Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sách Văn Học Phật Giáo
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

4. Câu-Thi-Na (Ksinagara)

02 Tháng Năm 201100:00(Xem: 7795)
4. Câu-Thi-Na (Ksinagara)

ĐƯỜNG VỀ XỨ PHẬT

Minh Châu, Thiện Châu, Huyền Vi và Pàsadika


Câu-Thi-Na (Ksinagara)


"Phật sanh tại vườn hoa
Ðạo Ngài lưu bể rộng
Trả lại chỗ bản sinh
Ngài xả thân huyền mộng".
(Hoàng hậu Mahamaya Kinh Du Hành).

Ðáp tàu Vanarasi - Gorakhpur vào lúc 10 giờ đêm, chúng tôi đến Gorakhpur khi trời vừa sáng. Chúng tôi phải sang qua xe buýt đi thêm một đoạn đường dài 54 cây số nữa mới đến Câu-thi-na, nơi đức Phật nhập Niết Bàn.

Càng về phía Bắc trời càng lạnh. Nắng sớm cuối thu không làm tan nổi một trời sương dày dặc. Bóng hai hàng cây bên đường bao phủ lấy chúng tôi. Tốc độ của xe càng lúc càng tăng trên khoảng đường vắng. Gió theo cửa sổ lọt vào quạt lạnh hanh khách trên xe. Mọi người đều im lặng và ra chiều suy nghĩ. Riêng chúng tôi, nỗi buồn thắm thiết của người con mới được phép trở về thăm một cha sau khi nghe được tin cha mất từ lâu, đeo nặng bên lòng từ khi cất bước lên xe. Muốn nói chuyện cho đỡ buồn, nhưng nhìn sang bên cạnh thấy thầy Passadika đang lặng nhìn về phía Câu-thi-na chúng tôi không muốn quấy rầy thầy, rồi để mặc cho nỗi buồn xâm chiếm.

Xe dừng trước chùa Miến Ðiện, tất cả chúng tôi mang hành lý vào và xin ở lại đây. Chùa dựng trên một khu đất khá rộng, bên cạnh rừng Sa-la. Ngoài chánh điện, chùa còn có Tăng xá, khách xá, nhà trù và một trường học năm lớp để dạy cho dân chúng quanh vùng. Ðại đức Chandhamani, người Miến, trụ trì chùa này đã hơn 40 năm, người có phước tướng, đức độ, trang nghiêm và giản dị. Kẻ ăn người ở trong chùa, nhờ sự giáo hóa cuả các Ðại đức, đều biết khuôn phép cung kínhphụng sự Chư Tăng. Chúng tôi tắm giặt và nghỉ ngơi tại đây đến chiều mới sang rừng Sa-la. Trong thời gian nghỉ ngơi, chúng tôi đọc lại tài liệu về Câu-thi-na và xem xét quang cảnh chung quanh.

 

1. Lịch sử Câu-thi-na

Câu-thi-na là một trong bốn thánh tích quan trọng: Lâm-tỳ-ni, nơi đức Phật đản sanh. Bồ đề Ðạo tràng nơi đức Phật Thành Ðạo, Lộc Uyển, nơi đức Phật Chuyển pháp luân và Câu-thi-na nơi đức Phật nhập Niết bàn. Sau khi Ðức Phật nhập Niết bàn, hai nước Mallas và Vajjians bị chiếm và ghép vào nước Magadha. Khi ngài Pháp Hiển đến thăm (vào thế kỷ thứ năm) thì chỗ này vắng người và hoang vu. Chùa chiền đều bị đổ nát. Nhưng đến cuối thế kỷ thứ 5 thì vị Svami Haribala dựng lại một ngôi tháp chính. Mãi cho đến năm 1825, ông Carlyle mới bắt đầu đến đào bới chỗ này. Chính ông đã tìm ra tượng đức Phật nhập Niết bànsửa chữa lại. Ông có đào, dược xương cùng đồ vật bị cháy cả trong ngoài chùa. Ðiều này chứng tỏ đã có một tai nạn cho những người trong chùa bị chết cháy cùng với chùa. Có lẽ tai nạn này xảy ra trong lúc giặc Hồi Giáo đến cướp phá. Công việc đào bới vẫn được tiếp tục nhưng thường bị gián đoạn; cho đến năm 1912 thì dừng hẳn. Vogel và Pandit Hirananda Sastrra là hai vị học giả chú tâm nghiên cứu thánh tích này. Vị Tỳ-kheo tên là Mahabir ngưòi Ấn Ðộ là người đầu tiên lập một ngôi chùa ở đây để phục hưng Phật giáo. Sau khi xuất giaTích Lan, vị này đến đây, dựng một chòi nhỏ để ở; rồi ông Khee Zharee giúp đỡ tài chánh để lập một pháp xã vừa để khách thập phương đến trú vừa làm chỗ ở của mình. Sau đó Ðại đức Chandhamani tiếp tục công việc. Hiện nay Câu-thi-na tuy ở vào một nơi xa xuôi hẻo lánh nhưng không đến nỗi quê kịch. Dọc theo đường đến rừng Sa-la, ngoài chùa Miến Ðiện còn có chùa Trung Hoa, Tây tạng, Pháp xá Birla, khách xá của chính phủ và độ 9, 10 nhà của thường dân. Trường trung học ở đây cũng rộng rãi và sạch sẽ. Ðất đai xem rất phì nhiêu. Hoa màu phong phú. Dân chúng ở các làng chung quanh có vẻ thanh lịch hơn các nơi khác. Sự tín ngưỡng của họ không tào tạp vì ở đây ít có các đền Ấn giáo. Một số đã qui y Tam bảo.

 

2. Các thánh tích

Mọi hôm, ở các nơi khác, sau khi tới chỗ là tất cả chúng tôi đều hăm hở đến chiêm bái các thánh tích ngay. Hôm nay ở đây, không ai bảo ai, tất cả đều không muốn chậm trễ công việc quan trọng ấy. Qua những bộ mặt trầm ngâm, giọng nói nhỏ lại, chúng tôi biết rằng tất cả như muốn lẩn tránh sự phải chứng kiến cảnh tượng đau buồn được chừng này hay chừng ấy.

Sau buổi trà chiều, Thượng tọa Thích Minh Châu bảo: "Thôi hè; chúng ta hãy sang rừng Sala vào buổi chiều". Cây lá sẫm màu. Hoa không còn tươi nữa. Nước hồ im lìm in hình ngôi cổ tháp. Những tia vàng yếu ớt không xuyên nổi những tàn cây mát lạnh. Gió chiều lay nhẹ những cành Sala. Cảnh vật đượm một màu ngói gạch. Rồi chúng tôi từ từ bước lên chùa thờ tượng Phật Niết Bàn.

a. Chùa thờ tượng Phật Niết Bàn

Chùa xây trên một nền gạch cao độ 2 thước, chung quanh là hồ sen, tiếp đó là rừng cây. Lối kiến trúc khác lạ hơn những chùa mà chúng tôi đã từng thấy. Mái chùa là một vòng cung nhọn lên ở giữa. Chùa có bề rộng, không sâu, chỉ đủ thờ một pho tượng Niết bàn. Màu vôi phía trong hòa với ánh sáng chiếu qua các cửa kính trên nóc làm cho điện Phật tăng thêm phần huyền ảo. Phật trong cử chỉ nằm dài, đầu quay về phương bắc, diện hướng đến phía nam, hai chân chồng lên nhau như lúc Ðức Phật nhập Niết bàn. Tượng dài đến 7 thước và được tôn trí trên bệ đá được tạc trong một tảng đá Chunar nguyên. Nghệ thuật điêu khắc nổi tiếng của thợ Mathura làm cho tượng đầy đủ 32 tướng tốt, 82 vẻ đẹp và diện tượng biểu lộ được những đức Từ, Bi, Hỷ, Xả. Như thường lệ, khi đến một thánh tíchchúng tôi tụng kinh cầu nguyện. Ðặc biệt ở đây trong tiếng tụng niệm của tất cả chúng tôi như có một cái gì xót xa ảo não. Có lẽ nhờ im lặng (vì không tụng được tiếng Việt0 nên thầy Pasadika xúc cảm một cách đầy đủ qua sắc tướng lẫn âm thanh. Những tiếng "thít" của thầy hòa với tiếng tụng kinh của Thượng tọa Minh Châu và hai chúng tôi tạo thành một ban nhạc Niết-bàn lâm ly nhưng siêu thoát.

Thú thật, chúng tôi không dám nhìn lên tượng. Vì cứ nhìn hơi lâu một chút là xao xuyến trong lòng và hai hàng nước mắt ròng ròng tuôn chảy. Cảnh tượng quằn quại khóc lóc của ngài A-nan và hàng ngàn Phật tử trước giờ phút phải ly biệt đức Thầy cao cả cứ liên tiếp diễn ra trong tâm trí chúng tôi. Bấy giờ chúng tôi mới thông cảm được sự đau xót của ông Tu-bạt-đà-la, một cụ già được Phật độ nên đã viên tịch trước Phật. Tụng kinh xong, chúng tôi không tìm thấy thầy Huyền Vi đâu cả. Thì ra, thầy đang ngồi ngoài sân, nơi một góc tường cũ, mặt cúi xuống, trên hai tay. Biết thầy đang bị xúc động mạnh, chúng tôi không dám gọi và để yên cho thầy được tự nhiên với dòng xúc cảm thiêng liêng của thầy.

a. Tháp Mahaparanirvana

Lễ Phật xong, chúng tôi tất cả ra ngoài và đi nhiều xung quanh tháp Mahàparinirvàna. Tháp nằm về phía đông của chùa chính nơi đức Phật nhập Niết Bàn. Bộ lạc Malla xây tháp này để tôn thờ phần ngọc Xá Lợi mà họ được chia. Tháp hình tròn, không cửa, đường kính độ 8 thước. Khi ngài Huyền Trang thấy thì tháp cao hơn 50 thước nay chỉ còn 15 thưóc. Ba tháng trước khi nhập Niết Bàn, đức Phật nói với ngài A nan, Ngài sẽ nhập Niết Bàn và bảo ngài A-nan lựa khu rừng thuộc bộ lạc Malla này làm nơi xả bỏ xác thân của Ngài. Ngài A-nan rất ngạc nhiên, vì không hiểu tại sao Ðức Phật lại lựa chỗ xa vắng và ít đệ tử để nhập Niết bàn. Vì chưa chứng A-la-hán nên ngài A-nan không hiểu được tôn ý của Phật. Theo chúng tôi, có lẽ vì không muốn nhiều đệ tử khổ buồn khi phải chứng kiến cảnh biệt ly giữa thầy trò nên Ðức Phật không nhập Niết Bàn ở những nơi thị tứ, đông đệ tử như Vương xá, Ba-la-nại, Xá-vệ v.v...

Ðể trấn áp những sự buồn tiếc đang dâng trào, chúng tôi vừa đi vừa suy nghĩ lời của ngài A-nâu-lâu-đà nói với ngài A-nan khi ngài A-nan khóc lóc và bảo đức Phật đã mất: "Này A-nan và các sư huynh! Ðức Thế Tôn không phải chết mất mà đi vào một nơi an lạc thường tịch". Và một điều nữa làm cho chúng tôi suy nghĩ nhiều là Ðức Phật sinh ra dưới gốc cây Vô-ưu, đắc đạo dưới gốc Bồ đề, chuyển pháp luân trong vườn Lộc và nhập Niết Bàn dưới những cây Sala. Ôi! Cao đẹp thay đức giải thoát của Ðấng Từ Bi!

Sau đó nhờ đọc các bia đá, chúng tôi biết tháp được sửa lại nhiều lần trong nhiều thời kỳ và vào thế kỷ thứ 5 sau T.L. được sửa lại một lần nữa. Trong khi đào bới chỗ này để tìm di tích, người ta có đào được một cái ghè bằng đồng đầy những vật có giá trị. Có một tấm đồng khắc chữ Sanskrit nói về "Thập nhị nhân duyên" và ghi rằng đó là vật cúng dường của vị Svami Haripala. Ðó là tấm đồng đặt trong tháp đức Phật nhập Niết bàn. Ngọn tháp ngài Huyền Trang thấy chắc là ngọn tháp này. Chúng tôi không hiểu ngọn tháp này bị hư sụp lúc nào. Có lẽ trong thời kỳ Hồi Giáo tàn phá. Viện Bác Cổ của chính phủ hoàn thành công việc đào bới và sửa chữa vào năm 1912. Nhưng chính nhờ một Phật tử Miến Ðiện, ông U Po-Kya, tháp này mới được trang nghiêm như ngày nay.

c. Khu vực được đào bới để khảo cổ

Nhiễu tháp xong, chúng tôi đi vòng qua phía trước chùa để xem khu vực được Viện Bác Cổ đào bới để khảo cổ. Ðây là một khu đất rộng độ 500 thước vuông, toàn là nền gạch cũ của nhiều tinh xátịnh thất. Bia ký tìm được ghi rằng cả khu vực này được gọi là tinh xá Mahaparinirvana. Ngoài ra còn có những tinh xá nhỏ chung quanh như Vishnu Dviparinirhara, Bhadanta Suviravihara, v.v... Giếng nước trong và ngọt mà ngài Huyền Trang đã thấy vẫn còn nằm bên cạnh hồ và gần khu tinh xá. Sa-la chỉ còn có bốn cây lớn mọc song đôi với nhau. Viện Bác cổ đang cho trồng lại rất nhiều cây Sa-la con khắp cả khu rừng. Chúng tôi rảo bước khắp các neo đường trong khu rừng lúc trời đang thẫm lại. Tiếng chĩu chít của chim, giọng gọi đàn của những con vượn gọi lên trong lòng chúng tôi những tâm tình man mác:

"Ngày tàn theo gót hoàng hôn
Bóng chiều đổ xuống gợi lòong bâng khuâng.
Thông xanh rải rác phấn vàng.
Nghe trong gió thoảng cung đàn biệt ly". (H.K.)

Không dám để cho tâm tư tản mát thêm nữa, chúng tôi thầm tụng bài kệ của đức Phật và ngài Văn Thù đã dạy về lẽ Vô thường:

"Ngày nay đã qua,
Mạng sống cũng giảm,
Như cá ít nước,
Nào vui sướng gì?
Ðại chúng! Cần phải tinh tấn!
Như cứu dầu cháy,
Chỉ niệm vô thường,
Ðừng có buông lung".

Vừa đi vừa suy nghĩ, chúng tôi ra khỏi khu rừng khi nào không biết

d. Nơi cử hành lễ Trà tỳ, Angra Chatya

Chúng tôi đi thăm Angra Chatya vào buổi mai ngày 19 tháng 10. Hôm nay trời nắng đẹp nhưng lòng chúng tôi không có một sự thay đổi nào. con đường đưa đến nơi cử hành lễ phần hóa nhục thân của đức Phật tuy rộng lớn nhưng chỉ có 4 người chúng tôi đi. Sự vắng vẻ của con đường giúp chúng tôi nhớ lại những sự việc trang nghiêm long trọng đã xảy ra trong buổi lễ trà tỳchúng tôi đã được đọc thấy trong kinh Niết-bàn. Và lời dạy của đức Phật về bổn phận hoằng pháp của giới xuất giahộ pháp của tại gia ghi đậm một lần nữa vào tâm khảm chúng tôi:

"Này A-nan! Người đừng nghĩ gì về lễ nghi đối với thi hài của Như Lai. Ta chỉ mong A-nan và các đệ tử xuất gia tinh tiến trong công việc giải thoát. Việc lo liệu về thi hài của Như Lai đã có hàng cư sĩ, Bà-la-môn, Trưởng giả, những đệ tử tại gia của Như Lai".

Ngôi tháp được dựng lên để kỷ niệm chính nơi nhục thân của đức Phật được phân hóa không còn nguyên hình nữa mà chỉ là một ngôi mộ vĩ đại bao phủ một lớp cỏ xanh. Không có nơi để tụng niệm nên chúng tôi chỉ thắp hương, đảnh lễ rồi nhiễu quanh tháp theo con đường đầy hoa lá. Một sự ước mong vô vọng đến với chúng tôiước mong tìm được một vài viên ngọc Xá-lợi rơi rớt đây đây. Rồi hình ảnh Ðức Phật vận dụng thần thông làm bật nắp kim quang để vái chào thân mẫu, hoàng hậu Ma-Gia, từ cung trời Ðao Lợi xuống từ biệt. Một hình ảnh khác là Ðức Phật đưa hai chân ra khỏi kim quang để ngài Ca Diếp, người đệ tử già nua đạo hạnh đang hoằng pháp nơi xa về trễ, được đón tiếp nồng hậu. Tuy sơ ngộ nhưng chúng tôi vô cùng kính phục con người dũng cảm này: Vì đạo hạnh người đã dứt bỏ những tình cảm hẹp hòi lẩn quẩn trong biên giới để đến đây sống một đời sống cô thân chích ảnh. Trước khi ra về, tìm trong xách chỉ có một gói mứt gừng, chúng tôi dâng lên Ðại đức món quà quê hương quí báu ấy, rồi từ giã người trong sự nhẹ nhàng khoan khoai; bấy giờ những tình cảm vẩn vơ, nhớ nước, thương nhà không còn lảng vảng trong tâm tư chúng tôi nữa.

Trong hai ngày ở lại Câu-thi-na, buổi mai, buổi tối chúng tôi đều đến rừng Sa-la tụng kinhthiền định. Trong các thánh tích quan trọng, Câu-thi-na là nơi chúng tôi hưởng được nhiều đạo vị hơn hết. Tối hôm ấy, sau khi tụng kinhchánh điện xong một mình chúng tôi ra ngoài, ngồi trên tảng đá dưới một gốc cổ thụ huớng về Ðại tháp để tĩnh tâm. Trăng thượng tuần không to lắm. Ánh sáng chỉ đủ hồ bốc lên. Sương đêm trên trời sa xuống. Chúng tôi được hòa mình trong cảnh sắc vừa mông lung vừa huyền ảo. Nhờ đó, những ý đạo chân thành tuôn trào một cách dễ dàng và êm ái. Xét lại sự nghiệp tu hành, chúng tôi nửa vui nửa buồn: vui vì nhờ gặp được minh sư, thiện hữu nên sự tu học có nhiều thuận duyên; buồn vì đã không sao khỏi vấp váp trên đường đi đến chân trời giải thoát. Tâm trạng của chúng tôi lúc này không khác lắm với tâm trạng của ngài A-nan: ngài A-nan đã tủi buồn, lo lắng trước khi đức Phật nhập Niết bàn. Ngài lo buồn vì những lỗi lầm đã trót phạm chưa được tiêu trừ và có thể tái phạm. Trong khi đó, đức Phật lại nhập Niết bàn. Ai là người thương yêunâng đỡ cho mình trên con đường tu đạođắc đạo. Nghĩ đến đây, hình ảnh già nua tuổi tác cuả Bổn sư chúng tôi, Hòa thượng Tây Thiên, hiện ra và làm cho chúng tôi càng lo buồn hơn nữa vì nghĩ rằng không có gì bất hạnh cho chúng tôi hơn là nếu không được gặp mặt Bổn sư lần cuối cùng trước khi người về cõi Phật. Chúng tôi đang đắm mình trong sự lo buồn thì may thay những lời đức độ, khoan hồng sau đây của đức Từ Phụ văng vẳng bên tai chúng tôi:

"Thôi thôi A-nan! Chớ có buồn phiền than khóc! Từ trước đến nay ngươi hầu hạ Ta với cử chỉ hiền hòa ngôn ngữ kính áitâm niệm hoan hỷ thì chung như một, không sao xiết kể, ấy là ngươi đã cúng dường, nào của chư thiên Ma-phạm, Sa-môn và Bà-la-môn cũng không sao sánh bằng được. Ngươi hãy siêng năng lên, ngày thành Ðạo của ngươi không lâu nữa!" (Kinh Trường A-hàm).

Chính những lời này đã đem lại sự yên tĩnh cho tâm hồn chúng tôi và làm phấn khởi chúng tôi rất nhiều. Một đêm khác, thay vì ngồi một chỗ, chúng tôi đi kinh hành để tĩnh tâm. Ðã từng đi kinh hành nhiều nơi, nhưng chỉ ở nơi đây, lần đầu tiên chúng tôi mới cảm thấy nhẹ nhàng, khoan khoái trong từng bước đi. Trăng hôm nay sáng hơn đêm trước. Bốn bề vắng lặng. Gót chân của chúng tôi lướt nhẹ quanh hồ. Thỉnh thoảng một vài con nhái, bị khuấy động nhạy tõm xuống nước làm cho mặt hồ loáng cả trăng và trăng. Phải chăng đây là hồ sen cát vàng lót đáy của cõi cực lạc? Chúng tôi càng đi càng muốn đi và cảm thấy như đang bước đi trong một vườn hoa nào của cung trời Ðâu Suất. Cũng tại vườn Sa-la, vào một sáng tinh sương, chúng tôi gặp ông J. Buisseret người Bỉ, trạc độ ngũ tuần nhưng còn cứng mạnh. Ông ta cho biết trong ba năm qua, với chiếc xe đạp cũ kỹ của ông, ông đã đi được 27 nước và viếng thăm những bệnh nhân trong các bệnh viện để an ủi và khuyến khích họ trở về với đời sống tinh thần, đạo đức. Ba tháng vừa qua ông đã viếng thăm rất nhiều bệnh viện ở khắp Ấn Ðộ. Ông đến đây vì công việc viếng thăm ấy, song cảnh u tịch và trang nhã này đã hấp dẫn ông. Ðược biết tôi là người Việt Nam ông rất vui vẻ vì trước đây, vào khoảng năm 1946 ông có ở Việt nam và cảm nhận được tinh thần tự cường của dân tộc Việt Nam. Gặp Thượng tọa Thích Minh Châu, câu chuyện trao đổi bằng Pháp văn được lưu loát hơn nên không mấy chốc ông đã trở thành người bạn quen thuộc với tất cả chúng tôi. Ông nhận lời mời ăn sáng với chúng tôi tại chùa Miến Ðiện. Trong bữa ăn, gồm có người Việt Nam, Miến Ðiện, Ðức và Bỉ này, những câu chuyện qua lại cũng mang màu sắc quốc tế nhưng thiên về tinh thầnđạo đức. Tất cả chúng tôi đã đồng ý với nhau: "Nếu nhân loại muốn sống còn và sống vui trên trái đất này không có cách nào khác hơn là phải trở về với đời sống đạo đức". Chính ông J. Buisseret đã nhấn mạnh: "Nhân loại hiện nay đang say điên trong giấc mộng chém giết nhau. Có lẽ phải sau trận thế chiến thứ ba kinh khủng hơn, loài người mới tỉnh ngộquay về với tình thương và chơn lý". Ông nói với một giọng vừa trách cứ vừa xót thương. Thầy Pasadika trước kia là một sĩ quan thiết giáp góp thêm vào câu chuyện: "Mình cho họ là điên nhưng chính họ lại bảo những người từ bi không tàn sát là điên. Tôi đã bị bạn bè chế nhạo và cho là khùng, trước khi tôi từ giã họ để sang đây tập sống đời sống của Ðức Phật". Ông J. Buisseret từ giã chúng tôi sau buổi ăn sáng và hứa sẽ đến viếng thăm các ngôi chùa lớn khi sang Việt Nam.

Trong những ngày sống ở Câu-thi-na không lúc nào chúng tôi không buồn buồn như trong lúc tụng kinh Niết bàn. Chính trong cảnh buồn này chúng tôi đã hưởng được nhiều hương vị giải thoát. Hai ngày qua một cách mau chóng. Thế là chúng tôi phải rời khỏi rừng Sa-la để sang Xá-vệ cũng vào một buổi mai đầy sương và gió lạnh.

 

Ký sự của ngài Pháp Hiển về Kusinara

"12 do tuần về phía đông, các nhà chiêm bái đến thành Câu-di-na-kiệt (Kusinagara). Phía bắc thành này, giữa hai cây song thọ, bên bờ sông Hy-liên-thuyền (Hiranyavati) là chỗ đức Thế Tôn nhập Niết Bàn, đầu hướng về phía Bắc. Các tháp được dựng lên tại những chỗ sau đây: Chỗ ngài Tu-đạt (Subhadra), vị đệ tử cuối cùng đắc đạo chỗ đức Thế Tôn ở trong Kim quang thọ lãnh cúng dường 7 ngày; chỗ Kim cang lực sĩ (Vajrapani) phóng cây Kim xứ, chỗ 8 vị vua phân chia Xá Lợi, có Tăng già-lam, nay vẫn còn tồn tại. Trong thành dân cư thưa thớt, chỉ có một số ít chúng tăng và dân làng.

 

Ký sự của Ngài Huyền Trang

Ngài Huyền Trang về Kusinara như sau:

"Kinh đô của xứ này đều bị đổ nát, thành thị làng mạc đều hư hại và tiêu điều. Nền gạch tường của kinh đô cũ độ 10 dặm chu vi. Có ít dân số, đường trong thành phố không có người và bị bỏ hoang. Phía đông bắc thành phố có một ngọn tháp do vua A-Dục dựng lên. Ðây là nhà cũ cuả Chunda. Giữa đó là một cái giếng do ông này đào khi cúng dường thức ăn cho Phật. Dầu trải nhiều năm tháng lụt ngập, nước vẫn trong và ngọt. Về phía Tây Bắc thành phố độ 3, 4 dặm vượt qua sông Ajitavati, về bờ phía tây không xa lắm, chúng ta đến một khu rừng có cây Sa-la. Cây Sa-la như cây Huk, vỏ cây màu trắng xanh, lá lóng lánh và trơn dịu. Trong khu rừng này có bốn cây cao, có hơi khác với các cây khác là chỗ Ðức Phật nhập Niết bàn.

"Tại chỗ này có một tinh xá bằng gạch, trong đó là tượng đức Như Lai nhập Niết bàn. Ngài nằm đầu hướng về hướng bắc như đang ngủ. Bên cạnh tinh xá là một ngọn tháp do vua A Dục dựng lên, dầu đã hư sụp, những cũng còn cao gần 200 feet (khoảng 60 thước). Trước ngọn tháp này là một trụ đá kỷ niệm đức Phật nhập Niết Bàn; trên trụ đá có khắc chữ nhưng không có ngày tháng.

"Bên cạnh chùa không xa lắm, có một ngọn tháp khác. Ðó là chỗ Ðức Phật lúc còn là Bồ Tát, sanh làm vua một bầy chim trĩ, và dập tắt một đám lửa. Cũng gần ngôi tháp này, có một ngọn tháp khác ghi sự tích Bồ Tát trước khi xuất gia tu hành, sống làm thân con nai cứu độ nhiều chúng sanh.

"Phía Tây không xa lắm, có một ngọn tháp. Ðây là chỗ ngài Subhadra (Tu-bạt-đà-la), thệ thế. Bên cạnh ngọn tháp của ngài Subhadra nhập Niết bàn, lại có một ngọn tháp. Ðây là chỗ Vajrapani (thần Kim Cang) ngã bất tỉnh xuống đất. Bên cạnh chỗ Kim Cang ngã xuống đất, lại có một ngọn tháp. Ðấy là chỗ cúng dường lễ vật, 7 ngày sau đức Phật nhập Niết Bàn. Một bên chỗ linh xá đựng nhục thân đức Phật bị giữ lại, có một ngọn tháp. Ðây là chỗ Hoàng hậu Ma-Da khóc đức Phật.

"Phía bắc thành phố, vượt qua sông và đi độ 200 bước, có một ngọn tháp. Ðây là chỗ làm lễ Trà tỳ nhục thân đức Phật. Ðất hiện tại đen vàng, than và đất xen lộn với nhau. Những Phật tử có lòng chí thành đến tại chỗ này cầu nguyện nhất định tìm được một vài Xá lợi của đức Phật.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 10182)
Sự sinh ra cao quý, tự dothuận lợi này thật khó có được. Cầu mong con không lãng phísử dụng nó một cách có ý nghĩa.
(Xem: 11232)
Ta cần có những thiện hạnh để chấm dứt những dục vọng vô độ và việc coi mình là quan trọng; cách hành xử tránh điều độc hại như thuốc độc...
(Xem: 13568)
Xuất phát từ một nhận thức có tính thuyết phục về đạo Phật, quyển "Thuần Hóa Tâm Hồn" được viết với một văn phong hiện đại, trong sángtinh tế; nghiêm trang nhưng vẫn đan xen đôi nét hóm hỉnh.
(Xem: 13707)
Một cách khái quát, Thiền có thể hiểu là trạng thái tâm linh vút cao của một hành giả đã chứng ngộ. Với nghĩa này, Thiền cũng là Đạo, là Phật, là Tâm...
(Xem: 22175)
Các khoa học gia ngày nay trên thế giới đang có khuynh hướng chú trọng vào chế độ dinh dưỡng lành mạnh lấy chất bổ dưỡng từ nguồn thức ăn do thực vật đem lại...
(Xem: 21839)
Chúng tôi đi với hai mục đích chính: Thay mặt toàn thể Phật tử Việt Nam chiêm bái các Phật tích và viết một quyển ký sự để giới thiệu các Phật tích cho Phật Tử Việt Nam được biết.
(Xem: 27352)
Tâm tánh của chúng sinh dung thông không ngăn ngại, rộng lớn như hư không, lặng trong như biển cả. Vì như hư không nên thể của nó bình đẳng...
(Xem: 17765)
Tây phương Cực lạccảnh giới thanh tịnh giải thoát. Thanh tịnhvô nhiễm là thuần thiện, giải thoát là vượt ngoài ba cõi, vượt ngoài ba cõi là xả ly thế gian.
(Xem: 11722)
Tinh thần Đại thừa Phật giáo nhằm mục đích chuyển hóa cõi Ta-bà uế trược này trở thành Cực-lạc thanh lương. Sự phổ biến Phật giáo khắp mọi tầng lớp quần chúng là điều Phật tử phải thực hiện.
(Xem: 12315)
Là một tu sĩ Phật giáo Việt Namtrách nhiệm và nhiều nhiệt tình thì thấy điều gì hay trong Phật giáo tôi tán thán, biết việc gì dở tôi chê trách, đều nhằm mục đích xây dựng Phật giáo Việt Nam mà thôi.
(Xem: 25235)
Chúng ta tu Thiền là cốt cho tâm được thanh tịnh trong lặng. Từ tâm thanh tịnh trong lặng đó hiện ra trí vô sư. Trí vô sư hiện ra rồi thì chúng ta thấy biết những gì trước kia ta chưa hề thấy biết...
(Xem: 23260)
Đối tượng nghiên cứu của xã hội học là con người, trong khi đó, xã hội học Phật giáo có những bước nghiên cứu xa hơn không chỉ nói về con người mà còn đề cập đến các loài hữu tình khác...
(Xem: 28560)
Một chủ đề chính của cuốn sách này là qua thực hành chúng ta có thể trau dồi tỉnh giác lớn lao hơn suốt mỗi khoảnh khắc của đời sống. Nếu chúng ta làm thế, tự dolinh hoạt mềm dẻo liên tục tăng trưởng...
(Xem: 22752)
Chân thật niệm Phật, lạy Phật sám hối, giữ giới sát, ăn chay, cứu chuộc mạng phóng sinh. Đó là bốn điểm quan trọng mà sư phụ thường dạy bảo và khuyến khích chúng ta.
(Xem: 25667)
Con đường thiền tậpchánh niệm tỉnh giác, chứng nghiệm vào thực tại sống động. Khi tâm an định, hành giả có sự trầm tĩnh sáng suốt thích nghi với mọi hoàn cảnh thuận nghịch...
(Xem: 22271)
Với người đã mở mắt đạo thì ngay nơi “sắc” hiện tiền đó mà thấy suốt không chướng ngại, không ngăn che, nên mặc dù Sắc có đó vẫn như không, không một chút dấu vết mê mờ...
(Xem: 13982)
Trên đời này, hạnh phúc và khổ đau; chiến tranh và hòa bình; giàu và nghèo… nếu chúng ta chịu khó tu tập một chút và giữ tâm thật bình thản, chúng ta sẽ khám phá ra nhiều điều hay vô cùng.
(Xem: 13420)
Bước đường hành đạo của đức Phật thật sinh động trong khung cảnh Ấn Ðộ cổ đại được minh họa bằng các trích đoạn kinh kệ từ Tam Tạng Pàli nguyên thủy đầy thiền vị hòa lẫn thi vị...
(Xem: 22439)
Bắt đầu bằng cách bỏ qua một bên tất cả những mối quan tâm ở bên ngoài, và quay vào quán sát nội tâm cho đến khi ta biết tâm trong sáng hay ô nhiễm, yên tĩnh hay tán loạn như thế nào.
(Xem: 26332)
Kinh Nghĩa Túc đã bắt đầu dạy về không, vô tướng, vô nguyệnbất khả đắc. Kinh Nghĩa Túc có những hình ảnh rất đẹp về một vị mâu ni thành đạt.
(Xem: 18450)
Bản thể hiện tiền là Sự Sống Duy Nhất vĩnh hằng, luôn hiện tiền, vượt quá hằng hà sa số dạng hình thức sinh linh vốn lệ thuộc vào sinh và diệt.
(Xem: 18949)
Khi bạn chú tâm đến sự yên lặng, ngay lập tức có một trạng thái cảnh giác nhưng rất im lắng ở nội tâm. Bạn đang hiện diện. Bạn vừa bước ra khỏi thói quen suy tưởng của tâm thức cộng đồng...
(Xem: 34478)
Đây là phần thứ 2 trong 3 phần chính của cuốn Zen no Rekishi (Lịch Sử Thiền) do giáo sư Ibuki Atsushi soạn, xuất bản lần đầu tiên năm 2001 tại Tôkyô.
(Xem: 27346)
Thật ra chân lý nó không nằm ở bên đúng hay bên sai, mà nó vượt lên trên tất cả đối đãi, chấp trước về hiện hữu của Nhị Nguyên. Chân lý là điểm đến, còn hướng đến chân lý có nhiều con đường dẫn đến khác nhau.
(Xem: 28369)
Trong tiếng Phạn (Sanskrit), từ "Thiền" có ngữ nguyên là dhyâna. Người Trung Hoa đã dịch theo âm thành "Thiền na". Ý nghĩa "trầm tư mặc tưởng" của nó từ xưa trong sách vở Phật giáo lại được biểu âm bằng hai chữ yoga (du già).
(Xem: 21353)
Giác ngộ là sự hiểu biết đúng như thật; giải thoát là sự chấm dứt mọi phiền não khổ đau. Chỉ có sự hiểu đúng, biết đúng mới có sự an lạchạnh phúc...
(Xem: 14878)
Càng sống thiền định để thấu suốt cái vô thường, đau khổvô ngã trong đời sống thì ta càng dễ dàng mở rộng trái tim để có thể sống hòa ái và cảm thông cho tha nhân nhiều hơn.
(Xem: 19191)
Bồ Tát Quán Thế Âm là một trong những hình tượng gần gũi nhất với hầu hết tín đồ Phật giáo, dù ở bất cứ nơi đâu, dù thuộc tầng lớp nào. Ngài là biểu tượng của lòng đại bi...
(Xem: 10613)
Giáo dục của chúng ta là sự vun đắp của ký ức, sự củng cố của ký ức. Những thực hành và những nghi lễ của tôn giáo, đọc sách và hiểu biết của bạn, tất cả là sự củng cố của ký ức.
(Xem: 18556)
Đức Phật đã nhìn thấy rất rõ rằng, những trạng thái khác nhau của tâm và những hành động khác nhau của thân sẽ đưa đến những kết quả hoàn toàn khác biệt.
(Xem: 15657)
Phương pháp thiền tập được xuất phát từ phương Đông nhiều ngàn năm trước đây, sau khi được truyền sang phương Tây đã trở thành một phương pháp thực tập được nhiều người yêu thích...
(Xem: 13174)
Chư Bồ Tát, tùy theo hạnh nguyện thù thắng khác biệt mà mỗi vị mang một danh hiệu khác nhau, tựu trung hạnh nguyện của vị nào cũng vĩ đại rộng sâu không thể nghĩ bàn...
(Xem: 13414)
Tuy ra đời khá sớm trong dòng văn học Phật giáo, nhưng cho đến nay, điểm thú vị của độc giả khi đọc lại tập sách này là vẫn có thể nhận ra được những vấn đề quen thuộc với cuộc sống hiện nay của bản thân mình.
(Xem: 14014)
Chân lý chỉ có một, nhưng mỗi người đến với chân lý bằng một con đường khác nhau. Dù bằng con đường nào đi nữa thì đó cũng là hạnh phúc lớn nhất trong cuộc đời...
(Xem: 11784)
Đây là kết quả của 17 năm trường mà Ngài Huyền Trang đã ở tại Ấn Độ. Đi đến đâu Ngài cũng ghi lại từ khí hậu, phong thổ cho đến tập quán và nhất là những câu chuyện liên quan đến cuộc đời đức Phật...
(Xem: 11623)
Chính là nhờ vào con đường tu tập, vào sự bứng nhổ tận gốc rễ cái ảo tưởng rằng ta là một cá thể riêng biệt mà ta tìm lại được hạnh phúc chân thật sẵn có trong ta.
(Xem: 11336)
Đức Phật thuyết Pháp, chư tăng gìn giữ pháp Phật để vĩnh viễn lưu truyền làm đạo lý tế độ quần sanh. Vì thế, Phật, Pháp và Tăng là ba món báu của chúng sanh...
(Xem: 11878)
Sân chùa yên ả không một tiếng lá rơi. Mặt trời áp má lên những vòm cây xum xuê, chỉ để rớt nhiều đốm nắng rất nhỏ xuống đất, không nóng bức, không khó chịu...
(Xem: 19935)
Như những con người, tất cả chúng ta muốn an lạc hạnh phúc và tránh buồn rầu đau khổ. Trong kinh nghiệm hạn hẹp của mình, nếu chúng ta đạt đến điều này, giá trị bao la của nó có thể phát triển...
(Xem: 12387)
Ở xứ Tây Tạng, tạo hóa và dân sự dường như bảo nhau mà giữ không cho kẻ lạ bước vào! Núi cao chập chùng lên tận mây xanh có tuyết phủ...
(Xem: 13936)
Đức Phật Thích-ca Mâu-ni ra đời cách đây đã hơn 25 thế kỷ. Những gì ngài để lại cho cho chúng ta qua giáo pháp được truyền dạy khắp năm châu là vô giá...
(Xem: 13267)
Trong các vị cao tăng Trung Hoa, ngài Huyền Trang là người có công nghiệp rất lớn, đã đi khắp các nơi viếng Phật tích, những cảnh chùa lớn, quan sátnghiên cứu rất nhiều.
(Xem: 31932)
Những phương pháp và lời hướng dẫn mà Đức Phật đã đề ra giúp chúng ta có thể từng bước tiến đến một sự giác ngộ sâu xa và vượt bậc, và đó cũng là kinh nghiệm tự chúng Giác Ngộ của Đức Phật.
(Xem: 13426)
Vào một buổi chiều lười biếng ở Sydney, tôi mở Tivi và thấy chương trình Oprah Winfrey đang tranh luận về kiếp trước kiếp sau, cuộc tranh luận rất sôi nổi.
(Xem: 12747)
Đây là một cuốn nhật ký ghi chép cuộc hành trình đi về Ấn Độ để học đạo. Tác giả nhân khi chùa Văn Thù Sư Lợi tổ chức chuyến đi hành hương các Phật tích tại Ấn đã tháp tùng theo...
(Xem: 13321)
Sách gồm những lời phát biểu của Đức Đạt-Lai Lạt-Ma về Phật giáo và vài vấn đề liên quan đến Phật giáo, chọn lọc từ các bài diễn văn, phỏng vấn, các buổi thuyết giảng và các sách của Đức Đạt-Lai Lạt-ma.
(Xem: 11878)
Trời bên này đã thật sự vào thu rồi đó! Buổi chiều, con đường về nhà hai bên rừng có ngàn lá đổi sang màu trái chín, đẹp kỳ diệu.
(Xem: 21843)
Ni sư Ayya Khema viết quyển tự truyện này không vì mục đích văn chương, mà để chúng ta từ câu chuyện đời của Ni sư tìm được những bài học giá trị về con đường đạo Người đã đi qua.
(Xem: 11084)
“Đạo lý nhà Phật, là một nền đạo lý thâm trầm, siêu việt hơn hết”. Ấy là lời nói của nhiều nhà thông thái xưa nay trên hoàn võ, và cũng là một mối cảm của chúng tôi nữa.
(Xem: 12888)
Các chân sư thực hiện những kỳ công của các ngài mà không chút tự hào, với một thái độ giản dị hồn nhiên hoàn toàn như trẻ con. Các ngài biết rằng, năng lực của tình thương luôn che chở các ngài.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant