Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sách Văn Học Phật Giáo
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

1. Chỉ Thẳng Tâm Người

08 Tháng Năm 201100:00(Xem: 6906)
1. Chỉ Thẳng Tâm Người

THIỀN LÀ GÌ?
Thích Thông Huệ
Nhà xuất bản Phương Đông TP. HCM 2002

CHƯƠNG BỐN: THUẬT TÁC ÐỘNG THẲNG

I. CHỈ THẲNG TÂM NGƯỜI

Trong nhà Thiền có một bài kệ nổi tiếng, được xem như kim chỉ nam để giáo huấn môn đệ, tương truyền là của Tổ Bồ-đề Đạt-Ma:

 Bất lập văn tự

 Giáo ngoại biệt truyền

 Trực chỉ nhân tâm

 Kiến tánh thành Phật.

 Dịch:

 Không lập văn chữ

 Ngoài giáo riêng truyền

 Chỉ thẳng tâm người

 Thấy tánh thành Phật. 

Hai câu đầu trong bài kệ đã gây nhiều ngộ nhận nơi các nhà học Phật. Có người còn chỉ trích Thiền tông là quái thai của Phật giáo, vì cho rằng nhà Thiền chủ trương bài bác kinh điển. Lời chỉ trích này có đúng không? Đức Phật từng bảo: “Lời ta nói như ngón tay chỉ mặt trăng; đừng lầm ngón tay với mặt trăng”. Những điều Phật dạy ghi trong Kinh giáophương tiện để chúng ta nương đó mà thấy được chân lý, chứ văn tự ngữ ngôn không phải là chân lý đích thực. Con người thường bị vướng mắc trên chữ nghĩa nên không hiểu những ẩn ý ngoài lời, cũng như mãi chấp vào ngón tay nên không bao giờ nhìn thấy mặt trăng trên cao. Nhà Thiền không lập văn tự cốt để sử dụng văn tự đúng với vai tròtính chất của nó, chứ không phải chủ trương dẹp bỏ Kinh giáo. Tổ Đạt-Ma khi truyền y bát cho Tổ Huệ Khả, đâu không dạy phải dùng bốn quyển kinh Lăng-Già làm chỗ ấn tâm? Lục Tổ Huệ Năng chẳng phải trực nhận tự tánh thanh tịnh nhờ nghe Ngũ Tổ giảng kinh Kim-Cang? Và những ngữ lục của các vị Tổ sư Thiền, có phải đến giờ vẫn còn rất nhiều so với các tông phái khác?

Như vậy, để khai thị cho môn đệ và cho những người hữu duyên đến tham vấn, các vị Thiền sư đã sử dụng phương pháp giáo dục nào?

Các Ngài có cách chỉ tâm người một cách mạnh mẽ, chớp nhoáng và trực tiếp; cách chỉ không tìm thấy ở bất cứ quyển kinh nào, vì thế gọi là chỉ thẳng tâm người và truyền riêng ngoài giáo lý. Thuật tác động thẳng này là phương pháp sinh động và đầy sáng tạo của những Thiền sư đã chứng ngộ, bắt môn đệ phải tiếp cận ngay thực tế sinh động để trực nhận chân lý. Quả thật nó rất kỳ đặc và khó hiểu đối với người công phu yếu kém, nhưng vô cùng lợi ích cho người có căn cơ bén nhạy. 

Vì sao các Ngài thích dùng thuật tác động thẳng để khai tâm? - Thật ra, người thầy có thể sử dụng nhiều phương cách đối với học trò: hoặc dựa vào sách vở, hoặc dùng ngay kinh nghiệm bản thân. Thầy cũng có thể đưa trò đến tận nơi, trực tiếp cho thấy, cho nghe, cho tiếp xúc với chính đối tượng cần nghiên cứu, để tự người học trò nhận định và thấu suốt vấn đề. Lối dạy và học bằng trực quan sinh động tỏ ra có nhiều kết quả tốt, nên đã được xem là phương pháp giáo dục chủ yếu ngay từ các lớp Trung học Phổ thông.

Một ví dụ về người chưa từng ra khỏi xóm làng của mình. Khi nghe kể về đất nước và con người Ấn Độ, người ấy cũng chỉ có một khái niệm mơ hồ. Hình ảnh Ấn Độ trong tưởng tượng của người ấy đôi khi khác xa, thậm chí trái ngược với thực tế. Đối với một đất nước cụ thể như thế mà còn khó cảm nhận, huống chi với những gì trừu tượng vô hình, thì càng khó diễn đạt và thấu hiểu đến đâu? Đặc biệt hơn cả, đó là bản tánh thường hằng của mọi loài chúng sanh, vốn là cái “vô nhất vật” không thấy được bằng mắt thường, không thể trình bày bằng ngôn ngữ, không thể hiểu bằng ý thức phân tích tư duy, thì ngay cả Bậc Thầy của Trời người, suốt 49 năm thuyết giảng cũng chưa nói được lời nào dính dáng. Như vậy, với tâm lão bà tha thiết, Đức Phật và chư vị Tổ sư phải làm thế nào để môn đệ mình nhận ra gia tài vô giá sẵn có? 

Kinh A-hàm có đoạn kể, một hôm Đức Phật đưa nắm lá vàng trong tay ra và hỏi chư Tỳ-kheo: “Lá trong tay ta nhiều hay lá trong rừng nhiều?”.  Các Tỳ-kheo bạch rằng: “Bạch Đức Thế Tôn! Lá trong rừng nhiều vô số, còn lá trong tay Thế Tôn thì chẳng bao nhiêu”.  Đức Phật bảo: “Những điều ta nói với các ông chỉ như nắm lá trong bàn tay, còn những gì ta biết như lá trong rừng”. Vì sao Đức Phật từ bi lại giấu giếm chúng ta nhiều điều như thế? Cho đến các vị Tổ sư sau này, khi được hỏi về đại ý Phật pháp, cũng chỉ trả lời bằng tiếng hét, bằng gậy đánh hoặc bằng những câu vô nghĩa. Như vậy, các Ngài có thật tâm giáo hóa môn đệ đến giác ngộ giải thoát? - Những cách chỉ dạy này mới nghe qua tưởng như đùa chơi, nhưng thật sự các Ngài đã phơi bày tận xương tủy. Con người thường thích suy luận phân tích đối với mọi sự vật hiện tượng, nên chỉ có khái niệm mơ hồ chung quanh vấn đề, chứ hiếm khi hiểu thấu đáo về bản chất của chúng. Đã vậy, họ lại thỏa mãn với vốn hiểu biết nôâng cạn ấy, chấp chặt đó là đúng đắn, là chân lý, nên không thể thẩm thấu sự thật tuyệt đối. Mà sự thật tuyệt đốicảnh giới tâm chứng, không có văn tự ngữ ngôn nào diễn tả một cách thấu thể, càng nói càng xa, càng tưởng tượng càng sai. Các Ngài biết rằng thế trí biện thông đôi khi là chướng ngại cho sự phát sinh trực giác, nên bằng một thủ thuật mạnh bạo, chỉ một đường gươm là chặt đứt ngang dòng tư tưởng lan man dằng dặc của ý thức. Bặt hết đường suy nghĩ, tâm trở nên rỗng không, mới có cơ hội tiếp thu chân lý Thiền! 

Một ví dụ khác, có người muốn tìm kho báu tổ tiên, nhưng không biết đường đi nên phải nhờ người hướng dẫn. Nếu người hướng dẫn có bản đồ kho báu, vị ấy sẽ chỉ cho anh ta từng chặng đường theo bản đồ, để anh ta lần hồi đi đến đích. Nhưng nếu vị ấy đã từng đến đó, đã mở cửa kho báu và đã tận mắt thấy vàng bạc châu ngọc đầy dẫy, vị ấy sẽ làm thếâ nào? Nhất là đối với kẻ đã đứng trước cửa kho tàng mà còn ngơ ngác không thấy lối vào, người hướng dẫn có cần dùng bản đồ hay dùng nhiều lời chỉ dẫn quanh co nữa không? - Vị ấy chỉ cần đẩy mạnh anh ta đến thẳng nơi vàng bạc châu báu, tự anh ta sẽ nhận ra. Các vị Thiện tri thức thuộc phái Thiền Đốn ngộ cũng làm như thế. Các Ngài đã nhận ra và đã sống bằng thể tánh bất sanh, nên khi gặp người nào có thể lãnh hội, các Ngài liền dùng thủ thuật chỉ thẳng bản tâm. Đây là lối dạy để cho người THẤY chứ không phải để HIỂU, nghĩa là giúp người nhận chân sự thật bằng trực giác chứ không qua ý thức phân biệt nhị nguyên. Lối dạy này không dựa vào văn tự kinh điển, không theo phương pháp giáo dục từ chương, nên không lập trên chữ nghĩa và ngoài giáo riêng truyền. Có thể nói, đây là những phương tiện quyền xảo của những Thiền sư đã thấy Đạo, nên rất linh hoạt, muôn màu muôn vẻ, thay đổi tùy trường hợp, và chỉ thích ứng với đương cơ. Điều này giải thích tại sao trong đại chúng đông đảo mà thường chỉ có một người khế hội.

Trong các kinh điển Đại thừa, dù Đức Phật giảng dạy dưới nhiều hình thức, khi rõ ràng khi ẩn dụ, lúc chỉ thẳng lúc dùng những hình ảnh huyền diệu khó tin, nhưng tựu trung có một điểm nhất quán: Khởi đầu, Đức Phật thường chỉ thẳng cho những bậc thượng trí trực nhận tánh giác bản lai; sau đó, Ngài mới vì hàng trung - hạ căn mà diễn bày cách tu hành tiệm thứ. Như trong kinh Lăng Nghiêm, mở đầu Phật dạy về Chân tâm thường trụ, kế đến mới nói về chánh nhân và trợ nhân tu hành. Kinh Viên Giác, hai chương Văn ThùPhổ Hiền dành cho hàng căn cơ bậc thượng, những chương sau mới dạy về thứ lớp tu tập. Như vậy, bản ý của Ngài là luôn muốn người nghe lãnh hội ý nghĩa uyên áo của Đạo bằng lối đi trực tiếp từ tâm qua tâm. Đây là cách truyền đạt theo đường tâm pháp nội tu hay ngoại giáo tâm truyền, khiến đương cơ có thể thẩm thấu chân lý một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất. Nhưng rất tiếc là ít người có đủ phước duyên lãnh hội, nên Ngài phải đưa ra những pháp tu theo thứ lớp, gọi là nội giáo công truyền, để mọi người đều tìm được pháp tu thích hợp cho mình. Về sau, các vị Thiền sư cũng tùy căn cơ trình độ của môn đệ mà dùng nhiều cách khai tâm khác nhau. Đọc Thiền sử, chúng ta thấy lạ lùng vì lối dạy của Tổ Hoàng-Bá: Đối với Ngài Lâm-Tế, Tổ chỉ dùng gậy đánh khi được hỏi về đại ý Phật pháp; nhưng khi Tướng quốc Bùi Hưu hỏi “Thế nào là Phật ?”, Tổ lại giảng rõ ràng: “Tức tâm là Phật, vô tâm là Đạo”. Đó là vì người mà chỉ dạy tận tình, không chút gì giấu giếm. Tướng quốc là cư sĩ, bận trăm công ngàn việc, đâu có thì giờ ôm ấp trăn trở về một vấn đề, cũng không thể đi tham vấn nhiều nơi, nên Tổ phải dùng nhiều lời để trình bày về điều không thể trình bày. Còn đối với Ngài Lâm Tế, Tổ biết là một bậc pháp khí, nên bắt Ngài ngày đêm không yên với mối  nghi ngày càng lớn “Vì sao hỏi một câu chí lý như vậy mà bị đánh? Hỏi câu ấy có lỗi hay không lỗi?”. Nhờ Ngài Đại Ngu điểm nhẹ một cái, khối nghi bùng vỡ, thế là đại ngộ, và dòng Thiền Lâm Tế vẫn còn luân lưu tươi nhuận mãi đến ngày nay.

Trong hành trạng của các Thiền sư, đôi lúc chúng ta thấy việc đại ngộ của các Ngài sao quá đễ dàng, chỉ cần vị Thầy nói một câu hay làm một động tác là trò lãnh hội yếu chỉ. Thật ra, vị ấy đã bao năm ôm mối nghi, bao lần quảy gói đi hành khước, chúng ta làm sao biết được? Chỉ ở thời điểm cuối cùng, đủ duyên gặp thiện tri thức, thì như trái cây đã chín, chỉ một làn gió nhẹ cũng làm rơi rụng, nhờ Thầy dùng thủ thuật thích hợp, vị ấy chợt nhận ra bản tâm hằng hữu xưa nay. Thủ thuật ấy chỉ đặc biệt phù hợp với đương cơ, chỉ ích lợi cho riêng đương cơ mà thôi, chứ không phải áp dụng được cho tất cả mọi người.


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 26647)
Nếu Đạo đức Phật giáo là một nếp sống đem lại hạnh phúc an lạc, nếp sống ấy cũng là một nếp sống đề cao cho con người vào một vị trí tối thượng...
(Xem: 20015)
Thực hành Phật giáo là tiến hành một cuộc chiến đấu giữa những thế lực tiêu cựctích cực trong tâm bạn. Thiền giả nỗ lực làm tiêu mòn điều tiêu cực...
(Xem: 18203)
Ðức Phật khuyên chúng ta nên thường xuyên suy ngẫm về cái chết, hàng ngày hay vào bất cứ lúc nào. Nó sẽ khơi dậy trong chúng ta sự tỉnh thứcý thức cấp bách...
(Xem: 32859)
Acarya Nagarjuna (A Xà Lê Long Thọ) giữ một địa vị hầu như vô song trong hàng các bậc Thánh Phật giáo trình bày xiển dương lời dạy của Phật Thích Ca Mâu Ni cho lợi lạc của thế giới.
(Xem: 18801)
Theo hiểu biết cơ bản của Phật giáo, tâm hồn về bản chất luôn mang tính sáng suốtthông tuệ. Thế nên, những rắc rối về tình cảm không hề tồn tại trong bản chất cơ bản của tâm hồn...
(Xem: 31663)
Bố thí là hạnh đầu tiên trong sáu hạnh của Bồ Tát. Nguyên âm chữ Phạn là Dàna có nghĩa là sự cho, dịch sang tiếng Hán Việt là Bố thí.
(Xem: 32585)
Bát Chánh Đạo rất dễ nhớ, nhưng ý nghĩa của chúng thâm sâu và đòi hỏi một sự hiểu biết về nhiều lãnh vực liên quan trong giáo lý của Đức Phật.
(Xem: 20151)
Trong nhà Phật dạy điều hòa thân này giống như ông chủ điều hòa bốn con rắn sống chung trong một cái giỏ vậy. Chúng luôn luôn thù địch nhau, muốn yên phải tìm cách điều hòa...
(Xem: 26352)
Đức Thích Ca Mâu Ni đã vì một đại nguyện lớn lao, một lòng từ vô lượng mà khước từ mọi hạnh phúc, quyền uy, tiện nghi vật chất để cầu đạo giài thoát.
(Xem: 20333)
Tâm đại từ bi có hai tính cách: Tính cách cứu khổ thì thay thế chúng sinh mà chịu mọi khổ não cho họ; tính cách cho vui thì có thể bỏ hết tất cả phước lạc mà cho chúng sinh.
(Xem: 23801)
Tôi tự cho rằng tôi có thực hay đó chỉ là một ý nghĩ về tôi do tôi tưởng nghĩ về tôi hoặc một ý nghĩ hay một hình ảnh về tôi do kẻ khác hay những kẻ khác tưởng nghĩ về tôi?
(Xem: 23915)
Nguyên-thỉ hay cận-đại Phật-giáo vẫn là Phật-giáo, nghĩa là vẫn có mục-đích giải-thoát diệt khổ, vẫn tôn trọng sự sống và chân-lý, vẫn chủ trương từ-bi tế-độ.
(Xem: 15133)
Lang thang trên đất nước Myanmar rộng lớn bạn sẽ không ngừng được tiếp xúc với hàng loạt xưởng thủ công tạc tượng Phật từ đá (chủ yếu là đá cẩm thạch)...
(Xem: 15038)
Nhìn thấy rõ tướng vô thường và khổ đau đang bủa xuống quanh cuộc sống, đêm rằm tháng hai âm lịch, Thái tử lên ngựa Kiền-trắc (Kanthaka) cùng với người hầu cận...
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant