Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sách Văn Học Phật Giáo
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

2. Thảo luận cùng Phật tử: 9 tháng 11 năm 1985

06 Tháng Bảy 201100:00(Xem: 5114)
2. Thảo luận cùng Phật tử: 9 tháng 11 năm 1985

TƯƠNG LAI LÀ NGAY LÚC NÀY
NÓI CHUYỆN CUỐI CÙNGẤN ĐỘ
Nguyên tác: THE FUTURE IS NOW Krishnamurti’s Last Talks In India
Lời dịch: Ông Không 2008

VARANASI

Thảo luận cùng Phật tử [3]
Ngày 9 tháng 11 năm 1985

Krishnamurti (K): Liệu có cái gì đó thiêng liêng, cái gì đó vĩnh cửu, và không bị điều kiện bởi thương mại, hay không? Liệu có cái gì đó ở Ấn độ, trong vùng đất này của thế giới, hay không?

Người tham dự thứ nhất (P1): Chắc chắn có cái gì đó trong quốc gia này mà không bị ảnh hưởng bởi những nhân tố bên ngoài.

K: Đó không là câu hỏi của tôi. Liệu có cái gì đó ở đây mà không tồn tại ở bất kỳ nơi nào khác – không bị ảnh hưởng, không bị hư hỏng, không bị làm xấu xa bởi mọi huyên náo đang xảy ra nhân danh tôn giáo, hay không? Liệu có cái gì đó ở đây rồi, mà với nó – nếu nó hiện diện – người ta phải trao toàn trí óc và tâm hồn để giữ gìn, hay không? Bạn hiểu chứ, thưa bạn?

P1: Tôi không thể nói được, bởi vì theo một ý nghĩa nào đó tôi đã không trải nghiệm việc này rõ ràng lắm;tôi cũng không thể nói rằng liệu có những người khác đã trải nghiệm nó. Nhưng sự tìm hiểu những quyển sách cổ cho tôi một cảm giác chắc chắn rằng có một cái gì đó có thể trải nghiệm được rõ ràng.

K: Tôi đang hỏi, Panditji, nếu có cái gì đó vĩnh cửu, không bị trói buộc bởi thời gian, tiến hóa và mọi chuyện như thế. Nó phải là rất, rất thiêng liêng. Và nếu nó hiện diện, vậy thì người ta phải trao trọn cuộc sống cho nó, bảo vệ nó, đưa sinh lực vào nó – không phải bằng những giáo điềuhiểu biết, nhưng bằng cảm thấy của nó, chiều sâu của nó, vẻ đẹp của nó, sức mạnh to tát của nó. Đó là điều gì tôi đang hỏi.

P1: Chúng tôi ao ước tìm được một điều như thế đó, nhưng đã không thể làm được. Và trải nghiệm của chúng tôi là trải nghiệm mà chúng tôi lại thấy mình bị hỗn loạn trong nhiều lý thuyết, trong nhiều truyền thống, nhiều hệ thống. Thỉnh thoảng chúng tôi nghe thấy một tiếng nói rõ ràng chỉ ra điều đó đầy cuốn hút. Tiếng nói đó đến từ ông, nhưng trong chừng mực nào đó chúng tôi không thể vươn tới được. Toàn hiện tượng này giống như một hội chợ to lớn có vô số tiếng nói hỗn loạn khác nhau đang đề nghị những giải pháp.

K: Bạn đang không trả lời câu hỏi của tôi: có hay không có? Không là truyền thống, không là một loại tiến trình lịch sử của một nền văn hóa cổ đang thu hẹp lại, đang bị hủy hoại bởi thương mại, nhưng là một thôi thúc mãnh liệt đang bị chuyển động bởi quyền năng nào đó, thông minh nào đó? Quyền năng đó, thông minh đó – nó có hiện diện bây giờ hay không? Tôi đang lặp lại cùng một sự việc bằng những từ ngữ khác nhau.

P2: Nếu tôi trả lời câu hỏi của ông, vậy thì tôi sẽ nói rằng điều gì ông đang nói – cái sự việc đó – là sự sống.

K: Tôi đang đặt một câu hỏi rất đơn giản; đừng gây phức tạp nó. Ấn độ đã bùng nổ khắp Châu Á, giống như Hy lạp đã bùng nổ khắp văn hóa phương Tây. Tôi không đang nói về Ấn độ thuộc địa lý, nhưng như thành phần của thế giới. Nó lan tràn rất mau lẹ như một đám cháy rừng. Và nó có năng lượng khủng khiếp của cái gì đó khởi nguồn, cái gì đó vô biên; nó có quyền năng chuyển động mọi thứ. Cái đó có hiện diện ở đây, hay nó đang ngủ yên? Nó có hiện diện bây giờ không?

P3: Tôi không biết, thưa ông. Tôi nghĩ nó hiện diện.

K: Tại sao? Tại sao bạn nghĩ như thế?

P3: Thỉnh thoảngxuất hiện, nhưng không thường xuyên.

K: Nó giống như hơi thở của không khí trong lành. Nếu không khí đó đang lưu thông liên tục, nó luôn luôn trong lành.

P3: Nó luôn luôn lưu thông, nó luôn luôn trong lành, nhưng sự tiếp xúc với con người không luôn luôn ở đó.

K: Tôi hiểu rõ việc đó, nhưng nó không đủ tốt lành.

P2: Tại sao ông muốn liên kết nó theo địa lý với vùng đất này của thế giới.

K: Theo địa lý – Tôi sẽ nói cho bạn. Tất cả những con người cổ xưa, đến mức độ tôi có thể hiểu rõ, đều thờ phụng núi non. Những vị thần đã đến từ đó cho những người Hy lạp, và cho những người Sumeria cổ xưa, lại nữa núi non, ý thức về cái gì đó thiêng liêng hiện diện ở đó. Sau đó bạn đến rặng núi Himalayas – tất cả đều ở Dakshinamurti Stotra. Những thầy tu đã sống ở đó, đã thiền định ở đó. Nó vẫn còn ở đó, hay nó đang bị thương mại hóa.

P3: Nó ở đó, nó không thể bị thương mại hóa. Thương mại hóa là một cái gì đó khác nữa.

K: Nó ở đó à?

P3: Vâng.

K: Tại sao bạn nói vâng?

P3: Bởi vì nó ở đó. Nó …

K: Thưa bạn, bạn ở đó, theo vật chất. Tôi có thể tạo ra lý thuyết về thân thể của bạn được cấu thành như thế nào, nhưng bạn vẫn còn ở đó – để sờ chạm, để cảm thấy, để nhìn thấy, để thực sự nhìn thấy bạn đang ngồi ở đó. Có một sự vật như thế không?

P3: Vâng, nó ở đó, thực sự ở đó. Nó ở đó.

K: Chẳng hay ho gì cả khi nói với tôi, “Nó ở đó, nó ở đó.” Nếu nó ở đó, tại sao vùng đất này của thế giới lại quá băng hoại, quá thảm khốc? Bạn không nhận ra tôi đang nói điều gì.

P3: Từ khi bắt đầu tôi đều đang nói rằng nó ở đó, nhưng sự liên hệ, sự tiếp xúc,với những đám đông người …

K: Tôi không đang nói về những đám đông. Chính là bạn, bạn …

P3: Với những con người

K: Với bạn …

P3: Nó bị giảm bớt.

K: Tại sao nó bị thu hẹp, tại sao nó bị giảm bớt, tại sao nó đã trở thành cái gì đó nhỏ bé.

P3: Người ta không quan tâm.

K: Vậy thì điều đó có nghĩa gì?
P3: Họ quan tâm về thương mại nhiều hơn.

K: Vâng. Thế là nó biến mất. Điều đó không đặt thành vấn đề. Chúng ta hãy rời câu hỏi đó. Hay nó là tánh tư lợi ghê gớm này – tư lợi trong hình thức của hiểu biết, trong hình thức của Phật giáo, Ấn độ giáo? Tất cả nó đều có nền tảng từ tư lợi. Và tư lợi đó đang gia tăng khủng khiếp trong thế giới và đó là cánh cửa ngăn chặn cái đó. Bạn hiểu chứ?
 Thưa bạn, trước đây một thời gian, ba người rất thông thái – họ là những nhà khoa học – đến Brockwood, và chúng tôi nói chuyện. Họ đang cố gắng tìm ra bộ máy thông minh nhân tạo. Nếu họ có thể sáng chế cái máy đó, vậy thì tất cả chúng ta đều hết xài. Hiểu biết của bạn, kinh Veda của bạn, kinh Upanishads của bạn và kinh Gita của bạn – mọi thứ đều hết xài, bởi vì cái máy có thể lặp lại nó giỏi hơn bạn và tôi có thể làm được.

P1: Câu hỏi ông vừa đưa ra trao tặng một cơ hội tuyệt vời để đưa ra một câu hỏi ngược lại. Và câu hỏi ngược lại là: Điều gì ông nói cuốn hút chúng tôi, nhưng làm thế nào chúng tôi, trong xã hội hiện nay, sẽ tìm ra nó, trải nghiệm nó và chia sẻ nó?

K: Bạn không thể trải nghiệm nó. Muốn trải nghiệm nó phải có một người trải nghiệm. Anh ấy đã có một ngàn trải nghiệm; anh ấy thêm vào nó một trải nghiệm nữa – đó là điểm chính của tôi. Nó không là một trải nghiệm; nó không là cái gì đó mà tôi và bạn trải nghiệm. Nó ở đó giống như điện. Tôi có thể ngưỡng vọng nó, tôn sùng nó, nhưng nó ở đó.

P1: Con người chỉ có một khả năng, đó là khả năng trải nghiệm, và ông đang giật phăng nó đi. Sau đó chúng ta sẽ bám vào cái gì?

K: Tôi không giật phăng cái gì cả, nhưng tôi thấy rằng trải nghiệm là một sự việc rất nhỏ nhoi. Tôi trải nghiệm; rồi thì cái gì?
Trải nghiệm cho bạn hiểu biết làm thế nào leo lên một hòn núi. Chúng ta lệ thuộc vào hiểu biết, nhưng cái đó không thể được trải nghiệm. Bạn không thể trải nghiệm nước; nó ở đó. Tôi có thể trải nghiệm ái ân; tôi có thể trải nghiệm một vật gì đó đang chạm vào tôi; tôi có thể trải nghiệm một người nào đó đang khen ngợi tôi.

P4: Nước ở đó, nhưng tôi chỉ biết nó nhờ trải nghiệm được nó.

K: Bạn chỉ biết bởi vì bạn nhận thức được nó. Bạn biết chất lượng của nó; bạn nổi trên nó; nhưng tất cả việc đó là thành phần trong hiểu biết của bạn về nó.

P2: Nhưng nếu tôi không có hiểu biết, tôi sẽ không có bất kỳ trải nghiệm nào.

K: Điều gì bạn gọi trải nghiệm được dựa vào nhận thức giác quan. Và những nhận thức giác quan của chúng ta là từng phần, không bao giờ trọn vẹn. Bây giờ, khi quan sát đầy tỉnh táo bằng tất cả những giác quan của bạn – đó không là một trải nghiệm. Thưa bạn, tôi nhìn miếng vải kia và nói nó màu đỏ bởi vì tôi đã bị quy định để gọi nó màu đỏ. Nếu bạn đã bị quy định để gọi nó màu tím, bạn sẽ gọi nó màu tím. Bộ não luôn luôn bị quy định bởi trải nghiệm của chúng ta, bởi những đáp trả thuộc giác quan của chúng ta – tranh cãi như thế nào, phủ nhận như thế nào và mọi chuyện như thế.
Nếu tôi tình cờ là một người Thiên chúa giáo, toàn quan điểm của tôi đối với tôn giáo là chúa Giêsu, đức mẹ Mary đồng trinh và mọi chuyện quanh quan điểm đó. Bạn là một người Ấn độ giáo hay Phật giáoxin lỗi, tôi không đang so sánh – và mọi quan điểm đều xoay quanh tình trạng bị quy định đó. Vì vậy, khi bạn nói trải nghiệm, hoặc bạn phải học điều này hay làm điều kia, tất cả đều từ một bộ não mà đã trở nên nhỏ xíu, bị quy định.

P3: Chúng ta lại đến điểm mấu chốt mà chúng ta đã thảo luận. Chúng ta hiểu rõ về tình trạng bị quy định, tánh tư lợi, và vân vân. Có thể xảy ra của chuyển động thoát khỏi, và vậy là chúng ta ngừng ngay đó.

K: Tại sao, thưa bạn?

P3: Hay tôi nên nói rằng chuyển động thoát khỏi là điều tuyệt đối không thể được xảy ra.

K: Hay ở nguyên nơi bạn là – bạn hiểu chứ? – và không chuyển động thoát khỏi. Ở nguyên nơi bạn là và thấy điều gì xảy ra. Đó là, thưa bạn, bạn không khi nào ở lại trọn vẹn, tổng thể, sống cùng cái gì là.

P3: Vâng, điều đó rõ ràng.

K: Chờ đã, thưa bạn, chờ đã, chờ đã. Chúng ta không bao giờ ở lại đó. Chúng ta luôn luôn đang chuyển động, đang chuyển động. Đúng không? Tôi là cái này, tôi sẽ là cái kia – nó là một chuyển động thoát khỏi cái gì là.

P3: Hoặc chúng ta ở lại nơi nó là, hoặc tránh sự chuyển động.

K: Sự chuyển động là gì?

P3: Thay đổi, thôi thúc

K: Vậy thì chúng ta phải hiểu rõ thời gian là gì, sự chuyển động trong thời gian.

P3: Vâng.

K: Chúng ta phải tìm hiểu thời gian là gì – điều mà chúng ta sống hàng ngày: thời gian như quá khứ, thời gian như hiện tại, thời gian như tương lai. Vì vậy, thời gian là gì? Bạn hiểu chứ, thưa bạn? Phải cần nhiều thời gian để học tiếng Phạn, để tìm hiểu những học thuyết, vô số tác phẩm văn học cổ điển nhất – điều gì những người cổ xưa đã nói, điều gì Buddha đã nói, điều gì Nagarjuna đã nói, và vân vân. Muốn học hỏi một kỹ năng cần thời gian. Mọi thứ chúng ta làm đòi hỏi thời gian. Vì vậy, chúng ta phải tìm hiểu: thời gian là gì?

P4: Thời gianphương tiện của thành tựu.

K: Vâng, thành công, thất bại, thâu lượm một kỹ năng, học một ngôn ngữ, viết một lá thư, bao phủ một khoảng cách từ đây đến đó. Đối với chúng ta đó là thời gian. Thời gian là gì?

P4: Nó là một chuyển động trong cái trí, một chuyển động tinh tế, không ngừng nghỉ của cái trí.

K: Vậy thì bộ não là gì? Cái trí là gì? Đừng sáng chế. Hãy quan sát nó. Bộ não là gì?

P5: Rất khó khăn để phân biệt rõ sự khác biệt giữa bộ não và cái trí. Cái cách không kiểm soát được, hầu như liên tục của những tư tưởng đang tuôn trào vào những tác nhân kích thích không biết được, là điều gì giải thích cho thời gian.

K: Không, thưa bạn, bạn không đang lắng nghe. Có thời gian dựa vào đồng hồ: để bao phủ một khoảng cách, để học một ngôn ngữ, nó đòi hỏi thời gian. Và cũng vậy chúng ta đã sống trên quả đất này được hai triệu rưỡi năm. Đã có một tiến hóa quá nhiều, mà là thời gian. Bạn có ý gì qua từ ngữ thời gian?

P4: Tất cả những điều ông vừa đề cập là thời gian vật chất. Nhưng vấn đề thực sự của thời gian dường như tùy thuộc vào sự vận hành của nó như thế nào bên trong tinh thần. Có việc gì đó không giải quyết được mà chúng ta lại muốn giải quyết.

K: Thưa bạn, trước khi chúng ta nói về cái trí, tôi khiêm tốn xin phép gợi ý, bộ não là gì?

P4: Bộ não có lẽ là căn cứ vật chất hoặc cấu trúc sinh học của cái trí.

K: Bộ não là trung tâm của tất cả hoạt động của chúng ta, trung tâm của tất cả những phản ứng giác quan của chúng ta; nó là trung tâm của tất cả suy nghĩ, bên trong hộp sọ. Cái gì là chất lượng của bộ não đang đưa ra câu hỏi: Thời gian là gì? Bạn thâu nhận câu hỏi như thế nào?

P1: Sau khi thảo luận cùng công chúng tôi đã hiểu rõ rằng chính sự chú ý tổng thể sẽ mang lại một thay đổi cơ bản.Đó là nơi vấn đề bắt đầu.

K: Bạn có phiền nếu tôi nói điều gì đó không? Thời gianquá khứ, thời gian là lúc này; và lúc này bị kiểm soát bởi quá khứ, bị định hình bởi quá khứ. Và tương lai là một bổ sung của hiện tại. Tôi đang giải thích nó rất đơn giản. Vì vậy, tương lai là ngay lúc này. Vì vậy, câu hỏi là: nếu tất cả thời gian được chứa đựng trong ngay lúc này, tất cả thời gianquá khứ, hiện tại và tương lai – vậy thì chúng ta có ý gì qua từ ngữ thay đổi?

P1: Từ ngữ “thay đổi” không có bất kỳ ý nghĩa nào.

K: Không, hãy chờ đợi. Ngay lúc này chứa đựng tất cả thời gian. Nếu đó là một sự kiện – một sự kiện, không là một lý thuyết, không là một loại nào đó thuộc kết luận giả thuyết – rằng tất cả thời gian được chứa đựng trong ngay lúc này, đây là tương lai, đây là hiện tại. Không có chuyển động hướng về hay bởi vì. Không có chuyển động. Chuyển động ám chỉ thời gian, đúng chứ? Vì vậy, không có thay đổi. Thay đổi trở nên ngu xuẩn. Vậy thì tôi là cái gì tôi là: tôi là tham lam, và tôi nói vâng.

P1: Có một khác biệt quá nhiều giữa ông và chúng tôi; chúng ta có lẽ đang nói cùng một sự việc.

K: Ồ, không, không. Tôi không chấp nhận bất kỳ điều gì thuộc loại này.

P1: Ông đang nói rằng tất cả mọi thời gian là ngay lúc này. Tôi cũng nói cùng một sự việc. Tất cả mọi thời gian là ngay lúc này. Nhưng câu nói của tôi và câu nói của ông là hai sự việc hoàn toàn khác hẳn.

K: Tại sao?

P4: Bởi vì anh ấy đang nói từ lý luậngiả thuyết.

K: Đó là thế đó. Điều đó có nghĩa thời gian đang vận hành.

P1: Làm thế nào chúng ta có thể xóa tan được sự khó khăn này?

P4: Panditji, hãy trả lời câu hỏi: Làm thế nào chúng ta có thể phá vỡ con suối này mà trong nó chúng ta trôi chảy này?

P1: Dòng suối bị phá vỡ qua lý luận. Có một cách biệt vô cùng giữa ông và chúng tôi. Tôi hiểu điều gì ông đang nói theo phỏng đoán. Vấn đề là:Làm thế nào chúng ta xóa được sự khác biệt này? Bởi vì, chúng ta đã đến một gặp gỡ chung nào đó, theo ý nghĩa của hiểu rõ.

K: Tôi sẽ bảo cho bạn. Không, tôi sẽ trình bày cho bạn. Làm ơn, tôi không là một đạo sư. Đây là một sự thật phải không? – thời gian là ngay lúc này; tất cả thời gian được chứa đựng trong ngay lúc này, tại tích tắc này. Thật ra, đây là một hành động lạ thường nhất: thấy tương lai, quá khứ, là ngay lúc này. Đó là một sự thật – không là một ý tưởng về sự thật, phải không?

P4: Có hai sự việc: đang trực nhận và đang suy tưởng. Lúc này tôi đang suy tưởng, không đang trực nhận.

K: Vậy thì điểm mấu chốt của nó là gì?

P4: Không điểm mấu chốt, nhưng tôi muốn tiếp tục từ đây – từ suy tưởng đến trực nhận.

K: Suy tưởng không là một sự thật.

P4: Suy tưởng không là một sự thật; trực nhận là một sự thật, và tất cả chúng tôi đều bị vướng trong suy tưởng, trong thời gian. Sự xảy ra cùng lúc của suy tưởngthời gian phải bị bẻ gãy. Người ta phải thoát khỏi…

K: Ai thoát khỏi?

P4: Tôi có ý nói, cho trực nhận vận hành.

K: Chính từ ngữ “vận hành” có nghĩa “thời gian”.

P6: Chờ một chút. Cho phép tôi chen vào điểm này và nói một việc: nếu tất cả mọi thời gian trong ngay lúc này, vậy thì không còn gì nữa.

K: Mà có nghĩa là gì?

P6: Rằng ông ngừng quan sát.

K: Lúc này bạn đang suy tưởng trước rồi.

P6: Tôi không đang suy tưởng trước. Nếu tất cả mọi thời gian là ngay lúc này …

K: Đó có lẽ là sự việc lạ thường nhất, nếu bạn vào trong nó. Đó có lẽ là bản thể của từ bi. Đó có lẽ là bản thể của thông minh không thể định nghĩa được, rất kinh ngạc. Bạn không thể nói tất cả mọi thời gian là ngay lúc này nếu điều đó không là một sự thật. Những sự việc khác không quan trọng. Tôi không biết liệu tôi có trình bày rõ ràng chưa.
Thưa bạn, nếu tất cả mọi thời gian được chứa đựng trong ngay lúc này, không có chuyển động. Điều gì tôi làm ngay lúc này, tôi sẽ làm ngày mai. Vì vậy, ngày mai là ngay lúc này. Tôi sẽ làm gì nếu tương lai – ngày mai – là ngay lúc này? Tôi tham lam, ganh tị, và tôi sẽ ganh tị ngày mai. Liệu có thể chấm dứt ganh tị đó ngay tức khắc?

P1: Điều đó rất khó khăn.

K: Nó không khó khăn gì đâu. Tôi thấy rằng nếu tôi tham lam ngày hôm nay, ganh tị ngày hôm nay, ngày mai tôi sẽ tham lam và ganh tị nếu điều gì đó không xảy ra ngay lúc này. Rất quan trọng rằng điều gì đó xảy ra ngay lúc này. Vì vậy, liệu tôi có thể thay đổi, chuyển đổi, ngay lúc này hay không?
Có một chuyển động không thuộc thời gian nếu có một thay đổi cơ bản. Bạn hiểu chứ, thưa bạn. Cách đây hai triệu rưỡi năm chúng ta man rợ. Chúng ta vẫn còn man rợ; đang ham muốn quyền hành, vị trí, đang giết chóc lẫn nhau, ganh tị, so sánh, tất cả việc đó. Bạn đã đặt tôi vào thách thức này: Tất cả mọi thời gian là ngay lúc này. Tôi không còn những nơi tẩu thoát, tôi không còn những cái cổng nào mà qua đó tôi có thể trốn chạy khỏi sự thật cốt lõi này. Tôi nói với chính mình: Chúa của tôi ơi, nếu tôi không thay đổi ngay lúc này, ngày mai sẽ y nguyên như thế này, hay một nghìn ngày mai. Vì vậy, liệu tôi có thể thay đổi hoàn toàn ngay lúc này? Tôi nói rằng có thể.

P4: Ông có thể bảo cho chúng tôi bằng cách nào?

K: Không bằng cách nào, thưa bạn. Khoảng khoắc bạn nói bằng cách nào, bạn ở trong qui trình thời gian rồi: tôi bảo cho bạn cái này, cái này, cái này, và bạn nói rằng tôi sẽ làm cái này, cái này để đạt được cái kia. Bạn không thể đạt được nó bởi vì bạn là cái gì bạn là ngay lúc này.

P6: Điều đó có nghĩa rằng trong khi đang lắng nghe câu nói đó của ông, “Tất cả mọi thời gian là ngay lúc này”, có một chất lượng của thôi thúc kiếm được.

K: Dĩ nhiên.

P6: Vậy là đang lắng nghe phải được trong sáng.

K: Vì vậy, thưa bạn, không có hiểu biết, không có thiền định, không có kỷ luật. Mọi thứ kết thúc. Tôi xin phép đặt câu hỏi theo hướng khác nhé? Ví dụ, giả sử tôi biết rằng tôi sắp sửa chết. Có một khoảnh thời gian trống ở giữa lúc này và chết: đó là, tôi sẽ chết vào ngày mùng một tháng giêng. (Thật ra tôi không chết vào ngày mùng một tháng giêng!). Bác sĩ đã bảo với tôi, ví dụ như là, rằng tôi trải qua thời kỳ cuối cùng của ung thư và tôi không thể sống được sau ngày mùng một tháng giêng. Vậy là tôi còn lại vài tháng nữa mới chết. Nếu tất cả mọi thời gian là ngay lúc này, tôi đang chết. Vậy thì tôi không có thời gian; tôi không muốn thời gian. Vậy thì chết là ngay lúc này. Liệu rằng bộ não con người có thể luôn luôn sống cùng chết hay không? Bạn hiểu chứ?
Tôi sẽ chết – điều đó chắc chắn. Và tôi nói, vì Chúa hãy chờ một chút. Nhưng nếu tôi thấy sự thật rằng tất cả mọi thời gian là ngay lúc này – điều đó có nghĩa chết và sống cùng chung nhau; chúng không bao giờ tách rời. Vì vậy, hiểu biết đang phân chia tôi – cái hiểu biết rằng tôi sắp sửa chết vào đầu tháng giêng – và tôi bị khiếp sợ; tôi nói, làm ơn, làm ơn, đợi đó, đợi đó, đợi đó, tôi phải để lại một di chúc, tôi phải làm việc này, tôi phải làm việc kia. Nhưng nếu tôi sống cùng chết, tôi luôn luôn đang làm nó; đó là, tôi viết di chúc của tôi. Lúc này tôi đang chết, điều đó có nghĩa tôi đang sống. Tôi đang sống và chết kề bên; không có ngăn cách và tách rời giữa sống và chết.
Bạn có thể làm điều này không, thưa bạn, hay nó không thể thực hiện được? Nó có nghĩa chết nói rằng, “Bạn không thể đem theo bất kỳ món gì cùng bạn. “Hiểu biết của bạn, những quyển sách của bạn, vợ con của bạn, tiền bạc của bạn, nhân cách của bạn, phù phiếm của bạn, và tất cả mọi thứ mà bạn đã xây dựng cho bản thân mình – mọi thứ đều kết thúc cùng chết. Bạn có lẽ nói rằng có khả năng bạn sẽ đầu thai lại. Nhưng tôi đang hỏi bạn: Liệu bạn có thể sống lúc này mà không có mọi quyến luyến đến bất kỳ thứ gì hay không? Tại sao trì hoãn việc này – sự quyến luyếncho đến khi nằm trên giường bệnh? Hãy giải thoát khỏi quyến luyến ngay lúc này.

P6: Chúng tôi xin phép ngồi yên lặng cùng ông nhé?

(K đồng ý)

P1: Ông đã bắt đầu buổi thảo luận với câu hỏi: Cái sự việc này là gì, và, có cái sự việc này trong quốc gia này hay không? Đây là sự việc đó phải không?

K: (gật đầu, rồi sau khoảng yên lặng lâu) Xem này, nó không khó khăn lắm. Nó rất đơn giản. Theo cá thể tôi không cần mọi tiếng tăm nào; tôi không muốn một ý thức của “Tôi biết và bạn không biết.” Theo bản chất tôi là một người rất khiêm tốn, rất e thẹn, lễ phép, hòa nhã. Vì vậy, bạn muốn điều gì? Bạn hiểu chứ, thưa bạn? Nếu bạn có thể khởi đầu ở mức độ đó … Đúng. Từng đó đủ rồi. Hãy cho phép tôi kể một câu chuyện vui.
Có ba vị thánh ở Hi mã lạp sơndĩ nhiên, nó phải là Hi mã lạp sơn! Mười năm trôi qua, một người trong họ nói, “Ồ, thật là một buổi chiều dễ thương!” Mười năm trôi qua và một người khác nói, “Tôi mong trời sẽ mưa.” Mười năm nữa trôi qua và người thứ ba nói, “Tôi ước cả hai người yên lặng.”
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 26249)
Cái chết là một sự khởi đầu mới. Nó là con đường đưa ta đến buổi bình minh của những cơ hội mới để cho chúng ta hưởng được những thành quảchúng ta đã vun trồng...
(Xem: 21662)
Trong thế kỷ XX, phương Tây có hai người tìm hiểu đất nước Tây Tạng rất sâu sắc, đó là bà Alexandra David Néel và ông Anagarika Govinda.
(Xem: 23430)
Tác phẩm này như một chìa khóa mở ra con đường dẫn dắt những hành giả sơ căn đến với Pháp. Do đó, những ai quan tâm đến nó sẽ hưởng được những lợi ích lớn lao.
(Xem: 14752)
Hiện đại hoá đạo Phật không có nghĩa là thế tục hóa đạo Phật. Đạo Phật đi vào cuộc đời nhưng không bị cuộc đời làm giảm mất đi những đặc tính siêu việt của nó.
(Xem: 12959)
Có thể nói Đức Đạt Lai Lạt Ma là nhà hoằng pháp vĩ đại nhất của PG trong thời hiện đại, và được xem là người có nhiều tác phẩm Phật học được người Tây Phương tiếp nhận và tìm đọc nhất.
(Xem: 19866)
Những gì Ðức Phật đã khám phá ra trong lúc Ngài thiền định hơn 2500 năm về trước càng ngày càng rõ rệt qua những cuộc thí nghiệm và những sự học hỏi được từ thiên nhiên của khoa học.
(Xem: 13830)
Tôi có nhân duyên với Đạo Phật từ khá sớm, hồi còn học trung học vào đầu thập niên 40. Thế Giới ấy đối với tôi là niềm vui thíchtin tưởng càng ngày càng lớn.
(Xem: 22782)
Ðạo Phật dạy rằng tâm là nhân duyên chính khiến ta bị luân hồi. Nhưng cũng chính tâm lại là cái duyên lớn nhất giúp ta thoát vòng sanh tử.
(Xem: 11995)
Chúng ta an vị Phật là rước Phật trong lòng chúng ta đem thờ tại chùa, để khi nhìn thấy Phật tại chùa mà nhớ Phật trong lòng của chúng ta...
(Xem: 12433)
Con đường đưa đến tuệ giác thì sao? Tu thiền định sẽ đoạn diệt vô minh. Cố gắng hiểu biết ba đặc tính của vạn pháp. Không có cái ngã nào biệt lập.
(Xem: 24071)
Ðức Phật là một chúng sanh duy nhất, đặc biệt Ngài là nhà tư tưởng uyên thâm nhất trong các tư tưởng gia, là người phát ngôn thuyết phục nhất trong các phát ngôn viên...
(Xem: 13741)
Rõ ràng, đối với đạo Phật, tâm là cơ sở, là đối tượng, đồng thời cũng là công cụ của việc thực nghiệm đời sống tâm linh. Tâm là gốc của sinh và tử...
(Xem: 21097)
Đức Đạt-lai Lạt-ma thứ 14, Tenzin Gyatso, có thể nói là một trong những tên tuổi lớn trên thế giớigần đây luôn được rất nhiều người tôn kính.
(Xem: 25695)
Với sự hỗ trợ của Phật pháp và sự thực hành chánh niệm, điều thay đổi lớn nhất mà tôi đã làm được cho bản thân, tôi nghĩ, đó là giờ tôi có thể dễ dàng tha thứ cho người...
(Xem: 19263)
Bây giờ, tâm thức tồn tại bằng sự tùy thuộc trên nguyên nhânđiều kiện (nhân duyên). Tâm thức hôm nay hiện hữu do bởi tâm thức hôm qua.
(Xem: 23258)
Tenzin Palmo đã kể lại cuộc sống ẩn cư của cô cho Vickie Mackenzie với tất cả lòng nhiệt thành cởi mở. Cô nói về những trở ngại, gian nan cô đã vượt qua, những thôi thúc thử thách mãnh liệt...
(Xem: 21410)
Đức Phật Thích Ca được tôn kính như bậc Thầy vĩ đại, một Thiện hữu, một vị Gương mẫu Toàn giác. Pháp hay giáo lý của Ngài chứa đựng những nguyên tắc căn bản, bất biến của Công bằngChân lý.
(Xem: 18343)
Nhờ Phật giáo, tôi biết tu tập để phát động lòng từ bi và đem lại hơi ấm cho tim tôi, sự tu tập ấy tỏ ra khá hữu ích cho tôi trong cuộc sống thường nhật.
(Xem: 14011)
Cách tốt nhất để đem đến ý nghĩa cho cuộc đời bạn là khiến nó có lợi cho những người khác, bằng lòng bi mẫn của bạn với họ. Đó cũng là cách tốt nhất để tìm thấy bình an, hạnh phúc...
(Xem: 15478)
Phật giáo và các khoa học vật chất có giao diện to lớn với nhau trên nhiều mức độ triết lý, thăm dò bản chất về nguồn gốc của vũ trụ, và bản chất tối hậu của vật chất.
(Xem: 17895)
Từ xưa đến nay, Đạo Phật luôn khẳng định rằng “số mạng là do mỗi người tự tạo, phước đức đều do chính mình tự cầu.” Như vậy, kẻ làm việc xấu ác tự nhiên sẽ mất phước đức...
(Xem: 21985)
Từ thơ ấu, Tuệ Trung đã được khen là thông minhdịu dàng. Giữ chức Thống Đốc Hồng Lô (bây giờ là tỉnh Hải Dương), ngài đã hai lần đẩy lui quân Mông Cổ xâm lược, và được thăng chức Tiết Độ Sứ trấn cửa biển Thái Bình.
(Xem: 17569)
Ý thức được cái chết là điều hệ trọng: phải hiểu rằng ta không ở lâu trên địa cầu này. Không ý thức được cái chết, ta sẽ không thể tận dụng toàn vẹn cuộc sống của ta.
(Xem: 30974)
Bài văn này được thiền sư Quy Sơn Linh Hựu viết ra nhằm sách tấn việc tu học của đồ chúng, nên gọi là văn cảnh sách, và lấy tên ngài để làm tựa. Từ xưa nay vẫn gọi là “Quy Sơn cảnh sách văn”.
(Xem: 28086)
Để hiểu Đạo Phật là gì? Ta hãy gạt mọi thiên kiến chỉ cần tìm sâu vào nguồn giáo lý cao đẹp ấy, một nền giáo lý xây dựng trên sự thật để tìm hiểu sự thật, do đức giáo chủ Thích Ca Mâu Ni sáng lập... HT Thích Đức Nhuận
(Xem: 14886)
Bằng cách tập trung vào sự kiện của tình trạng bị quy định chặt chẽ và sự cần thiết cho tinh thần phải trải qua một cách mạng, Krishnamurti dẫn chúng ta đến nền tảng chung, đến cái nguồn của cả cá thể lẫn xã hội.
(Xem: 17173)
Tác phẩm Phật Giáo và Khoa Học của giáo sư Phúc Lâm là một trong số ít các tác phẩm về thể tài phân tích Phật giáo dưới cái nhìn của khoa học.
(Xem: 22637)
Ngày nay đã qua, đời sống ngắn lại, Hãy nhìn cho kỹ, ta đã làm gì? Hãy cùng tinh tấn, thiền tập hết lòng, Đừng để tháng ngày trôi đi oan uổng.
(Xem: 28271)
Bởi vì niềm hạnh phúc và chính sự tồn tại của chúng ta là kết quả của sự giúp đỡ bảo bọc của mọi người, chúng ta phải phát huy thái độ cư xử tốt đẹp của mình đối với mọi người xung quanh.
(Xem: 14033)
Mỗi giây phút trong cuộc sống đều tượng trưng cho một giá trị vô biên. Thế nhưng chúng ta lại cứ để cho thời gian trôi đi như những hạt cát vàng lọt qua kẻ hở của bàn tay
(Xem: 17069)
Thông điệp của Đức Bổntuyên thuyết từ hơn hai mươi lăm thế kỷ, đến nay vẫn còn nguyên giá trị. Đó là thông điệp về sự tỉnh thức, về trí tuệ siêu tuyệt và về lòng từ bi nhân ái.
(Xem: 22323)
Không biết rửa bát thì khi cầm tách trà lên, có thể ta cũng không biết uống trà. Cầm tách trà lên ta có thể chỉ nghĩ đến những chuyện khác mà không biết là ta đang nâng tách trà trong tay.
(Xem: 14185)
Chúng ta cần biết ý nghĩa Giáo Pháp là gì. Giáo Pháp hay Pháp bảo là một từ ngữ tiếng Phạn mà có nghĩa đen là một “phương sách phòng ngừa”.
(Xem: 21497)
Phật giáo nhìn tính dục dưới khía cạnh của sự thèm khátđau đớn : đó là một mối hiểm nguy xô đẩy con người vào cảnh đọa đày của dục vọng và khổ đau.
(Xem: 20837)
Ðức Phật — Ðấng hoàn toàn giác ngộ — thuộc họ Gautama tên là Siddartha. Danh xưng Tất-đạt-đa có nghĩa là Nhất thiết nghĩa thành, Thành tựu chúng sinh...
(Xem: 28550)
Hai mươi bốn bài pháp thoại trong quyển sách này được giảng theo tinh thần của Kinh Đại Bát Niết Bàn, chú trọng vào sự thực hành nơi bản thân, 'xem Pháp là nơi nương trú, là hải đảo của chính mình".
(Xem: 15077)
Tôn giáo được giới thiệu ở đây là một hệ thống giáo dục thiết thựcvăn hóa tinh thần được khám phá ra cho thế gian cách đây chừng 25 thế kỷ bởi một Vị Ðạo Sư hoàn toàn giác ngộtừ bi.
(Xem: 26619)
Cuốn sách mang đến cho bạn đọc những suy ngẫm nghiêm túc về hạnh phúc mà đôi khi có thể chúng ta ngộ nhận hoặc lầm lẫn với niềm sung sướng.
(Xem: 19304)
Đức Phật dạy rằng nếu muốn tự giải thoát ra khỏi thế giới Ta bà thì phải tuân theo ba lời giáo huấn tối thượng như sau : đạo đức, chú tâmtrí tuệ. Khi nào biết noi theo ba lời giáo huấn ấy thì ta sẽ đạt được sự giải thoát cá nhân...
(Xem: 31644)
Trong khi Đức Phật tạo mọi nỗ lực để dẫn dắt hàng đệ tử xuất gia của Ngài đến những tiến bộ tâm linh cao cả nhất, Ngài cũng nỗ lực để hướng dẫn hàng đệ tử cư sĩ tiến đến sự thành công...
(Xem: 30677)
Khi nào chim sắt bay là một cuốn sách ghi lại toàn bộ một khóa tu thiền do một trong những Đạo sư phương tây được yêu thích nhất, đó là Ni sư Ayya Khema hướng dẫn.
(Xem: 21029)
Đạo Phật nhận rằng: Vạn vật chúng sinh đều có Phật tính. Con người đều có khả năng thành Phật. Do đấy, con người trong đạo Phậtcon người của mọi tầng lớp xã hội, mọi quốc gia...
(Xem: 26248)
Tu họchành trì giáo pháp của Phật dạy là dấn bước vào một cuộc chiến đối kháng giữa hai lực lượng tiêu cực của nội tâm. Hành giả cần truy cầu để khai trừ mặt tiêu cực...
(Xem: 23606)
Hình ảnh của Bồ Tát Quán Thế Âm trong thân tướng nữ nhân, tay cầm bình tịnh và cành dương liễu, còn được gọi dưới danh hiệu PHẬT BÀ QUAN ÂM NAM HẢI, là 1 hình ảnh rất gần gũi với dân tộc Việt Nam...
(Xem: 25650)
Vào khoảng đầu năm 1996, tình cờ tôi được xem một bức tranh của họa sĩ Samyot Hananundasule, trong cuộc triển lãm dưới chủ đề "Nhìn lại quá khứ" tại Viện Nghệ thuật Quốc gia Thái Lan.
(Xem: 25433)
Phật Pháp là một hệ thống triết họcluân lý truyền dạy con đường duy nhất dẫn đến Giác Ngộ, và như vậy, không phải là một đề tài để học hỏi hay nghiên cứu suông...
(Xem: 19745)
Cuốn sách nhỏ này trước hết dành cho độc giả trí thức chưa có hiểu biết đặc biệt gì về Phật pháp, mà muốn biết thực sự đức Phật đã dạy những gì.
(Xem: 18504)
Cuốn sách là những chỉ dẫn đơn giản, dễ hiểu về cách nhìn sự vật và cách sống theo giáo pháp của đức Phật, về cách thương yêu chính mình...
(Xem: 17808)
Thiên đườngđịa ngục là những khái niệm hầu như không xa lạ đối với bất cứ ai trong chúng ta. Tuy vậy, trong thực tế thì chúng ta luôn có những cách hiểu và cảm nhận khác nhau...
(Xem: 19077)
Mất đi quê hương vào tuổi mười sáu và trở thành một người tỵ nạn vào tuổi hai mươi bốn, tôi đã đối diện với rất nhiều khó khăn suốt dòng đời.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant