Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sách Văn Học Phật Giáo
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

1. Nghệ thuật thấy

12 Tháng Bảy 201100:00(Xem: 6990)
1. Nghệ thuật thấy

J. KRISHNAMURTI
SỰ THỨC DẬY CỦA THÔNG MINH
[THE AWAKENING OF INTELLIGENCE]
Lời dịch: ÔNG KHÔNG - 2009

ẤN ĐỘ
V
Ba nói chuyện ở Madras
1- Nghệ thuật thấy
2- Tự do
3- Thiêng liêng
– 1 – 

NGHỆ THUẬT THẤY

Thấy, không từng phần nhưng tổng thể. “Động thái thấy là sự thật duy nhất.” Chỉ một mảnh của cái trí vô hạn được sử dụng. Ảnh hưởng gây tách rời của văn hóa, truyền thống. “Sống trong một góc nhỏ của một cánh đồng đã bị biến dạng. “Bạn không thể hiểu rõ qua một mảnh vỡ.” Tự do khỏi “cái góc nhỏ”. Vẻ đẹp của thấy.

Ngày hôm trước chúng ta đã nói quan sát là rất quan trọng. Nó hoàn toàn là một nghệ thuật mà người ta phải chú ý rất nhiều. Chúng ta chỉ thấy rất từng phần, chúng ta không bao giờ thấy trọn vẹn bất kỳ cái gì, bằng tánh tổng thể của cái trí chúng ta, hay bằng sự trọn vẹn của tâm hồn chúng ta. Và nếu chúng ta không học hỏi nghệ thuật lạ thường này, đối với tôi dường như chúng ta đang vận hành, đang sống, qua một phần rất nhỏ của cái trí chúng ta, qua một mảnh nhỏ của bộ não. Chúng ta không bao giờ thấy bất kỳ cái gì trọn vẹn, vì những lý do khác nhau, bởi vì chúng ta quan tâm quá nhiều đến những vấn đề riêng của chúng ta, hay chúng ta quá bị quy định, quá bị chất đầy bởi niềm tin, bởi truyền thống, bởi quá khứ, đến độ việc này thực sự ngăn cản chúng ta thấy hay lắng nghe. Chúng ta không bao giờ thấy một cái cây, chúng ta thấy cái cây qua hình ảnh chúng ta có về nó, ý tưởng về cái cây đó; nhưng ý tưởng, hiểu biết, trải nghiệm, hoàn toàn khác hẳn cái cây thực sự. Ở đây người ta được vây quanh bởi rất nhiều cây cối, may mắn thay, và nếu bạn quan sát quanh bạn, khi người nói đang tiếp tục chủ đề thấy, nếu bạn thực sự quan sát nó, bạn sẽ phát giác rằng thấy nó trọn vẹn là một điều khó khăn cực kỳ, để cho khônghình ảnh, không có bức màn, xuất hiện giữa thấy và sự kiện thực sự. Làm ơn hãy thực hiện việc này, đừng nhìn tôi – hãy quan sát cái cây, tìm ra liệu bạn có thể thấy nó trọn vẹn hay không. Bằng trọn vẹn tôi có ý nói rằng với tánh tổng thể của cái trí và tâm hồn của bạn, không phải một mảnh vỡ của nó, bởi vì chiều nay điều gì chúng ta sẽ tìm hiểu đòi hỏi sự quan sát như thế, thấy như thế, nếu bạn không thực sự thực hiện việc này (không phải là phỏng đoán, lý luận hay tạo ra những chủ đề khác nhau mà chẳng liên quan gì cả) tôi e rằng bạn không thể theo sát điều gì chúng ta sắp sửa cùng nhau tìm hiểu

Chúng ta không bao giờ thấy, hay thực sự nghe, điều gì người khác đang nói; chúng ta hoặc là đầy cảm giác, cảm tính hay rất trí năng – mà rõ ràngngăn cản chúng ta thực sự không thấy được màu sắc, vẻ đẹp của ánh sáng, cây cối, chim chóc, và không lắng nghe những con quạ kia; chúng ta không bao giờ liên hệ trực tiếp với bất kỳ sự việc gì. Và tôi nghi ngờ rất nhiều, liệu chúng taliên hệ với bất kỳ thứ gì hay không, thậm chí với những ý tưởng, những tư tưởng, những động cơ, những ấn tượng riêng của chúng ta; luôn luôn có cái hình ảnh mà đang quan sát, ngay cả khi chúng ta quan sát chính chúng ta.

Vì vậy điều cốt lõi là phải hiểu rõ rằng động thái thấy là sự thật duy nhất; không còn gì khác nữa. Nếu tôi biết làm thế nào để thấy một cái cây, hay một con chim, hay một khuôn mặt dễ thương, hay nụ cười của một em bé – nó kìa, tôi không phải làm bất kỳ điều gì nữa. Nhưng thấy con chim đó, chiếc lá đó, lắng nghe tiếng ríu rít của chim chóc, trở nên hầu như không thể được bởi vì cái hình ảnh mà người ta đã dựng lên, không chỉ về thiên nhiên nhưng cũng còn về những người khác. Và những hình ảnh này thực sự ngăn cản chúng ta không thấy và cảm thấy; cảm thấy hoàn toàn khác hẳn cảm giác và cảm tính. 

Và, như chúng ta đã nói, chúng ta thấy mọi thứ theo từng mảnh và chúng ta được đào tạo từ thời niên thiếu để nhìn, để quan sát, để học hỏi, để sống trong một mảnh vỡ. Và còn có sự vô hạn của cái trí mà chúng ta không bao giờ tiếp xúc hay biết được; cái trí đó rộng lớn, không thể đo lường được, nhưng chúng ta không bao giờ tiếp xúc được nó, chúng ta không biết được chất lượng của nó bởi vì chúng ta không bao giờ nhìn vào bất kỳ cái gì một cách trọn vẹn, bằng tánh tổng thể của cái trí chúng ta, của quả tim chúng ta, của hệ thần kinh chúng ta, của đôi mắt chúng ta, của đôi tai chúng ta. Đối với chúng ta từ ngữ, ý tưởng là quan trọng cực kỳ, không phải những động thái thấy và làm. Nhưng khi có ý niệm, mà là một niềm tin, một ý tưởng – vì có cái này – sống theo ý niệm, ngăn cản chúng ta thấy thực sự, làm thực sự. Và vì vậy chúng ta nói rằng chúng ta có những vấn đề về hành động, về làm gì và không làm gì, và xung đột xảy ra giữa hành động và ý tưởng.

Làm ơn hãy quan sát điều gì tôi đang nói, không chỉ nghe những từ ngữ của người nói, nhưng tự quan sát chính bạn, sử dụng người nói như cái gương mà trong đó bạn có thể thấy chính bạn. Điều gì người nói phải trình bày không có tầm quan trọng bao nhiêu, và chính người nói cũng không quan trọng gì cả, nhưng điều gì bạn thâu lượm được từ tự quan sát chính mình mới quan trọng. Nó là như thế bởi vì phải có một cách mạng tổng thể, một thay đổi cơ bản trong những cái trí của chúng ta, trong cách sống của chúng ta, trong cảm thấy của chúng ta, trong những hoạt động hàng ngày của cuộc sống chúng ta. Và để tạo ra một cách mạng sâu thẳm, cơ bản như thế, chỉ có thể được khi chúng ta biết làm thế nào để thấy; bởi vì khi bạn thấy, bạn không chỉ đang thấy bằng đôi mắt của bạn nhưng bạn còn đang thấy bằng cái trí của bạn. Tôi không hiểu liệu bạn có khi nào lái một chiếc xe hơi; nếu bạn đang lái xe bạn không chỉ ý thức bằng mắt được chiếc xe đang đến gần, nhưng cái trí của bạn còn ở xa xa để canh chừng khúc quẹo của con đường, con đường phía bên kia, những chiếc xe khác đang chạy cùng chiều và ngược chiều. Và thấy này không chỉ là thấy qua đôi mắt và hệ thần kinh của bạn, nhưng thấy bằng quả tim của bạn, bằng cái trí của bạn, và bạn không thể thấy trọn vẹn theo lối này nếu bạn đang sống, đang vận hành, đang suy nghĩ, đang hành động trong một mảnh vỡ của cái trí tổng thể.

Hãy quan sát điều gì đang xảy ra trong thế giớichúng ta đang bị quy định bởi xã hội, bởi văn hóa trong đó chúng ta sống, và văn hóa đó là sản phẩm của con người – không có gì thiêng liêng, hay thần thánh, hay vĩnh cửu về văn hóa. Văn hóa, xã hội, sách báo, máy thu thanh, tất cả những thứ mà chúng ta lắng nghe và nhìn thấy, những ảnh hưởng của chúng mà chúng ta hoặc ý thức được hoặc không ý thức được, tất cả việc này khuyến khích chúng ta sống trong một mảnh rất nhỏ thuộc cánh đồng bao la của cái trí. Bạn trải qua trường trung học, cao đẳng, và học một phương pháp kỹ thuật để kiếm sống; trong bốn mươi, năm mươi năm kế tiếp bạn dành hết cuộc đời của bạn, thời gian của bạn, năng lượng của bạn, tư tưởng của bạn, trong lãnh vực nhỏ xíu chuyên dụng đó. Và có lãnh vực bao la của cái trí. Nếu chúng ta không tạo ra một thay đổi cơ bản trong sự phân chia này, không thể có cách mạng gì cả; sẽ chỉ có những bổ sung, thuộc kinh tế, xã hội hay tạm gọi là văn hóa nhưng con người sẽ tiếp tục trải qua đau khổ, sẽ tiếp tục sống trong xung đột, trong chiến tranh, trong khốn khổ, trong phiền muộn và trong vô vọng.

Trước đây tôi không rõ liệu bạn có đọc trên báo chí, một trong những vị tướng của quân đội Liên xô đã báo cáo lên Nhà nước rằng trong quân đội họ đang huấn luyện những binh lính dưới dạng thôi miên như thế nào – bạn biết nó có nghĩa gì không? Bạn được đưa vào trạng thái bị thôi miên và được dạy cách giết người, cách vâng lời tuyệt đối, vận hành với sự độc lập hoàn toàn, nhưng trong một khuôn mẫu, dưới uy quyền của một người tối cao. Lúc này văn hóaxã hội đang làm chính xác cùng một sự việc như thế đối với mỗi người trong chúng ta. Văn hóaxã hội đã thôi miên các bạn. Làm ơn lắng nghe điều này rất cẩn thận, điều này không chỉ được thực hiện trong quân đội ở Liên xô, nhưng nó cũng đang được thực hiện khắp thế giới. Khi bạn đọc hoài kinh Gita, hay kinh Koran, hay lặp lại vài câu kinh nào đó, những từ ngữ nào đó được lặp lại liên tục, bạn sẽ làm chính xác cùng sự việc. Khi bạn nói rằng, “Tôi là một người Ấn độ giáo”, “Tôi là một người Phật giáo”, “Tôi là một người Hồi giáo”, “Tôi là một người Thiên chúa giáo”, cùng cái khuôn mẫu đang được lặp lại, bạn đã bị ghi nhớ, bạn đã bị thôi miên; và công nghệ cũng đang làm chính xác cùng sự việc. Bạn có thể là một luật sư tài giỏi, một kỹ sư hạng nhất, hay một họa sĩ, hay một nhà khoa học vĩ đại, nhưng luôn luôn trong một mảnh vỡ của tổng thể. Tôi không hiểu liệu bạn có thấy việc này, không phải bởi vì tôi diễn tả nó, nhưng thực sự nhìn thấy điều gì xảy ra. Người Cộng sản đang thực hiện nó, người Tư bản đang thực hiện nó, mọi người, những bậc phụ huynh, những trường học, giáo dục, tất cả đều đang định hình cái trí để vận hành trong một khuôn mẫu nào đó, một mảnh vỡ nào đó. Và chúng ta luôn luôn quan tâm tạo ra sự thay đổi trong khuôn mẫu đó, trong mảnh vỡ đó. 

Vì vậy, làm thế nào người ta nhận ra điều này, không phải lý thuyết, không phải thuần túy như một ý tưởng, nhưng thấy sự thật của nó – bạn hiểu rõ chứ, thấy sự thật? Sự thật là điều gì đang xảy ra hàng ngày và được nói đến trên báo chí, bởi những nhà chính trị, qua văn hóatruyền thống, trong gia đình, làm cho bạn phải gọi chính bạn là người Ấn độ, hay bất kỳ người nào bạn nghĩ bạn là. Tiếp theo khi bạn thấy, bạn phải tra hỏi chính mình (tôi chắc chắn bạn sẽ làm nếu bạn thấy nó), và đó là lý do tại sao hiểu rõ cách bạn thấy là điều rất quan trọng. Nếu bạn thực sự thấy nó, vậy thì câu hỏi sẽ là, “Làm thế nào cái trí tổng thể có thể hành động được?” (Tôi không có ý nói cái mảnh vỡ, không phải cái trí bị quy định, cũng không phải cái trí hiểu biết, có giáo dục, cái trí mà sợ hãi, cái trí mà nói rằng, “có Thượng đế” hay “không có Thượng đế”, “có gia đình của tôi, gia đình của bạn, quốc gia của tôi, quốc gia của bạn”. Vậy thì bạn sẽ hỏi, “Làm thế nào tánh tổng thể của cái trí này có thể hiện diện, làm thế nào nó có thể vận hành trọn vẹn, ngay cả khi đang học một phương pháp kỹ thuật. Mặc dù nó học một phương pháp kỹ thuật và sống trong sự liên hệ với những người khác, trong xã hộitrật tự hiện nay – vì đang ấp ủ nghi vấn này trong cái trí, người ta phải hỏi câu hỏi căn bản này: “Làm thế nào tánh tổng thể của cái trí này có thể được trở nên nhạy cảm trọn vẹn, để cho một mảnh vỡ cũng trở thành nhạy cảm. Tôi không biết liệu bạn có hiểu rõ câu hỏi của tôi chưa, chúng ta sẽ bàn về nó trong một cách khác.

Hiện nay chúng ta không nhạy cảm, có những mảnh riêng trong cánh đồng này mà nhạy cảm, nhạy cảm khi cá tính riêng biệt của chúng ta, hay những đặc điểm riêng biệt của chúng ta, hay những vui thú riêng biệt của chúng ta bị khước từ – vậy thì có một trận chiến. Chúng ta nhạy cảm trong những mảnh vỡ, trong những phần riêng, nhưng chúng ta không nhạy cảm tổng thể; vì vậy câu hỏi là, “Làm thế nào cái mảnh vỡ, mà là một bộ phận của tổng thể, mà đang bị làm xơ cứng mỗi ngày, bởi sự lặp lại, làm thế nào cái mảnh vỡ đó cũng có thể được làm nhạy cảm như tổng thể?” Câu hỏi này khá rõ ràng rồi phải không. Làm ơn hãy nói cho tôi biết.

Có lẽ đây là một câu hỏi mới mẻ đối với bạn, có thể bạn chưa bao giờ tự hỏi chính mình về nó. Bởi vì trong mảnh vỡ nhỏ xíu đó của cánh đồng đó mà là sự sống của chúng ta, tất cả chúng ta đều thỏa mãn khi sống cùng một chút phiền muộnxung đột càng ít bao nhiêu càng tốt, đánh giá nền văn hóa tuyệt vời của cái mảnh nhỏ xíu đó khi so sánh với những nền văn hóa khác, phương Tây, cổ xưa hay bất kỳ nền văn hóa khác. Thậm chí chúng ta không ý thức được những hàm ý của việc này là gì – của sống trong một mảnh nhỏ xíu, một góc của một cánh đồng bao la. Chúng ta không nhận ra rằng chúng ta quan tâm đến cái mảnh nhỏ đó sâu đậm đến chừng nào, và chúng ta đang cố gắng tìm ra những giải pháp cho vấn đề bên trong mảnh vỡ đó, bên trong cái góc nhỏ xíu đó của sự sống bao la này. Chúng ta tự hỏi chính mình, làm thế nào cái trí (mà trong cánh đồng bao la này lại đang bị mê muội, bởi vì chúng ta chỉ quan tâm đến cái mảnh nhỏ xíu) làm thế nào chúng ta có thể trở nên tỉnh thức trọn vẹn được toàn sự sống này, trở nên nhạy cảm trọn vẹn?

Bây giờ, trước hết không có phương pháp. Bởi vì bất kỳ phương pháp, hệ thống, lặp lại hay thói quen nào, theo cơ bản chỉ là bộ phận của cái góc nhỏ trong cánh đồng đó. (Chúng ta có đang đi cùng nhau, đang chuyển động cùng nhau, hay bạn đang rơi lại đằng sau?) Việc đầu tiên là thấy được sự kiện thực sự của cái góc nhỏ xíu này và những đòi hỏi của nó là gì. Sau đó chúng ta có thể đặt câu hỏi, “Làm thế nào chúng ta đánh thức tổng thể của cái trí được nhạy cảm trọn vẹn?”, bởi vì trong đó có sẵn sự cách mạng trung thựcduy nhất. Khi có nhạy cảm trọn vẹn của tổng thể cái trí, lúc đó chúng ta sẽ hành động hoàn toàn khác hẳn; suy nghĩ, cảm thấy của chúng ta, sẽ hoàn toàn của một kích thước khác hẳn. Nhưng không có phương pháp. Đừng nói, “Làm thế nào tôi đến được, tôi thành tựu được, trở nên nhạy cảm được?” – bạn không thể đi đến trường đại học để trở nên nhạy cảm, bạn không thể đọc những quyển sách hay được dạy bảo phải làm gì để trở nên nhạy cảm. Đây là điều gì bạn đã và đang làm trong cái góc của cánh đồng, và nó đã khiến bạn mỗi lúc càng vô cảm, mà có thể thấy được trong cuộc sống hàng ngày của bạn, với sự lãnh đạm, hung hăng, và bạo lực của nó. (Tôi không biết liệu bạn đã thấy những hình ảnh trên những tạp chí về những người lính Việt và Mỹ đang bị thương hay không. Bạn có lẽ thấy nó và nói rằng, “Tôi cảm thấy tội nghiệp quá”, nhưng điều đó không xảy đến cho bạn, cho gia đình của bạn, cho con trai của bạn.) Vì vậy chúng ta trở nên vô cảm bởi vì chúng ta đang vận hành, đang sống, đang hành động bên trong cái góc nhỏ xíu tầm thường của một cánh đồng bị biến dạng.

Không có phương pháp. Làm ơn hãy nhận ra điều này, bởi vì khi bạn nhận ra nó, bạn được tự do khỏi gánh nặng khủng khiếp của tất cả uy quyền, và vì vậy được tự do khỏi quá khứ. Tôi không hiểu liệu bạn có thấy được điều này hay không. Quá khứ được bao hàm trong nền văn hóa của chúng ta, mà chúng ta nghĩ là quá tuyệt vời (truyền thống, những niềm tin, những ký ức, sự vâng lời nó), và tất cả việc đó được gạt đi trọn vẹn, mãi mãi, khi bạn nhận ra rằng không có phương pháp thuộc bất kỳ loại nào có thể mang lại sự tự do khỏi “cái ngõ ngách nhỏ xíu đó”. Nhưng bạn phải học hỏi tất cả về cái ngõ ngách nhỏ xíu đó. Vậy là bạn được tự do khỏi cái gánh nặng mà đã làm cho bạn vô cảm. Những người lính được huấn luyện để giết người, rèn luyện ngày này sang ngày khác, ngày này sang ngày khác, vô lương tâm, để cho họ không còn sót lại tính người nào cả. Và đó là loại sự việc đang được thực hiện cho mỗi người chúng ta, hàng ngày, luôn luôn, bởi báo chí, bởi những nhà lãnh đạo chính trị, bởi những vị đạo sư, bởi vị Giáo hoàng, bởi những vị Giám mục, mọi nơi, khắp thế giới.

Bây giờ, vì không có phương pháp, người ta phải làm gì đây? Phương pháp hàm ý luyện tập, lệ thuộc, phương pháp của bạn, phương pháp của tôi, con đường của anh ấy và con đường của một người khác, vị đạo sư của tôi mà biết giỏi hơn một chút, vị đạo sư này mà giả dối, vị đạo sư đó mà không (nhưng tất cả các vị đạo sư đều giả dối, bạn có thể nhận thấy điều này ngay từ lúc đầu, dù rằng họ là những đấng Lạt ma Tây tạng hay những Giáo sĩ Thiên chúa giáo, hay Ấn độ giáo) – tất cả họ đều giả dối bởi vì họ đều vẫn đang vận hành trong cái ngõ ngách nhỏ xíu của một cánh đồng đã bị phỉ nhổ và bị chà đạp và bị phá hoại.

Người ta phải làm gì đây? Lúc này bạn hiểu câu hỏi của tôi chứ? Vấn đề là như thế này: chúng ta không biết chiều sâu và sự vô hạn của cái trí. Bạn có thể đọc về nó, bạn có thể đọc những nhà tâm lý học hiện đại, hay những bậc thầy cổ xưa mà đã nói về nó – đừng tin tưởng họ bởi vì chính bạn phải tìm ra, không lệ thuộc vào ai cả. Chúng ta không biết nó – cái trí – bạn không biết nó, vì vậy bạn không thể có bất kỳ ý niệm nào về nó. Bạn hiểu rõ điều gì chúng ta đang nói hay không? Bạn không thể có bất kỳ ý tưởng nào, bất kỳ quan điểm nào, bất kỳ hiểu biết nào về nó. Vậy là bạn được tự do khỏi bất kỳ giả thuyết nào, bất kỳ học thuyết nào.

Vì vậy một lần nữa, người ta phải làm gì đây? Tất cả mọi điều mà người ta phải làm là thấy. Thấy cái ngõ, ngôi nhà nhỏ xíu mà người ta đã dựng lên trong một cái góc của một cánh đồng bao la, một tổng thể không thể đo lường được; và đang sống trong đó, đang chiến đấu, đang cãi cọ, đang hoàn thiện (bạn biết tất cả mọi việc đang xảy ra ở đó), thấy nó. Và đó là lý do tại sao điều cốt lõi là phải hiểu rõ thấy có nghĩa gì, bởi vì khoảnh khắc có xung đột bạn lại lệ thuộc vào cái góc bị cô lập đó. Nơi nào có thấy nơi đó không có xung đột. Đó là lý do tại sao người ta phải học hỏi từ ngay khởi đầu – không, không phải khởi đầu, nhưng ngay lúc này – thấy. Không phải ngày mai, bởi vì không có ngày mai – chỉ có sự tìm kiếm vui thú, hay sợ hãi, hay đau khổ mới sáng chế ra “ngày mai”. Thực ra không có ngày mai thuộc tâm lý, nhưng bộ não, cái trí đã sáng chế ra thời gian; nhưng chúng ta sẽ tìm hiểu điều này sau đây.

Vậy là điều gì người ta phải làm là thấy. Bạn không thể thấy, nếu bạn không nhạy cảm, và bạn không nhạy cảm nếu bạn có một hình ảnh giữa bạn và sự việc được thấy. Bạn có hiểu không? Vì vậy thấy là động thái của tình yêu. Bạn có biết điều gì khiến cho cái trí tổng thể được nhạy cảm hay không? – chỉ có tình yêu. Bạn có thể học một phương pháp kỹ thuật và cũng cả tình yêu; nhưng nếu bạn có một phương pháp kỹ thuật và không tình yêu bạn sẽ hủy diệt thế giới. Hãy quan sát nó trong chính các bạn, thưa các bạn, hãy tìm hiểu nó trong những cái trí riêng và những quả tim riêng của các bạn và các bạn sẽ thấy nó cho chính các bạn. Thấy, quan sát, lắng nghe, đây là những động thái vĩ đại nhất, bởi vì bạn không thể thấy nếu bạn đang nhìn ra từ cái góc nhỏ xíu đó, bạn không thể thấy điều gì đang xảy ra trong thế giới, nỗi thất vọng, lo âu, sự cô độc, đau khổ, những giọt nước mắt của những người mẹ, những người vợ, những người yêu, của tất cả những người kia mà bị giết chết. Nhưng bạn phải thấy tất cả việc này, không phải bằng cảm giác, không phải bằng cảm tính, không nói rằng, “Ồ! Tôi chống lại chiến tranh” hay, “Tôi ủng hộ chiến tranh”, bởi vì cảm giác và cảm tính đó là điều phá hoại nhất – chúng lẩn trốn những sự kiệnvì vậy lẩn trốn cái gì là. Vì vậy, thấy là cốt lõi. Thấy là hiểu rõ; bạn không thể hiểu rõ qua cái trí, qua trí năng, hay hiểu rõ qua một mảnh vỡ. Có hiểu rõ chỉ khi cái trí tuyệt đối tĩnh lặng, mà có nghĩa rằng khi không còn hình ảnh.

Thấy phá sập tất cả những rào chắn. Hãy nhìn kìa, thưa các bạn, chừng nào còn có sự tách rời giữa bạn và cái cây, giữa bạn và tôi, giữa bạn và người hàng xóm của bạn (“người hàng xóm” đó ở xa hàng ngàn dặm hay bên cạnh cửa sổ), phải có xung đột. Tách rời có nghĩa xung đột, điều đó rất đơn giản. Và chúng ta đã sống trong xung đột, chúng ta đã quen thuộc với xung đột và tách rời. Bạn nhìn nước Ấn độ như một đơn vị thuộc địa lý, thuộc chính trị, thuộc kinh tế, thuộc xã hội, thuộc văn hóa, và giống như vậy ở Châu âu, Mỹ, và Liên xô: những đơn vị tách rời, mỗi đơn vị chống lại đơn vị khác, và tất cả sự tách rời này chắc chắn nuôi dưỡng chiến tranh. Điều này không có nghĩa rằng tất cả chúng ta phải đồng ý, hay nếu chúng ta không đồng ý thì tôi sẽ tranh cãi với bạn; không có không đồng ý, hay đồng ý, khi bạn thấy cái gì đó như nó là. Chỉ khi nào bạn có những quan điểm về cái gì bạn thấy, lúc đó mới có sự không đồng ý và lúc đó mới có sự tách rời. Khi bạn và tôi thấy rằng nó là mặt trăng, vậy thì không có không đồng ý, nó là mặt trăng. Nhưng nếu bạn nghĩ nó là cái gì đó, và tôi nghĩ nó là cái gì khác, vậy thì phải có sự phân chia và do đó có xung đột. Vì vậy khi thấy một cái cây, khi bạn thực sự thấy nó, không có phân chia giữa bạn và cái cây, không có người quan sát đang nhìn cái cây.

Vào một ngày trước chúng tôi cũng đã nói chuyện với một vị bác sĩ rất uyên bác, mà đã sử dụng một loại thuốc được gọi là L.S.D., một liều nhỏ, và có hai vị bác sĩ bên cạnh ông ấy với một máy thâu băng ghi lại điều gì ông ấy đang nói. Sau một vài giây ông ấy thấy những bông hoa trên bàn trước mặt ông ấy, và giữa những bông hoa và ông ấy không còn không gian nữa. Nó không có nghĩa rằng ông ấy đồng hóa chính mình với những bông hoa, nhưng không còn không gian, mà có nghĩa rằng không còn người quan sát. Chúng tôi không cổ động bạn nên uống thuốc L.S.D., bởi vì nó có những nguy hại riêng của nó; và cũng vậy khi bạn dùng những thứ như thế bạn trở thành một nô lệ cho chúng. Nhưng có một cách đơn giản hơn nhiều, trực tiếp hơn nhiều, tự nhiên hơn nhiều, đó là chính bạn tự quan sát một cái cây, một bông hoa, khuôn mặt của một người; nhìn bất kỳ thứ gì, và nhìn như thế khoảng không gian giữa bạn và chúng không còn tồn tại. Và bạn chỉ có thể nhìn theo lối đó khi có tình yêu – từ ngữ đó mà đã bị sử dụng quá nhiều sai lầm.

Chúng ta sẽ không tìm hiểu chủ đề của tình yêu vào lúc này, nhưng khi bạn có ý thức của quan sát thực sự này, thấy thực sự này, vậy thì thấy đó, mà xảy ra khi có tình yêu, mang theo cùng nó sự loại bỏ lạ thường của thời giankhông gian. Và bạn không thể có được tình yêu nếu không nhận ra vẻ đẹp. Bạn có lẽ nói về vẻ đẹp, viết, vẽ, nhưng nếu bạn không có tình yêu không có gì là vẻ đẹp cả. Không tình yêu có nghĩa rằng bạn hoàn toàn vô cảm. Và bởi vì bạn hoàn toàn vô cảm bạn đang thoái hóa. Quốc gia này đang thoái hóa. Đừng nói rằng, “Những quốc gia kia cũng không đang thoái hóa hay sao?” – dĩ nhiên họ đang thoái hóa, nhưng bạn đang thoái hóa, mặc dù về kỹ thuật bạn là một kỹ sư cực kỳ giỏi, một luật sư xuất sắc, một chuyên viên kỹ thuật, biết cách vận hành những máy vi tính; nhưng bạn đang thoái hóa bởi vì bạn vô cảm với toàn tiến hành của sống. 

Vậy thì vấn đề căn bản của chúng ta là – không phải làm thế nào để chấm dứt chiến tranh, không phải vị Thượng đế nào tốt hơn vị Thượng đế nào, không phải hệ thống chính trị nào hay hệ thống kinh tế nào tốt hơn, không phải đảng phái nào xứng đáng được đề cử (tất cả họ đều ma mãnh cả), nhưng vấn đề căn bản nhất cho con người, cho dù anh ấy ở Mỹ, Ấn độ, Liên xô, hay bất kỳ nơi nào khác, là vấn đề của tự do khỏi “cái góc nhỏ xíu” này. Và cái góc nhỏ xíu đó là chính chúng ta, cái góc nhỏ xíu đó là cái trí tầm thường nhỏ nhen của các bạn. Chúng ta đã tạo ra cái góc nhỏ xíu đó, bởi vì cái trí nhỏ nhen riêng của chúng ta bị phân chiavì vậy không có khả năng nhạy cảm với tổng thể; chúng ta muốn cái mảnh nhỏ xíu đó được duy trì tình trạng an toàn, an bình, yên lặng, thỏa mãn, vui thú, vì vậy lẩn tránh tất cả đau khổ, bởi vì, theo căn bản, chúng ta đang tìm kiếm vui thú. Và nếu bạn đã tìm hiểu vui thú, vui thú riêng của bạn, đã quan sát nó, đã nhìn ngắm nó, đã đi sâu vào nó, bạn sẽ thấy rằng nơi nào có vui thú, có đau khổ. Bạn không thể có cái này mà không có cái kia; và chúng ta luôn luôn đang đòi hỏi nhiều vui thú thêm và vì vậy đang mời mọc nhiều đau khổ thêm. Và trên nền tảng đó chúng ta đã dựng lên cái mảnh này, mà chúng ta gọi là cuộc sống con người. Thấy là tiếp xúc mật thiết cùng nó và bạn không thể tiếp xúc mật thiết, thực sự cùng nó nếu bạn có những ý tưởng, những niềm tin, những giáo điều, hay những quan điểm.

Vậy là điều quan trọng không phải học hỏi nhưng thấy và lắng nghe. Lắng nghe chim chóc, lắng nghe tiếng nói của vợ bạn, dù rằng khiêu khích, ngọt ngào hay đay nghiến bao nhiêu, lắng nghe nó và lắng nghe tiếng nói riêng của bạn dù rằng nhỏ nhẹ, gắt gỏng, hay hung hăng bao nhiêu. Rồi thì từ lắng nghe này bạn sẽ phát giác rằng tất cả tách rời giữa người quan sát và vật được quan sát kết thúc. Vì vậy không có xung đột tồn tại và bạn quan sát rất cẩn thận đến mức độ chính quan sát đó là kỷ luật; bạn không phải áp đặt kỷ luật. Và đó là vẻ đẹp, thưa các bạn (nếu các bạn chỉ nhận ra nó), đó là vẻ đẹp của thấy. Nếu bạn có thể thấy, bạn không cần làm gì thêm nữa, bởi vì trong thấy đó có tất cả kỷ luật, tất cả đạo đức, đó là chú ý. Và trong thấy đó có mọi vẻ đẹp, và theo cùng vẻ đẹp có tình yêu. Vậy là khi có tình yêu bạn không cần làm gì thêm nữa. Vậy là dù bạn ở đâu, bạn có thiên đàng; vậy là tất cả tìm kiếm đều kết thúc.

MADRAS
Ngày 03 tháng giêng năm 1968

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 14301)
Toàn bộ lý do vì sao phải học tập về Giáo Pháp (Dhamma), những lời dạy của Đức Phật, là để tầm cầu một con đường vượt qua khổ não, đạt đến an bìnhhạnh phúc.
(Xem: 14560)
Trong Phật giáo, chúng ta không tin vào một đấng Tạo hóa nhưng chúng ta tin vào lòng tốtgiữ giới không sát hại sinh linh. Chúng ta tin vào luật nghiệp báo nhân quả...
(Xem: 11840)
Ðạo Phật cốt đào luyện tâm hồn người hoàn toàn trong sạch, nên cực lực sa thải những tính: tham lam, sân hận, oán thù... đang trú ẩn trong tâm giới người.
(Xem: 14356)
Với niềm vui lớn lao, vua Tịnh Phạn chúc mừng hoàng hậu và thái tử vừa mới đản sinh. Dân chúng tổ chức các buổi hội hè tưng bừng và treo cờ kết hoa rực rỡ trên toàn quốc.
(Xem: 13268)
Tập sách này gồm có những bài viết đơn giản về Phật Pháp Tại Thế Gian, Cốt Tủy Của Ðạo Phật, Vô Thượng Thậm Thâm Vi Diệu Pháp, những điều cụ thể, thiết thực...
(Xem: 14633)
Tập sách này là kết tập những bài báo viết trên Bản Tin Hải Ấn và Phật Giáo Việt Nam trong cùng một chủ đề. Đó là Con Đường Phát Triển Tâm Linh.
(Xem: 12639)
Chúng tôi viết những bài này với tư cách hành giả, chỉ muốn đọc giả đọc hiểu để ứng dụng tu, chớ không phải học giả dẫn chứng liệu cụ thể cho người đọc dễ bề nghiên cứu.
(Xem: 25228)
Cư sĩ sống trong lòng dân tộc và luôn luôn mang hai trọng trách, trách nhiệm tinh thần đối với Phật Giáo và bổn phận đối với cộng đồng xã hội, với quốc gia dân tộc.
(Xem: 27862)
Chúng tôi viết quyển sách này cho những người mới bắt đầu học Phật. Bước đầu tuy tầm thường song không kém phần quan trọng, nếu bước đầu đi sai, những bước sau khó mà đúng được.
(Xem: 26338)
Pháp môn Tịnh Độ cao cả không cùng, rộng lớn như trời che đất chở. Đây là Pháp môn tổng trì của chư Phật ba đời, là đạo mầu đặc biệt trong một đời giáo hóa của đức Thích Ca.
(Xem: 17225)
Đôi khi mọi người nghĩ cái chết là sự trừng phạt những việc xấu xa mà họ đã làm, hoặc là sự thất bại, sai lầm, nhưng cái chết không phải như vậy. Cái chết là phần tự nhiên của cuộc sống.
(Xem: 16523)
Sách này nói về sự liên quan chặt chẽ giữa con người và trái đất, cả hai đồng sinh cộng tử. Con người không thể sống riêng lẻ một mình nếu các loài khác bị tiêu diệt.
(Xem: 15911)
Cuốn sách “Tin Tức Từ Biển Tâm” của nhà văn Phật giáo Đài Loan – Lâm Thanh Huyền – quả là một cú “sốc” tuyệt vời đối với các nhà Phật học Việt Nam.
(Xem: 22129)
Người cư sĩ tại gia, ngoài trách nhiệm và bổn phận đối với gia đình, xã hội còn có nhiệm vụ hộ trì Tam Bảo. Cho nên trọng trách của người Phật Tử tại gia rất là quan trọng...
(Xem: 17128)
Mỗi sáng lúc mới thức dậy, trong trạng thái mơ màng chưa tỉnh hẳn, chúng ta phải bắt đầu lôi kéo tâm thức vào một đường hướng rõ ràng: tự đánh thức lên lòng ngưỡng mộ cao rộng đến buổi rạng đông...
(Xem: 24896)
Làm sao tôi có thể hành thiền khi quá bận rộn với công việc và gia đình? Làm sao tôi có thể phối hợp hoạt động với ngồi yên một chỗ? Có các nữ tu sĩ không?
(Xem: 21950)
An Lạc phải bắt đầu từ nơi mỗi chúng ta mà từ, bi, hỉ, xả là nền tảng. Có từ, bi, hỉ, xả, thì đi đâu ta cũng gieo rắc tình thương và sự hòa hợp...
(Xem: 19056)
Tập sách này không phải là một tiểu luận về tâm lý học nên không thể bao quát hết mọi vấn đề nhân sinh, mục đích của nó nói lên sự tương quan của Ý, Tình, Thân và tiến trình phiền não...
(Xem: 16167)
Đức Phật tuy đã nhập diệt trên 25 thế kỷ rồi, nhưng Phật pháp vẫn còn truyền lại thế gian, chân lý sống ấy vẫn còn sáng ngời đến tận ngày hôm nay. Đây là những phương thuốc trị lành tâm bệnh cho chúng sanh...
(Xem: 21720)
Những gì chúng ta học được từ người xưa và cả người nay dĩ nhiên không phải trên những danh xưng, tiếng tăm hay bài giảng thơ văn để lại cho đời, mà chính ngay nơi những bước chân của người...
(Xem: 16779)
Đối với Phật giáo, tính cách quy ước của tâm thức biểu lộ từ một sự sáng ngời trong trẻo. Những khuyết điểm làm ô uế nó không nội tại nơi bản chất của nó mà chỉ là ngoại sanh.
(Xem: 14664)
Đọc “Trung bộ kinh” chúng ta có được một đường lối tu hành cụ thể như một bản đồ chỉ rõ chi tiết, đưa ta đến thành Niết bàn, cứu cánh của phạm hạnh.
(Xem: 16698)
J. Krishnamurti, cuộc sống và những lời giáo huấn của ông trải dài trong phần lớn thế kỷ hai mươi, được nhiều người tôn vinh là một con ngườiảnh hưởng sâu sắc nhất vào ý thức của nhân loại...
(Xem: 25026)
“Cái tiến trình” là một hiện tượng thuộc cơ thể, không nên lầm lẫn với trạng thái tinh thần mà Krishnamurti viết trong quyển này bằng nhiều từ khác biệt như là “phước lành”, “cái khác lạ”...
(Xem: 18769)
Quyển sách này là kết quả của những cuộc nói chuyện và những cuộc thảo luận được tổ chức ở Ấn độ bởi J. Krishnamurti với học sinh và giáo viên của những trường học tại Rishi Valley...
(Xem: 21195)
Gốc rễ của xung đột, không chỉ phía bên ngoài, nhưng còn cả xung đột phía bên trong khủng khiếp này của con người là gì? Gốc rễ của nó là gì?
(Xem: 14773)
Với hầu hết mọi người chúng ta, sự liên hệ với một người khác được đặt nền tảng trên sự lệ thuộc, hoặc là kinh tế hoặc là tâm lý. Lệ thuộc này tạo ra sợ hãi...
(Xem: 14371)
Bàn về Cách kiếm sống đúng đắn tìm hiểu những phương cách cho chúng ta tham gia, nhưng không đắm chìm, công việc của chúng ta. Trong một thế giới điên cuồng để sản xuất...
(Xem: 16610)
Phật Giáo dạy nhân loại đi vào con đường Trung Đạo, con đường của sự điều độ, của sự hiểu biết đứng đắn hơn và làm thế nào để có một cuộc sống dồi dào bình anhạnh phúc.
(Xem: 18010)
Đọc Tu Bụi của tác giả Trần Kiêm Đoàn, tôi có cảm tưởng như nhìn thấy một mảnh bóng dáng của chính mình qua nhân vật chính là Trí Hải. Đời Trí Hải có nhiều biến cố.
(Xem: 12917)
Suy nghĩ không bao giờ mới mẻ, nhưng sự liên hệ luôn luôn mới mẻ; và suy nghĩ tiếp cận sự kiện sinh động, thực sự, mới mẻ này, bằng nền quá khứ của cái cũ kỹ.
(Xem: 14939)
Hầu hết mọi người sẽ vui mừng để có một sự an bình nào đấy của tâm hồn trong đời sống của họ. Họ sẽ hân hoan để quên đi những rắc rối, những vấn đề...
(Xem: 12698)
Sau thời công phu khuya, tôi được phân công quét chùa. Tay cầm chiếc chổi chà, tôi nhẹ bước ra sân và leo lên cầu thang phía Ðông lang chính điện.
(Xem: 13884)
Điều làm cho một người trở thành một Phật tử chân chính là người ấy tìm nơi nương tựaĐức Phật, Giáo pháp, và chư Thánh Tăng - gọi là Quy Y Tam Bảo.
(Xem: 14598)
Sống cùng với xã hộicần phải đi đến việc cùng chung có một tinh thần trách nhiệm cộng đồng. Còn kiến thức thì giúp chúng ta khám phá thiên nhiên đồng thời với nội tâm của chúng ta.
(Xem: 28010)
Đây là một quyển sách căn bản dành cho người muốn tìm hạnh phúc và sự bình an trong cuộc sống qua con đường tâm linh. Con đường Đạo của Đức Phật rất đơn giản, thích hợp với mọi người.
(Xem: 27174)
Trong Đường Xưa Mây Trắng chúng ta khám phá ra Bụt là một con người chứ không phải là một vị thần linh. Đó là chủ tâm của tác giả...
(Xem: 14346)
”Vượt Khỏi Giáo điều” không phải chỉ đề cập đến những vấn nạn đời thường, nó còn tiến xa hơn một bước nữa là vạch ra cho con người một hướng đi, một hành trình tu tập tâm linh hầu có thể đạt đến cứu cánh giác ngộ giải thoát ngay trong kiếp sống này.
(Xem: 20945)
Cuốn sách này là một bản dịch của Ban Dịch Thuật Nalanda về tác phẩm Bản Văn Bảy Điểm Tu Tâm của Chekawa Yeshe Dorje, với một bình giảng căn cứ trên những giảng dạy miệng do Chošgyam Trungpa Rinpoche trình bày.
(Xem: 14667)
Duy tâm của Phật giáo không công nhận có cảnh nào là cảnh thật, hết thảy các cảnh đều do tâm hiện, lá chuối cũng tâm hiện, bóng người cũng tâm hiện, như hoa đốm giữa hư không.
(Xem: 24173)
Để hỗ trợ cho việc phát triển và thực thi tâm hạnh từ bi, việc chủ yếu là phải vượt qua những chướng ngại. Nơi đó, hạnh nhẫn nhục đóng vai trò quan trọng...
(Xem: 28670)
Guru (Đạo Sư) giống như một viên ngọc như ý ban tặng mọi phẩm tính của sự chứng ngộ, một người cha và bà mẹ dâng hiến tình thương của mình cho mọi chúng sinh...
(Xem: 14731)
Cuốn sách nhỏ này không phải đã được viết ra để phô bày kiến thức của tác giảkiến thức ấy không có gì đáng để được phô bày. Nó mong ước được là một người bạn hơn là một cuốn sách.
(Xem: 13283)
“Không có tẩu thoát khỏi sự liên hệ. Trong sự liên hệ đó, mà là cái gương trong đó chúng ta có thể thấy chính chúng ta, chúng ta có thể khám phá chúng ta là gì...
(Xem: 16443)
Quyển sách này đã đem lại cho độc giả một cái nhìn mới của Tây phương đối với Phật giáo trước đây vốn hoàn toàn xa lạ và hiện nay đang rất thịnh hành ở châu Âu và châu Mỹ.
(Xem: 27227)
Milarepa là Thánh St. Francis của Tây Tạng. Chúng ta không thể nhầm lẫn âm điệu của những ca khúc này với âm điệu của những ca khúc Fioretti...
(Xem: 12018)
Trí Phật là trí kim cương. Thân Phật là thân kim sắc, cõi Phật là cõi hoàng kim, thì Đạo Phật tất nhiên là Đạo Vàng. Ánh Đạo Vàngkim quang của đức Từ bi rộng lớn phá màn vô minh, chỉ rõ đường chánh.
(Xem: 16074)
Milarepa là một trong những đạo sư tâm linh nổi tiếng nhất của mọi thời. Ngài không những là một nhà lãnh đạo kiệt xuất của dòng phái Kagyu, mà cũng là một đạo sư rất quan trọng đối với mọi trường phái của Phật giáo Tây Tạng.
(Xem: 21473)
Nếu bạn không suy nghĩ sự đau khổ của chu trình sinh tử, sự tan vỡ ảo tưởng với vòng sinh tử sẽ không sinh khởi.
(Xem: 12375)
Cuốn sách nhỏ này do Hòa Thượng Tiến Sĩ K. Sri Dhammananda là một cuốn sách có giá trị, đáp ứng được những câu hỏi như chết đi về đâu và chết rồi đã hết khổ chưa...
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant