Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sách Văn Học Phật Giáo
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

1. Pháp Lạc Thất

28 Tháng Tám 201100:00(Xem: 6209)
1. Pháp Lạc Thất

TÂM HƯƠNG TẢI ĐẠO
Tuyển tập truyện ngắn thắp lên tinh thần Đạo Giác Ngộ giữa chốn vô minh
Gió Đông xuất bản 2002
Linh Linh Ngọc

PHÁP LẠC THẤT 

Tiệc vui tưởng không bao giờ dứt, nhưng rồi cũng đến lúc bọn trẻ lục tục ra về.

Tiễn xong nhóm bạn cuối cùng, cô bé chạy ngay vào phòng khách. Ở đó, các gia nhân đang bận rộn dọn dẹp. Hoa đèn, ly tách, bánh trái, qùa tặng ... la liệt khắp từng góc phòng, mặt bàn, chân ghế. Cô cúi nhặt cây nến hồng mang số 16, đã cắm trên chiếc bánh sinh nhật đêm nay, nhìn đám gia nhân, mỉm cười với họ, rồi chạy lên lầu.

Ông Thái-Lâm đứng chờ con gái ngay ngoài hành lang rực rỡ ánh đèn.Cô bé chạy đến bên cha. Ông hỏi cô, giọng tràn ngập thương yêu:

-Thế nào, công chúa nhỏ của cha, con có vui không ?

-Thưa cha, con vui lắm.

-Nào, bây giờ con hãy nói cho cha biết con muốn món qùa gì trong ngày sinh nhật thứ 16 này?. Con muốn bất cứ thứ gì trên đời, cha cũng cho con được. Con là con gái yêu duy nhất của cha mà.

Cô bé dịu dàng nhìn cha. Cô biết, cô được cha yêu quí vô cùng. Cha cô vẫn nói, cô giống mẹ từ chân tơ, kẽ tóc, vừa xinh đẹp, vừa tài hoa. Cha thương nhớ mẹ bao nhiêu là yêu quí cô bấy nhiêu. Tai nạn thảm khốc mười một năm trước đã lấy đi tiếng cười trong tòa biệt thự nguy nga này. Chiếc máy bay riêng chở mẹ cô đi thăm bà ngoại đã lao xuống vùng biển dầy đặc sương mù. 

Cha đã sống mười năm cô đơn dù ông bà ngoại đã nhiều lần khuyên cha nên tìm người chia sẻ vui buồn. Cô không biết cha muốn sống với kỷ niệm của mẹ hay cha chưa tìm được tri kỷ cho tới khi gặp dì Quỳnh-Lan. Dì về đây chỉ mới hơn một năm thôi. Chính cô đã từng nói, cám ơn dì vì dì đã mang lại cho cha cô tiếng cười vắng tắt lâu nay. Dì chăm sóc hai cha con chu đáo, chia sẻ với cha những bân rộn trong việc kinh doanh, chia sẻ với cô những khúc mắc ở học đường.

Nhưng bỗng nhiên, sao mỗi ngày cô mỗi thấy bất ổn trong tình cảm dành cho dì. Sự bất ổn vô cớ này làm cô buồn rầu, bực bội triền miên ...

-Kìa, con gái, sao không nói đi ?. Con làm cha hồi hộp qúa. Mỗi sinh nhật con, theo mỗi tuổi, cha đã đoán biết ý con mà mua qùa. Thường là cha đoán đúng, phải không ? Sao năm nay con lại căn dặn, đừng cho con gì cả, hãy chờ buổi tiệc tan, con sẽ nói với cha là con muốn gì. Con muốn bà Tiên có chiếc đũa thần cha cũng sẽ tìm được cho con. 

Tiếng cười ròn rã của cha cô ngưng bặt khi cô nói:

-Con muốn vườn Trúc-Lâm.

-Con nói gì ? vườn Trúc-Lâm naò ? Ở đâu ?

Cô bé ngước nhìn cha. Lòng cô chợt quặn đau như có ai vò xé. Lẽ nào cha không biết vườn Trúc-Lâm ở đâu. Lẽ nào cha đã quên mẩu chuyện từng kể cho cô nghe. Khi cha mới cưới mẹ về biệt thự này, mẹ yêu ngay khu vườn sau vì vườn được bao bọc bởi những hàng trúc xanh mướt. Mẹ trồng trọt, chăm sóc thành một vườn hoa bốn mùa rực rỡ. Mẹ thường nói đùa với cha rằng vườn hoa của vua thì gọi là vườn thượng uyển, còn vườn hoa này mẹ sẽ đặt tên là vườn Trúc-Lâm vì đó là tên ghép lại của cha mẹ. Mẹ là Thanh-Trúc, cha là Thái-Lâm. Lâm còn có nghĩa là rừng nên khi ghép hai chữ trúc lâm với nhau còn có nghĩa là rừng trúc, đúng như phong cảnh của khu vườn. Mẹ cho đó là một sự ngẫu nhiên tình tứ.

Vậy mà cha đang hỏi cô, vườn Trúc Lâm nào? Ở đâu? Có phải dì Quỳnh-Lan đã hoàn toàn bôi xóa hình ảnh mẹ trong lòng cha rồi không ???.

Mắt cô bé sũng ướt, và lệ đã rơi lã chã trên ngực áo dạ hội. Cô thổn thức trách móc:

-Mẹ đặt tên vườn là Trúc Lâm, cha quên rồi sao?

Ông Thái-Lâm ngạc nhiên

-Vườn hoa trong biệt thự này ư ?

-Vâng

-Con gái yêu ơi, cha đâu có quên mẹ con đặt tên vườn là Trúc-Lâm, nhưng đó chỉ là cha mẹ nói với nhau cho vui mà thôi. Khi con hỏi xin vườn Trúc Lâm thì cha lại tưởng có khu vườn nào, ở đâu đó, mà con muốn. Biệt thự này đang là của con. Khi con đủ tuổi trưởng thành, cha sẽ trao gia tài cho con, con muốn biệt thự lớn hơn cũng có, con biết như thế chứ? Sao lại phải xin cha vườn hoa thôi?

-Con muốn được có toàn quyền khu vườn đó.

-Con đang có toàn quyền cả ngôi biệt thự cơ mà.

Cô bé cảm thấy khó làm cho cha hiểu ý mình. Cô đổi giọng hờn dỗi:

-Con không muốn cả ngôi biệt thự. Con chỉ xin vườn Trúc-Lâm, cha có cho con không ?

Ông Thái-Lâm, như đành chịu thua con gái, nói cho qua chuyện:

-Được, từ nay con là cô chủ vườn Trúc-Lâm.

Cô bé ôm choàng lấy cha, hôn lên trán, lên má ông. Nước mắt cô ướt trên vai áo cha. Cô đang khóc vì sung sướng ...

Sáng hôm sau, cô thức sớm, đi ra vườn. Khu vườn này cô đã thơ thẩn vào ra mười mấy năm rồi. Cô thuộc từng gốc bạch- mai, từng nhánh hải-đường. Cô yêu từng khóm Hạc-đính-lan, lá dài rủ xuống dáng hoa như mào chim hạc, từng giỏ phong-lan treo trong những gỉo tre, từng bụi ngâu hoa nhỏ, sắc vàng thơm ngát. Cô cũng biết là mẹ cô yêu cây ngọc-lan lắm. Mẹ cô trồng cây ngọc-lan bên hồ sen, tỏa hương thơm khắp vườn. Cha kể rằng, mẹ thường hái những bông hoa trắng muốt, dáng thon như búp tay để gài lên tóc. Rồi hoa đào, hoa hạnh, hoa hồng, hoa cúc, hoa hoàng-anh lá điểm xanh vàng, hoa phượng-tiên khi nở có ba màu đỏ, trắng, tía. Cô chậm rãi đi về cuối vườn, hít nhẹ hương thơm thoang thoảng từ dẫy cẩm-nhung năm mầu rực rỡ và không thể không dừng lại ở hàng cây bạch-hạc-tiên với những bông hoa trắng, sáu cánh, khi nở xòe ra như cái trâm cài tóc. Có lẽ vì vậy mà hoa còn có tên là hoa ngọc-trâm chăng ?...

Cô bé đã đứng ở cuối vườn, trước lều trúc. Cha cô kể rằng, khi gã làm vườn chặt bớt những bụi trúc qúa rậm rạp thì mẹ cô bảo hãy để dành, khi có đủ sẽ dựng một căn lều đơn sơ toàn bằng trúc để mẹ vào uống trà những khi quanh quẩn ngoài vườn nắng.

Từ khi mẹ mất đi, lều trúc không còn thoảng hương trà nữa ...

Nhưng kìa, có bóng ai ngồi bất động trong lều ...

Cô bé dụi mắt ...

Đó là gã làm vườn.

ngồi xếp bằng, lưng thẳng, hai bàn tay đan vào nhau, đặt ngay ngắn trước đùi. Gã nhắm mắt, hướng về phía mặt trời. Trông gã tĩnh lặng như một pho tượng, mà lại toát ra vẻ uy nghiêm kỳ diệu khiến cô bé không dám nhúc nhích.

Lâu lắm .

Rồi hai bàn tay gã rời nhau, hai chân duỗi thẳng. Gã thong thả chà sát hai bàn tay vào nhau, xong, vuốt nhẹ trên hai mí mắt và từ trán xuống cằm. Sau đó gã lại dùng hai tay xoa bóp hai bắp chân rồi mới chậm rãi đứng lên, bước ra trước lều trúc. Gương mặt tràn đầy thành kính, gã chắp tay thành búp sen trước ngực và bắt đầu cúi lạy. Cô bé nhẩm đếm, gã đã lạy sáu phương, mỗi phương ba lạy. Sau đó, gã vươn vai, và bây giờ gã mới nhìn thấy cô. 
 
-Cô chủ, cô cần tôi làm gì không ? Sao cô ra vườn sớm thế ?

Cô bé cảm thấy như mình vừa ra khỏi cơn mơ. Và rồi cô đã nhớ, cô ra vườn sớm để làm gì. 

-Này anh, nội trong ngày hôm nay tôi muốn anh dọn sạch hết vườn rau, cả những giây nho xanh và giàn thiên lý này nữa. Chặt bỏ hết.

-Sao vậy cô chủ ? Bà chủ tự tay trồng vườn rau này mà. Bà có vẻ thích lắm, nhất là giàn thiên lý.

Tội nghiệp gã làm vườn. Gã không biết, nên đã vừa chạm vào vết đau nhức trong lòng cô bấy lâu.

-Tôi là chủ khu vườn này, không có bà chủ nào khác nữa cả. Từ nay anh chỉ làm việc dưới quyền tôi. Tôi bảo anh trồng gì thì anh trồng nấy, bảo chặt bỏ gì thì anh chặt bỏ nấy, anh nghe rõ không ?

Lẽ dĩ nhiên, gã đã nghe rõ. Chưa bao giờ gã thấy cô chủ nhỏ giận dữ và lớn tiếng đến như hôm nay. Gã biết rằng, sẽ phải làm theo lời cô, nhưng cũng lo lắng, nếu phá bỏ vườn rau thì sẽ trả lời thế nào với bà chủ.

Gã thấy có điều gì bất ổn đang xẩy ra nhưng gã không thể hỏi gì hơn vì cô chủ nhỏ đang giận. Và cô đã quay đi.

Gã vào lều trúc, xách xẻng cuốc ra vườn rau ...

Bữa cơm tối, cô bé chờ đợi một trận chiến.

Nhưng lạ.

Dì Quỳnh Lan vẫn thản nhiên, âu yếm gắp thức ăn vào chén cho hai cha con cô như mọi bữa. Dì còn nói, cuối tuần này trời sẽ nắng đẹp lắm, cô có muốn đi chơi biển không ?

Cô nhìn thẳng vào mắt dì, tìm dấu vết những giọt nước mắt hồi chiều. Dì không tránh cái nhìn của cô, chỉ dịu dàng mỉm cười. Chẳng lẽ dì không mách cha về cuộc xung đột chiều nay khi dì ra vườn, và sửng sốt thấy gã làm vườn đang gom dọn những rau trái bầm dập vào thùng rác ?

Vườn rau dì vun trồng chỉ còn là khoảng đất trống.

Cô đã không để gã làm vườn phải lúng túng. Vì cô đã sẵn sàng những gì muốn nói.

-Dì chưa biết ư, từ tối hôm qua, con đã là chủ khu vườn này. Đây là vườn Trúc-Lâm, vườn mang tên cha và mẹ. Không ai được trồng gì khác ở đây ngoài những cây hoa, khóm trúc mà mẹ đã chăm bón. Cũng không ai được vào đây nữa, nếu không có phép của con.

Cô còn quay sang gã làm vườn, căn dặn:

-Từ nay anh chỉ tuân lệnh tôi mà thôi, và có bổn phận không cho ai được vào vườn nếu tôi chưa đồng ý.
Lúc đó gã làm vườn mới hiểu được uẩn khúc trong lòng cô chủ nhỏ. Gã nhìn cô, buồn rầu. Cô không có thì giờđể ý đến cái nhìn buồn rầu của gã. Cô đang sung sướng hưởng sự ngỡ ngàng, đau đớn của dì Quỳnh-Lan. Nước mắt dì tuôn chảy trên má, hai tay dì xoắn vào nhau, dì nói mà lời như nghẹn lại:

-Dì xin lỗi ...nhưng dì không có ý xâm phạm tới mẹ của con ...Trời ơi, con phải biết như thế chứ ...

-Đúng, con đã biết. Dì chỉ muốn bôi xóa hết hình ảnh mẹ trong lòng cha. Mẹ đã chết rồi, không làm gì được, nhưng còn con đây, dì đừng quên điều đó.

-Trời ơi, con nói chi lạ thế ? Mô Phật, nếu dì có lòng nào ...

Dì Quỳnh-Lan chưa dứt câu, cô bé đã vung tay tỏ ý bất cần rồi quay lưng bỏ đi ...

Cô nghĩ, thế nào dì cũng mách cha. Và cô cũng đã sẵn sàng trả lời cha.

Nhưng rõ ràng là cha chưa biết gì cả. Cha vui vẻ hỏi dì hôm nay đi lễ, chùa có đông không. Cha cũng âu yếm hỏi cô, làm được những gì trong ngày đầu tiên ở tuổi 16. Nếu dì đã mách cha thì chắc chắn cha không thể vui vẻ như thế. Cô chợt nhận thấy một điều thật đơn giản, là cô, có thể sẽ làm khổ cha, còn dì Quỳnh-Lan thì, thà cam chịu câm lặng để tránh cho cha sự phiền não khó xử.

Vậy mà cô vẫn tự cho là cô thương yêu cha ư ?.

Suốt đêm, cô bé trằn trọc. Cô cứ tưởng cô dùng quyền làm chủ vườn hoa để làm dì Quỳnh-Lan đau đớn thì cô sẽ sung sướng. Vậy mà trái lại, dì như vẫn bình an mà cô mới chính là người đang đau đớn ...

Sáng hôm sau, cô ra vườn sớm, tâm vô định mà chân bước về lều trúc. 

Cô lại thấy cảnh tượng như sáng hôm qua. Gã làm vườn ngồi xếp bằng, tĩnh lặng trong lều.

Bao nhiêu biến cố do cô mới gây ra như không hề ảnh hưởng tới gã, tới dì Quỳnh-Lan, dù đó là hai người trực tiếp nhận chịu. Tại sao thế ? Tại sao họ vẫn bình an mà cô thì ray rứt ? Tại sao cô không có được niềm an lạc như họ ?.

Cũng như sáng hôm qua, sau khi đứng ngoài lều trúc, vái lạy sáu phương, gã làm vườn mới nhận ra sự có mặt của cô. Cô tiến đến gần gã, và không đừng được để không hỏi:

-Mỗi sáng sớm anh ngồi, rồi lạy như thế là nghĩa gì ?

-Ồ ...cô chủ đã thấy ...

-Tôi thấy hôm qua và hôm nay. Khi anh ngồi, xong rồi đứng ra đây lạy, anh có vẻ bình an lắm.

-Cô chủ muốn biết điều đó không ?

-Muốn.

-Thưa cô chủ, khi tôi ngồi trong lều trúc, đó là tôi thiền tọa. Thiền tọa là ngồi tĩnh lặng, nhắm mắt, quán niệm hơi thở của mình. Quán niệm hơi thở là không nghĩ gì khác ngoài việc theo dõi hơi thở, nương vào hơi thở để có sự ổn định tâm lý mà nhận ra tự tánh của mình. Khi thở vào, ta biết ta đang thở vào. Khi thở ra, ta biết ta đang thở ra. Ta biết rằng ta đang thở, đó là hơi thởý thức. Ta đạt được những hơi thởý thức là do tâm ta chỉ chú trọng tới hơi thở nên tâm ta và hơi thở đã chuyên nhất, đã trở thành một. Điều đó có nghĩa là khi ta chỉ nhất tâm theo dõi hơi thở, thì những tạp niệm vẩn vơ, vô bổ, không còn có nơi dựa vào. Không có chỗ dựa thì tạp niệm phải buông, phải dứt. Khi tạp niệm dứt, đương nhiên là ta được an trú trong an lạc.

Cô bé ngạc nhiên qúa. Cô hiểu ngay được những lời gã làm vườn vừa nói. Gã nói trong sáng, giản dị. Gã nói như lời Phật vừa truyền qua. Cô đã hiểu ngay để có thể hỏi tiếp:

-Như thế, có phải là chỉ cần một hơi thở tỉnh thức là ta đã có thể tạo được trạng thái an lạc trong tâm, ở giây phút ấy ? Và nếu ta tập luyện để duy trì hơi thở mình tỉnh thức thường xuyên thì ta sẽ thường xuyên an lạc ?.

-Đúng thế, cô chủ ạ, cô chủ đã hiểu rồi đấy. Trong giai đoạn đầu tu thiền, khi hành gỉa ngồi thiền, chính là lúc mọi vọng tưởng dấy lên. Vọng tưởng là những thứ niệm nhớ tưởng trùng trùng điệp điệp, huân tập lâu đời, chất chứa trong ta mà ta thường ngỡ là tâm. Những niệm đó khởi lên khi đối xúc với cảnh tướng, mà cảnh tướng thì thay đổi, sinh diệt luôn luôn nên niệm đó không thật. Bởi không nhận rakhông thật nên ta vẫn dựa vào vọng tưởng, ngỡ giả là thật mà mãi chìm đắm trong vô minh

-Làm sao nhận ra được đâu là vọng tưởng, đâu mới thật là tâm ?.

-Phải tu, cô chủ ạ. Có nhiều pháp tu, bởi chúng ta, trí huệ chẳng đồng nên mỗi người tự chọn pháp nào hợp với mình. Pháp nào cũng đi đến mục đíchgạn lọc hết vọng tưởng nhiễm ô để thấy được tự tánh thanh tịnh của mình. Vọng tưởng như mây, tự tánh như trăng. Mây bay đi, trăng sẽ tỏ. 
 
Cô bé cảm thấy lòng như nở hoa. Cô lại hỏi:

-Sau khi thiền tọa, anh lạy sáu phương là lạy những gì ?

-Lạy sáu phương là sự thực tập để có một đời sống đạo hạnh. Khi lạy phương Đông, ta hướng niệm lòng ghi ơn cha mẹ, tạ ơn công đức sinh thành tựa biển rộng sông dài. Khi lạy phương Tây, ta hướng niệm tới tình gia đình ruột thịt, nghĩa gắn bó vợ chồng tận tụy thủy chung. Khi lạy phương Nam, ta hướng niệm ơn thầy cô, những người đã vì yêu thương mà hết lòng khai sáng trí tuệ ta. Khi lạy phương Bắc, ta hướng niệm tới tình bằng hữu thâm sâu, tình tri kỷ chia xẻ ngọt bùi. Khi lạy phương Hạ, ta hướng niệm tới những người cùng ta làm việc, góp công sức và trí tuệ để hoàn tất nhiệm vụ tốt đẹp. Sau hết, khi lạy phương Thượng, ta hướng niệm về các bậc hiền nhân quân tử, về những người đã có đời sống như tấm gương trong sáng cho ta soi mà sửa mình rèn trí.

Cô bé đứng lặng trong nắng mai. Lòng cô không phải chỉ như đóa hoa vừa nở mà cô cảm thấy như cả khu vườn, muôn hoa đều đang nở rộ trong cô. Cô không thể ngờ rằng, chỉ cần dăm ba phút trong ngày, nếu hiểu biết và hướng tâm mình cho đúng, ta có thể được hưởng niềm an lạc mênh mông không gì mua được. Cô bé nhìn gã làm vườn. Cô dịu dàng nói với gã:

-Từ sáng mai, anh dạy tôi thiền tọa nhé !

Ngạc nhiên, nhưng gã nói:

-Vâng, thưa cô chủ, tôi là người tuân hành theo ý cô mà.

Từ đấy, lều trúc trở thành đạo tràng, nơi mỗi sáng sớm cô chủ nhỏ và gã làm vườn cùng yên lặng thiền tọa. Cô rất thông minhthành tâm nên không bao lâu cô đã đạt được tới trạng thái, tâm của cô đồng nhất với không gian, trong đó, mọi hình tượng, sắc thái đều tan biến. Không gian trở nên nền tảng của vũ trụ, và thân tâm cô nhẹ như mây khói. 

Những buổi thiền tọa sau đó, cô cố gắng quán chiếu sâu sa hơn để tiến tới bốn tâm tư lớn trong đạo pháp. Tứ Vô Lượng Tâm đó là Từ, Bi, Hỷ, Xả. Cô đã ngồi xếp bằng theo thế kiết gìa, chắp tay búp sen để nghe gã làm vườn giảng về bốn biển bao la này. Gã nói:

-Thưa cô chủ, tâm Từ là sự thương yêu, sự hòa đồng, sự rộng lượng mà ta có thể mang đến cho người khác. Người có tâm Từ sẽ dễ dàng giải tỏa được những giận hờn, ganh ghét. Tâm Bi là trải lòng rộng ra, tự nguyện thực hiện những việc có thể làm vơi đi những đau khổ cho người khác. Hai tâm Từ và Bi là những tình thương ta tự nguyện hành trì mà không hề mong chờ được đền trả. Tâm Hỷ là luôn luôn sẵn sàng đem niềm vui đến cho người và mở rộng lòng mà vui theo cái vui của người. Cuối cùng, tâm Xả là quán chiếu chánh niệm để đạt được sự an tịnh, thanh thản, hầu tạo được những mối tương quan bình đẳng, đẹp đẽ giữa muôn người, muôn loài. Luyện được tâm Xả ta sẽ xua tan hết lòng đố kỵ, nghi hoặc

Cô bé lắng nghe chăm chú. Những điều cô vừa nghe thật cao siêu mà cũng thật giản dị. Cô nhận ra ngay rằng, giáo lý của Đạo Phật không phải chỉ là lý thuyết mà là sự hành trì. Người Phật Tử, dù tụng ngàn pho Kinh cũng chưa phải là người hiểu Đạo nếu không áp dụng được Giáo lý đó cho bản thân mình và cho đại chúng.

Không bao lâu, cô bé bỗng nhận thấy, sau những bổn phận và công việc thường ngày, cô chỉ mong mau mau tới giờ xuống lều trúc thiền tọa. Lòng cô tràn đầy vui vẻ mỗi khi cô bước vào lều trúc để ngồi thiền. Chính vì sự vui vẻ đó mà cô đã nghĩ đến một cái tên rất đẹp để đặt cho lều trúc.

Một buổi sáng, cô xuống vườn sớm hơn thường lệ, định nói với gã làm vườn là từ nay lều trúc sẽ có tên là Pháp-Lạc-Thất, nghĩa là nơi tu học vui vẻ

Nhưng, lều trúc vắng lặng một vẻ khác thường, chỉ có tiếng lao xao của lá trúc đong đưa trong gío. Cô đến bên tọa cụ, nơi vẫn thiền tọa thì thấy một phong thư. Đó là phong thư gã làm vườn để lại :< Thưa cô chủ, cô chủ đã đạt được niềm thanh tịnh, an lạc rồi. Cô chủ sẽ sống đời thoải mái, hạnh phúc vì điều cô chủ đạt được chính là Đạo Lý Giác Ngộ. Trong Đạo Lý Giác Ngộ, thương yêu phải đi đôi với hiểu biết

Không hiểu biết thì không thể thương yêu. Cô chủ đã đạt, nên cô chủ sẽ cảm thấy rõ ràng, thương yêu cũng chính là hiểu biết. Cô chủ sẽ không cần tôi hướng dẫn nữa. Xin phép cô chủ cho tôi được ra đi để hoàn thành điều tôi tâm nguyện >.

Cô bé cảm thấy lòng mình chùng xuống một mất mát lớn lao. Cô ngước nhìn cây Bồ Đề có tàng lớn che trên mái lều trúc. Cô nhớ, có lần gã làm vườn đã nói với cô về cây Bồ Đề. Nó có tên nguyên thủy là cây Pippala. Thái-tử Siddhatta, tức sa-môn Gotama đã đắc đạo dưới gốc cây Pippala sau bao khổ công quán chiếu, dựa trên sự vận dụng minh mẫn của tri thức. Đạo Tri Thức, theo tiếng Magadhi là Buddha. Bởi Đức Phật đắc đạo dưới gốc cây Pippala nên cây Pippala được gọi là cây Bodhi, vì chữ Bodhi cùng họ với chữ Buddha. Cây Bodhi được ta phiên âm thành cây Bồ Đề từ đấy.

Một chiếc lá Bồ Đề nhẹ rơi. Cô đưa tay ra, đỡ lấy, rồi đi về hướng hồ sen.

Bông sen đầu mùa vừa nở, ngào ngạt hương. Cô ngồi xuống bên hồ, chăm chú nhìn. Bông sen, với những cánh mầu hồng đào ôm lấy nhau, vươn lên từ mặt hồ trong vắt. Những lá sen xanh mướt, hân hoan như trợ lực đóa hoa đón ánh mặt trời vừa rạng. Nhìn kỹ hơn, từ bông sen, cô bé không chỉ thấy đài hoa, cánh hoa, nhị hoa mà cô còn thấy cả bùn, đất, gío, cát, nắng, mưa ... Tất cả những thứ đó giúp bông sen có mặt. Nếu không có bùn, đất, gío, cát, nắng, mưa ...thì bông sen không thể có mặt. Sự có mặt của cái này ở trong sự hiện hữu của cái kia.

Đó là bài học về nguyên lý của Tương NhậpTương Tức mà gã làm vườn đã từng dạy cô. 
 
Đó là sự tương quan trùng trùng của vũ trụ.

Thực thể, gã làm vườn đã ra đi, nhưng trong tương quan mênh mông huyền nhiệm mà cô vừa quán chiếu được, thì gã vẫn còn đây, trên chiếc lá này, trên bông hoa kia, trên khóm trúc nọ. Chiếc lá, bông hoa, khóm trúc đang vì gã mà có mặt. Cô bé thấy rõ như thế. Và cảm giác mất mát, buồn rầu hoàn toàn tan biến.

Trở lại Pháp-Lạc-Thất, hướng về phương Nam, cô chắp tay búp sen, lạy ba lạy.

Đó là bài học đầu tiên, Lạy Sáu Phương, để thực tập đời sống đạo hạnh mà cô đã được gã làm vườn chỉ dẫn.

Cô vừa cúi lạy phương Nam.

Đó là phương mà người hành giả hướng niệm tới bậc thầy đã khai sáng trí tuệ cho mình. 
 
Linh Linh Ngọc 
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 14847)
Ngài Nam Tuyền nói: “Tâm bình thường là đạo.” Chư vị Tổ sư dùng đến vô số phương tiện cũng không ngoài việc dẫn dắt người học đạt đến tâm bình thường này.
(Xem: 17775)
Các phần lý thuyếtthực hành chứa đựng trong sách này có tác dụng dẫn dắt tâm chúng ta đến chỗ thấu hiểu sâu xa hơn về sự sống và chết, về vô thường và khổ đau.
(Xem: 18206)
Với người chịu dày công tìm hiểu, đạo lý không có gì là bí ẩn; với người biết suy xét, hiểu được đạo lý không phải là khó khăn.
(Xem: 14976)
Khi chúng tôi mới gặp nhau, tôi là một thành viên tích cực của Câu lạc bộ Lotos, nhưng từ khi bắt tay vào việc soạn sách “Vén màn Isis” tôi đã chấm dứt hẳn mọi liên hệ với các hội hè đình đám...
(Xem: 13171)
Quyển hồi ký này của tu sĩ Yogananda có một giá trị độc đáo vì nó là một trong những tác phẩm nói về các bậc thánh nhân, hiền triết Ấn Độ.
(Xem: 21129)
Trong lúc thiền quán, tôi tập trung suy nghĩ rất nhiều những lời thầy dạy. Tôi bừng tỉnh nhận ra quả thật điều mà tôi khổ công tìm kiếm không phải là việc say mê dành trọn thời gian cho việc tu tập thiền định.
(Xem: 32550)
Cho đến nay Phật giáo đã tồn tại hơn 2.500 năm, và trong suốt thời kỳ này, Phật giáo đã trải qua những thay đổi sâu xa và cơ bản. Để thuận tiện trong việc xem xét, lịch sử Phật giáo có thể được tạm chia thành bốn thời kỳ.
(Xem: 15295)
Những ảnh hưởng tích cực của thiền đối với cuộc sống con người không hề bị giới hạn bởi bất cứ yếu tố khác biệt nào, cho dù đó là chủng tộc, giai cấp, tuổi tác hay giới tính...
(Xem: 12339)
Trong chuyến du hành sang Ai Cập, tác giả đã dày công thâu thập được nhiều kinh nghiệm huyền linh và thần bí. Ngoài ra tác giả còn trình bày những khía cạnh bí ẩn khác của xứ Ai Cập...
(Xem: 12828)
Trải qua dòng lịch sử, nhân loại đã thực hiện được nhiều kỳ công vĩ đại, nhưng con người vẫn phải bóp trán suy nghĩ để tìm hiểu ý nghĩanguyên nhân của sự đau khổ...
(Xem: 27470)
Tám mươi tư vị đại sư trong tác phẩm này là những vị tổ sư của phái Đại thủ ấn truyền thống, sống trong thời kỳ từ thế kỷ thứ 8 đến thế kỷ 12.
(Xem: 12127)
Đã biết nhân quả theo nhau như bóng với hình, nên kể từ đây chúng ta hãy phát tâm dũng mãnh làm mới lại mình, sám hối, ăn năn những sai lầm đã phạm trước kia.
(Xem: 34911)
Khi đức Phật còn trụ thế, ngài từng nói với tôn giả A-nan rằng: “Này A-nan! Sau khi ta tịch rồi, giới luật chính là thầy của các ngươi đó. Giới luật sẽ bảo vệnâng đỡ cho các ngươi.”
(Xem: 17728)
Tập truyện này kể lại nhiều câu chuyện mang tính giáo dục cao, có thể giúp dạy bảo, khuyên răn nhằm bồi dưỡng nhân cách, đưa con người hướng đến Chân, Thiện, Mỹ...
(Xem: 11803)
Mùa xuân đồng nghĩa với mùa hoa có từ khi thiên địa mới mở. Nó có thật mà như mơ, trong trẻo thanh cao, vô tư bên cạnh cõi Ta-bà phiền não đầy những giá trị giả.
(Xem: 12638)
Trước cuộc du hành đầu tiên của tôi, phương Đông đã xâm chiếm tâm hồn tôi với một sự hấp dẫn vô cùng mạnh mẽ. Về sau, tôi quay sang việc khảo cứu các kinh điển của Á châu...
(Xem: 14563)
Trong sách này, tác giả đã diễn tả cả một nền văn minh truyền thống dưới cặp mắt của một người bản xứ nhìn vào mọi khía cạnh sinh hoạt, vật chấttâm linh, của đất nước Tây Tạng...
(Xem: 32449)
"BÀI HỌC NGÀN VÀNG" là câu chuyện đã có từ xưa, một câu chuyện vô cùng thâm thúy và bổ ích cho thế đạo nhân tâm.
(Xem: 19451)
Tu Là Chuyển Nghiệp - Tuyển tập 7 bài viết về "nghiệp" trong Phật giáo - HT Thích Thanh Từ
(Xem: 12966)
Tập sách này là một sự tập hợp các bài biên khảo đã được đăng trong các tạp chí Phật giáo. Các bài: Triết lý quanh đèn, Triết lý chiếc nôi, Cái nhìn...
(Xem: 14080)
Nay nhìn lại, tôi nhận ra nếp sống nhà chùa là nếp sống tình thươngtrí tuệ. Người trong thơ đã mở nguồn cho tôi vào đạo và mở nguồn cảm xúc cho tôi bây giờ.
(Xem: 14263)
Chỉ khi nào làm mọi việc mà không thấy có mình làm, không thấy có chúng sinh được cứu độ, không thấy mình và chúng sinh có sự khác biệt đó mới là vô ngã.
(Xem: 15310)
Anh đã từng xót thương, như tự xót thương anh thuở nào thơ dại, khi bắt gặp trên đường những nét nhăn mà móng vuốt của cuộc đời đã cày trên trán ai như trán em bây giờ...
(Xem: 14134)
...ý nghĩa của đời sống phải được tìm thấy ngay trong những giây phút quý giá mà ta đang còn được sống. Đó là niềm hạnh phúc khi chúng ta được thương yêu...
(Xem: 14119)
Những gì sẽ được trình bày trong tập sách mỏng này thật ra không có gì mới lạ, mà chính là những gì đã từng được đức Phật Thích-ca Mâu-ni giảng dạy cách đây hơn 25 thế kỷ!
(Xem: 11950)
Yêu thương là cội nguồn của hạnh phúc, thậm chí trong một chừng mực nào đó còn có thể nói rằng yêu thương chính là hạnh phúc, như hai mặt của một vấn đề không chia tách.
(Xem: 53137)
Thiền như một dòng suối mát, mà mỗi chúng ta đều là những người đang mang trong mình cơn khát cháy bỏng tự ngàn đời.
(Xem: 11649)
Người viết cũng tin tưởng là tất cả chúng ta đều có thể thực hiện việc phóng sinh mỗi ngày trong cuộc sống. Và điều đó có thể mang lại những kết quả rất kỳ diệu...
(Xem: 13913)
Tập sách vừa là một trang đạo, vừa là một trang đời đẫm đầy mọi thử thách, chông gai mà Thầy đã từng trải, đã đi qua trong suốt cuộc hành trình của tháng năm tuổi trẻ.
(Xem: 13806)
Mỗi người chúng ta thường chỉ nhận biết được một số những khía cạnh nhất định nào đó mà chúng ta cho là khổ đau, và vẫn không ngừng đắm say trong vô số những niềm vui nhỏ nhặt...
(Xem: 20679)
Phật giáo luôn xem vấn đề sống chết là điều quan trọng nhất cần phải được nhận hiểu một cách thấu đáo. Đây là điểm tương đồng giữa tất cả các tông phái khác nhau trong Phật giáo.
(Xem: 14308)
Quyển sách này là sáu nói chuyện Jiddu Krishnamurti trình bày tại những Trường đại học Ấn độ và những Học viện Công Nghệ Ấn độ giữa năm 1969 và năm 1984.
(Xem: 13428)
Thật là một nghịch lý khi hành tinh này ngày càng có đông người sinh sống hơn nhưng mối quan hệ giữa người với người lại ngày càng trở nên xa cách, nhợt nhạt hơn.
(Xem: 13605)
Phật Giáo hiện hữu trên thế gian nầy từ vô lượng kiếp và Phật Giáo đã được hình thành bằng hình thức khế lý khế cơ qua hơn 2.500 năm lịch sử trên quả địa cầu này...
(Xem: 34140)
Chúng ta đang rất cần chú ý đến những mối quan hệ gia đình trong môi trường mới, nhằm có thể duy trì và phát triển được hạnh phúc ngay cả trong những điều kiện khó khăn nhất mà cuộc sống đòi hỏi.
(Xem: 16205)
"Phật Pháp Cho Sinh viên" là kết quả của hai buổi nói chuyện đạo của Ajahn Buddhadàsa vào tháng Giêng năm 1966 với các sinh viên viện Ðại học Thammasat ở Bangkok.
(Xem: 14066)
Quyển sách "Nguồn an lạc" này, được biên tập từ các bài giảng phổ thông của Hòa thượng Viện trưởng tại Thiền viện Trúc Lâm và các Thiền viện trực thuộc, cũng như đạo tràng các nơi.
(Xem: 14195)
Bóng trúc bên thềm là tập hợp những trang tùy bút mà tôi đã trải lòng trong những năm gần đây. Chung quy không ngoài những chuyện thường ngày của cuộc sống...
(Xem: 13548)
Yêu thương và được yêu thươnghai mặt không tách rời nhau của cùng một vấn đề. Khi bạn yêu thương, bạn cũng đồng thời nhận được sự thương yêu.
(Xem: 15891)
Phật pháp quảng đại vô biên, bình đẳng viên dung, có tác dụng thông trên suốt dưới. Phương thuốc ấy là: Người người phải bình tâm tỉnh trí, an lạc không ở bên ngoài...
(Xem: 13499)
Phật học và Y học là một trong những loạt bài nói chuyện cùng các giáo sư và bác sĩ của bác sĩ Quách Huệ Trân tại Học Viện Y Dược Trung Quốc, được cư sĩ Lý Nghi Linh ghi lại thành sách.
(Xem: 22945)
ĐẠO PHẬT VỚI CON NGƯỜI, cống hiến con người một phương châm giải thoát chân thật, đem lại sự ích lợi cho mình, cho người và kiến tạo một nền tảng hòa bình vĩnh viễn...
(Xem: 27722)
Khi đối diện với việc cầu nguyện, chúng ta thường có nhiều nghi vấn. Nghi vấn đầu tiên là cầu nguyện có kết quả không?
(Xem: 13891)
Đối với Phật tử Việt Nam chúng ta nhất là những người theo truyền thống đại thừa, danh từ Phật hay “Bụt” đã trở thành một khái niệm vừa thiêng liêng vừa gần gũi.
(Xem: 24930)
Thuở xưa, khi Đức Phật thuyết giảng cho một vị nào đó, một cư sĩ hay một bậc xuất gia, chỉ với một thời pháp rất ngắn, thậm chí đôi khi chỉ vài câu kệ, mà vị đó, hoặc là đắc pháp nhãn...
(Xem: 13941)
Đức Phật dạy chúng ta phải giải quyết những vấn đề trong cuộc sống qua sự hiểu biết rõ ràng về bốn sự thật trong đời sống: Khổ, nguyên nhân của khổ, làm thế nào diệt khổcách sống an vui hạnh phúc...
(Xem: 31306)
Ít người muốn đối diện với sự thật là các ý nghĩ và cảm nhận của họ đều vô thường. Tuy nhiên, một khi đã biết được như thế rồi thì ít ai có thể phủ nhận sức mạnh của sự thật này...
(Xem: 13856)
Được thân người và gặp được Phật Pháp mà để cho thời gian luống qua vô ích thì quả là uổng cho một kiếp người. Xin hãy lắng nghe và phụng hành theo những lời khuyên dạy của Đức Từ Phụ...
(Xem: 15553)
Hỡi những ai thực tâm muốn giác ngộ để tu trì giải thoát, hãy vững niềm tin: Phật là Phật đã thành, chúng ta là Phật sẽ thành. Tin như vậy sẽ đưa ta đến chỗ có tâm niệm chân chánh...
(Xem: 14954)
Tập sách bao gồm những bài thuyết pháp thật phong phúthiết thực của Giảng sư LOKANATHA gốc người Ý, nguyên là tín đồ Thiên Chúa Giáo La Mã, bỗng giác ngộ quay về quy ngưỡng Phật Ðạo...
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant