Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sách Văn Học Phật Giáo
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

3. Giáo hội và giới đệ tử tại gia xét về phương diện xã hội học

19 Tháng Tư 201100:00(Xem: 7704)
3. Giáo hội và giới đệ tử tại gia xét về phương diện xã hội học

ÐỨC PHẬT LỊCH SỬ
The Historical Buddha
H.W. Schumann (1982) M. O' C. Walshe dịch sang Anh ngữ (1989)
Nguyên Tâm Trần Phương Lan dịch Việt (1997)
Viện Nghiên Cứu Phật Học Việt Nam Xuất Bản


Chương 04
Giáo lý, Tăng chúng, và giới cư sĩ

GIÁO HỘI VÀ GIỚI ÐỆ TỬ TẠI GIA XÉT VỀ PHƯƠNG DIỆN XÃ HỘI HỌC

Ðối với một Tỳ-kheo, sự gia nhập Tăng đoàn hủy bỏ mọi phân biệt giai cấp cũng như mọi con sông mất hết danh tánh khi đổ vào biển cả (AN 8. 19)* . Vì vậy, ta có thể nghĩ rằng đặc biệt các giai cấp tiện dân và vô loại khốn cùng sẽ lợi dụng việc thọ giới xuất gia để thoát khỏi hoàn cảnh hạn hẹp của mình và Giáo hội sẽ trở thành ngôi nhà cứu tế cho những người có vị trí hèn kém trong xã hội. Song chuyện ấy lại không xảy ra ở trường hợp này: Giáo hội đức Phật thu hút những giai cấp cao trong xã hội hơn là các giai cấp thấp.

Kinh Ðiển Pàli nêu danh tánh 457 nhân vật lịch sử, những người đồng thời đức Phật, tự xưng mình là tín đồ Phật Pháp: 291 Tỳ-kheo, 61 Tỳ-kheo-ni, 74 nam cư sĩ và 31 nữ cư sĩ. Chúng ta không thể xác định được giai cấp của tất cả các trường hợp ấy. Trường hợp 92 Tỳ-kheo và 22 Tỳ-kheo-ni có nguồn gốc xã hội không rõ ràng, do vậy họ không thể được đưa ra để phân tích về phương diện xã hội học. Số tu sĩ còn lại được phân theo các giai cấp khác nhau như được nêu trong Bản số 2.

tùy thuộc vào nhiều hoàn cảnh tình cờ khác nhau mà danh tánh một vị nào đó có được lưu trữ trong Kinh Tạng Pàli hay không, nên ta không thể quá xem trọng con số tuyệt đối chính xác về các Tỳ-kheo và Tỳ-kheo-ni thời ấy. Nhưng tỷ lệ các giai cấp của cả Tăng chúngNi chúng lại rất có ý nghĩa, cho thấy giai cấp Bà-la-môn chiếm đa số. Giai cấp của những người đã từng được dạy dỗ theo một mối quan tâm đặc biệt về các vấn đề tôn giáo cũng chiếm phần lớn nhất trong sự công nhận Phật Pháp, dù giáo lý này đi ngược quyền lợi của các Bà-la-môn chuyên nghiệp tế lễ để sinh sống. Giới Bà-la-môn là những người được chuẩn bị đầy đủ kiến thức nhất để tán thán tính cách tân kỳ của Phật Pháp và sẵn sàng nhất để từ giã gia đình xuất gia theo Phật Pháp. Một danh sách trong Kinh Ðiển liệt kê "Các Ðệ Tử Xuất Chúng" (AN 1. 14) nói đến 41 vị Tỳ-kheo lỗi lạc; 17 vị trong đó (tức 41,5%) có gốc Bà-la-môn. Một kết quả tương tự cũng tìm được từ 259 Tỳ-kheo có thi kệ ghi lại trong Theragàthà (Trưởng Lão Tăng Kệ), 113 vị trong ấy (tức 44%) có gốc Bà-la-môn. Tuy nhiên, tỷ lệ số Tỳ-kheo-ni gốc Bà-la-môn lại khá thấp.

 

TỲ-KHEO

TỲ-KHEO-NI


số

%

số

%

Bà-la-môn

Sát-đế-lỵ

Vệ-xá

Chiên-đà-la

Thủ-đà

96

57

27

13

6

48,2

28,6

13,5

6,6

3,1

15

13

10

12

-

38,4

33,2

25,8

2,6

0

Tổng cọng:

199

100

39

100

Trong khi các Khattiyas (Sát-đế-lỵ: võ tướng, quý tộc) và Vessas (Vệ-xá: thương nhân, đại phú) chiếm địa vị thứ hai và thứ ba trong Giáo hội như vẫn được mong đợi, ta lại ngạc nhiên vì thấy số người Candàlas (Chiên-đà-la: vô loại, khốn cùng) vượt hơn số Suddas (Thủ-đà: thợ thuyền, nô lệ). Rõ ràng một số người Chiên-đà-la thực sự muốn tìm cách thoát cảnh bần hàn bất lợi về phương diện xã hội qua việc xuất gia. Thành phần này gia nhập Giáo đoàn không nhiều hơn có lẽ vì hai lý do: đặc biệt hạng người ấy thường hay bị những căn bệnh ngăn cản họ xuất gia và lại có nỗi lo ngại phải nỗ lực tu tập tâm trí gắn liền với đời Tỳ-kheo là việc xa lạ đối với họ. Những người Chiên-đà-la gia nhập Tăng chúng thường gặp khó khăn khi tìm hiểu Phật Pháp vì họ thiếu học vấn sơ đẳng. Ðáng chú ý là chính các Tỳ-kheo thuộc nguồn gốc khốn cùng luôn luôn bị đức Phật khiển trách vì đã hiểu sai lạc giáo lý. Dĩ nhiên điều này không có nghĩa là các nguồn gốc khiêm tốn thiết yếu gây trở ngại cho giải thoát, vì việc tu tập bản thân không đòi hỏi các khả năng học vấn theo hình thức bề ngoài.

Nhóm người ít nhất trong số các vị xuất gia là giới Suddas (Thủ-đà). Ðiều này có các lý do đặc biệt. Các vị Thủ-đà có tài nghệ tay chân khéo léo, nên thường được kêu gọi đi lao động cưỡng bách cho nhà vua (ràjakariya) và cho xã hội nhiều hơn các hạng kia trong các công tác chuyên nghiệp như đào giếng, xây đập và dựng các công thự. Ðể duy trì công việc lao động chuyên nghiệp này, quan chức nhà vua thường cản trở các vị Thủ-đà gia nhập Giáo hội và đôi khi có lẽ đã ngăn ngừa việc họ "xuất gia" bằng những lời "đe dọa trả thù" gia đình họ.

Về phần đám người Thủ-đà làm nô lệ để sinh sống thì họ đã có những phận sự theo hợp đồng cố định rất khó thoát ra. Hơn nữa, họ còn mắc nợ chủ nhân vì những số tiền lương trả trước, và người mắc nợ thuộc về hạng người bị cấm gia nhập Giáo hội.

Các thống kê về mặt xã hội của giới tại gia đặt trên một căn bản rất hạn hẹp. Tất nhiên danh tánh các đệ tử tại gia ít được ghi vào Kinh Tạng hơn các vị xuất gia, vì vậy ta có các con số quá nhỏ không thể đánh giá chính xác được. Trong số bảy mươi bốn (74) nam và ba mươi mốt (31) nữ cư sĩ, những người đồng thời đức Phật được nhắc đến trong Kinh Ðiển, ta không biết rõ giai cấp của hai mươi hai (22) nam và mười lăm (15) nữ. Tỷ lệ các giai cấp của phần còn lại [năm mươi hai (52) nam và mười sáu (16) nữ] cũng khác nhau, vì vậy ta cần có hai bản riêng biệt (Bản 3 và 4).

 

NAM CƯ SĨ

 

NỮ CƯ SĨ


số

%


số

%

Bà-la-môn

Vệ-xá

Sát-đế-lỵ

Thủ-đà

Chiên-đà-la

18

15

11

5

3

34,5

29

21

9,6

5,9

Sát-đế-lỵ

Vệ-xá

Bà-la-môn

Chiên-đà-la

Thủ-đà

8

3

2

2

1

50

18,8

12,5

12,5

6,2

Tổng cọng:

52

100


16

100

Ðiều duy nhất lộ rõ từ các bản thống kê có căn cứ nhỏ hẹp này là giới Vessa (thương nhân) được nhiều đại diện vững mạnh giữa các cư sĩ hơn trong Giáo hội, vừa chiếm vị trí ở đó, không phải thứ ba mà là thứ hai.

Từ ngàn xưa, giới thương gia đã quen tìm cách bảo đảm công việc buôn bán thành công phát đạt qua hình thức yêu cầu cử hành các tế lễ theo Vệ-đà rất tốn kém, và các Bà-la-môn chuyên nghiệp, các tế sư thông thạo, thường ra tay bóc lột khai thác nguồn lợi tức này. Nay Giáo lý đức Phật làm cho họ có thể cầu mong phát đạt theo cách rẻ tiền hơn. Các thương gia suy xét, nếu phẩm vật cúng dường các Tỳ-kheo của đức Phật đem lại công đức phước nghiệp, thì chúng cũng có thể đem lại sự "mua may bán đắt".

Tầng lớp Vessa vốn là các trái chủ, do vậy họ có những số tiền cho vay khổng lồ, nên cũng thấy giáo lý mới này hấp dẫn vì nó không cho phép đám người mắc nợ được thọ giới xuất gia (Mv 1. 46). Không giống các đoàn thể Sa-môn khác, Tăng đoàn của đức Phật không cung cấp nơi trú ẩn cho đám người tìm cách trốn chủ nợ!

Giới thương gia cũng hài lòngđức Phậtthiện cảm đối với các hoạt động kinh tế, ngoại trừ các nghề buôn bán vũ khí, nô lệ, súc vật, thịt sống, rượu nồng và thuốc độc (AN 5. 177). Ngài không truyền bá việc từ chối tiêu dùng hàng hóa vì mục đích khổ hạnh có hại cho kinh doanh, nhưng chỉ dạy giữ tiết độ và tự điều thân. Ngài đã đưa ra những đề nghị hợp lý đối với người thương gia thực tiễnđạo đức thương mại. Trong một số bài thuyết giảng, ngài giải thích cho các Tỳ-kheo bằng hình thức ảnh dụ rằng chỉ có người thương gia chuyên cần làm việc sáng, chiều, tối mới có thể trở nên phát đạt (AN 3. 19). Một thương gia cần có con mắt tinh tế, nghĩa là kiến thức về hàng hóa và thị trường, trí thông minh lúc mua bánnăng lực gây niềm tin vững chắc, vì vậy các nhà tài chánh sẽ sẵn sàng cho vay tiền lấy lãi để có vốn đầu tư thêm nữa (AN 3. 20). Cách sử dụng tài sản hợp lý nhất là chia làm bốn, dùng một phần tư để sinh sống, một nửa để đầu tư kinh doanh và một phần tư để dành (DN 31. 26).

Vai trò giới thương nhân trong sự công nhậntruyền bá đạo Phật từ trước đến nay chưa được xét đến. Hơn ai hết, các thương gia là giới đệ tử giàu tiền, có khả năng cúng dường các tinh xá, đồng thời họ là số người du hành nhiều, nên chính họ truyền bá kiến thức Phật Pháp vào các miền xa xôi. Chính nhờ phương tiện vận chuyển bằng xe bò thô sơ của các đoàn thương mãi lữ hành xa xưa mà giáo lý đức Phật đã tìm đường đi khắp bốn phương trời.

Các thương gia là nhóm có thế lực nhất trong các đệ tử cư sĩ ủng hộ đạo Phật, nhưng không phải là đông nhất. Giới tại gia phát xuất từ mọi tầng lớp xã hội, vì tất cả đều rất cảm phục bậc Ðạo Sư có biệt tài hùng biện vừa là bậc Hiền triết sâu sắc. Cách thuyết giảng của ngài còn lôi cuốn họ vì nó không đem lại cảm tưởng giới tại gia là các Phật tử thứ yếu. Do các mối liên hệ xã hội, người đệ tử tại gia (upàsaka) thấy khó đạt sự buông xả nội tâmGiải thoát khổ đau hơn người xuất gia, nhưng vị ấy vẫn có thể thực hiện được điều này. Kinh Ðiển Pàli (AN 6. 19-39) liệt kê danh sách hai mươi mốt (21) vị gia chủ trở thành A-la-hán mà chưa hề làm Tỳ-kheo bao giờ cả. Danh sách ấy không đầy đủ các vị nam A-la-hán cũng không bao gồm các nữ cư sĩ thành tựu cứu cánh này. Trong giáo lý đức Phật, phụ nữ được xem có cùng khả năng giải thoát như nam giới. Vì thế không có gì đáng ngạc nhiên khi Giáo hội nhận được sự ủng hộ nhiệt tình như vậy từ các nữ đệ tử.

Thật cũng đáng cho ta điều tra số phần trăm dân chúng ở vùng "Trung Nguyên" được cảm hóa theo đạo Phật trong thời ngài tại thế. Ðáng tiếc là Kinh Ðiển Pàli không cung cấp đủ chứng cớ để giải đáp vấn đề này. Chỉ do đọc Kinh Ðiển, ta có cảm tưởng là giới Phật tử gồm khoảng từ 15 đến 20% dân chúng trong nước và vào khoảng 2 đến 3% của số ấy là Tỳ-kheo và Tỳ-kheo-ni, chứ không rõ sự thực đích xác.


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 26220)
Cái chết là một sự khởi đầu mới. Nó là con đường đưa ta đến buổi bình minh của những cơ hội mới để cho chúng ta hưởng được những thành quảchúng ta đã vun trồng...
(Xem: 21627)
Trong thế kỷ XX, phương Tây có hai người tìm hiểu đất nước Tây Tạng rất sâu sắc, đó là bà Alexandra David Néel và ông Anagarika Govinda.
(Xem: 23406)
Tác phẩm này như một chìa khóa mở ra con đường dẫn dắt những hành giả sơ căn đến với Pháp. Do đó, những ai quan tâm đến nó sẽ hưởng được những lợi ích lớn lao.
(Xem: 14726)
Hiện đại hoá đạo Phật không có nghĩa là thế tục hóa đạo Phật. Đạo Phật đi vào cuộc đời nhưng không bị cuộc đời làm giảm mất đi những đặc tính siêu việt của nó.
(Xem: 12954)
Có thể nói Đức Đạt Lai Lạt Ma là nhà hoằng pháp vĩ đại nhất của PG trong thời hiện đại, và được xem là người có nhiều tác phẩm Phật học được người Tây Phương tiếp nhận và tìm đọc nhất.
(Xem: 19832)
Những gì Ðức Phật đã khám phá ra trong lúc Ngài thiền định hơn 2500 năm về trước càng ngày càng rõ rệt qua những cuộc thí nghiệm và những sự học hỏi được từ thiên nhiên của khoa học.
(Xem: 13819)
Tôi có nhân duyên với Đạo Phật từ khá sớm, hồi còn học trung học vào đầu thập niên 40. Thế Giới ấy đối với tôi là niềm vui thíchtin tưởng càng ngày càng lớn.
(Xem: 22778)
Ðạo Phật dạy rằng tâm là nhân duyên chính khiến ta bị luân hồi. Nhưng cũng chính tâm lại là cái duyên lớn nhất giúp ta thoát vòng sanh tử.
(Xem: 11987)
Chúng ta an vị Phật là rước Phật trong lòng chúng ta đem thờ tại chùa, để khi nhìn thấy Phật tại chùa mà nhớ Phật trong lòng của chúng ta...
(Xem: 12426)
Con đường đưa đến tuệ giác thì sao? Tu thiền định sẽ đoạn diệt vô minh. Cố gắng hiểu biết ba đặc tính của vạn pháp. Không có cái ngã nào biệt lập.
(Xem: 24051)
Ðức Phật là một chúng sanh duy nhất, đặc biệt Ngài là nhà tư tưởng uyên thâm nhất trong các tư tưởng gia, là người phát ngôn thuyết phục nhất trong các phát ngôn viên...
(Xem: 13735)
Rõ ràng, đối với đạo Phật, tâm là cơ sở, là đối tượng, đồng thời cũng là công cụ của việc thực nghiệm đời sống tâm linh. Tâm là gốc của sinh và tử...
(Xem: 21090)
Đức Đạt-lai Lạt-ma thứ 14, Tenzin Gyatso, có thể nói là một trong những tên tuổi lớn trên thế giớigần đây luôn được rất nhiều người tôn kính.
(Xem: 25660)
Với sự hỗ trợ của Phật pháp và sự thực hành chánh niệm, điều thay đổi lớn nhất mà tôi đã làm được cho bản thân, tôi nghĩ, đó là giờ tôi có thể dễ dàng tha thứ cho người...
(Xem: 19248)
Bây giờ, tâm thức tồn tại bằng sự tùy thuộc trên nguyên nhânđiều kiện (nhân duyên). Tâm thức hôm nay hiện hữu do bởi tâm thức hôm qua.
(Xem: 23239)
Tenzin Palmo đã kể lại cuộc sống ẩn cư của cô cho Vickie Mackenzie với tất cả lòng nhiệt thành cởi mở. Cô nói về những trở ngại, gian nan cô đã vượt qua, những thôi thúc thử thách mãnh liệt...
(Xem: 21405)
Đức Phật Thích Ca được tôn kính như bậc Thầy vĩ đại, một Thiện hữu, một vị Gương mẫu Toàn giác. Pháp hay giáo lý của Ngài chứa đựng những nguyên tắc căn bản, bất biến của Công bằngChân lý.
(Xem: 18331)
Nhờ Phật giáo, tôi biết tu tập để phát động lòng từ bi và đem lại hơi ấm cho tim tôi, sự tu tập ấy tỏ ra khá hữu ích cho tôi trong cuộc sống thường nhật.
(Xem: 13988)
Cách tốt nhất để đem đến ý nghĩa cho cuộc đời bạn là khiến nó có lợi cho những người khác, bằng lòng bi mẫn của bạn với họ. Đó cũng là cách tốt nhất để tìm thấy bình an, hạnh phúc...
(Xem: 15461)
Phật giáo và các khoa học vật chất có giao diện to lớn với nhau trên nhiều mức độ triết lý, thăm dò bản chất về nguồn gốc của vũ trụ, và bản chất tối hậu của vật chất.
(Xem: 17878)
Từ xưa đến nay, Đạo Phật luôn khẳng định rằng “số mạng là do mỗi người tự tạo, phước đức đều do chính mình tự cầu.” Như vậy, kẻ làm việc xấu ác tự nhiên sẽ mất phước đức...
(Xem: 21965)
Từ thơ ấu, Tuệ Trung đã được khen là thông minhdịu dàng. Giữ chức Thống Đốc Hồng Lô (bây giờ là tỉnh Hải Dương), ngài đã hai lần đẩy lui quân Mông Cổ xâm lược, và được thăng chức Tiết Độ Sứ trấn cửa biển Thái Bình.
(Xem: 17544)
Ý thức được cái chết là điều hệ trọng: phải hiểu rằng ta không ở lâu trên địa cầu này. Không ý thức được cái chết, ta sẽ không thể tận dụng toàn vẹn cuộc sống của ta.
(Xem: 30949)
Bài văn này được thiền sư Quy Sơn Linh Hựu viết ra nhằm sách tấn việc tu học của đồ chúng, nên gọi là văn cảnh sách, và lấy tên ngài để làm tựa. Từ xưa nay vẫn gọi là “Quy Sơn cảnh sách văn”.
(Xem: 28074)
Để hiểu Đạo Phật là gì? Ta hãy gạt mọi thiên kiến chỉ cần tìm sâu vào nguồn giáo lý cao đẹp ấy, một nền giáo lý xây dựng trên sự thật để tìm hiểu sự thật, do đức giáo chủ Thích Ca Mâu Ni sáng lập... HT Thích Đức Nhuận
(Xem: 14882)
Bằng cách tập trung vào sự kiện của tình trạng bị quy định chặt chẽ và sự cần thiết cho tinh thần phải trải qua một cách mạng, Krishnamurti dẫn chúng ta đến nền tảng chung, đến cái nguồn của cả cá thể lẫn xã hội.
(Xem: 17159)
Tác phẩm Phật Giáo và Khoa Học của giáo sư Phúc Lâm là một trong số ít các tác phẩm về thể tài phân tích Phật giáo dưới cái nhìn của khoa học.
(Xem: 22625)
Ngày nay đã qua, đời sống ngắn lại, Hãy nhìn cho kỹ, ta đã làm gì? Hãy cùng tinh tấn, thiền tập hết lòng, Đừng để tháng ngày trôi đi oan uổng.
(Xem: 28236)
Bởi vì niềm hạnh phúc và chính sự tồn tại của chúng ta là kết quả của sự giúp đỡ bảo bọc của mọi người, chúng ta phải phát huy thái độ cư xử tốt đẹp của mình đối với mọi người xung quanh.
(Xem: 14015)
Mỗi giây phút trong cuộc sống đều tượng trưng cho một giá trị vô biên. Thế nhưng chúng ta lại cứ để cho thời gian trôi đi như những hạt cát vàng lọt qua kẻ hở của bàn tay
(Xem: 17063)
Thông điệp của Đức Bổntuyên thuyết từ hơn hai mươi lăm thế kỷ, đến nay vẫn còn nguyên giá trị. Đó là thông điệp về sự tỉnh thức, về trí tuệ siêu tuyệt và về lòng từ bi nhân ái.
(Xem: 22312)
Không biết rửa bát thì khi cầm tách trà lên, có thể ta cũng không biết uống trà. Cầm tách trà lên ta có thể chỉ nghĩ đến những chuyện khác mà không biết là ta đang nâng tách trà trong tay.
(Xem: 14165)
Chúng ta cần biết ý nghĩa Giáo Pháp là gì. Giáo Pháp hay Pháp bảo là một từ ngữ tiếng Phạn mà có nghĩa đen là một “phương sách phòng ngừa”.
(Xem: 21494)
Phật giáo nhìn tính dục dưới khía cạnh của sự thèm khátđau đớn : đó là một mối hiểm nguy xô đẩy con người vào cảnh đọa đày của dục vọng và khổ đau.
(Xem: 20831)
Ðức Phật — Ðấng hoàn toàn giác ngộ — thuộc họ Gautama tên là Siddartha. Danh xưng Tất-đạt-đa có nghĩa là Nhất thiết nghĩa thành, Thành tựu chúng sinh...
(Xem: 28531)
Hai mươi bốn bài pháp thoại trong quyển sách này được giảng theo tinh thần của Kinh Đại Bát Niết Bàn, chú trọng vào sự thực hành nơi bản thân, 'xem Pháp là nơi nương trú, là hải đảo của chính mình".
(Xem: 15064)
Tôn giáo được giới thiệu ở đây là một hệ thống giáo dục thiết thựcvăn hóa tinh thần được khám phá ra cho thế gian cách đây chừng 25 thế kỷ bởi một Vị Ðạo Sư hoàn toàn giác ngộtừ bi.
(Xem: 26600)
Cuốn sách mang đến cho bạn đọc những suy ngẫm nghiêm túc về hạnh phúc mà đôi khi có thể chúng ta ngộ nhận hoặc lầm lẫn với niềm sung sướng.
(Xem: 19292)
Đức Phật dạy rằng nếu muốn tự giải thoát ra khỏi thế giới Ta bà thì phải tuân theo ba lời giáo huấn tối thượng như sau : đạo đức, chú tâmtrí tuệ. Khi nào biết noi theo ba lời giáo huấn ấy thì ta sẽ đạt được sự giải thoát cá nhân...
(Xem: 31612)
Trong khi Đức Phật tạo mọi nỗ lực để dẫn dắt hàng đệ tử xuất gia của Ngài đến những tiến bộ tâm linh cao cả nhất, Ngài cũng nỗ lực để hướng dẫn hàng đệ tử cư sĩ tiến đến sự thành công...
(Xem: 30659)
Khi nào chim sắt bay là một cuốn sách ghi lại toàn bộ một khóa tu thiền do một trong những Đạo sư phương tây được yêu thích nhất, đó là Ni sư Ayya Khema hướng dẫn.
(Xem: 21025)
Đạo Phật nhận rằng: Vạn vật chúng sinh đều có Phật tính. Con người đều có khả năng thành Phật. Do đấy, con người trong đạo Phậtcon người của mọi tầng lớp xã hội, mọi quốc gia...
(Xem: 26225)
Tu họchành trì giáo pháp của Phật dạy là dấn bước vào một cuộc chiến đối kháng giữa hai lực lượng tiêu cực của nội tâm. Hành giả cần truy cầu để khai trừ mặt tiêu cực...
(Xem: 23583)
Hình ảnh của Bồ Tát Quán Thế Âm trong thân tướng nữ nhân, tay cầm bình tịnh và cành dương liễu, còn được gọi dưới danh hiệu PHẬT BÀ QUAN ÂM NAM HẢI, là 1 hình ảnh rất gần gũi với dân tộc Việt Nam...
(Xem: 25622)
Vào khoảng đầu năm 1996, tình cờ tôi được xem một bức tranh của họa sĩ Samyot Hananundasule, trong cuộc triển lãm dưới chủ đề "Nhìn lại quá khứ" tại Viện Nghệ thuật Quốc gia Thái Lan.
(Xem: 25397)
Phật Pháp là một hệ thống triết họcluân lý truyền dạy con đường duy nhất dẫn đến Giác Ngộ, và như vậy, không phải là một đề tài để học hỏi hay nghiên cứu suông...
(Xem: 19733)
Cuốn sách nhỏ này trước hết dành cho độc giả trí thức chưa có hiểu biết đặc biệt gì về Phật pháp, mà muốn biết thực sự đức Phật đã dạy những gì.
(Xem: 18490)
Cuốn sách là những chỉ dẫn đơn giản, dễ hiểu về cách nhìn sự vật và cách sống theo giáo pháp của đức Phật, về cách thương yêu chính mình...
(Xem: 17798)
Thiên đườngđịa ngục là những khái niệm hầu như không xa lạ đối với bất cứ ai trong chúng ta. Tuy vậy, trong thực tế thì chúng ta luôn có những cách hiểu và cảm nhận khác nhau...
(Xem: 19065)
Mất đi quê hương vào tuổi mười sáu và trở thành một người tỵ nạn vào tuổi hai mươi bốn, tôi đã đối diện với rất nhiều khó khăn suốt dòng đời.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant