh hết sức ngạc nhiên khi thấy ngài Karmapa, một vị lãnh tụ tôn giáo nổi tiếng trên thế giới, lại xem chuyến viếng thăm của anh như một trong những sự kiện quan trọng nhất đã xảy đến trong cuộc đời của ngài. Sự tiếp đãi nồng hậu của ngài Karamapa, không phải chỉ qua những hành động, lễ nghi tươm tất, mà bằng sự có mặt đơn sơ nhưng thật trọn vẹn của ngài. Nó giúp anh bạn tôi có cảm tưởng như đang được sống trong một tình thương trọn vẹn nhất.

Khi nghe anh kể, tôi chợt nhớ lại những lần mình nói chuyện với ai mà chỉ lắng nghe một cách thờ ơ. Có thể tôi đang lo nghĩ tới việc phải làm kế tiếp, hoặc đến người mình sắp gặp. Thái độ thiếu chú ý ấy, bây giờ nghĩ lại tôi thấy thật bất công vô cùng! Một cử chỉ đơn giản, biết có mặt hoàn toàn với người trước mặt, là một hành động thương yêu chân thật nhất mà ta có thể dâng hiến cho người ấy.

Chỉ cần được ở cạnh những người như ngài Karmapa cũng đủ là một tiếng chuông tỉnh thức giúp ta trở về với tự tánh của chính mình. Những người như vậy có nội tâm rất vững chãi, họ không cần gì ở người khác, và cũng không có một nơi nào trong họ để cho ta đặt những kỳ vọng của mình. Trong một mối liên hệ như thế thì làm sao những kỳ vọng hoặc sự lợi dụngthể hiện hữu được? Chúng ta nhìn vào tấm gương trong đôi mắt của các vị ấy và ta nhận diện được chính mình, và biết rằng ta cũng có thể được như vậy.

Đôi khi tôi cũng có dịp được tiếp xúc với những vị thầy rất từ ái và xuất chúng. Ngay trong giây phút gặp gỡ đầu tiên, tôi đã ý thức được rằng: “Ồ, đó mới chính thật là ta!” Tôi nhận diện được năng lực thương yêu trong các vị ấy lúc nào cũng có mặt và hằng hữu trong tôi. Tôi ý thức được rằng những ý niệm sai lầm của tôi về chính mình, về những nỗi sợ và ước vọng, đã chồng chất lên trên năng lực đó và che khuất nó đi. Chúng tan biến trước sự hiện diện của những bậc thầy ấy. Giây phút đó tôi chợt tỉnh giác và biết rằng: “Đó mới chính thật là mình. Đó mới là những gì chân thật, và bất cứ ai cũng có được khả năng ấy.” Những lần gặp gỡ như vậy đã phá tung hết những giới hạn tôi có về chính mình. Và trong giây phút ấy, tôi có thể tự do bước ra khỏi căn nhà tù mà tôi đã tự dựng lên trong những năm qua.

Sự toàn vẹn và sự đồng nhất là hai yếu tố nền tảng cơ bản nhất của tự tánh chúng ta. Điều ấy đúng cho tất cả mọi người. Cho dù cuộc sống ta có tốt đẹp hoặc xấu xa đến đâu, cho dù trong quá khứ ta đã từng bị mang nhiều thương tích, cho dù ta đã phải trải qua hoặc đang mang nặng những khổ đau nào đi chăng nữa, ta vẫn toàn vẹn, và ta có thể nhận diện được điều ấy.

Sự nhận diện này sẽ giúp ta phá tan hết những sai lầm vì lối suy nghĩ theo thói quen của mình. Buông bỏ được sự sai lầm ấy và tiếp xúc với hạnh phúc, điều đó cũng giống như ta đột nhiên thoát ra khỏi nơi mình đang bị giam giữ. Ví dụ, chúng ta đang bị nhốt trong một căn phòng nhỏ hẹp, bít bùng, tối tăm, ở trên một đỉnh núi. Và rồi đột nhiên, tất cả những bức tường chung quanh ta cùng sụp đổ một lượt, để lộ toàn cảnh rộng lớn, bao la. Từ một căn phòng nhỏ đến một không gian mênh mông, cảnh tượng ấy làm ta nín thở!

Đó cũng chính là một sự giải thoát mà ta đã từng mơ ước và tìm kiếm khắp mọi nơi. Vì hạnh phúc ấy không hề lệ thuộc vào bất cứ người nào, ngoại cảnh nào, nên nó có được tính chất an tĩnhvững vàng. Tâm ta trở nên tỏa chiếu và sáng chói trong một sự hợp nhất và rộng mở; không có gì giữ lại mà cũng không có gì mang vào, không rời rạc, chắp vá và cũng không hề bị phân chia.

Cái cảm giác ấy, của một con người toàn vẹn, mà ta kinh nghiệmhạnh phúc, cũng còn được gọi là tình thương. Khi ta không phân chia, khi ta thật sự hoàn toàn có mặt, đó cũng chính là lòng từ ái. Khi ta có chánh niệm, biết chú tâm, tức là ta biết thương yêu.

Vị đạoẤn Độ Nisargadatta Maharjah có lần nói: “Tuệ giác nói rằng tôi không là gì hết. Tình thương bảo rằng tôi là tất cả. Và giữa hai cái đó, sự sống của tôi có mặt.” “Tôi không là gì hết” không có nghĩa là trong tôi có một khoảng trống cô đơnhoang vắng. Mà nó có nghĩa là tôi có thể mở rộng ra, với một ý thức sáng tỏ, trong một không gian vô bờ bến. Nơi đó không có trung tâm điểm và cũng không có biên giới, không có sự chia cách nào cả. Nhờ không là gì hết mà sẽ không có gì ngăn trở sự biểu lộ tình thương vô cùng của ta. Và cũng chính vì không là gì hết mà ta không tránh khỏi trở thành “là tất cả.” “Là tất cả” ở đây không có nghĩa là ta gom góp, thu thập để nới rộng mình ra, để có tất cả, mà là nhận diện được rằng mọi sự sống đều nối liền với nhau. Giữa chúng ta không hề có một sự cách biệt. Và cả hai điều ấy - một không gian rộng mở của “không là gì” và một sự nối liền của “là tất cả” - đánh thức ta dậy, giúp ta tìm lại được tự tánh của chính mình.

Trong khi ngồi thiền ta sẽ tiếp xúc được với tuệ giác ấy, một ý thức về sự đồng nhất với tất cả. Sự đồng nhất ấy bao giờ cũng có mặt, chúng ta chỉ cần tiếp xúc với nó mà thôi. Và khi trực tiếp chứng nghiệm được nó rồi, chắc chắn sẽ có một sự thay đổi lớn lao trong cách nhìn của ta về thế giới này, sự sống này và ngay cả về chính mình. Đó là một sự toàn vẹn sâu sắc nhất, nó vượt ra ngoài sinh tử, bắt nguồn từ một tự tánh tròn đầy, đồng nhất và nối liền với tất cả, trong ta.

Nhưng trong đời sống hằng ngày, thay vì là một cảm giác nguyên vẹn, chúng ta lại thường cảm thấy xa cách, rời rạc, và không có hạnh phúc. Trong một ngày, chúng ta phải đóng biết bao nhiêu vai trò khác nhau, đôi khi làm một người mẹ, làm một nhân viên, một người bạn, một người con... Lúc sống một mình, chúng ta có một hình ảnh như thế này về mình, và khi sống với người chung quanh, ta lại có một hình ảnh như thế khác. Với những người quen biết, ta hành động theo một cách này, với những người không quen biết, ta xử sự theo một cách khác. Ta cảm thấy xa lạ, chắp vá và không thật với chính mình. Chúng ta đi tìm một tình bạn cũng vì muốn trốn cái cảm giác cô đơnsợ hãi ấy. Nhưng tội nghiệp, dù muốn đi tìm một niềm tin và sự chân thành nhưng ta chỉ có được những mối tương quan giả tạo, bề ngoài mà thôi.

Ngược lại với tình cảnh của chúng ta, nhà thơ Issa có viết một bài thơ hài cú:

Dưới bóng hoa anh đào nở,
Không có ai là người xa lạ.

Khi ta tiếp xúc được với sự toàn vẹn của mình, với một con tim đầy thương yêu, sẽ không có ai là người xa lạ hết, không có trong ta và cũng không có trong người khác. Trong một hạnh phúc chân thật và rộng mở, những vụn vỡ và chắp vá không thể có mặt.

Những bậc giác ngộ như đức Phật là những biểu tượng cho phẩm chất vẹn toàn, giải thoáttình thương - và đó là những ước vọng cao nhất của con người. Cho dù đức Phật đang ở một mình hay với những người khác, cho dù ngài đang thuyết pháp, làm việc hay tĩnh tọa, lúc nào ngài cũng ý thức được sự toàn vẹn của mình một cách tự nhiên. Sự an lạc của đức Phật không hề lệ thuộc vào bất cứ hoàn cảnh nào, vì mọi hoàn cảnh chắc chắn rồi sẽ đổi thay. Vị thiền sư Thái lan, ngài Ajahn Chah, có diễn tả niềm hạnh phúc ấy, mà ta có thể đạt được qua công phu thiền tập: “Tâm bạn sẽ được yên trong bất cứ khung cảnh nào, như một mặt hồ tĩnh lặng. Có đủ mọi loài thú khác nhau, có những con hiếm quý, sẽ tìm đến bên hồ để uống nước, và bạn sẽ có dịp thấy được tự tánh của mọi loài. Bạn sẽ thấy những vật mới lạ và thú vị đến rồi đi, nhưng tâm bạn vẫn yên tĩnh. Đó là hạnh phúc của đức Phật.” Hạnh phúc của đức Phật đã được biểu hiện bằng tuệ giáctừ bi của ngài trong suốt cuộc đời, trong mọi cảnh ngộ. Đó chính thực là chân như.

Thứ hạnh phúc này sẽ chuyển hóa ta tận bên trong, và thay đổi cái nhìn của ta đối với thế giới bên ngoài. Mà thật ra, lúc ấy những ý niệm về thế giới bên trong và bên ngoài cũng không còn nữa.

An trú trong giờ phút hiện tại chính là nguồn gốc của niềm an lạc này. Vì khi chúng ta có thể cởi mở ra với những kinh nghiệm của chính mình trong giờ phút này, tự nhiên nó sẽ giúp ta cởi mở ra với nhiều thứ khác nữa. Bạn biết không, sống hạnh phúc trong cuộc đời này là một việc làm mang tính cách mạng, vì nó đòi hỏi một sự chuyển hóa lớn của chính mình. Cái nhìn của ta sẽ thay đổi. Nó sẽ giải phóng ta, giúp ta hiểu mình một cách sâu sắc hơn, và tiếp xúc được với khả năng thương yêu rộng lớn của chính ta. Ta sẽ ý thức rằng, trong chúng ta ai cũng có thể là một vị Karmapa, ai cũng có thể là vị sư đặt những bước chân an lạc trên bãi chiến trường kia. Hạnh phúcgiải thoát là quyền bẩm sinh của mỗi người. Bạn nên nhớ, sự an lạc của ta có thể thay đổi được lịch sử, và đó là một điều rất thật.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 14305)
Toàn bộ lý do vì sao phải học tập về Giáo Pháp (Dhamma), những lời dạy của Đức Phật, là để tầm cầu một con đường vượt qua khổ não, đạt đến an bìnhhạnh phúc.
(Xem: 14565)
Trong Phật giáo, chúng ta không tin vào một đấng Tạo hóa nhưng chúng ta tin vào lòng tốtgiữ giới không sát hại sinh linh. Chúng ta tin vào luật nghiệp báo nhân quả...
(Xem: 11841)
Ðạo Phật cốt đào luyện tâm hồn người hoàn toàn trong sạch, nên cực lực sa thải những tính: tham lam, sân hận, oán thù... đang trú ẩn trong tâm giới người.
(Xem: 14360)
Với niềm vui lớn lao, vua Tịnh Phạn chúc mừng hoàng hậu và thái tử vừa mới đản sinh. Dân chúng tổ chức các buổi hội hè tưng bừng và treo cờ kết hoa rực rỡ trên toàn quốc.
(Xem: 13275)
Tập sách này gồm có những bài viết đơn giản về Phật Pháp Tại Thế Gian, Cốt Tủy Của Ðạo Phật, Vô Thượng Thậm Thâm Vi Diệu Pháp, những điều cụ thể, thiết thực...
(Xem: 14644)
Tập sách này là kết tập những bài báo viết trên Bản Tin Hải Ấn và Phật Giáo Việt Nam trong cùng một chủ đề. Đó là Con Đường Phát Triển Tâm Linh.
(Xem: 12646)
Chúng tôi viết những bài này với tư cách hành giả, chỉ muốn đọc giả đọc hiểu để ứng dụng tu, chớ không phải học giả dẫn chứng liệu cụ thể cho người đọc dễ bề nghiên cứu.
(Xem: 25242)
Cư sĩ sống trong lòng dân tộc và luôn luôn mang hai trọng trách, trách nhiệm tinh thần đối với Phật Giáo và bổn phận đối với cộng đồng xã hội, với quốc gia dân tộc.
(Xem: 27879)
Chúng tôi viết quyển sách này cho những người mới bắt đầu học Phật. Bước đầu tuy tầm thường song không kém phần quan trọng, nếu bước đầu đi sai, những bước sau khó mà đúng được.
(Xem: 26357)
Pháp môn Tịnh Độ cao cả không cùng, rộng lớn như trời che đất chở. Đây là Pháp môn tổng trì của chư Phật ba đời, là đạo mầu đặc biệt trong một đời giáo hóa của đức Thích Ca.
(Xem: 17232)
Đôi khi mọi người nghĩ cái chết là sự trừng phạt những việc xấu xa mà họ đã làm, hoặc là sự thất bại, sai lầm, nhưng cái chết không phải như vậy. Cái chết là phần tự nhiên của cuộc sống.
(Xem: 16526)
Sách này nói về sự liên quan chặt chẽ giữa con người và trái đất, cả hai đồng sinh cộng tử. Con người không thể sống riêng lẻ một mình nếu các loài khác bị tiêu diệt.
(Xem: 15917)
Cuốn sách “Tin Tức Từ Biển Tâm” của nhà văn Phật giáo Đài Loan – Lâm Thanh Huyền – quả là một cú “sốc” tuyệt vời đối với các nhà Phật học Việt Nam.
(Xem: 22139)
Người cư sĩ tại gia, ngoài trách nhiệm và bổn phận đối với gia đình, xã hội còn có nhiệm vụ hộ trì Tam Bảo. Cho nên trọng trách của người Phật Tử tại gia rất là quan trọng...
(Xem: 17132)
Mỗi sáng lúc mới thức dậy, trong trạng thái mơ màng chưa tỉnh hẳn, chúng ta phải bắt đầu lôi kéo tâm thức vào một đường hướng rõ ràng: tự đánh thức lên lòng ngưỡng mộ cao rộng đến buổi rạng đông...
(Xem: 24908)
Làm sao tôi có thể hành thiền khi quá bận rộn với công việc và gia đình? Làm sao tôi có thể phối hợp hoạt động với ngồi yên một chỗ? Có các nữ tu sĩ không?
(Xem: 21967)
An Lạc phải bắt đầu từ nơi mỗi chúng ta mà từ, bi, hỉ, xả là nền tảng. Có từ, bi, hỉ, xả, thì đi đâu ta cũng gieo rắc tình thương và sự hòa hợp...
(Xem: 19068)
Tập sách này không phải là một tiểu luận về tâm lý học nên không thể bao quát hết mọi vấn đề nhân sinh, mục đích của nó nói lên sự tương quan của Ý, Tình, Thân và tiến trình phiền não...
(Xem: 16171)
Đức Phật tuy đã nhập diệt trên 25 thế kỷ rồi, nhưng Phật pháp vẫn còn truyền lại thế gian, chân lý sống ấy vẫn còn sáng ngời đến tận ngày hôm nay. Đây là những phương thuốc trị lành tâm bệnh cho chúng sanh...
(Xem: 21722)
Những gì chúng ta học được từ người xưa và cả người nay dĩ nhiên không phải trên những danh xưng, tiếng tăm hay bài giảng thơ văn để lại cho đời, mà chính ngay nơi những bước chân của người...
(Xem: 16784)
Đối với Phật giáo, tính cách quy ước của tâm thức biểu lộ từ một sự sáng ngời trong trẻo. Những khuyết điểm làm ô uế nó không nội tại nơi bản chất của nó mà chỉ là ngoại sanh.
(Xem: 14667)
Đọc “Trung bộ kinh” chúng ta có được một đường lối tu hành cụ thể như một bản đồ chỉ rõ chi tiết, đưa ta đến thành Niết bàn, cứu cánh của phạm hạnh.
(Xem: 16705)
J. Krishnamurti, cuộc sống và những lời giáo huấn của ông trải dài trong phần lớn thế kỷ hai mươi, được nhiều người tôn vinh là một con ngườiảnh hưởng sâu sắc nhất vào ý thức của nhân loại...
(Xem: 25027)
“Cái tiến trình” là một hiện tượng thuộc cơ thể, không nên lầm lẫn với trạng thái tinh thần mà Krishnamurti viết trong quyển này bằng nhiều từ khác biệt như là “phước lành”, “cái khác lạ”...
(Xem: 18777)
Quyển sách này là kết quả của những cuộc nói chuyện và những cuộc thảo luận được tổ chức ở Ấn độ bởi J. Krishnamurti với học sinh và giáo viên của những trường học tại Rishi Valley...
(Xem: 21197)
Gốc rễ của xung đột, không chỉ phía bên ngoài, nhưng còn cả xung đột phía bên trong khủng khiếp này của con người là gì? Gốc rễ của nó là gì?
(Xem: 14779)
Với hầu hết mọi người chúng ta, sự liên hệ với một người khác được đặt nền tảng trên sự lệ thuộc, hoặc là kinh tế hoặc là tâm lý. Lệ thuộc này tạo ra sợ hãi...
(Xem: 14374)
Bàn về Cách kiếm sống đúng đắn tìm hiểu những phương cách cho chúng ta tham gia, nhưng không đắm chìm, công việc của chúng ta. Trong một thế giới điên cuồng để sản xuất...
(Xem: 16615)
Phật Giáo dạy nhân loại đi vào con đường Trung Đạo, con đường của sự điều độ, của sự hiểu biết đứng đắn hơn và làm thế nào để có một cuộc sống dồi dào bình anhạnh phúc.
(Xem: 18012)
Đọc Tu Bụi của tác giả Trần Kiêm Đoàn, tôi có cảm tưởng như nhìn thấy một mảnh bóng dáng của chính mình qua nhân vật chính là Trí Hải. Đời Trí Hải có nhiều biến cố.
(Xem: 12924)
Suy nghĩ không bao giờ mới mẻ, nhưng sự liên hệ luôn luôn mới mẻ; và suy nghĩ tiếp cận sự kiện sinh động, thực sự, mới mẻ này, bằng nền quá khứ của cái cũ kỹ.
(Xem: 14946)
Hầu hết mọi người sẽ vui mừng để có một sự an bình nào đấy của tâm hồn trong đời sống của họ. Họ sẽ hân hoan để quên đi những rắc rối, những vấn đề...
(Xem: 12712)
Sau thời công phu khuya, tôi được phân công quét chùa. Tay cầm chiếc chổi chà, tôi nhẹ bước ra sân và leo lên cầu thang phía Ðông lang chính điện.
(Xem: 13889)
Điều làm cho một người trở thành một Phật tử chân chính là người ấy tìm nơi nương tựaĐức Phật, Giáo pháp, và chư Thánh Tăng - gọi là Quy Y Tam Bảo.
(Xem: 14604)
Sống cùng với xã hộicần phải đi đến việc cùng chung có một tinh thần trách nhiệm cộng đồng. Còn kiến thức thì giúp chúng ta khám phá thiên nhiên đồng thời với nội tâm của chúng ta.
(Xem: 28027)
Đây là một quyển sách căn bản dành cho người muốn tìm hạnh phúc và sự bình an trong cuộc sống qua con đường tâm linh. Con đường Đạo của Đức Phật rất đơn giản, thích hợp với mọi người.
(Xem: 27190)
Trong Đường Xưa Mây Trắng chúng ta khám phá ra Bụt là một con người chứ không phải là một vị thần linh. Đó là chủ tâm của tác giả...
(Xem: 14347)
”Vượt Khỏi Giáo điều” không phải chỉ đề cập đến những vấn nạn đời thường, nó còn tiến xa hơn một bước nữa là vạch ra cho con người một hướng đi, một hành trình tu tập tâm linh hầu có thể đạt đến cứu cánh giác ngộ giải thoát ngay trong kiếp sống này.
(Xem: 20966)
Cuốn sách này là một bản dịch của Ban Dịch Thuật Nalanda về tác phẩm Bản Văn Bảy Điểm Tu Tâm của Chekawa Yeshe Dorje, với một bình giảng căn cứ trên những giảng dạy miệng do Chošgyam Trungpa Rinpoche trình bày.
(Xem: 14673)
Duy tâm của Phật giáo không công nhận có cảnh nào là cảnh thật, hết thảy các cảnh đều do tâm hiện, lá chuối cũng tâm hiện, bóng người cũng tâm hiện, như hoa đốm giữa hư không.
(Xem: 24179)
Để hỗ trợ cho việc phát triển và thực thi tâm hạnh từ bi, việc chủ yếu là phải vượt qua những chướng ngại. Nơi đó, hạnh nhẫn nhục đóng vai trò quan trọng...
(Xem: 28687)
Guru (Đạo Sư) giống như một viên ngọc như ý ban tặng mọi phẩm tính của sự chứng ngộ, một người cha và bà mẹ dâng hiến tình thương của mình cho mọi chúng sinh...
(Xem: 14736)
Cuốn sách nhỏ này không phải đã được viết ra để phô bày kiến thức của tác giảkiến thức ấy không có gì đáng để được phô bày. Nó mong ước được là một người bạn hơn là một cuốn sách.
(Xem: 13288)
“Không có tẩu thoát khỏi sự liên hệ. Trong sự liên hệ đó, mà là cái gương trong đó chúng ta có thể thấy chính chúng ta, chúng ta có thể khám phá chúng ta là gì...
(Xem: 16457)
Quyển sách này đã đem lại cho độc giả một cái nhìn mới của Tây phương đối với Phật giáo trước đây vốn hoàn toàn xa lạ và hiện nay đang rất thịnh hành ở châu Âu và châu Mỹ.
(Xem: 27240)
Milarepa là Thánh St. Francis của Tây Tạng. Chúng ta không thể nhầm lẫn âm điệu của những ca khúc này với âm điệu của những ca khúc Fioretti...
(Xem: 12019)
Trí Phật là trí kim cương. Thân Phật là thân kim sắc, cõi Phật là cõi hoàng kim, thì Đạo Phật tất nhiên là Đạo Vàng. Ánh Đạo Vàngkim quang của đức Từ bi rộng lớn phá màn vô minh, chỉ rõ đường chánh.
(Xem: 16077)
Milarepa là một trong những đạo sư tâm linh nổi tiếng nhất của mọi thời. Ngài không những là một nhà lãnh đạo kiệt xuất của dòng phái Kagyu, mà cũng là một đạo sư rất quan trọng đối với mọi trường phái của Phật giáo Tây Tạng.
(Xem: 21492)
Nếu bạn không suy nghĩ sự đau khổ của chu trình sinh tử, sự tan vỡ ảo tưởng với vòng sinh tử sẽ không sinh khởi.
(Xem: 12377)
Cuốn sách nhỏ này do Hòa Thượng Tiến Sĩ K. Sri Dhammananda là một cuốn sách có giá trị, đáp ứng được những câu hỏi như chết đi về đâu và chết rồi đã hết khổ chưa...
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant