Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sách Văn Học Phật Giáo
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

12. Chùa xuân

25 Tháng Ba 201100:00(Xem: 10471)
12. Chùa xuân

HOA CỦA MỖI NGƯỜI
Tác giả: Diệu Kim

PHẦN I: HOA CỦA MỖI NGƯỜI

CHÙA XUÂN

Mỗi lần Tết đến, tôi lại nhớ quê với bà ngoại già và ngôi chùa làng ẩn sâu sau những vòm cây xanh mát. Từ nhỏ, tôi đã chạy lon ton theo bà, sau này lớn lên thì đi chùa một mình hoặc đi với bạn bè, em gái, lòng lâng lâng một cảm xúc yên bình...

Quê tôi cũng như nhiều làng quê khác ở nông thôn, ít có nơi vui chơi, hoạt động văn hóa, nên ngôi chùa trở thành trung tâm sinh hoạt của mọi người, nhất là phụ nữ. Mà dù cho có gánh hát, có đoàn cải lương về diễn, người ta vẫn thích đi chùa. Ngôi chùa nằm trong tâm thức mọi người, "một cõi đi về" cho từng khoảnh khắc cuộc đời. Ngày xuân, cái khoảnh khắc xôn xao nhất của trời đất, mà lạ, lại kéo bước chân người ta tìm đến nơi thanh tịnh, yên bình. Có lẽ không khí chốn thiền môn giúp tâm hồn con người lắng xuống sau một năm đua chen, bươn chải với đời.

Qua mấy con đường đất quanh co và một cây cầu nhỏ bắc ngang con mương nước trong leo lẻo, ngôi chùa hiện ra khiêm tốn. Cổng vào có một ao sen kề bên và hai hàng bông trang thâm thấp trổ đầy bông đỏ thắm. Những viên gạch tàu mốc thếch rêu, nhẹ kêu giòn dưới chân. Tôi thường đi thẳng ra sau nhà Tổ để xá sư ông trụ trì hoặc sà vào nhà trù nơi mấy bà mấy cô đang gói bánh. Bởi mới rẽ vào cổng đã nghe mùi nếp, mùi đậu thơm lừng hòa lẫn trong mùi khói hương nghi ngút. Trên bộ ván gỗ bóng loáng có đến gần 50 năm tuổi, các bà các cô đang quây quần, tay thoăn thoắt buộc những đòn bánh tét to nặng hoặc xếp những cái bánh ít hình tam giác xinh xinh, miệng thì kể những câu chuyện đạo, hoặc chuyện xóm chuyện làng. Vui vẻ và đầm ấm lạ kỳ. Có những người ngày thường xích mích với nhau, vậy mà khi đến chùa cùng ngồi bên nhau lau từng tấm lá, cột từng đòn bánh, thổi từng ngọn lửa, họ chợt thấy gần gũi, rồi dễ dàng xí xóa, làm hòa.

Ai không rảnh để xuống phụ bếp thì tranh thủ lên chánh điện lễ Phật. Ngày mùng một Tết người ta đi lễ đông nhất. Đó là ngày vía Đức Phật Di Lặc nên mọi người thường tìm đến bức tượng một ông có cái bụng tròn to như cái trống, phạch áo ra cho 6 đứa nhỏ xúm quanh nghịch ngợm, mà miệng vẫn cười hết cỡ. Ai trông thấy bức tượng cũng phải vui vẻ, và mở lòng hỉ xả như ông. Đầu năm, nở được nụ cười đã là một liều "thuốc bổ" giúp người ta thêm sức mà đi tiếp cuộc hành trình. Chùa nào không có tượng Di Lặc thì mọi người chiêm bái Đức Thích Ca Mâu Ni, vừa cầu nguyện cho đất nước, gia đình, vừa nhủ lòng sống tử tế, đàng hoàng như lời dạy của Ngài. Đơn giản, thấm nhuần, ngôi chùa hiện diện trong nền văn hóa dân tộc như thế đó.

Hồi nhỏ tôi thường bỏ bà ngoại để chạy theo mấy con quy màu vàng bò quanh sân chùa. Nó hiền lành thưởng thức món quà xuân của tôi là mấy trái chuối chín, rồi rụt cổ vào chiếc mai trốn lũ trẻ con xúm đến chọc ghẹo. Lớn lên, tôi vẫn đi tìm nó, thấy chiếc mai đã thêm những vòng rêu mốc cũ kỹ, và chiếc cổ thêm những đốm vẩy sần sùi. Con quy vẫn thích ăn những trái chuối thơm mềm mà tuổi thơ của tôi đã trao cho nó...

Mỗi năm một lần, tôi lại về thăm ngôi chùa quê nhỏ bé nằm nép mình sau vòm cây. Lại nghe hương nếp, hương sen hòa lẫn, lại thấy các bà các cô chắp tay lễ Phật, rồi thoăn thoắt gói bánh mời khách thập phương. Không biết nơi đâu là đạo, là đời...

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 27785)
Nếu Đạo đức Phật giáo là một nếp sống đem lại hạnh phúc an lạc, nếp sống ấy cũng là một nếp sống đề cao cho con người vào một vị trí tối thượng...
(Xem: 20680)
Thực hành Phật giáo là tiến hành một cuộc chiến đấu giữa những thế lực tiêu cựctích cực trong tâm bạn. Thiền giả nỗ lực làm tiêu mòn điều tiêu cực...
(Xem: 18810)
Ðức Phật khuyên chúng ta nên thường xuyên suy ngẫm về cái chết, hàng ngày hay vào bất cứ lúc nào. Nó sẽ khơi dậy trong chúng ta sự tỉnh thứcý thức cấp bách...
(Xem: 34017)
Acarya Nagarjuna (A Xà Lê Long Thọ) giữ một địa vị hầu như vô song trong hàng các bậc Thánh Phật giáo trình bày xiển dương lời dạy của Phật Thích Ca Mâu Ni cho lợi lạc của thế giới.
(Xem: 19421)
Theo hiểu biết cơ bản của Phật giáo, tâm hồn về bản chất luôn mang tính sáng suốtthông tuệ. Thế nên, những rắc rối về tình cảm không hề tồn tại trong bản chất cơ bản của tâm hồn...
(Xem: 32889)
Bố thí là hạnh đầu tiên trong sáu hạnh của Bồ Tát. Nguyên âm chữ Phạn là Dàna có nghĩa là sự cho, dịch sang tiếng Hán Việt là Bố thí.
(Xem: 33787)
Bát Chánh Đạo rất dễ nhớ, nhưng ý nghĩa của chúng thâm sâu và đòi hỏi một sự hiểu biết về nhiều lãnh vực liên quan trong giáo lý của Đức Phật.
(Xem: 21228)
Trong nhà Phật dạy điều hòa thân này giống như ông chủ điều hòa bốn con rắn sống chung trong một cái giỏ vậy. Chúng luôn luôn thù địch nhau, muốn yên phải tìm cách điều hòa...
(Xem: 27621)
Đức Thích Ca Mâu Ni đã vì một đại nguyện lớn lao, một lòng từ vô lượng mà khước từ mọi hạnh phúc, quyền uy, tiện nghi vật chất để cầu đạo giài thoát.
(Xem: 21416)
Tâm đại từ bi có hai tính cách: Tính cách cứu khổ thì thay thế chúng sinh mà chịu mọi khổ não cho họ; tính cách cho vui thì có thể bỏ hết tất cả phước lạc mà cho chúng sinh.
(Xem: 24407)
Tôi tự cho rằng tôi có thực hay đó chỉ là một ý nghĩ về tôi do tôi tưởng nghĩ về tôi hoặc một ý nghĩ hay một hình ảnh về tôi do kẻ khác hay những kẻ khác tưởng nghĩ về tôi?
(Xem: 24982)
Nguyên-thỉ hay cận-đại Phật-giáo vẫn là Phật-giáo, nghĩa là vẫn có mục-đích giải-thoát diệt khổ, vẫn tôn trọng sự sống và chân-lý, vẫn chủ trương từ-bi tế-độ.
(Xem: 15747)
Lang thang trên đất nước Myanmar rộng lớn bạn sẽ không ngừng được tiếp xúc với hàng loạt xưởng thủ công tạc tượng Phật từ đá (chủ yếu là đá cẩm thạch)...
(Xem: 15546)
Nhìn thấy rõ tướng vô thường và khổ đau đang bủa xuống quanh cuộc sống, đêm rằm tháng hai âm lịch, Thái tử lên ngựa Kiền-trắc (Kanthaka) cùng với người hầu cận...
Quảng Cáo Bảo Trợ
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM