Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sách Văn Học Phật Giáo
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Chương IV: Phút giây hiện tại

13 Tháng Tư 201100:00(Xem: 7507)
Chương IV: Phút giây hiện tại

SỨC MẠNH CỦA TĨNH LẶNG
Nguyên tác: STILLNESS SPEAKS
Tác giả: Eckhart Tolle
Dịch giả: Diện Mục Nguyễn Văn Hạnh

Chương IV

PHÚT GIÂY HIỆN TẠI

Trên bề mặt, Phút Giây Hiện Tại chỉ là một trong nhiều phút giây đang xảy ra. Mỗi ngày của đời bạn hình như bao gồm hàng ngàn những phút giây trong đó mọi chuyện được xảy ra. Nhưng nhìn cho sâu, có phải chỉ duy nhấtmột phút giây? Đời sống không phải luôn luôn chỉ xảy ra ở “phút giây này”?

Phút giây này – Phút Giây Hiện Tại – là thứ duy nhất mà bạn không thể trốn tránh được, đó cũng là thứ duy nhất thường hằng, không thay đổi trong cuộc đời bạn. Cho dù chuyện gì xảy ra, cho dù cuộc đời của bạn có thay đổi bao nhiêu, có một thứ duy nhất không thay đổi: Đó là Giây Phút Hiện Tại.

Vì không thể trốn tránh được Phút Giây Hiện Tại, tại sao chúng ta không chào đón phút giây này, và làm thân với nó?

§

Bạn có đang đối xử với phút giây này như thể nó là một chướng ngại mà mình cần phải vượt qua? Bạn có đang cảm thấy mình có một phút giây khác trong tương lai quan trọng hơn mà bạn cần phải đạt tới?

Hầu như mọi người ai cũng thường sống theo lối sống này. Vì tương lai sẽ chẳng bao giờ đến cả, ngoại trừ đang đến như phút giây hiện tại này, cho nên trông chờ về tương lai là một lối sống rất băng họai. Lối sống ấy tạo ra một dòng chảy ngầm của những bất an, căng thẳng và không cảm thấy được thỏa mãn. Lối sống ấy không tôn trọng sự sống, không tôn trọng những gì đang có mặt trong Phút Giây Hiện Tại. Đời sống chưa bao giờ không là Phút Giây này.

§

Hãy cảm nhận sức sống trong cơ thể bạn. Điều này sẽ giúp cho bạn cắm rễ trong Phút Giây Hiện Tại.

§

Rốt cùng bạn sẽ không chịu trách nhiệm cho cuộc đời mình cho đến khi nào bạn chịu trách nhiệm cho phút giây này – Phút Giây Hiện Tại. Vì đó là nơi duy nhấtđời sống có thể được xảy ra.

Chịu trách nhiệm cho phút giây này(1) có nghĩa là bạn sẽ thôi không còn thái độ chống đối một cách liên tục ở trong nội tâm với những gì “đang như thế” trong phút giây hiện tại, bạn sẽ thôi không còn tranh cãi với những gì đang có mặt. Điều này có nghĩa là bạn sẽ nương theo những gì đang có mặt trong đời sống(2).

Phút Giây Hiện Tại đang như vậy vì nó không thể khác đi được. Những hiểu biết của đạo Phật về thực tại, cách đây hơn hai ngàn năm trăm năm, ngày nay đã được những nhà vật lý học xác nhận: Không có một cái gì hoặc một sự việc gì có thể hiện hữu độc lập, riêng rẽ(3). Vì bên dưới bề mặt, tất cả mọi thứ đều liên hệ rất mật thiết với nhau, đều là một phần của toàn thể vũ trụ để tạo nên hình tướng, những gì mà giây phút này đang biểu hiện.

Khi bạn niềm nở với những gì đang hiện diện(4), bạn sẽ hòa hợp với năng lực và sự thông thái của chính đời sống. Chỉ lúc đó bạn mới có thể thực sự là một nhân tố để tạo ra những thay đổi tích cực trong đời sống.

§

Một thực tập rất đơn giản, nhưng rất căn bản, là hãy chấp nhận tất cả những gì đang phát sinh trong Phút Giây Hiện Tại(5) – trong nội tâm bạn cũng như đối với tất cả những hoàn cảnh sống ở bên ngoài.

§

Khi sự chú tâm của bạn cắm rễ sâu sắc vào Phút Giây Hiện Tại, lúc đó trong bạn sẽ có một sự sáng suốt cao độ. Điều này có khi được kinh nghiệm như thể bạn vừa thức dậy từ một giấc mơ, giấc mơ của suy tư, giấc mơ của quá khứ và tương lai. Thực trong sáng biết bao! Thực đơn giản biết bao! Một sự chú tâm, không thể lay chuyển như thế ở trong bạn, sẽ không còn thừa một khoảng trống nào trong lòng để bạn có thể tạo ra một vấn đề gì cho mình. Lúc đó, bạn chỉ có mặt với chính giây phút này.

§

Lúc mà bạn đi vào Phút Giây Hiện Tại với tràn đầy ý thức, bạn sẽ nhận thức rằng đời sống thực mầu nhiệm biết bao. Có một sự thiêng liêng trong mọi thứ mà bạn cảm nhận được, khi bạn có mặt sâu sắc. Khi bạn càng có mặt sâu sắc trong Phút Giây Hiện Tại chừng nào, thì bạn càng cảm nhận được niềm vui rất đơn thuần nhưng rất sâu sắc của trạng thái an nhiên tự tại và sự thiêng liêng của mọi thứ trong đời sống.

§

Nhưng đa số chúng ta thường nhầm lẫn Phút Giây Hiện Tại với những tình huống đang xảy ra trong phút giây đó. Bởi vì Phút Giây Hiện Tại sâu sắc hơn là những gì đang xảy ra ở trong phút giây đó. Bởi vì Phút Giây Hiện Tại chính là không gian trong đó mọi chuyện được xảy ra.

Do đó, bạn không nên nhầm lẫn những tình huống của phút giây này với Phút Giây Hiện Tại. Phút Giây Hiện Tại sâu sắc hơn bất kỳ tình huống nào phát sinh từ trong phút giây đó.

§

Khi bạn bước vào Phút Giây Hiện Tại, là bạn đang bước ra khỏi những tình huống đang có ở trong tâm trí bạn. Dòng suy tưởng miên man được làm chậm lại. Những ý nghĩ của bạn không còn thu hút hết tất cả sự chú tâm của bạn nữa. Lúc đó bỗng có những khoảng trống phát sinh giữa những ý tưởng – đó là không gian, là sự tĩnh lặng. Bạn bắt đầu nhận ra sự rộng thoáng và sâu xa của chính mình, vượt lên trên những suy tư thường có ở trong đầu.

§

Những ý nghĩ, cảm xúc, cảm nhận từ những giác quan và bất kỳ những gì bạn trải nghiệm đã làm nên cái gọi là tình huống của đời bạn. “Cuộc đời tôi” là cái mà bạn dùng để cố tìm cho mình một khuôn mặt, một nhân cách, và “cuộc đời tôi” chỉ là câu nói mà bạn dùng để tóm tắt những tình huống xảy ra trong đời sống của bạn – không phải là bản chất chân thật của bạn.

Bạn liên tục không nhận ra một sự thật rất hiển nhiên rằng: Cảm nhận sâu lắng nhất về chính mình thực ra không dính gì đến những tình huống xảy ra trong cuộc đời bạn, không dính gì với những chuyện đã xảy ra trong cuộc đời của bạn trong quá khứ. Cảm nhận chân thật về tự thân ấy chính là bản chất chân thật của bạn, là khả năng nhận biết ở trong bạn đối với những gì đang xảy ra ngay trong phút giây này. Sự hiện diện ấy luôn luôn có ở đó, thường hằng. Dù trong thời ấu thơ hay ở độ tuổi đã xế chiều, trong lúc ốm đau hay trong lúc khoẻ mạnh, khi thành công hay thất bại, khả năng nhận biết không có hình tướng, nhưng chân thật ấy – đang biểu hiện trong không gian của Phút Giây này – trong chiều sâu, không bao giờ thay đổi. Bản chất chân thật sâu lắng ấy của bạn thường bị lẫn lộn với những tình huống xảy ra trong đời bạn, do đó bạn chỉ kinh nghiệm tự thân mình hay Phút Giây Hiện Tại một cách mơ hồ hay gián tiếp, qua những tình huống của đời bạn. Nói một cách khác: Cảm nhận về bản chất chân thật thường bị che mờ bởi những tình huống trong đời bạn, và bởi dòng suy tưởng miên man, và những phiền nhiễu khác trong đời sống. Phút Giây Hiện Tại thường bị che mờ bởi quá khứ và tương lai.

Do đó bạn quên đi gốc rễ của mình trong sự an nhàn, quên đi bản chất thần thánh chân thực của mình và đánh mất mình trong cõi trần tục này. Cảm giác lạc hướng, bực tức, trầm cảm, bạo hành hoặc bất bình phát sinh khi con người quên đi bản chất chân thực của mình.

Nhưng dễ dàng biết bao cho bạn khi nhớ lại sự thực này để “trở về nhà” và biết rằng:

Tôi không phải là những suy tư, những cảm xúc, lạc thú từ những giác quan, hoặc những gì mà tôi đã trải nghiệm. Tôi cũng không phải là những tình huống đã xảy ra trong đời sống của tôi. Mà tôi chính là Sự Sống thênh thang đang xảy ra khắp nơi trong vũ trụ. Tôi là không gian trong đó mọi thứ được xảy ra. Tôi chính là Tâm đang được biểu hiện qua muôn ngàn hình tướng. Tôi chính là Phút Giây Hiện Tại. Tôi là Hiện Hữu(6).

 

(1) Chịu trách nhiệm cho phút giây này: Những gì đang có mặt trong phút giây này là hoa trái của những gì chúng ta đã tư duy, nói và làm trong quá khứ, do đó trong phút giây này, chúng ta có khi cảm thấy rất khó chịu, rất khổ sở,… Nhưng thay vì tiếp tục chống đối một cách vô vọng, chúng ta chịu trách nhiệm và nhanh chóng nhận ra những gì mình có thể làm để thay đổi tình trạng.

(2) Nương theo những gì đang có mặt trong đời sống: Khi một cơn bão cuốn tới, một thân cây biết nương theo chiều gió thì sẽ không bị gẫy đổ. Nhu đạo (Judo) là loại võ thuật dựa vào nguyên tắc này, sử dụng sự khéo léo, uyển chuyển để nương theo sức của đối phương trong khi giao đấu; dùng một cái gì rất mềm yếu để hóa giải những gì rất cương mãnh.

(3) Không có một cái gì hoặc sự việc gì có thể hiện hữu độc lập, riêng rẽ: Đó là giáo lý tương tức trong đạo Phật, rằng mọi thứ tồn tại được vì có tương quan rất mật thiết với nhau. Đức Phật đã dạy rằng “cái này có vì cái kia có; cái này sinh nên cái kia sinh; cái này diệt nên cái kia diệt”, do đó chúng ta không thể có một cái Tôi, một bản ngã độc lập, riêng biệt với mọi người và với thế giới chung quanh ta – một nhận thức rất sai lầm của bản ngã ở trong ta.

(4) Niềm nở với những gì đang hiện diện: Không có nghĩa là bạn phải yêu thích những hoàn cảnh oái oăm, hay bế tắc,… mà bạn đang gặp phải trong phút giây này. Niềm nở chỉ đơn thuần là có mặt và chú tâm đến những gì đang xảy ra mà không phản kháng, chê bai hay bác bỏ tình huống ấy. Từ đó bạn sẽ dễ dàng nhận ra những gì cần làm và bạn sẽ làm, sẽ giải quyết tình huống tiêu cực này trong một thái độ rất tích cực một cách rất tự nhiên. Người phương Tây có thành ngữ: “Nếu ai ném chanh vào người bạn, thì hãy lượm những quả chanh ấy, và đi làm những ly nước chanh thật ngon mời người ấy!”.

(5) Hãy chấp nhận tất cả những gì đang phát sinh trong Phút Giây Hiện Tại: Dù bạn vừa được báo là bạn sẽ bị đuổi việc thì trong phút giây đó, bạn đâu thể làm gì khác hơn để thay đổi tình trạng ấy. Thay vì giận dữ hay bất mãn với sếp, điều hay nhất mà bạn có thể là từ tốn và chấp nhận tình trạng không may ấy, hỏi xem bạn có thể làm được gì, như thu xếp những việc cần làm hay huấn luyện cho người sẽ thay thế cho bạn. Điều này có lẽ sẽ giúp cho bạn có triển vọng hơn khi họ cần thuê người sau này.

(6) Hiện Hữu: Là sự sống thênh thang đang diễn ra khắp nơi trong vũ trụ trong phút giây này.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 10198)
Sự sinh ra cao quý, tự dothuận lợi này thật khó có được. Cầu mong con không lãng phísử dụng nó một cách có ý nghĩa.
(Xem: 11255)
Ta cần có những thiện hạnh để chấm dứt những dục vọng vô độ và việc coi mình là quan trọng; cách hành xử tránh điều độc hại như thuốc độc...
(Xem: 13592)
Xuất phát từ một nhận thức có tính thuyết phục về đạo Phật, quyển "Thuần Hóa Tâm Hồn" được viết với một văn phong hiện đại, trong sángtinh tế; nghiêm trang nhưng vẫn đan xen đôi nét hóm hỉnh.
(Xem: 13745)
Một cách khái quát, Thiền có thể hiểu là trạng thái tâm linh vút cao của một hành giả đã chứng ngộ. Với nghĩa này, Thiền cũng là Đạo, là Phật, là Tâm...
(Xem: 22219)
Các khoa học gia ngày nay trên thế giới đang có khuynh hướng chú trọng vào chế độ dinh dưỡng lành mạnh lấy chất bổ dưỡng từ nguồn thức ăn do thực vật đem lại...
(Xem: 21877)
Chúng tôi đi với hai mục đích chính: Thay mặt toàn thể Phật tử Việt Nam chiêm bái các Phật tích và viết một quyển ký sự để giới thiệu các Phật tích cho Phật Tử Việt Nam được biết.
(Xem: 27390)
Tâm tánh của chúng sinh dung thông không ngăn ngại, rộng lớn như hư không, lặng trong như biển cả. Vì như hư không nên thể của nó bình đẳng...
(Xem: 17784)
Tây phương Cực lạccảnh giới thanh tịnh giải thoát. Thanh tịnhvô nhiễm là thuần thiện, giải thoát là vượt ngoài ba cõi, vượt ngoài ba cõi là xả ly thế gian.
(Xem: 11741)
Tinh thần Đại thừa Phật giáo nhằm mục đích chuyển hóa cõi Ta-bà uế trược này trở thành Cực-lạc thanh lương. Sự phổ biến Phật giáo khắp mọi tầng lớp quần chúng là điều Phật tử phải thực hiện.
(Xem: 12331)
Là một tu sĩ Phật giáo Việt Namtrách nhiệm và nhiều nhiệt tình thì thấy điều gì hay trong Phật giáo tôi tán thán, biết việc gì dở tôi chê trách, đều nhằm mục đích xây dựng Phật giáo Việt Nam mà thôi.
(Xem: 25250)
Chúng ta tu Thiền là cốt cho tâm được thanh tịnh trong lặng. Từ tâm thanh tịnh trong lặng đó hiện ra trí vô sư. Trí vô sư hiện ra rồi thì chúng ta thấy biết những gì trước kia ta chưa hề thấy biết...
(Xem: 23293)
Đối tượng nghiên cứu của xã hội học là con người, trong khi đó, xã hội học Phật giáo có những bước nghiên cứu xa hơn không chỉ nói về con người mà còn đề cập đến các loài hữu tình khác...
(Xem: 28586)
Một chủ đề chính của cuốn sách này là qua thực hành chúng ta có thể trau dồi tỉnh giác lớn lao hơn suốt mỗi khoảnh khắc của đời sống. Nếu chúng ta làm thế, tự dolinh hoạt mềm dẻo liên tục tăng trưởng...
(Xem: 22773)
Chân thật niệm Phật, lạy Phật sám hối, giữ giới sát, ăn chay, cứu chuộc mạng phóng sinh. Đó là bốn điểm quan trọng mà sư phụ thường dạy bảo và khuyến khích chúng ta.
(Xem: 25720)
Con đường thiền tậpchánh niệm tỉnh giác, chứng nghiệm vào thực tại sống động. Khi tâm an định, hành giả có sự trầm tĩnh sáng suốt thích nghi với mọi hoàn cảnh thuận nghịch...
(Xem: 22309)
Với người đã mở mắt đạo thì ngay nơi “sắc” hiện tiền đó mà thấy suốt không chướng ngại, không ngăn che, nên mặc dù Sắc có đó vẫn như không, không một chút dấu vết mê mờ...
(Xem: 14002)
Trên đời này, hạnh phúc và khổ đau; chiến tranh và hòa bình; giàu và nghèo… nếu chúng ta chịu khó tu tập một chút và giữ tâm thật bình thản, chúng ta sẽ khám phá ra nhiều điều hay vô cùng.
(Xem: 13438)
Bước đường hành đạo của đức Phật thật sinh động trong khung cảnh Ấn Ðộ cổ đại được minh họa bằng các trích đoạn kinh kệ từ Tam Tạng Pàli nguyên thủy đầy thiền vị hòa lẫn thi vị...
(Xem: 22482)
Bắt đầu bằng cách bỏ qua một bên tất cả những mối quan tâm ở bên ngoài, và quay vào quán sát nội tâm cho đến khi ta biết tâm trong sáng hay ô nhiễm, yên tĩnh hay tán loạn như thế nào.
(Xem: 26397)
Kinh Nghĩa Túc đã bắt đầu dạy về không, vô tướng, vô nguyệnbất khả đắc. Kinh Nghĩa Túc có những hình ảnh rất đẹp về một vị mâu ni thành đạt.
(Xem: 18488)
Bản thể hiện tiền là Sự Sống Duy Nhất vĩnh hằng, luôn hiện tiền, vượt quá hằng hà sa số dạng hình thức sinh linh vốn lệ thuộc vào sinh và diệt.
(Xem: 18967)
Khi bạn chú tâm đến sự yên lặng, ngay lập tức có một trạng thái cảnh giác nhưng rất im lắng ở nội tâm. Bạn đang hiện diện. Bạn vừa bước ra khỏi thói quen suy tưởng của tâm thức cộng đồng...
(Xem: 34518)
Đây là phần thứ 2 trong 3 phần chính của cuốn Zen no Rekishi (Lịch Sử Thiền) do giáo sư Ibuki Atsushi soạn, xuất bản lần đầu tiên năm 2001 tại Tôkyô.
(Xem: 27390)
Thật ra chân lý nó không nằm ở bên đúng hay bên sai, mà nó vượt lên trên tất cả đối đãi, chấp trước về hiện hữu của Nhị Nguyên. Chân lý là điểm đến, còn hướng đến chân lý có nhiều con đường dẫn đến khác nhau.
(Xem: 28431)
Trong tiếng Phạn (Sanskrit), từ "Thiền" có ngữ nguyên là dhyâna. Người Trung Hoa đã dịch theo âm thành "Thiền na". Ý nghĩa "trầm tư mặc tưởng" của nó từ xưa trong sách vở Phật giáo lại được biểu âm bằng hai chữ yoga (du già).
(Xem: 21397)
Giác ngộ là sự hiểu biết đúng như thật; giải thoát là sự chấm dứt mọi phiền não khổ đau. Chỉ có sự hiểu đúng, biết đúng mới có sự an lạchạnh phúc...
(Xem: 14910)
Càng sống thiền định để thấu suốt cái vô thường, đau khổvô ngã trong đời sống thì ta càng dễ dàng mở rộng trái tim để có thể sống hòa ái và cảm thông cho tha nhân nhiều hơn.
(Xem: 19220)
Bồ Tát Quán Thế Âm là một trong những hình tượng gần gũi nhất với hầu hết tín đồ Phật giáo, dù ở bất cứ nơi đâu, dù thuộc tầng lớp nào. Ngài là biểu tượng của lòng đại bi...
(Xem: 10622)
Giáo dục của chúng ta là sự vun đắp của ký ức, sự củng cố của ký ức. Những thực hành và những nghi lễ của tôn giáo, đọc sách và hiểu biết của bạn, tất cả là sự củng cố của ký ức.
(Xem: 18578)
Đức Phật đã nhìn thấy rất rõ rằng, những trạng thái khác nhau của tâm và những hành động khác nhau của thân sẽ đưa đến những kết quả hoàn toàn khác biệt.
(Xem: 15666)
Phương pháp thiền tập được xuất phát từ phương Đông nhiều ngàn năm trước đây, sau khi được truyền sang phương Tây đã trở thành một phương pháp thực tập được nhiều người yêu thích...
(Xem: 13197)
Chư Bồ Tát, tùy theo hạnh nguyện thù thắng khác biệt mà mỗi vị mang một danh hiệu khác nhau, tựu trung hạnh nguyện của vị nào cũng vĩ đại rộng sâu không thể nghĩ bàn...
(Xem: 13423)
Tuy ra đời khá sớm trong dòng văn học Phật giáo, nhưng cho đến nay, điểm thú vị của độc giả khi đọc lại tập sách này là vẫn có thể nhận ra được những vấn đề quen thuộc với cuộc sống hiện nay của bản thân mình.
(Xem: 14028)
Chân lý chỉ có một, nhưng mỗi người đến với chân lý bằng một con đường khác nhau. Dù bằng con đường nào đi nữa thì đó cũng là hạnh phúc lớn nhất trong cuộc đời...
(Xem: 11795)
Đây là kết quả của 17 năm trường mà Ngài Huyền Trang đã ở tại Ấn Độ. Đi đến đâu Ngài cũng ghi lại từ khí hậu, phong thổ cho đến tập quán và nhất là những câu chuyện liên quan đến cuộc đời đức Phật...
(Xem: 11634)
Chính là nhờ vào con đường tu tập, vào sự bứng nhổ tận gốc rễ cái ảo tưởng rằng ta là một cá thể riêng biệt mà ta tìm lại được hạnh phúc chân thật sẵn có trong ta.
(Xem: 11345)
Đức Phật thuyết Pháp, chư tăng gìn giữ pháp Phật để vĩnh viễn lưu truyền làm đạo lý tế độ quần sanh. Vì thế, Phật, Pháp và Tăng là ba món báu của chúng sanh...
(Xem: 11898)
Sân chùa yên ả không một tiếng lá rơi. Mặt trời áp má lên những vòm cây xum xuê, chỉ để rớt nhiều đốm nắng rất nhỏ xuống đất, không nóng bức, không khó chịu...
(Xem: 19947)
Như những con người, tất cả chúng ta muốn an lạc hạnh phúc và tránh buồn rầu đau khổ. Trong kinh nghiệm hạn hẹp của mình, nếu chúng ta đạt đến điều này, giá trị bao la của nó có thể phát triển...
(Xem: 12400)
Ở xứ Tây Tạng, tạo hóa và dân sự dường như bảo nhau mà giữ không cho kẻ lạ bước vào! Núi cao chập chùng lên tận mây xanh có tuyết phủ...
(Xem: 13943)
Đức Phật Thích-ca Mâu-ni ra đời cách đây đã hơn 25 thế kỷ. Những gì ngài để lại cho cho chúng ta qua giáo pháp được truyền dạy khắp năm châu là vô giá...
(Xem: 13275)
Trong các vị cao tăng Trung Hoa, ngài Huyền Trang là người có công nghiệp rất lớn, đã đi khắp các nơi viếng Phật tích, những cảnh chùa lớn, quan sátnghiên cứu rất nhiều.
(Xem: 31989)
Những phương pháp và lời hướng dẫn mà Đức Phật đã đề ra giúp chúng ta có thể từng bước tiến đến một sự giác ngộ sâu xa và vượt bậc, và đó cũng là kinh nghiệm tự chúng Giác Ngộ của Đức Phật.
(Xem: 13444)
Vào một buổi chiều lười biếng ở Sydney, tôi mở Tivi và thấy chương trình Oprah Winfrey đang tranh luận về kiếp trước kiếp sau, cuộc tranh luận rất sôi nổi.
(Xem: 12759)
Đây là một cuốn nhật ký ghi chép cuộc hành trình đi về Ấn Độ để học đạo. Tác giả nhân khi chùa Văn Thù Sư Lợi tổ chức chuyến đi hành hương các Phật tích tại Ấn đã tháp tùng theo...
(Xem: 13337)
Sách gồm những lời phát biểu của Đức Đạt-Lai Lạt-Ma về Phật giáo và vài vấn đề liên quan đến Phật giáo, chọn lọc từ các bài diễn văn, phỏng vấn, các buổi thuyết giảng và các sách của Đức Đạt-Lai Lạt-ma.
(Xem: 11905)
Trời bên này đã thật sự vào thu rồi đó! Buổi chiều, con đường về nhà hai bên rừng có ngàn lá đổi sang màu trái chín, đẹp kỳ diệu.
(Xem: 21873)
Ni sư Ayya Khema viết quyển tự truyện này không vì mục đích văn chương, mà để chúng ta từ câu chuyện đời của Ni sư tìm được những bài học giá trị về con đường đạo Người đã đi qua.
(Xem: 11098)
“Đạo lý nhà Phật, là một nền đạo lý thâm trầm, siêu việt hơn hết”. Ấy là lời nói của nhiều nhà thông thái xưa nay trên hoàn võ, và cũng là một mối cảm của chúng tôi nữa.
(Xem: 12906)
Các chân sư thực hiện những kỳ công của các ngài mà không chút tự hào, với một thái độ giản dị hồn nhiên hoàn toàn như trẻ con. Các ngài biết rằng, năng lực của tình thương luôn che chở các ngài.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant