Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sách Văn Học Phật Giáo
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

16. Kết Hợp Giữa Kinh GiáoMật Giáo

13 Tháng Năm 201100:00(Xem: 6082)
16. Kết Hợp Giữa Kinh Giáo Và Mật Giáo

Tấm lòng rộng mở
THUẦN HÓA TÂM HỒN
Nguyên tác: Taming the Monkey Mind
Tác giả: Thupten Chodron - Dịch giả: Thích Minh Thành

Phần Ba
TRUYỀN THỪA LỜI PHẬT DẠY

XVI. KẾT HỢP GIỮA KINH GIÁOMẬT GIÁO

Phật giáo Tây Tạng

Phật giáo du nhập vào Tây Tạng lần đầu tiên là do công của hai vị công chúa Phật tử - một từ Nepal và một từ Trung Quốc. Hai vị công chúa này kết hôn với vua Songtsen Gampo của Tây Tạng. Nhưng lúc ấy Phật giáo vẫn chưa được phổ hóa rộng rãi trong dân chúng. Sau đó nhà sư Santaraksita và vị tăng phái Mật Thừa Padmasambhava từ Ấn Ðộ du hóa sang Tây Tạng, quảng bá giáo lý Ðại Thừa và Mật Thừa. Ðến thế kỷ thứ 8, Thiền Tông Trung Quốc cũng truyền sang Tây Tạng.

Chẳng bao lâu giữa những nhóm theo đạo Phật đã xuất hiện những niềm tingiáo nghĩa khác biệt nhau. Những hành giả Thiền Tông từ Trung Quốc truyền giảng một dạng thiền vô niệm, trong dạng thiền này tất cả những khái niệm của tư tưởng dù là thiện hay không thiện đều phải được tẩy trừ. Những vị đạo sư được thọ học từ Ấn Ðộ, trước hết nhấn mạnh việc thấu hiểu một cách đúng đắn những khái niệm, sau đó mới vượt qua chúng để tiến đến những kinh nghiệm trực tiếp trong thiền định. Phật giáo Thiền Tông Trung Quốc xác tín rằng việc chứng đắc có thể là tức thờihiện tiền. Phật giáo giáo nghĩa Ấn Ðộ lại tuyên thuyết một tiến trình lớp lang bao gồm việc thực hiện các thiện hạnh song song với việc tu tập thiền định; cả hai tiến trình này đều cần thiết cho việc giác ngộ viên mãn.

Ở Ấn Ðộ, các cuộc tranh luận được tiến hành để đánh đổ những quan niệm sai lầm của ngoại đạocủng cố những nhận thức của Phật giáo. Ðể dàn xếp sự bất đồng, nhà vua Tây Tạng đề nghị tổ chức một cuộc tranh luận. Trong cuộc tranh luận này nhà luận sư Ấn Ðộ Kamalasila đánh bại đối thủ thuộc Thiền Tông Trung Quốc. Từ đó trở đi, Tây Tạng tu học theo truyền thống Phật giáo giáo nghĩa Ấn Ðộ.

Vào thế kỷ thứ 11, có thêm một số chi phái Phật giáo Ấn Ðộ truyền sang Tây Tạng. Người ta gọi những chi phái này là Tân Dịch phái để phân biệt với phái Nyingma hay Cựu Dịch phái của Ngài Padmasambhava. Trong những Tân Dịch phái có: (1) phái Kadam do vị đạohọc giả Ấn Ðộ Atisha khai sáng và truyền bá rộng rãiTây Tạng; (2) phái Sakya do đạo sư Drokmi, một tăng sĩ Tây Tạng từng đến tham học ở Ðại học Vikramasila, Ấn Ðộ; (3) phái Kargyu do Marpa khai sáng. Marpa là một dịch giả Tây Tạng từng tu tập dưới sự hướng dẫn của đạo sư Naropa nổi tiếng. Vào thế kỷ thứ 14 nhà sư học giả Tzong Khapa đã tổng hợp giáo nghĩa tinh yếu của tất cả các chi phái trên nhưng chủ yếu là của phái Kadam rồi khai sáng ra phái Gelu.

Về mặt cốt lõi thì những bộ phái Phật giáo Tây Tạng này giống như nhau, sự khác biệt chủ yếu chỉdòng truyền thừa khác nhau. Những pháp môn thiền định căn bản hướng đến việc quyết tâm giải thoát, tâm nguyện thí xả và trí tuệ thấy được không tánh là những điểm tương đồng trong tất của những tông phái Tây Tạng.

Tương tự như vậy tất cả những tông phái này đều bắt đầu bằng những pháp tu sơ cấp. Những tăng sinh thuộc Nyingma, Kargyu và Sakya thường tu tập những pháp sơ cấp suốt khóa ẩn tu dài 3 năm. Những tăng sinh phái Gelu thì khóa ẩn tu kéo dài hơn. Trong phái Gelu thì khóa ẩn tu 3 năm chỉ dành cho những hành giả đã tiến bộ; những hành giả này liên tục thiền quán về những linh tướng đặc biệt nào đó của Ðức Phật.

Có thể nói rằng những tông phái Phật giáo Tây Tạng khác nhau ở giai đoạn cuối của phương thức tu tập theo pháp môn Mật Tông và cách lập ngôn khác nhau trong việc miêu tả pháp thiền quán. Nhưng Ðức Ðạt-lai Lạt-ma, vị lãnh đạo chính trị và tôn giáo của Tây Tạng thường xuyên nhấn mạnh rằng tất cả những tông phái đều có một mục đích chung duy nhất mà thôi; một hành giả thực hành tu tập theo bất cứ tông phái nào cũng có thể đạt được quả giác ngộ hoàn toàn.

Tăng và ni Tây Tạng có chung những dòng truyền thừa giới phẩm. Tuy nhiên, những vị đạotâm linh có khi là người xuất gia những cũng có khi là cư sĩ. Khi truyền giảng giáo pháp, những vị đạocư sĩ mặc pháp phục màu nâu đậm tương tự nhưng không giống hẳn màu y của tăng ni. Những vị đạocư sĩ thường có gia đình, nhưng tăng ni Tây Tạng thì phải lãnh thọ giới xuất gia và sống đời phạm hạnh.

Lạt-ma, Geshe và Rinpoche

Người ta thường nhầm lẫn giữa những danh hiệu Tây Tạng vì những danh hiệu này được áp dụng theo những cách khác nhau. Theo phái Gelu thì danh hiệu "Lạt-ma" có thể được dịch nghĩa là đạo sư và được dùng để xưng gọi những người thầy đáng tôn kính. Tuy nhiên, bất cứ người nào đã thâu nhận đệ tử đều được gọi chung là Lạt-ma. Theo 3 phái còn lại thì "Lạt-ma" là danh hiệu dành cho bất cứ vị nào đã vượt qua khóa ẩn tu thiền định 3 năm. Như thế thì danh hiệu Lạt-ma có thể hàm những ý nghĩa khác nhau về công phu tu tậpnăng lực giáo hóa.

"Geshe" là danh hiệu dùng để phong cho một vị đã hoàn tất khóa huấn luyện dài hạn về triết học, giống như một người đạt được học vị Tiến sĩ của Tây Tạng chuyên ngành nghiên cứu Phật giáo.

"Rinpoche" là danh hiệu có nghĩa "cao quý" và được sử dụng trong hai trường hợp. Trường hợp phổ biến là dùng để tôn gọi vị được công nhậntái sinh của một vị đạo sư đời trước. Trường hợp ít thông dụng hơn: những đệ tử muốn tỏ lòng kính trọng nên gọi thầy mình là "Rinpoche."

Tây Tạng đạo Bon xuất hiện trước Phật giáo và có tác động vào một số hình thức hành trì của Phật giáo; đối lại, Phật giáo cũng có ảnh hưởng rất lớn đối với đạo Bon. Truyền thống dâng hương cúng dường trên những chóp núi cao xuất phát từ đạo Bon nhưng ý nghĩa của nó lại chuyển theo quan niệm Phật giáo. Tương tựtrường hợp của những dãy cờ cầu nguyện màu sắc sặc sỡ tung bay theo gió. Ngày nay, người ta in vào những lá cờ này những bài kinh cầu nguyện và những câu thần chú của Phật giáo và những điều ước nguyện thánh thiện an lành sẽ được gió mang đi khắp mọi nơi trên trần thế.

Nhiều vũ điệu công phu và đầy màu sắc dùng để miêu tả những đề tài tôn giáo đã được tiếp nhận từ nền văn hóa Tây Tạng tiền Phật giáo. Những chiếc trống to lớn, những cặp chập choả và những ống tù và mang đậm màu sắc dân gian của Tây Tạng. Ngược lại, chày kim cang, cái linh, và những chiếc trống nhỏ là những pháp khí Mật Thừa có xuất xứ từ Ấn Ðộ.

Khi tiếp nhận Phật giáo từ Ấn Ðộ, người Tây Tạng đã đề cao tính chính xác trong việc chuyển dịch Thánh điểnthiết lập một hệ thống thuật ngữ chuẩn mực. Những hội đồng phiên dịch người Ấn Ðộ và Tây Tạng đã nỗ lực tối đa trong việc phiên dịch Phật tạng tiếng Sanskrit mang từ Ấn Ðộ sang tiếng Tây Tạng. Kết quả là thánh tạng tiếng Tây Tạng phong phú hơn thánh tạng tiếng Trung Quốc. Dù vậy, thánh tạng Tây Tạng vẫn chưa bao gồm tất cả những bản kinh Ấn Ðộ. Ngược lại, Thánh điển Trung Quốc cũng một số bản kinh mà dịch bản Tây Tạng không có.

Nhiều bộ sớ giải về những bộ kinh đã được dịch sang tiếng Tây Tạng và chẳng bao lâu sau đó người Tây Tạng đã đưa thêm vào những bản sớ giải mà họ tự biên soạn. Người Tây Tạng tiếp thu truyền thống tranh luận của Ấn Ðộ và rất yêu thích cách giải thích giáo lý trong sáng và ngắn gọn. Phật giáo Tây Tạng ngày nay phản ánh rõ rệt khuynh hướng này.

Phật giáo Tây Tạng được thành lập ở vùng đất cực Bắc của Ấn Ðộ và trong một số khu vực ở Nepal. Phật giáo cũng đã lan rộng sang Mông Cổ và Mãn Châu vào đầu thế kỷ thứ 13. Do hoàn cảnh chiến tranh mà người dân Tây Tạng sống lưu vong ở Ấn Ðộ và Nepal nhưng cũng nhờ đó mà Phật giáo Tây Tạng được phổ biến trên một địa bàn rộng rãi cho đông đảo mọi người. Những kiều dân Tây Tạng đã tái xây dựng nhiều tu viện to lớn ở Ấn Ðộ. Những vị Lạt-ma và những vị geshe đã du hànhtruyền giáo đến những quốc gia ở phương Tây và châu Á đồng thời ra sức xây dựng thêm nhiều cơ sở tôn giáo ở những nơi mới đến.

Kim Cang Thừa

Phật giáo Tây Tạng là một kết tụ của cả hai Kinh GiáoMật Tông. Kinh Giáo gồm có Kinh Tạng của Phật giáo Nguyên Thủy và những giáo lý tổng quát của Ðại Thừa; Mật Tông còn gọi là Kim Cang Thừa hay Mạn-đà-la Thừa là một chi phái biệt truyền của Phật giáo Ðại Thừa. Ðức Phật dạy Kim Cang Thừa cho một hội chúng gồm chư Bồ Tát thượng căn. Giáo lý Kim Cang Thừa không phổ biến cho tất cả mọi ngườigiáo lý này chỉ ứng hợp với căn tánh của một số người nào đó mà thôi.

Các dòng truyền thừa Mật Tông do vậy mà chỉ truyền thừa riêng tư từ người thầy sang người trò. Từ thế kỷ thứ 6 trở về sau, Kim Cang Thừa càng lúc càng được nhiều người biết đến. Mặc dầu đã lan tỏa khắp nơi trong hàng ngũ Phật giáo nhưng Kim Cang Thừa tồn tại chủ yếu ở Tây Tạng và trong Chơn Ngôn Tông của Nhật Bản mà thôi.

Chúng ta không nên nhập nhằng giữa chú thuật của Phật giáochú thuật của Ấn Ðộ giáo. Mặc dầu cả hai loại chú thuật này có những thuật ngữ và phép luyện hơi thở tương tự nhưng chúng khác biệt rất lớn về phương diện triết học, pháp môn thực hành và kết quả mà chúng mang lại.

Những vị đạo sư khẳng quyết với môn nhân đồ chúng rằng họ phải tu theo cả ba truyền thống: Phật giáo Nguyên Thủy, Phật giáo Ðại Thừa và Kim Cang Thừa. Cả ba truyền thống này đều được bao gồmthể hiện trong pháp tu của Phật giáo Tây Tạng. Trong pháp tu Tây Tạng, người hành giả phải quy y Ba Ngôi Báu, giữ gìn những giới luật và trau dồi ý chí giải thoát; tương đồng với giáo lý của Phật giáo Nguyên Thủy. Trên nền tảng này, hành giả xây dựng tâm thí xả để đạt đến sự chứng ngộ hầu làm lợi lạc cho tất cả chúng sinh; tương đồng với trọng điểm của Phật giáo Ðại Thừa. Hành giả tiếp tục tu tập theo tinh thần vô ngã thông qua hệ thống triết lý của Nguyên Thủy và Ðại Thừa. Sau khi tu tập như vậy thì hành giả có thể lãnh thọ pháp lực của Mật Tông.

Lãnh thọ pháp lực Mật Tông

Phép lãnh thọ pháp lực còn gọi là nhập Mật Thừa phải do một vị đạotâm linh có đủ phẩm cách tiến hành. Trong một lễ nghi đặc biệt vị đạoMật Tông chỉ dạy cách thức thiền định và người đệ tử thực hành ngay lúc ấy để nhập thiền và tiếp nhận pháp lực. Ngược lại, chỉ hiện diện trong một gian phòng rồi uống một ít nước thiêng thì không phải là lãnh thọ pháp lực đúng nghĩa. Ðiều quan trọng của lễ lãnh thọ pháp lựctiếp nhận được những lời huấn thị của vị đạo sư và theo đó mà hành thiền. Có nơi lễ thọ pháp lực bao gồm việc truyền thọ Bồ Tát giới; có những nơi khác lễ thọ pháp lực lại bao gồm cả việc lãnh thọ những giới điều thuộc Mật Tông.

Một số người cho rằng trao truyền pháp lực giống như ban phát ân điển phước lành. Họ nghĩ rằng việc truyền pháp lực là một phương pháp để trao truyền huyền thuật nên rất ham muốn được uống nước đã có gia trì hay được vị đạo sư dùng các pháp khí vỗ lên đầu. Có người khá hơn cho rằng những giáo lý nói về ý chí tìm cầu giải thoát, tâm thí xả và trí tuệ về không tánh (ba nguyên lý chủ yếu của con đường đạo) là những giáo lý nâng cao. Cách hiểu như vậy là hiểu không đúng về Kim Cang Thừa.

Ba nguyên lý của con đường đạo là những lời dạy căn bản mà tất cả những người con Phật nên lắng lòng nghe và theo đó mà tu tập. Ðó là nền tảng để xây dựng nên chí hướng và cách hiểu biết đúng đắn về giáo pháp. Ðó là tiền đề để lãnh thọ pháp lực.

Thật ra, có một số trường hợp, vị đạocử hành lễ truyền pháp lực với hình thức ban phước lành với ý muốn nhờ đó người ta có thể kết duyên với Kim Cang Thừa. Tuy nhiên người lãnh thọ cũng phải tập trung tâm ý trong suốt thời gian làm lễ.

Mục đích của lễ truyền pháp lực là gieo trồng những hạt giống giác ngộ cho tương lai và giới thiệu cho người ấy pháp môn thiền định quán chiếu về những linh tướng đặc biệt của Ðức Phật. Vì vậy mà những lễ truyền pháp lực nên được tiến hành nghiêm trang với tâm chí thành chí kính. Sau khi lãnh thọ pháp lực những người đệ tử nên thỉnh cầu vị đạo sư giáo giới về những giới điều và những pháp hạnh rồi theo đó mà hết lòng nghiêm giữ và hành trì.

Hơn nữa, những người đệ tử nên thỉnh cầu thầy dạy về những pháp môn tu luyện hay nghi quỹ [*] về linh ảnh nào đó của Ðức Phật. Vị đạotâm linh sẽ giảng giải ý nghĩa thâm yếu của Kim Cang Thừaphương pháp để tu luyện về linh ảnh của Ðức Phật hay một Bồ Tát thiêng liêng nào đó. Nhờ vào việc tu luyện theo lời dạy của thầy mà một hành giả có được những lợi lạc thù thắng.

[*] "Nghi quỹ" (Skt: Sadhana hoặc Tantra) là danh từ thường được dùng trong Kim Cang Thừa chỉ cho một phối hợp gồm những bài chú, những pháp thiền định, những vị hộ thần và những linh ảnh. Trong Phật giáo Tây Tạng, đây là phương pháp tu học phổ biến, nhưng luôn luôn cần sự hướng dẫn của một vị đạo sư.

Một số người cứ tham gia thật nhiều các buổi lễ truyền pháp lực như thể là đang sưu tập huy chương để gắn lên ngực áo. Những người này cứ khoe khoang với bạn bè rằng mình đã có nhiều lần được nhận lễ truyền pháp lực và nhiều lần được ban phước lành từ những vị đạothiêng liêng. Nhưng trong đời sống thường nhật, ở tại gia đình hay ở nơi làm việc, người ấy không hề vận dụng những duyên lành đó để thiền quán về những linh ảnh của chư Phật; cũng không tỉnh giác đối với những hành động đang làm, những lời đang nói hay những ý đang nghĩ trong đầu.

Những người như thế sẽ không bao giờ tiến bộ trên đường tu học vì nhiều lý do. Trước hết, động cơ của họ là động cơ của thế tục, tức là tạo uy danh. Ðộng cơ chân chánh của việc tu tập theo Chánh pháp là chuẩn bị cho kiếp lai sinh, là đạt được sự giải thoát khỏi vòng sinh tử luân hồi, hay là đạt được giác ngộ viên mãn để làm lợi lạc cho quần sinh. Người tu chân chánh không bao giờ khoe khoang về những điều mà mình đã có được, đã tu được. Khi chưa thành chánh quả thì chẳng có gì để mà huênh hoang và khi thành chánh quả rồi thì vị ấy lại càng khiêm cung và cũng không bao giờ khoe khoang cả.

Thứ hai, những người như vậy không quán sát được nhân quả trong đời sống hàng ngày của họ nên tiếp tục gây tạo những nhân không tốt khiến cho đời sống trong tương lai có nhiều bất hạnh. Ðể tiến bộ trên đường tu, điều chủ yếu là nếp sống đạo đứccách cư xử tử tế với mọi người.

Thứ ba, họ không nỗ lực tu tập theo những vị đạothiêng liêng đã tạo duyên cho họ được truyền thụ pháp lực. Không nỗ lực tu tập thì không có cách gì tiến bộ được. Những người tu chân chánh chỉ âm thầm khiêm tốn tu tập theo lời giáo huấn của vị đạotâm linh và nhờ đó mà đạt được thành quả.

Quán chiếu những linh ảnh Phật giáo

Chúng ta có thể thắc mắc tại sao Kim Cang Thừa lại có rất nhiều hình tượng chư Phật hay nhiều linh ảnh. Tất cả Ðức Phật đều chứng đắc chung một đạo quả. Tuy nhiên, để làm lợi lạc cho chúng ta, chư Phật đã thị hiện dưới nhiều hình dạng khác nhau để nêu bật lên những khía cạnh khác nhau của quả vị Vô Thượng.

Thí dụ, Quán Thế Âm Bồ Tát đặc biệt biểu trưng cho lòng từ ái của Phật. Một biểu tướng của vị Phật này có đến 1000 cánh tay biểu trưng cho đức tánh luôn luôn vận dụng mọi phương cách để cứu độ mọi sinh linh. Một vị thánh khác là Văn Thù Bồ Tátthân tướng màu vàng đậm biểu trưng cho tính chất chói sáng huy hoàng của trí tuệ. Hình tượng Văn Thù Bồ Tát tay cầm thanh kiếm trí tuệ biểu trưng cho việc người ta cần phải chặt đứt tất cả những chướng ngại trên con đường giác ngộ giải thoát. Một biểu tướng nữ của Ðức Phật là hình tượng Ðộ Mẫu (Tara) màu xanh lá cây nhắc nhở chúng ta màu xanh của mùa xuânmùa hạ, biểu trưng cho tính chất phong phú, phát triển và thành tựu trong đạo nghiệp.

Một số thánh tượng trong tư thế thiền định đang ôm lấy đối thể. Thánh tượng này biểu trưng cho nguyên lý hợp nhất giữa từ bi (tướng nam) và trí tuệ (tướng nữ) thành tựu nhờ vào sự chứng đạt thiền định. Ðây là một nghệ thuật biểu trưng không can dự gì với những hành vi dục cảm thiếu trí.

Pháp thiền định của Mật Tông gắn liền với việc quán tưởng. Tâm của chúng ta có một sức mạnh tưởng tượng và một năng lực hình dung vô cùng mạnh mẽ. Thật ra, đây là những tiến trình gắn liền với chúng ta khi chúng ta giận dữ, tham áikiêu ngạo. Trong Kim Cang Thừa năng lực tưởng tượng của tâm thức được chuyển hóa và vận dụng theo một phương pháp tích cực để thăng tiến đến đạo quả.

Trong pháp tu của Mật Tông, trước hết hành giả thiền quán về không tính hay tính chất trống rỗng, không hề có một thực thể cố định nào trong con người chúng ta. Trong cái khoảng không gian tâm thức đó, hành giả tưởng tượng một thân tướng cụ thể của Ðức Phật, cụ thể như thân tướng của Quán Thế Âm Bồ Tát. Nhờ vào trực quán về hiện tướng của mình là Bồ Tát Quán Âmtính chất không có thực thểhành giả đã tạo được những điều kiện để chứng đạt cả thân tướng lẫn tâm thức của một vị Phật.

Nhờ vào việc đồng nhất bản thân với Quán Thế Âm Bồ Táthành giả vượt lên thoát khỏi cảm giác phước mỏng nghiệp dày. Nhờ vào việc đồng nhất với một lý tưởng, một vị Phật, một tương lai của bản thânhành giả có thể tiếp nhận vào bản thân những phẩm tính tốt đẹp rồi truyền đạt chúng sang người khác với một tấm lòng từ ái và bi mẫn hơn.

Tụng đọc những câu chú thực hiện song song với việc tưởng tượng bản thân mình đang hội nhập với thân tướng thanh tịnh của một Ðức Phật. Một câu chú là một chuỗi âm thanh được thiết lập và được một vị Phật gia trì, chứa đựng tinh yếu của nội dung giác ngộ mà vị Phật ấy chứng được. Tụng đọc những câu chú có công năng ổn định và giúp phát triển năng lực tập trung của tâm thức. Trong đời sống hằng ngày, người ta mảng lo nói những chuyện phù phiếm và tự thầm thì trong thất niệm. Tụng đọc thần chú sẽ chuyển hóa khuynh hướng đã có sẵn này thành một năng lực tu tập đưa đến một trạng thái tâm thức tập trung và thanh tịnh.

Trong Kim Cang Thừa, hành giả phát triển trạng thái tĩnh trú nhờ vào việc thấy rằng bản thân mình là một vị Phật hay thấy rằng một câu chú hay một pháp khí thiêng liêng nào đó hiện diện trong thân thể của mình. Hành giả chứng đạt biệt quán về không tính do nhờ tập trung tâm ý vào tính chất vô ngã của bản thân và của thánh tượng lúc khởi sự tu thiền, đồng thời còn tập trung vào không tính của bản thân và của vị Phật suốt trong thời gian thiền quán.

Phật giáo Tây Tạng nêu cao tầm quan trọng của việc tìm ra một vị đạotâm linh có phẩm chất rồi tuân hành theo những lời giáo huấn về Chánh pháp của vị ấy mà nghiêm cẩn tu tập. Ðiều này cần phải được tuân hành đặc biệt đối với những hành giả tu theo những pháp thiền định bí mật của Kim Cang Thừa.

Phật giáo Tây Tạng đã lan truyền sang những quốc gia phương Tây. Người dân ở đây đã thích thú với những thứ bậc từng bước một của giáo pháp để rèn luyện tâm từ ái, lòng bi mẫný hướng thí xả song song với những điểm giáo lý chơn chánh và có tính khai phóng nhằm chứng đạt được không tánh. Một số người khác lại cảm thấy thích thú với cách vận dụng sức tưởng tượng và năng lực chuyển hóa của Kim Cang Thừa. Nhưng dù cho hành giả tu tập theo bất cứ một giáo phái hay một thừa nào đi nữa điều quan trọng là hành giả phải chân thành, trung thực và khiêm cung trong công trình tu tập của mình.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 14300)
Toàn bộ lý do vì sao phải học tập về Giáo Pháp (Dhamma), những lời dạy của Đức Phật, là để tầm cầu một con đường vượt qua khổ não, đạt đến an bìnhhạnh phúc.
(Xem: 14559)
Trong Phật giáo, chúng ta không tin vào một đấng Tạo hóa nhưng chúng ta tin vào lòng tốtgiữ giới không sát hại sinh linh. Chúng ta tin vào luật nghiệp báo nhân quả...
(Xem: 11839)
Ðạo Phật cốt đào luyện tâm hồn người hoàn toàn trong sạch, nên cực lực sa thải những tính: tham lam, sân hận, oán thù... đang trú ẩn trong tâm giới người.
(Xem: 14349)
Với niềm vui lớn lao, vua Tịnh Phạn chúc mừng hoàng hậu và thái tử vừa mới đản sinh. Dân chúng tổ chức các buổi hội hè tưng bừng và treo cờ kết hoa rực rỡ trên toàn quốc.
(Xem: 13267)
Tập sách này gồm có những bài viết đơn giản về Phật Pháp Tại Thế Gian, Cốt Tủy Của Ðạo Phật, Vô Thượng Thậm Thâm Vi Diệu Pháp, những điều cụ thể, thiết thực...
(Xem: 14630)
Tập sách này là kết tập những bài báo viết trên Bản Tin Hải Ấn và Phật Giáo Việt Nam trong cùng một chủ đề. Đó là Con Đường Phát Triển Tâm Linh.
(Xem: 12638)
Chúng tôi viết những bài này với tư cách hành giả, chỉ muốn đọc giả đọc hiểu để ứng dụng tu, chớ không phải học giả dẫn chứng liệu cụ thể cho người đọc dễ bề nghiên cứu.
(Xem: 25218)
Cư sĩ sống trong lòng dân tộc và luôn luôn mang hai trọng trách, trách nhiệm tinh thần đối với Phật Giáo và bổn phận đối với cộng đồng xã hội, với quốc gia dân tộc.
(Xem: 27859)
Chúng tôi viết quyển sách này cho những người mới bắt đầu học Phật. Bước đầu tuy tầm thường song không kém phần quan trọng, nếu bước đầu đi sai, những bước sau khó mà đúng được.
(Xem: 26335)
Pháp môn Tịnh Độ cao cả không cùng, rộng lớn như trời che đất chở. Đây là Pháp môn tổng trì của chư Phật ba đời, là đạo mầu đặc biệt trong một đời giáo hóa của đức Thích Ca.
(Xem: 17223)
Đôi khi mọi người nghĩ cái chết là sự trừng phạt những việc xấu xa mà họ đã làm, hoặc là sự thất bại, sai lầm, nhưng cái chết không phải như vậy. Cái chết là phần tự nhiên của cuộc sống.
(Xem: 16521)
Sách này nói về sự liên quan chặt chẽ giữa con người và trái đất, cả hai đồng sinh cộng tử. Con người không thể sống riêng lẻ một mình nếu các loài khác bị tiêu diệt.
(Xem: 15908)
Cuốn sách “Tin Tức Từ Biển Tâm” của nhà văn Phật giáo Đài Loan – Lâm Thanh Huyền – quả là một cú “sốc” tuyệt vời đối với các nhà Phật học Việt Nam.
(Xem: 22129)
Người cư sĩ tại gia, ngoài trách nhiệm và bổn phận đối với gia đình, xã hội còn có nhiệm vụ hộ trì Tam Bảo. Cho nên trọng trách của người Phật Tử tại gia rất là quan trọng...
(Xem: 17128)
Mỗi sáng lúc mới thức dậy, trong trạng thái mơ màng chưa tỉnh hẳn, chúng ta phải bắt đầu lôi kéo tâm thức vào một đường hướng rõ ràng: tự đánh thức lên lòng ngưỡng mộ cao rộng đến buổi rạng đông...
(Xem: 24890)
Làm sao tôi có thể hành thiền khi quá bận rộn với công việc và gia đình? Làm sao tôi có thể phối hợp hoạt động với ngồi yên một chỗ? Có các nữ tu sĩ không?
(Xem: 21948)
An Lạc phải bắt đầu từ nơi mỗi chúng ta mà từ, bi, hỉ, xả là nền tảng. Có từ, bi, hỉ, xả, thì đi đâu ta cũng gieo rắc tình thương và sự hòa hợp...
(Xem: 19055)
Tập sách này không phải là một tiểu luận về tâm lý học nên không thể bao quát hết mọi vấn đề nhân sinh, mục đích của nó nói lên sự tương quan của Ý, Tình, Thân và tiến trình phiền não...
(Xem: 16166)
Đức Phật tuy đã nhập diệt trên 25 thế kỷ rồi, nhưng Phật pháp vẫn còn truyền lại thế gian, chân lý sống ấy vẫn còn sáng ngời đến tận ngày hôm nay. Đây là những phương thuốc trị lành tâm bệnh cho chúng sanh...
(Xem: 21718)
Những gì chúng ta học được từ người xưa và cả người nay dĩ nhiên không phải trên những danh xưng, tiếng tăm hay bài giảng thơ văn để lại cho đời, mà chính ngay nơi những bước chân của người...
(Xem: 16778)
Đối với Phật giáo, tính cách quy ước của tâm thức biểu lộ từ một sự sáng ngời trong trẻo. Những khuyết điểm làm ô uế nó không nội tại nơi bản chất của nó mà chỉ là ngoại sanh.
(Xem: 14663)
Đọc “Trung bộ kinh” chúng ta có được một đường lối tu hành cụ thể như một bản đồ chỉ rõ chi tiết, đưa ta đến thành Niết bàn, cứu cánh của phạm hạnh.
(Xem: 16697)
J. Krishnamurti, cuộc sống và những lời giáo huấn của ông trải dài trong phần lớn thế kỷ hai mươi, được nhiều người tôn vinh là một con ngườiảnh hưởng sâu sắc nhất vào ý thức của nhân loại...
(Xem: 25025)
“Cái tiến trình” là một hiện tượng thuộc cơ thể, không nên lầm lẫn với trạng thái tinh thần mà Krishnamurti viết trong quyển này bằng nhiều từ khác biệt như là “phước lành”, “cái khác lạ”...
(Xem: 18766)
Quyển sách này là kết quả của những cuộc nói chuyện và những cuộc thảo luận được tổ chức ở Ấn độ bởi J. Krishnamurti với học sinh và giáo viên của những trường học tại Rishi Valley...
(Xem: 21195)
Gốc rễ của xung đột, không chỉ phía bên ngoài, nhưng còn cả xung đột phía bên trong khủng khiếp này của con người là gì? Gốc rễ của nó là gì?
(Xem: 14772)
Với hầu hết mọi người chúng ta, sự liên hệ với một người khác được đặt nền tảng trên sự lệ thuộc, hoặc là kinh tế hoặc là tâm lý. Lệ thuộc này tạo ra sợ hãi...
(Xem: 14370)
Bàn về Cách kiếm sống đúng đắn tìm hiểu những phương cách cho chúng ta tham gia, nhưng không đắm chìm, công việc của chúng ta. Trong một thế giới điên cuồng để sản xuất...
(Xem: 16605)
Phật Giáo dạy nhân loại đi vào con đường Trung Đạo, con đường của sự điều độ, của sự hiểu biết đứng đắn hơn và làm thế nào để có một cuộc sống dồi dào bình anhạnh phúc.
(Xem: 18008)
Đọc Tu Bụi của tác giả Trần Kiêm Đoàn, tôi có cảm tưởng như nhìn thấy một mảnh bóng dáng của chính mình qua nhân vật chính là Trí Hải. Đời Trí Hải có nhiều biến cố.
(Xem: 12916)
Suy nghĩ không bao giờ mới mẻ, nhưng sự liên hệ luôn luôn mới mẻ; và suy nghĩ tiếp cận sự kiện sinh động, thực sự, mới mẻ này, bằng nền quá khứ của cái cũ kỹ.
(Xem: 14937)
Hầu hết mọi người sẽ vui mừng để có một sự an bình nào đấy của tâm hồn trong đời sống của họ. Họ sẽ hân hoan để quên đi những rắc rối, những vấn đề...
(Xem: 12694)
Sau thời công phu khuya, tôi được phân công quét chùa. Tay cầm chiếc chổi chà, tôi nhẹ bước ra sân và leo lên cầu thang phía Ðông lang chính điện.
(Xem: 13883)
Điều làm cho một người trở thành một Phật tử chân chính là người ấy tìm nơi nương tựaĐức Phật, Giáo pháp, và chư Thánh Tăng - gọi là Quy Y Tam Bảo.
(Xem: 14597)
Sống cùng với xã hộicần phải đi đến việc cùng chung có một tinh thần trách nhiệm cộng đồng. Còn kiến thức thì giúp chúng ta khám phá thiên nhiên đồng thời với nội tâm của chúng ta.
(Xem: 28005)
Đây là một quyển sách căn bản dành cho người muốn tìm hạnh phúc và sự bình an trong cuộc sống qua con đường tâm linh. Con đường Đạo của Đức Phật rất đơn giản, thích hợp với mọi người.
(Xem: 27168)
Trong Đường Xưa Mây Trắng chúng ta khám phá ra Bụt là một con người chứ không phải là một vị thần linh. Đó là chủ tâm của tác giả...
(Xem: 14342)
”Vượt Khỏi Giáo điều” không phải chỉ đề cập đến những vấn nạn đời thường, nó còn tiến xa hơn một bước nữa là vạch ra cho con người một hướng đi, một hành trình tu tập tâm linh hầu có thể đạt đến cứu cánh giác ngộ giải thoát ngay trong kiếp sống này.
(Xem: 20937)
Cuốn sách này là một bản dịch của Ban Dịch Thuật Nalanda về tác phẩm Bản Văn Bảy Điểm Tu Tâm của Chekawa Yeshe Dorje, với một bình giảng căn cứ trên những giảng dạy miệng do Chošgyam Trungpa Rinpoche trình bày.
(Xem: 14666)
Duy tâm của Phật giáo không công nhận có cảnh nào là cảnh thật, hết thảy các cảnh đều do tâm hiện, lá chuối cũng tâm hiện, bóng người cũng tâm hiện, như hoa đốm giữa hư không.
(Xem: 24171)
Để hỗ trợ cho việc phát triển và thực thi tâm hạnh từ bi, việc chủ yếu là phải vượt qua những chướng ngại. Nơi đó, hạnh nhẫn nhục đóng vai trò quan trọng...
(Xem: 28661)
Guru (Đạo Sư) giống như một viên ngọc như ý ban tặng mọi phẩm tính của sự chứng ngộ, một người cha và bà mẹ dâng hiến tình thương của mình cho mọi chúng sinh...
(Xem: 14730)
Cuốn sách nhỏ này không phải đã được viết ra để phô bày kiến thức của tác giảkiến thức ấy không có gì đáng để được phô bày. Nó mong ước được là một người bạn hơn là một cuốn sách.
(Xem: 13281)
“Không có tẩu thoát khỏi sự liên hệ. Trong sự liên hệ đó, mà là cái gương trong đó chúng ta có thể thấy chính chúng ta, chúng ta có thể khám phá chúng ta là gì...
(Xem: 16442)
Quyển sách này đã đem lại cho độc giả một cái nhìn mới của Tây phương đối với Phật giáo trước đây vốn hoàn toàn xa lạ và hiện nay đang rất thịnh hành ở châu Âu và châu Mỹ.
(Xem: 27222)
Milarepa là Thánh St. Francis của Tây Tạng. Chúng ta không thể nhầm lẫn âm điệu của những ca khúc này với âm điệu của những ca khúc Fioretti...
(Xem: 12015)
Trí Phật là trí kim cương. Thân Phật là thân kim sắc, cõi Phật là cõi hoàng kim, thì Đạo Phật tất nhiên là Đạo Vàng. Ánh Đạo Vàngkim quang của đức Từ bi rộng lớn phá màn vô minh, chỉ rõ đường chánh.
(Xem: 16070)
Milarepa là một trong những đạo sư tâm linh nổi tiếng nhất của mọi thời. Ngài không những là một nhà lãnh đạo kiệt xuất của dòng phái Kagyu, mà cũng là một đạo sư rất quan trọng đối với mọi trường phái của Phật giáo Tây Tạng.
(Xem: 21463)
Nếu bạn không suy nghĩ sự đau khổ của chu trình sinh tử, sự tan vỡ ảo tưởng với vòng sinh tử sẽ không sinh khởi.
(Xem: 12373)
Cuốn sách nhỏ này do Hòa Thượng Tiến Sĩ K. Sri Dhammananda là một cuốn sách có giá trị, đáp ứng được những câu hỏi như chết đi về đâu và chết rồi đã hết khổ chưa...
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant