Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sách Văn Học Phật Giáo
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

6. Đức Phật Là Bậc Vô Thượng Y Vương

27 Tháng Tư 201100:00(Xem: 10044)
6. Đức Phật Là Bậc Vô Thượng Y Vương

HOA VÔ ƯU
HT Thích Thanh Từ


Tập 3

ĐỨC PHẬT LÀ BẬC VÔ THƯỢNG Y VƯƠNG

Chùa Bửu Quang - Cao Lãnh - 2000

 

Nhớ lại năm 1964 tôi đã có về Đồng Tháp giảng mấy lần, đến nay ba mươi sáu năm, tôi mới trở lại thăm Tăng Ni và quý Phật tử. Cho nên gặp lại người cũ thì ít mà người mới thì nhiều. Vậy tôi xin có lời thăm tất cả quý vị.

Đề tài chúng tôi giảng hôm nay: Đức Phật là bậc Vô Thượng Y Vương. Vô Thượng Y Vương là sao? Nghĩa là Phật là vua thầy thuốc, không ai hơn.

Hồi xưa lúc làm tăng ở Phật học đường Ấn Quang, nghe từ này tôi hơi ngại, không biết người sau có quá tôn trọng chăng? Vô Thượng Y Vương là vua thầy thuốc không ai hơn, nhưng Phật có hốt thuốc lần nào đâu mà gọi là vua thầy thuốc. Sau này khi được học và tu rồi, tôi mới thấy lời tán thán đó chân thật, chớ không phải lời tán thán suông. Tại sao? Bởi thầy thuốc cứu chữa cho người, nếu là bệnh thập tử nhất sanh mà chữa được lành, thì gọi là thầy thuốc giỏi. Như vậy thầy thuốc giỏi có thể cứu được bệnh nhân sắp chết sống trở lại. Nhưng sống thêm dài lắm chừng mười năm, hai mươi năm thôi. Như vậy mà người ta đã tán thán vị đó rồi. Còn đức Phật cứu sống chúng sanh được bao nhiêu?

Chúng ta tu Phật, ai cũng biết mình đang mang chiếc thân vô thường, tạm bợ. Nhưng nếu biết nương nó, khéo tu thì chúng ta sẽ đi đến chỗ giải thoát sanh tử. Mà giải thoát sanh tử thì sống chừng bao lâu? Sống mãi không có ngày cùng, sống hoài không chết. Như vậy Phật pháp là những phương thuốc trị tâm bệnh. Khi lành rồi, chúng ta không còn bị vô thường chi phối, vì vậy sống mãi không cùng tận.

Bậc đem phương thuốc đó chỉ dạy cho người, không phải vua thầy thuốc thì là gì? Gọi vua thầy thuốc được rồi, tại sao nói không ai hơn? Không ai hơn nghĩa là có người bằng. Tại sao có người bằng? Vì nếu chúng sanh chịu khó tu hành đến khi công đức viên mãn thì sẽ thành Phật. Như vậy Phật là Phật đã thành, chúng ta là Phật sẽ thành. Khi thành Phật rồi thì có thua Phật bậc nào đâu. Nếu thành Phật thì Phật hồi xưa đến đâu chúng ta đến đó, ngang bằng Phật mới gọi là Phật, nếu thấp hơn Phật thì không gọi là Phật được. Như vậy để hiểu rằng chúng ta tu theo Phật là cốt thành Phật, mà cốt thành Phật thì sau này sẽ bằng Phật. Đó là ý nghĩa của Vô Thượng Y Vương.

Hiểu rõ được ý nghĩa đó, chúng ta biết có quả vị ngang bằng Phật, chớ không có người hơn Phật nên gọi Vô thượng. Vì đến đó là giác ngộ viên mãn rồi. Đức Phật là bậc Vô Thượng Y Vương nên Ngài dạy chúng ta trị bệnh để hết sinh tử khổ đau. Vậy bệnh đó là bệnh gì? Ở đây, tôi sẽ lần lượt nêu ra.

Như trong kinh thường nói, chúng sanh có bệnh gì thì Phật có pháp ấy để đối trị. Nên từ chữ Hán gọi "Tùy bệnh dữ dược", nghĩa là theo bệnh cho thuốc. Người ta bị bệnh gì thì mình cho thuốc ấy để trị lành bệnh. Thầy thuốc ở thế gian khi chẩn mạch biết bệnh rồi thì phải tìm, phải chọn thuốc đúng với bệnh đó. Trị đúng thì bệnh mới lành.

Ở đây Phật cũng xét kỹ chúng sanh có bệnh gì, Phật cho thuốc ấy. Nhưng bệnh của chúng sanh là tâm bệnh. Thầy thuốc thế gian thì trị thân bệnh, còn Phật thì trị tâm bệnh. Trong kinh Phật thường nói chúng sanh có tám muôn bốn ngàn phiền não thì Phật có tám mươi bốn ngàn pháp môn.

Hiện giờ trong chúng ta có ai không bệnh không? Tâm chúng ta hoàn toàn tốt, hoàn toàn tỉnh giác hay vẫn đầy đủ tham, sân, si. Như vậy mỗi khi chúng ta sanh một niệm xấu, một niệm ác, là đã có một bệnh. Có bệnh thì phải lấy thuốc Phật uống vô cho lành bệnh.

Quý Phật tử tu theo Phật phải biết thuốc gì để trị bệnh mình? Có nhiều vị tu cũng đã lâu mà hỏi dùng thuốc gì trị bệnh thì lắc đầu không biết. Chỉ tụng kinh niệm Phật vậy thôi. Đó là vì chưa hiểu chính xác đường lối tu của Phật dạy. Tu theo Phật năm mười năm mà phiền não vẫn còn nguyên, bệnh nào tật nấy không thay đổi. Rồi nói thuốc của Phật không có giá trị, không hết bệnh. Thế là bỏ thuốc luôn.

Như vậy Phật tử mới thấy rằng, chúng ta tu mà chưa nắm vững được đường lối, thì không biết mình tu cái gì, không biết mình bị bệnh gì, không biết dùng thuốc gì để trị… lỗi tại không rành, không hiểu. Đó là một yếu điểm mà chúng ta cần phải biết. Nói pháp Phật là thuốc trị bệnh mà người ta hỏi trị bệnh gì và dùng pháp gì để trị thì không biết, như vậy làm sao hết bệnh được.

Thường thường chúng ta có bệnh về thân, thì bác sĩ chẩn mạch xong cho thuốc trị. Nếu cho thuốc mà chúng ta không uống thì có lành không? Chắc chắn là không rồi. Vậy mà vẫn có người đến xin bác sĩ cho tôi khỏi bệnh, chớ không cần chẩn mạch. Quý vị nghĩ người đó có thể trị lành bệnh không? Bởi vì bác sĩ chẩn bệnh cho thuốc để trị bệnh mà bệnh nhân chỉ cầu xin bác sĩ cho hết bệnh, chớ không cần cho thuốc, không chịu uống thuốc thì bệnh làm sao lành được.

Phật tử chúng ta cũng giống như những bệnh nhân đó vậy. Phật dạy tu, nghĩa là mình có bệnh gì thì dùng pháp đó để trị. Thế nhưng Phật tử chỉ chấp tay cầu Phật gia hộ cho con được bình yên, Phật gia hộ cho con mạnh khỏe, chớ không chịu tu. Nghĩa là không chịu uống thuốc, không chịu trị bệnh mà xin Phật cho mạnh khỏe, bình yên thôi. Phật đã từng tuyên bố rằng: "Ta không có quyền ban phước giáng họa cho ai". Nếu Phật ban phước giáng họa được thì Phật không dạy chúng ta tu nhân quả. Tạo nhân lành thì hưởng quả lành, tạo nhân ác thì hưởng quả ác. Chúng ta tạo chúng ta hưởng, Phật không có can thiệp chút nào hết. Phật chỉ dạy chúng ta biết đường lối tu để dẹp phiền não, hết khổ đau. Nhưng chúng ta không chịu tu, cứ xin Phật cho hết phiền não, hết khổ đau thì xin chừng nào mới được? Thêm một hạng người nữa, như bác sĩ chẩn mạch cho toa xong, bảo mua thuốc đó uống sẽ lành bệnh. Nhưng người ấy đem toa về nhà đọc hoài, đọc thuộc lòng mà không chịu mua thuốc uống. Người này có hết bệnh không? Phật tử có giống như vậy không? Chắc cũng như vậy.

Phật dạy những bài pháp cho mình tu, nhưng chúng ta cứ lấy kinh ra đọc tới, đọc lui cho Phật nghe, như vậy là tu rồi đó. Đêm nào cũng đem đọc cho Phật nghe, mà bệnh vẫn còn nguyên. Mới thấy chúng ta từ lầm lẫn này sang lầm lẫn khác, nên tu không có kết quả. Chúng ta phải tu cách nào cho đúng lời Phật dạy? Đó là điều mà tôi nói ở đây.

Phật là vua thầy thuốc, có những toa thuốc hay trị tất cả bệnh của chúng sanh. Chúng ta bệnh phải dùng những toa thuốc đó thì bệnh mới lành. Muốn lành bệnh chúng ta phải chịu uống thuốc, chớ không thể đọc toa thuốc, hoặc chấp tay xin thầy thuốc cho lành bệnh. Đó là hai điểm tôi nhắc cho quý vị nhớ rõ.

Quý vị có biết mình bao nhiêu bệnh, đã lành hết chưa? Về thân thì nay yếu mai đau, về tâm thì sao vẫn cứ phiền não hoài. Chừng nào ở trong chúng, trong gia đình mà cả tháng chúng ta cứ cười vui, không buồn không giận ai hết, không một chút than thở gì, đó mới là ít bệnh. Nếu lại có người chỉ mang một ít bệnh, nhưng những bệnh đó là bệnh quan trọng thì thế nào? Trong kinh Phật có kể lại: Một hôm Phật hỏi các vị Tỳ-kheo:

- Nếu các ông nhốt ba con rắn độc chung một nhà thì thế nào?

Các thầy Tỳ-kheo bạch rằng:

- Chúng con ngủ không yên.

Phật hỏi:

- Làm thế nào các ông ngủ mới yên?

Các thầy Tỳ-kheo bạch rằng:

- Chúng con phải đuổi mấy con rắn độc ra khỏi nhà thì ngủ mới yên.

Phật nói:

- Cũng vậy, nếu các ông còn tham sân si trong tâm thì các ông ngủ không yên. Vì tham sân si còn hại hơn rắn độc nữa. Rắn độc cắn chỉ chết một thân này, tham sân si tạo nghiệp chịu khổ không biết khi nào mới hết.

Như vậy hiện giờ nội tâm của chúng ta đã hết tham sân si chưa hay còn đủ? Nếu còn đủ chúng tayên lòng ngủ không? Nó độc hơn rắn độc mà chứa nó, thì làm sao chúng ta yên được? Vậy mà Phật tử không biết đuổi rắn độc ra, lại đi xin Phật cho con bình yên. Thử hỏi làm sao bình yên được?

Chúng ta tu là mong hết khổ, để đi tới an lạc giải thoát. Nếu còn tham sân si là còn đau khổ. Cho nên dù tu năm mười năm, mà tham sân si không hết thì việc tu đó vô hiệu rồi. Hiện nay, chẳng những người tại gia cư sĩ mà cả hàng xuất gia, có ai hết tham sân si chưa? Chưa ai hết. Như vậy thì chúng ta chưa có bình an, phải không? Bởi vì trong nhà còn rắn độc thì làm sao bình an được. Đó là một lẽ thật.

Thế nên, muốn được bình an phải đuổi ba con rắn độc ấy đi. Phật dạy phương pháp đuổi nó, chúng ta phải khéo nghe và khéo tu thì sẽ đuổi được bọn chúng ra khỏi nhà.

Trước tiên, tôi nói về con rắn tham. Muốn đuổi rắn tham ra khỏi nhà thì phải dùng thuốc gì? Trước khi nói cách đuổi, tôi giải thích rõ tham có nhiều loại. Thông thường có năm thứ: tham tài, tham sắc, tham danh, tham thực, tham thùy. Đó là năm thứ tham. Năm thứ tham này phải trị bằng thuốc gì?

1- Người tham tiền của nhiều thì dùng thuốc bố thí để trị. Tại sao bố thí lại trị được bệnh tham tiền của? Bởi vì tham nên được ít muốn nhiều, được nhiều muốn nhiều hơn nữa. Như gia đình mình mỗi tháng có một triệu bạc thì sống thoải mái, nếu tháng đó có được triệu rưỡi thì sao? Dư năm trăm phải không? Người tham khi dư năm trăm, liền muốn kiếm thêm năm trăm nữa cho được hai triệu.

Do đó để trị bệnh tham, Phật dạy phải bố thí. Khi dư năm trăm, chúng ta xem ai nghèo thiếu, ai khổ hơn mình thì giúp cho họ. Bố thí như vậy vừa được việc lợi ích cho người, vừa hết lòng tham cho mình. Có dư liền cho thì đâu còn tham, dư mà tích lũy hoài thì đó là tham. Nên trong kinh Phật thường dạy, lòng tham như túi không đáy, bỏ bao nhiêu nó cũng tuột hết, không biết tới đâu là đầy, tới đâu là đủ. Vì vậy chúng ta có dư nên giúp người nghèo thiếu, đó là biết trị bệnh tham tài.

2- Tham sắc dùng thuốc gì để trị? Nếu người tham sắc phải dùng thuốc quán bất tịnh để trị. Quán bất tịnh có hai cách: Một là quán nơi thân mình có ba mươi sáu vật nhơ nhớp. Hai là quán thân người chết, từ khi mới tắt thở lần lần tới sình thối v.v... quán như vậy sẽ hết tham sắc. Tại sao?

Vì thấy thân này nhơ nhớp, bẩn thỉu đáng gớm thì thân người khác cũng nhơ nhớp, bẩn thỉu như thế, có gì để yêu thích. Nói tóm lại thân mình, thân người chỉ là một cái bô đậy kỹ vậy thôi. Quý vị nghĩ trong nhà có một cái bô đã khó chịu rồi, huống là thêm hai, ba cái nữa thì đáng gớm không?

Khi đức Phật gần thành đạo dưới cội Bồ-đề, Ma vương đến phá Ngài bằng cách hiện hình những thiếu nữ kiều diễm ca múa, để Ngài nhớ trở về hoàng cung. Ngài liền quở: "Đi, các ngươi là đãy da hôi thúi. Ta không có dùng". Chúng hổ thẹn rút lui hết. Sau đó, chúng hiện ra một đám đầu trâu mặt ngựa hung dữ, cầm gươm giáo bao vây muốn khiến cho Ngài run sợ. Nhưng đức Phật chỉ an ở trong chánh định, không thèm nghĩ, không thèm thấy nó. Lát sau, bọn chúng cũng bỏ đi. Nên trong kinh nói rằng, đức Phật dùng cung Thiền định, kiếm trí tuệ mà dẹp tan ma quân.

Chúng ta tu là dùng thiền định, trí tuệ để dẹp sạch ma quân. Nhưng bây giờ có nhiều người ngồi Thiền hoặc niệm Phật bắt ấn, đọc chú hoặc vẽ bùa để trấn ma. Đó là đã đi lệch hướng rồi. Chúng ta phải dùng Thiền định, dùng trí tuệ để dẹp ma chớ không phải dùng bùa, dùng chú. Bùa chú như vậy là lạc vào ngoại đạo rồi. Quý vị nhớ phải thật kỹ.

Nói thân này nhơ nhớp, có người không bằng lòng, vì họ cho rằng mình vệ sinh sạch sẽ thì làm sao nhơ nhớp được? Tôi nói một thí dụ rất đơn giản để minh chứng điều này. Nếu thân này sạch thì nó luôn toát ra mùi thơm như hoa sen rồi, chúng ta đâu cần phải dùng xà bông thơm. Nhưng vì nó hôi quá nên phải dùng xà bông thơm, dùng nước hoa cho bớt hôi. Vì biết mình nhơ nhưng muốn giấu, không cho người ta biết nên dùng cái này cái kia để khỏa lấp đi. Đó là chúng ta chưa thấy lẽ thật.

Thêm một điều nữa, biết rõ thân mình nhớp nhúa, nhưng nghe ai nói: "Chị này hôi quá" thì buồn liền. Sự thật mình nhớp nhưng nghe người ta chê lại buồn. Như vậy rõ ràng chúng ta không dám nhìn nhận sự thật. Chúng ta chỉ tưởng tượng chứ không thấy đúng lẽ thật.

Người biết tu rồi phải nhìn thấu đáo sự thật. Thân này nhớp nhúa, chúng ta nhận là nhớp nhúa nên nghe ai chê, mình chấp nhận đúng như vậy. Chúng ta kiểm lại từ đầu đến chân có cái gì không nhớp đâu. Như quý nhất là con mắt, nhưng khi ghèn cháo đổ ra có gớm không? Rồi đến lỗ mũi, nước mũi chảy ra có gớm không? Kế là miệng, miệng khi khạc nhổ ra rồi, có can đảm liếm lại không? Như vậy tất cả từ đầu đến chân toàn là nhơ nhớp, mà chúng ta cứ tưởng nó sạch. Tưởng tượng thì không phải lẽ thật. Đó là cái thấy sai lầm, không có trí tuệ. Chúng ta biết rõ thân này nhớp nhúa, mà đã nhớp nhúa thì tại sao lại mê đuổi theo nó? Đó là điểm thứ nhất.

Thứ hai, nếu người bệnh tham ái trầm trọng, thấy ai cũng dễ thương hết, thì Phật dạy quán thây chết. Từ lúc mới tắt thở cho đến một giờ, hai giờ, tới bầm xanh rồi sình lên v.v... Bây giờ nói gần nhất như người thân của mình, hoặc anh em cha mẹ, khi tắt thở chừng vài chục tiếng đồng hồ, mình dám lại gần không? Đó, lúc sống là cha, là mẹ, là anh, là em mà chết liền thành thây ma, gớm sợ đủ thứ hết. Như vậy mới thấy rằng thân đó không thậät quý. Nếu thật quý thì chúng ta đâu có sợ.

Phật bảo ai bệnh nặng về sắc, thì phải luôn luôn quán thân là nhớp nhúa. Từ tóc, lông, răng, móng, da, thịt, gân, xương, ba mươi sáu vật xét cho thật kỹ, vật nào cũng nhớp hết. Quán như vậy mà không hết bệnh thì phải quán thây chết. Đó là cách trị bệnh tham sắc.

Lâu nay quý vị có trị bệnh đó chưa? Tu mà không chịu trị bệnh, nên bệnh còn hoài. Rồi than sao tôi tu lâu quá mà những thói xấu không chịu hết. Vì có chịu quán đâu, không chịu uống thuốc mà cứ đọc toa thuốc của Phật suốt ngày thì làm sao hết bệnh được. Đó là bệnh thứ hai.

3- Bệnh tham danh. Tham danh tức là muốn được chức phận cao, muốn được người ta khen ngợi v.v... Phật dạy bệnh tham danh lấy thuốc vô thường để trị. Giả sử người ra ứng cử Tổng thống được đắc cử, người đó hưởng địa vị ấy bao lâu? Bốn năm, tám năm rồi cũng hết. Sau đó cũng thành thường dân trở lại, đâu có bền, đâu có lâu dài mà phải chịu bao nhiêu thứ khổ sở. Đó là dùng thuốc vô thường để trị bệnh tham danh. Song muốn uống cho hết gốc thì phải thêm thang thuốc quán "khổ" nữa.

Bởi vì người cầu danh trước khi được cũng khổ, sau khi được cũng khổ. Như trước khi được làm Tổng thống phải vận động, chạy ngược chạy xuôi cầu mong người ta bỏ phiếu cho mình, vận động là khổ rồi. Đến khi đắc cử Tổng thống có vui không? Phải lo đủ thứ việc, rồi lại sợ người ta đoạt mất ghế nữa. Đó, được và gìn giữ cho đừng mất cũng khổ. Đến khi lỡ rớt xuống có khổ không? Khổ. Như vậy quán ba thời đều là khổ: trước khổ, giữa khổ, sau cũng khổ. Một cái vô thường mà muốn được, phải khổ như vậy thì muốn làm gì? Muốn được khen ngợi làm gì, muốn chức tước cao làm gì? Nhờ quán như thế, tự nhiên mình hết tham danh vọng chức tước cao. Đó là phương thuốc trị bệnh tham danh.

4- Bệnh tham ăn. Bệnh tham ăn này ai cũng có hết. Ăn thì muốn ăn thật ngon, cho vừa với cái lưỡi tham vị ngon. Bệnh tham ăn này phải dùng thuốc gì để trị? Phải dùng hai thứ thuốc trị mới lành.

Thuốc thứ nhất là quán thức ăn nhơ nhớp, không sạch. Khi còn ở trên mâm, nó thơm tho hấp dẫn, nhưng nhai nuốt rồi nó mất. Sau khi mất, tới hồi trả ra rất ghê gớm. Như vậy nó có thậät ngon không? Nếu thật ngon thì trước sau đều ngon. Khi đem vô ngon, lúc trả ra cũng phải ngon. Nhưng đằng này đem vô thì ưa, mà đem ra thì gớm. Như vậy đâu phải thậät ngon. Đó là nói tiêu hóa được, còn như không tiêu hóa, ăn vô khỏi cổ mà bao tử không chịu chứa, bắt ụa ra thì có gớm không? Như vậy ngon chỗ nào? Chúng ta xét thức ăn nhơ nhớp không có gì quan trọng, ăn để sống chớ không phải ăn để tìm vị ngon. Mà không tìm vị ngon thì bớt tham ăn.

Thuốc thứ hai, chúng ta xét thức ăn ngon chỉ có mấy phút ở lưỡi thôi, khi nuốt vô rồi liền hết ngon. Cái ngon đó là cảm giác tạm bợ, vô thường, không lâu bền. Vì vô thường nên không quan trọng. Lại thêm nữa, nếu người có tiền của dư dả, muốn ăn gì đều được nấy. Ăn đủ thức ăn ngon sẽ dẫn đến kết quả mập phì, bị bệnh cao huyết áp, bệnh tiểu đường, bệnh tim mạch, đủ thứ bệnh v. v… Như vậy ăn càng ngon thì càng khổ, càng bệnh chớ có lợi gì đâu.

Tóm lại, cái mà chúng ta nói ngon đó không phải là lẽ thực, không phải là kế lâu dài, chỉ là tạm bợ. Nếu chúng ta lệ thuộc nó thì phải khổ thôi. Quán cái ngon là vô thường, là nhơ nhớp thì lần lần hết tham muốn ăn ngon. Như vậy dùng thuốc quán vô thường, quán bất tịnh để trị bệnh tham ăn.

5- Bệnh tham ngủ. Bệnh này trong chùa dễ mắc lắm. Vì phải thức khuya dậy sớm, nên người nào tham ngủ nhiều sẽ khó thức lắm. Hồi tôi còn ở trường, có mấy huynh đệ thường dặn: "Khuya nhớ kêu tôi dậy đi công phu nghe". Tới khuya đánh kẻng tôi kêu, lắc qua lắc lại một hồi, huynh ấy nói đau đầu quá, rồi ngủ ót không thèm dậy công phu luôn. Đó là bệnh tham ngủ. Bởi tham ngủ nên mất hết thì giờ tu hành của mình.

Làm sao để trị bệnh tham ngủ? Muốn trị bệnh này, cũng có hai thứ thuốc. Một là thuốc vô thường. Hồi xưa, mỗi khi tụng kinh thường nghe câu: "Thị nhựt dĩ quá, mạng diệc tùy giảm, như thiểu thủy ngư... " nghĩa là ngày nay đã qua, mạng cũng theo đó mà giảm, như cá cạn nước… Như vậy cuộc sống thật ngắn ngủi, thật tạm bợ mà mình cứ lo ngủ, tức là giết hết thì giờ quý báu rồi. Cho nên phải siêng năng thức dậy tu.

Hai là lấy roi tinh tấn để đánh ma ngủ. Nghe tiếng kẻng, chưa chịu dậy thì phải rầy cho nó trỗi dậy liền. Tu hành mà lười biếng là cái nhân đọa vào đường ác. Nên phải mạnh mẽ, phải tinh tấn, nhắc như vậy cho mình cố gắng lên. Đó là dùng thuốc tinh tấn và thuốc quán vô thường để trị bệnh lười biếng. Nhờ thế ma ngủ lui mất.

Tóm lại, để trị năm thứ bệnh tham đó, chúng ta phải biết và dùng các toa thuốc như sau:

- Tham tài dùng thuốc bố thí.

- Tham sắc dùng thuốc quán bất tịnh.

- Tham danh dùng thuốc quán vô thường và quán khổ.

- Tham ăn dùng thuốc quán bất tịnh và quán vô thường.

- Tham ngủ dùng thuốc quán vô thường và roi tinh tấn.

Trong năm thứ tham này không ai giống ai, kẻ tham thứ này, người tham thứ kia, không giống nhau. Cho nên mỗi thứ đều có thuốc để trị. Như vậy là trị được bệnh tham. Trị được bệnh tham là đuổi con rắn tham ra rồi.

Đến con rắn sân. Người bị bệnh sân lấy thuốc gì để trị? Phật dạy dùng hai thứ thuốc để trị. Một là nhẫn nhục, hai là từ bi. Khi người ta nói trái ý hoặc làm thương tổn đến danh dự của mình, lúc cơn giận bừng bừng nổi lên. Chúng ta liền dùng thuốc nhẫn nhục. Nhẫn làm sao, uống bằng cách nào?

Khi nóng giận phừng phừng nổi lên thì nó sẽ phát ra lời nói, phát ra hành động. Vì vậy lửa sân vừa dấy lên thì chúng ta liền phải trị bằng thang thuốc nhẫn nhục. Song nhẫn bằng cách nào, làm sao nhẫn? Nói nhịn là được, nhưng sự thực nói nhịn không thì chưa đủ sức để nhịn. Chúng ta phải nói rõ rằng: "Nhịn là khôn, nói là dại", nhắc tới nhắc lui câu đó chừng chục lần thì hết giận.

Bởi khi giận nói ra liền nói bậy. Có khi nào mình nổi nóng mà nói đàng hoàng đâu. Nổi nóng thì toàn là nói bậy, nói lời không hay, nói lời thô tục v.v... Vì vậy mà phải tự nhắc "nhịn là khôn, nói là dại". Chúng ta muốn khôn, không muốn dại thì nhịn, làm thinh bỏ qua. Nhưng bỏ qua một lát thì dễ, đến chừng nhớ lại cũng nổi nóng nữa. Bây giờ phải làm sao trị cho dứt tận gốc mới được? Nên phải dùng thuốc quán từ bi để trừ căn.

Quán từ biquán thế nào? Như khi ta nổi giận lên, lúc đó thấy người làm cho mình giận dễ thương hay dễ ghét? Rất dễ ghét, chẳng những ghét mà còn muốn chửi, muốn đánh họ cho đã giận. Nên phải dùng thuốc quán từ bi. Nhưng quán từ bi bằng cách nào? Họ chửi mình làm sao quán từ bi được? Tôi sẽ chỉ cho quý vị cách quán từ bi không khó.

Ví dụ chúng ta vào bệnh viện tâm thần thăm một người quen. Vừa bước vào cửa rào, gặp một người điên chỉ vô mặt mình chửi, lúc đó chúng ta xử trí ra sao? Họ chửi mình không có duyên cớ gì hết, không động phạm gì hết, như vậy đáng giận không. Nếu giận, mình chửi mình đánh lại thì người ngoài cuộc sẽ nói mình thế nào? Kẻ đánh lộn với người điên là kẻ điên luôn rồi, chứ còn gì nữa.

Như vậy để phân biệt ai là kẻ điên, ai là người tỉnh thì khi gặp kẻ điên loạn làm bậy, nói bậy, mình phải tỉnh không cự lại họ. Người ta điên nên người ta bậy, người ta sai. Còn mình bình tĩnh thì phải sáng suốt mới đúng chứ. Nên khi người vô cớ chửi mình, làm nhục mình, chúng ta phải nghĩ người đó không được minh mẫn nên họ mới nói bậy, làm bậy. Người đó đáng thương chớ không đáng giận. Xét như vậy chúng ta thương họ, tội nghiệp họ nên không giận. Nhờ thế trị hết gốc giận luôn.

Quý Phật tử phải khéo tu mới hết nóng giận. Nhiều vị nói tánh tôi nóng quá, nên mỗi bữa đốt hương nguyện Phật cho con hết nóng. Phật cho được không? Phật không thể cho mình hết nóng mà Phật chỉ dạy pháp tu, chúng ta ứng dụng theo đó tu tập thì sẽ hết nóng giận. Phương pháp trị nóng giận là hành hạnh nhẫn nhụcquán từ bi.

Trong kinh Phật có kể lại một câu chuyện: Hôm đó, Ngài khất thực tại một khu làng của các vị Bà-la-môn. Bổn đạo Bà-la-môn thấy Phật oai nghi nghiêm trang tề chỉnh, tướng mạo rất đẹp, nên họ vây quanh chiêm ngưỡng Phật. Sau khi thọ trai xong, Phật nói pháp cho họ nghe. Nghe xong, họ phát tâm quy y Phật. Đôi ba lần như vậy nên xóm Bà-la-môn đó theo Phật hết.

Bấy giờ, vị thầy của họ tức quá, ông đợi đức Phật đến, rồi lẽo đẽo theo sau kêu tên của Phật chửi. Chửi một hồi, ông thấy Phật vẫn cứ ung dung đi, không để ý gì cả, ông bèn chận đường Phật, hỏi:

- Cù Đàm, thua tôi chưa?

Phật trải tọa cụ ngồi xuống, đọc bài kệ:

Kẻ hơn thì thêm oán

Người thua ngủ chẳng yên

Hơn thua hai đều xả

Ấy được an ổn ngủ.

Phật im lặng, ngoại đạo tưởng Phật thua. Nhưng sự thực ai còn chê người, còn giành phần hơn thì kẻ đó là người bất an. Như vậy mới thấy nhịn là khôn, chửi là dại.

Chúng ta thấy ngay cả đức Phật ngày xưa, đâu phải ai cũng cung kính hết, vẫn có người chửi như thường. Nếu gặp người chửi, Ngài cũng chửi lại thì bây giờ chúng talạy Phật không? Cũng vậy, giới tu sĩ chúng ta nếu bị người mắng chửi, liền nổi tức lên cự lộn với người ta, rốt cuộc lỗi hết về mình. Vì sao? Vì đã là tu sĩ mà còn nóng giận sân si như vậy, thì đâu thể gọi là kẻ tu hành được. Làm sao dạy dỗ hàng Phật tử? Chửi càng hơn, càng thắng thì càng bị người ta coi thường.

Nên người tu hành phải lấy hạnh nhẫn nhục làm đầu. Lúc nào, hoàn cảnh nào dù thuận hay nghịch, mình cũng phải hoan hỷ, cũng phải bỏ qua hết. Như vậy mới gọi là tu, tu thì mới trị hết các bệnh. Nên nhớ chúng ta muốn tu thì phải cố gắng trị bệnh của mình cho lành. Đó là thuốc trị bệnh sân.

Đến bệnh si. Si mê là điều rất nguy hiểm. Bởi si mê nên chúng ta chấp những cái không thật cho là thật, tưởng tượng những điều không đúng chân lý, không đúng với lẽ thật. Vì si mê nên sanh ra tham, vì si mê nên sanh ra nóng giận. Nên nói si mê là nguy hiểm nhất. Vậy dùng thuốc gì để trị bệnh si mê?

Phật dạy dùng trí tuệ để trị bệnh si mê. Si mê là bóng tối mà trí tuệngọn đèn, là ánh sáng. Có đèn thì không tối, còn tối là không có đèn. Kẻ si mê thì không có trí tuệ, người có trí tuệ thì hết si mê. Do si mê nên có những bệnh như ngã ái, ngã mạn… Ngã ái là gì? Là thương là quý thân này. Ngã mạn là gì? Là cho mình hơn thiên hạ, mình trên hết. Bởi thấy hơn nên khinh người này, chê người kia. Như vậy từ si mê thấy thân này là quý, là thiệt nên thương nó, đó là ngã ái. Thấy thân mình là quan trọng, là cao hơn người nên sanh ngã mạn.

Người si mê sanh ngã ái, ngã mạn phải dùng thuốc gì để trị? Mỗi tối, chúng ta từ cư sĩ cho đến xuất gia đều tụng Bát-nhã hết phải không? Bây giờ tôi chỉ nhắc lại một câu thôi: "Quán Tự Tại Bồ-tát hành thâm Bát-nhã ba-la-mật-đa thời, chiếu kiến ngũ uẩn giai không, độ nhất thiết khổ ách". Chiếu kiến ngũ uẩn giai không là sao? Là soi thấy thân năm uẩn này không thiệt, nhờ soi thấy thân năm uẩn không thiệt nên qua hết khổ nạn.

Chúng ta tụng kinh Bát-nhã bao nhiêu năm rồi, có chiếu kiến ngũ uẩn hay là đọc trả bài cho Phật? Phật dạy phải soi thấy năm uẩn này không thiệt. Đã không thiệt thì còn gì yêu mến nó, còn gì quý trọng nó. Nhưng vì chúng ta tụng mà không chịu chiếu, không chịu soi nên tụng hoài mà cái ngã vẫn y nguyên, không mất chút nào hết. Năm uẩn có chia ra làm hai: một là vật chất, hai là tinh thần.

- Vật chất: Sắc uẩn do đất, nước, gió, lửa, bốn chất hợp thành nên không thiệt, nó là giả dối.

- Tinh thần: Thọ uẩn là những cảm giác, khổ, vui hoặc không khổ không vui… Những cảm giác ấy có một chút rồi qua, đâu còn hoài nên nói không thiệt. Tưởng uẩn, là những bóng dáng tưởng tượng, không có thiệt. Hành uẩn là những suy tư, suy tư là một dòng sinh diệt. Thức uẩný thức phân biệt sanh diệt liên tục, nên cũng không thiệt. Xét kỹ ngũ uẩn về hai mặt tinh thầnvật chất đều là duyên hợp, hư giả không thiệt. Biết rõ nó không thiệt, tánh nó là không thì khổ nạn nào cũng qua. Phật dạy kỹ quá, bắt đọc mỗi đêm mà khổ nạn nào chúng ta cũng cứ chịu chứ qua không nổi. Nếu thấy thân này không thiệt, năm uẩn không thiệt thì giả sử có ai chửi, mình có quan trọng không? Thân đã không thiệt thì lời chửi có thiệt đâu, có nghĩa gì đâu mà buồn. Thấy rõ như vậy thì ngã ái, ngã mạn theo đó nó hết. Đó là tu Bát-nhã, là trí tuệ.

Bát-nhã có chia ra ba phần: một là Văn tự Bát-nhã, hai là Quán chiếu Bát-nhã, ba là Thật tướng Bát-nhã. Ngài Thái Hư (Trung Quốc) dùng một ví dụ rất hay về ba thứ Bát-nhã này. Ngài nói như có người cần qua sông, họ bước xuống thuyền, được ngồi trên thuyền, đó là Văn tự Bát-nhã. Xuống thuyền rồi thì quay chèo, cầm dầm bơi, đó là Quán chiếu Bát-nhã. Bơi cho thuyền cập bến sang sông rồi mình lên bờ, đó là Thật tướng Bát-nhã.

Như vậy chúng ta đang tu là tu Bát-nhã nào? Văn tự Bát-nhã. Nhưng xuống thuyền rồi, cứ ngồi yên đó không chịu bơi chèo gì hết, thì chừng nào mới qua tới bên kia sông? Nên biết chúng ta tu chưa đúng với những gì Phật dạy. Chiếu kiến là quán, quán rồi mới đi tới Thật tướng.

Nếu chúng ta không chịu quán, chẳng khác nào xuống thuyền muốn qua sông, mà không chịu bơi chèo, cứ ngồi ì đó hoài thì bao lâu mới qua được bờ bên kia? Chắc tới thuyền mục cũng không qua được. Cứ dùng văn tự cho đó là đủ, không chịu quán chiếu. Bởi không quán chiếu nên không thể tiến lên, không dẹp được phiền não. Vì vậy tu mười năm, hai mươi năm mà phiền não vẫn y nguyên. Đó là lỗi lầm lâu nay chúng ta mắc phải.

Do quán chiếu, soi rọi thấy thân này tạm bợ, hư giả nên chúng ta không ái nó. Không ái nó thì không ngã mạn. Như vậy tu là để diệt trừ bệnh cho mình. Muốn trừ bệnh thì phải dùng thuốc. Nếu được toa thuốc mà mình không mua thuốc uống thì cái toa cũng trở thành vô nghĩa. Phật dạy phải quán chiếu để thấy rõ năm uẩn không thiệt mà mình cứ đọc cho Phật nghe hoài thì chừng nào mới hết bệnh? Tu như vậy thì chừng nào mới thành Phật?

Ở đây, tôi chỉ nói những bệnh căn bảntham sân si, để quý vị biết từng thứ thuốc mà trị bệnh. Bây giờ có thứ thuốc nào trị bá bệnh không? Cũng có thuốc trị bá bệnh, nhưng trị bá bệnh thì chậm lành hơn. Thuốc nào bệnh nấy thì mau lành, còn thuốc trị bá bệnh chỉ có tác dụng nhè nhẹ thôi. Thuốc trị bá bệnh là gì?

Nếu người tu Tịnh độ thì dùng "Lục tự Di Đà" làm thuốc trị bá bệnh. Khi vừa nổi sân, chúng ta cứ nhớ niệm "Nam Mô A Di Đà Phật", niệm một hồi quên sân phải không? Vừa có việc gì buồn, niệm Phật một hồi quên buồn, đó là thuốc trị bá bệnh. Thuốc bá bệnh thì yếu hơn một chút, phải siêng năng cần mẫn trị mới lành, nếu không thì không lành. Đó là thuốc trị bá bệnh của người tu Tịnh độ.

Nếu người tu Thiền thì thuốc trị bá bệnh là gì? Khi nào vừa dấy niệm chạy theo cảnh, chúng ta liền buông, vì sao phải dùng thuốc đó? Vì tất cả buồn, thương, giận, ghét đều từ ý niệm dấy lên. Do khởi niệm nên mới tới buồn, thương, giận, ghét. Nếu vừa khởi niệm liền buông bỏ không theo, như vậy là vừa trị, vừa ngừa bệnh. Khi nó mới dấy chưa thành bệnh thì không gọi là trị? Vừa dấy lên mình liền buông tức là ngừa bệnh. Buông hết, đến một lúc nào đó tâm không còn buồn giận, tức là hết đau khổ. Đó là thuốc trị bá bệnh trong nhà Thiền.

Nhưng có người mới tập tu Thiền một năm hai năm, niệm cứ khởi hoài nên than sao tu mà niệm không lặng. Vậy phải làm sao cho có kết quả. Chỗ này, tôi dẫn lời của Lục tổ Huệ Năng dạy trong kinh Pháp Bảo Đàn: "Bất phạ niệm khởi, duy khủng giác trì", nghĩa là không sợ niệm khởi, chỉ sợ giác chậm.

Dấy niệm là mê, biết nó hư dối không theo, đó là giác. Giả sử một ngày dấy lên một trăm lần niệm, tức một trăm lần mê thì sẽ có một trăm lần giác. Như vậy đâu có thiệt thòi gì, chỉ sợ mê mà mình không giác, đó mới là thiệt thòi.

Như vậy người tu Tịnh độ thì niệm danh hiệu Phật để tiêu mòn các bệnh. Còn người tu Thiền thì nhìn lại mình, tức là phản chiếu bằng trí tuệ. Vừa thấy niệm liền buông đi, lần lần niệm dứt sạch, bệnh được lành. Đó là dùng trí tuệ phá tan các mầm bệnh. Như vậy tu Tịnh độ cũng có thuốc trị bá bệnh, tu Thiền cũng có thuốc trị bá bệnh. Song pháp nào cũng phải thực hành đến nơi đến chốn mới có kết quả, chớ còn thực hành nửa chừng hay chút ít thì không bao giờ có kết quả.

Người học Phật mà không biết pháp, không biết bệnh thì khó trị lành. Hôm nay tôi hướng dẫn quý vị ba căn bệnh ngặt nghèo là tham sân si. Quý vị cố gắng dùng thuốc, chớ không nên học thuộc lòng toa thuốc, cũng không nên chắp tay xin thầy thuốc cho con hết bệnh. Được vậy, chúng ta tu sẽ có kết quả, không nghi.

Chúc tất cả đều trị lành bệnh của mình.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 14301)
Toàn bộ lý do vì sao phải học tập về Giáo Pháp (Dhamma), những lời dạy của Đức Phật, là để tầm cầu một con đường vượt qua khổ não, đạt đến an bìnhhạnh phúc.
(Xem: 14560)
Trong Phật giáo, chúng ta không tin vào một đấng Tạo hóa nhưng chúng ta tin vào lòng tốtgiữ giới không sát hại sinh linh. Chúng ta tin vào luật nghiệp báo nhân quả...
(Xem: 11840)
Ðạo Phật cốt đào luyện tâm hồn người hoàn toàn trong sạch, nên cực lực sa thải những tính: tham lam, sân hận, oán thù... đang trú ẩn trong tâm giới người.
(Xem: 14355)
Với niềm vui lớn lao, vua Tịnh Phạn chúc mừng hoàng hậu và thái tử vừa mới đản sinh. Dân chúng tổ chức các buổi hội hè tưng bừng và treo cờ kết hoa rực rỡ trên toàn quốc.
(Xem: 13268)
Tập sách này gồm có những bài viết đơn giản về Phật Pháp Tại Thế Gian, Cốt Tủy Của Ðạo Phật, Vô Thượng Thậm Thâm Vi Diệu Pháp, những điều cụ thể, thiết thực...
(Xem: 14633)
Tập sách này là kết tập những bài báo viết trên Bản Tin Hải Ấn và Phật Giáo Việt Nam trong cùng một chủ đề. Đó là Con Đường Phát Triển Tâm Linh.
(Xem: 12639)
Chúng tôi viết những bài này với tư cách hành giả, chỉ muốn đọc giả đọc hiểu để ứng dụng tu, chớ không phải học giả dẫn chứng liệu cụ thể cho người đọc dễ bề nghiên cứu.
(Xem: 25228)
Cư sĩ sống trong lòng dân tộc và luôn luôn mang hai trọng trách, trách nhiệm tinh thần đối với Phật Giáo và bổn phận đối với cộng đồng xã hội, với quốc gia dân tộc.
(Xem: 27862)
Chúng tôi viết quyển sách này cho những người mới bắt đầu học Phật. Bước đầu tuy tầm thường song không kém phần quan trọng, nếu bước đầu đi sai, những bước sau khó mà đúng được.
(Xem: 26338)
Pháp môn Tịnh Độ cao cả không cùng, rộng lớn như trời che đất chở. Đây là Pháp môn tổng trì của chư Phật ba đời, là đạo mầu đặc biệt trong một đời giáo hóa của đức Thích Ca.
(Xem: 17225)
Đôi khi mọi người nghĩ cái chết là sự trừng phạt những việc xấu xa mà họ đã làm, hoặc là sự thất bại, sai lầm, nhưng cái chết không phải như vậy. Cái chết là phần tự nhiên của cuộc sống.
(Xem: 16523)
Sách này nói về sự liên quan chặt chẽ giữa con người và trái đất, cả hai đồng sinh cộng tử. Con người không thể sống riêng lẻ một mình nếu các loài khác bị tiêu diệt.
(Xem: 15911)
Cuốn sách “Tin Tức Từ Biển Tâm” của nhà văn Phật giáo Đài Loan – Lâm Thanh Huyền – quả là một cú “sốc” tuyệt vời đối với các nhà Phật học Việt Nam.
(Xem: 22129)
Người cư sĩ tại gia, ngoài trách nhiệm và bổn phận đối với gia đình, xã hội còn có nhiệm vụ hộ trì Tam Bảo. Cho nên trọng trách của người Phật Tử tại gia rất là quan trọng...
(Xem: 17128)
Mỗi sáng lúc mới thức dậy, trong trạng thái mơ màng chưa tỉnh hẳn, chúng ta phải bắt đầu lôi kéo tâm thức vào một đường hướng rõ ràng: tự đánh thức lên lòng ngưỡng mộ cao rộng đến buổi rạng đông...
(Xem: 24896)
Làm sao tôi có thể hành thiền khi quá bận rộn với công việc và gia đình? Làm sao tôi có thể phối hợp hoạt động với ngồi yên một chỗ? Có các nữ tu sĩ không?
(Xem: 21950)
An Lạc phải bắt đầu từ nơi mỗi chúng ta mà từ, bi, hỉ, xả là nền tảng. Có từ, bi, hỉ, xả, thì đi đâu ta cũng gieo rắc tình thương và sự hòa hợp...
(Xem: 19056)
Tập sách này không phải là một tiểu luận về tâm lý học nên không thể bao quát hết mọi vấn đề nhân sinh, mục đích của nó nói lên sự tương quan của Ý, Tình, Thân và tiến trình phiền não...
(Xem: 16167)
Đức Phật tuy đã nhập diệt trên 25 thế kỷ rồi, nhưng Phật pháp vẫn còn truyền lại thế gian, chân lý sống ấy vẫn còn sáng ngời đến tận ngày hôm nay. Đây là những phương thuốc trị lành tâm bệnh cho chúng sanh...
(Xem: 21719)
Những gì chúng ta học được từ người xưa và cả người nay dĩ nhiên không phải trên những danh xưng, tiếng tăm hay bài giảng thơ văn để lại cho đời, mà chính ngay nơi những bước chân của người...
(Xem: 16779)
Đối với Phật giáo, tính cách quy ước của tâm thức biểu lộ từ một sự sáng ngời trong trẻo. Những khuyết điểm làm ô uế nó không nội tại nơi bản chất của nó mà chỉ là ngoại sanh.
(Xem: 14664)
Đọc “Trung bộ kinh” chúng ta có được một đường lối tu hành cụ thể như một bản đồ chỉ rõ chi tiết, đưa ta đến thành Niết bàn, cứu cánh của phạm hạnh.
(Xem: 16698)
J. Krishnamurti, cuộc sống và những lời giáo huấn của ông trải dài trong phần lớn thế kỷ hai mươi, được nhiều người tôn vinh là một con ngườiảnh hưởng sâu sắc nhất vào ý thức của nhân loại...
(Xem: 25026)
“Cái tiến trình” là một hiện tượng thuộc cơ thể, không nên lầm lẫn với trạng thái tinh thần mà Krishnamurti viết trong quyển này bằng nhiều từ khác biệt như là “phước lành”, “cái khác lạ”...
(Xem: 18769)
Quyển sách này là kết quả của những cuộc nói chuyện và những cuộc thảo luận được tổ chức ở Ấn độ bởi J. Krishnamurti với học sinh và giáo viên của những trường học tại Rishi Valley...
(Xem: 21195)
Gốc rễ của xung đột, không chỉ phía bên ngoài, nhưng còn cả xung đột phía bên trong khủng khiếp này của con người là gì? Gốc rễ của nó là gì?
(Xem: 14773)
Với hầu hết mọi người chúng ta, sự liên hệ với một người khác được đặt nền tảng trên sự lệ thuộc, hoặc là kinh tế hoặc là tâm lý. Lệ thuộc này tạo ra sợ hãi...
(Xem: 14371)
Bàn về Cách kiếm sống đúng đắn tìm hiểu những phương cách cho chúng ta tham gia, nhưng không đắm chìm, công việc của chúng ta. Trong một thế giới điên cuồng để sản xuất...
(Xem: 16610)
Phật Giáo dạy nhân loại đi vào con đường Trung Đạo, con đường của sự điều độ, của sự hiểu biết đứng đắn hơn và làm thế nào để có một cuộc sống dồi dào bình anhạnh phúc.
(Xem: 18010)
Đọc Tu Bụi của tác giả Trần Kiêm Đoàn, tôi có cảm tưởng như nhìn thấy một mảnh bóng dáng của chính mình qua nhân vật chính là Trí Hải. Đời Trí Hải có nhiều biến cố.
(Xem: 12917)
Suy nghĩ không bao giờ mới mẻ, nhưng sự liên hệ luôn luôn mới mẻ; và suy nghĩ tiếp cận sự kiện sinh động, thực sự, mới mẻ này, bằng nền quá khứ của cái cũ kỹ.
(Xem: 14939)
Hầu hết mọi người sẽ vui mừng để có một sự an bình nào đấy của tâm hồn trong đời sống của họ. Họ sẽ hân hoan để quên đi những rắc rối, những vấn đề...
(Xem: 12698)
Sau thời công phu khuya, tôi được phân công quét chùa. Tay cầm chiếc chổi chà, tôi nhẹ bước ra sân và leo lên cầu thang phía Ðông lang chính điện.
(Xem: 13884)
Điều làm cho một người trở thành một Phật tử chân chính là người ấy tìm nơi nương tựaĐức Phật, Giáo pháp, và chư Thánh Tăng - gọi là Quy Y Tam Bảo.
(Xem: 14598)
Sống cùng với xã hộicần phải đi đến việc cùng chung có một tinh thần trách nhiệm cộng đồng. Còn kiến thức thì giúp chúng ta khám phá thiên nhiên đồng thời với nội tâm của chúng ta.
(Xem: 28010)
Đây là một quyển sách căn bản dành cho người muốn tìm hạnh phúc và sự bình an trong cuộc sống qua con đường tâm linh. Con đường Đạo của Đức Phật rất đơn giản, thích hợp với mọi người.
(Xem: 27174)
Trong Đường Xưa Mây Trắng chúng ta khám phá ra Bụt là một con người chứ không phải là một vị thần linh. Đó là chủ tâm của tác giả...
(Xem: 14346)
”Vượt Khỏi Giáo điều” không phải chỉ đề cập đến những vấn nạn đời thường, nó còn tiến xa hơn một bước nữa là vạch ra cho con người một hướng đi, một hành trình tu tập tâm linh hầu có thể đạt đến cứu cánh giác ngộ giải thoát ngay trong kiếp sống này.
(Xem: 20945)
Cuốn sách này là một bản dịch của Ban Dịch Thuật Nalanda về tác phẩm Bản Văn Bảy Điểm Tu Tâm của Chekawa Yeshe Dorje, với một bình giảng căn cứ trên những giảng dạy miệng do Chošgyam Trungpa Rinpoche trình bày.
(Xem: 14667)
Duy tâm của Phật giáo không công nhận có cảnh nào là cảnh thật, hết thảy các cảnh đều do tâm hiện, lá chuối cũng tâm hiện, bóng người cũng tâm hiện, như hoa đốm giữa hư không.
(Xem: 24173)
Để hỗ trợ cho việc phát triển và thực thi tâm hạnh từ bi, việc chủ yếu là phải vượt qua những chướng ngại. Nơi đó, hạnh nhẫn nhục đóng vai trò quan trọng...
(Xem: 28669)
Guru (Đạo Sư) giống như một viên ngọc như ý ban tặng mọi phẩm tính của sự chứng ngộ, một người cha và bà mẹ dâng hiến tình thương của mình cho mọi chúng sinh...
(Xem: 14731)
Cuốn sách nhỏ này không phải đã được viết ra để phô bày kiến thức của tác giảkiến thức ấy không có gì đáng để được phô bày. Nó mong ước được là một người bạn hơn là một cuốn sách.
(Xem: 13283)
“Không có tẩu thoát khỏi sự liên hệ. Trong sự liên hệ đó, mà là cái gương trong đó chúng ta có thể thấy chính chúng ta, chúng ta có thể khám phá chúng ta là gì...
(Xem: 16443)
Quyển sách này đã đem lại cho độc giả một cái nhìn mới của Tây phương đối với Phật giáo trước đây vốn hoàn toàn xa lạ và hiện nay đang rất thịnh hành ở châu Âu và châu Mỹ.
(Xem: 27227)
Milarepa là Thánh St. Francis của Tây Tạng. Chúng ta không thể nhầm lẫn âm điệu của những ca khúc này với âm điệu của những ca khúc Fioretti...
(Xem: 12018)
Trí Phật là trí kim cương. Thân Phật là thân kim sắc, cõi Phật là cõi hoàng kim, thì Đạo Phật tất nhiên là Đạo Vàng. Ánh Đạo Vàngkim quang của đức Từ bi rộng lớn phá màn vô minh, chỉ rõ đường chánh.
(Xem: 16074)
Milarepa là một trong những đạo sư tâm linh nổi tiếng nhất của mọi thời. Ngài không những là một nhà lãnh đạo kiệt xuất của dòng phái Kagyu, mà cũng là một đạo sư rất quan trọng đối với mọi trường phái của Phật giáo Tây Tạng.
(Xem: 21473)
Nếu bạn không suy nghĩ sự đau khổ của chu trình sinh tử, sự tan vỡ ảo tưởng với vòng sinh tử sẽ không sinh khởi.
(Xem: 12375)
Cuốn sách nhỏ này do Hòa Thượng Tiến Sĩ K. Sri Dhammananda là một cuốn sách có giá trị, đáp ứng được những câu hỏi như chết đi về đâu và chết rồi đã hết khổ chưa...
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant