Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sách Văn Học Phật Giáo
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Đạo Phật An LạcTỉnh Thức

08 Tháng Hai 201100:00(Xem: 15556)
Đạo Phật An Lạc Và Tỉnh Thức

THIỆN PHÚC
ĐẠO PHẬT AN LẠCTỈNH THỨC

“Buddhism, a religion of Peace, Joy, and Mindfulness”
Tổ Đình Minh Đăng Quang

MỤC LỤC
Lời Giới Thiệu 
Lời Mở Đầu
1. Thiền Là Gì 
2. Thiền Và Thiền Học 
3. Vào Thiền 
4. Thiền Định Của Người Phật Tử Tại Gia
5. Thiền Cho Xuất Gia Hay Tại Gia ?
6. Thiền Để Chứng Đắc Cái Gì ? 
7. Thiền Và Chăn Trâu 
8. Tu Cách Nào Cho Được Định? Thiền Hay Tịnh Độ? 
9. Phương Pháp Tọa Thiền
10. Ai Có Thể Hành Thiền?
11. Khi Thiền Mà Nước Miếng Cứ Tuôn Ra Là Sao?
12. Ngọa Thiền 
13. Thiền Trong Lúc Đi
14. Thiền Dành Cho Ai? 
15. Thiền Trong Lúc Ăn
16. Làm Sao Để Có Chánh Niệm?
17. Ba Cõi Và Thiền
18. Thiền Và Thanh Tịnh
19. Người Phật Tử Dùng Tâm Nào Để Thiền ?
20. Tu Tâm 
21. Thiền Và Thế Giới Hư Ảo
22. Tại Sao Tọa Thiền Càng Nhiều, Vọng Tưởng Càng Dấy Lên 
23. Thiền Và Vô Minh 
24. Thiền Và Chánh Niệm
25. Thiền Là Ném Bỏ Hành Trang cho Kiếp Luân Hồi 
26. Người Mới Bước Vào Thiền Nên Tu Theo Ngài Thần Tú Hay Huệ Năng?
27. Thiền Và Giác Ngộ
28. Sống Thiền Thì Cõi Ta Bà Sẽ Trở Thành Niết Bàn 
29. Ngồi Thiền Mà Niệm Khởi Lên Có Sợ Không 
30. Lúc Tọa Thiền Có Nên Suy Tư Về Một Vấn Đề Gì Không? 
31. Thiền Và Tâm Lý Trị Liệu 
32. Sống Tỉnh Thức 
33. Thiền Và Hơi Thở
34. Thiền Và Sự Ngưng Suy Tưởng 

35. Thiền Và Sự Căng Thẳng Thần Kinh 
36. Thiền Và Vô Tâm 

37. Hãy Tìm Hiểu Thêm Về Bài Kệ Của Tổ Bồ Đề Đạt Ma

38. Thiền Và Sự Không Dính Mắc

39. Thiền Và Sự Buông Xả 

40. Thiền Và Thế Giới Cực Lạc 

41. Ai Có Thể Dùng Pháp Để Đốn Ngộ Trong Nhà Thiền ? 

42. Phong Thái Của Người Hành Thiền 

43. Thiền Và Tha Lực 

44. Cái Nhìn Của Người Phật Tử Hành Thiền 

45. Thiền Và Chứng Đắc 

46. Thiền Là Tìm Trở Về Với Cái Phật Tánh Sẳn Có Của Mình

47. Làm Cách Nào Để Tâm Ta Lúc Nào Cũng Có Chánh Niệm

48. Kiến Tánh 

49. Thiền Và Ma 

50. Thiền Và Tám Con Đường Cao Quý 

51. Thiền Và Sự Chú Ý Đơn Giản 

52. Thiền Và Tứ Vô Lượng Tâm 

53. Thiền Trong Đời Sống 

54. Bài Thiền Không Tên 

55. Thiền Và Tâm 

56. Người Hành Thiền Có Nên Phân Biệt Vọng Niệm Để Mà Không Theo Hay Không? 

57. Những Bài Kệ Hay Trong Nhà Thiền 

LỜI GIỚI THIỆU

Kính thưa chư vị hành giảthiện hữu tri thức

Quý vị đang cầm trên tay quyển sách Đạo Phật An LạcTỉnh Thức. Đây là kết quả của một sự cố gắng học hỏi, sưu tập, và tham khảo khá công phuđệ tử Thiện Phúc đã và đang thực hiện, với tâm nguyện chia sẻ kinh nghiệm tu và học cùng chư huynh đệ đạo bạn gần xa, đặc biệt là san sẻ nguồn pháp lạc với Đạo Tràng Tu Học Chùa Huệ Quang, thành phố Santa Ana, tiểu bang California, Hoa Kỳ. 

Thưa chư vị, 

Phật pháp thì vi diệu thậm thâm, trong lúc đó, phàm trí của con người thì quá ư là giới hạn. Do đó, không một ai có thể tự cho mình là thông hiểu đạo pháp một cách tường tận và rốt ráo được. May ra nhờ tinh tấn học hỏihành trì những gì Phật-Tổ đã dạy thì chúng ta mới đón nhận được hương vị giải thoátan lạc được. 

tư tưởng và triết lý của Đạo Phật có cao siêu đến đâu đi nữa, nếu nó không đáp ứng được nhu cầu căn bản của con người trong mọi thời đại--giải quyết khổ đau và phiền muộn trong cuộc sống--thì chắc hẳn hôm nay, Phật giáo đã trở thành những món đồ cổ trong các Bảo tàng viện hay những lý thuyết xa vời nặng tính thuần lý nằm trong những pho sách dày cộm ôũ các thư viện.

Ngược lại, Phật giáo trong hơn hai mươi lăm thế kỷ đã và đang đóng góp cho cuộc sống con người và các thời đại bằng tinh thần đưa đạo Phật vào đời sống của mọi cá nhân, gia đìnhxã hội dựa trên căn bản. Tùy duyênbất biếnBất biếntùy duyên. Với tinh thần khế cơ khế lý đó, các hàng đệ tử xuất giatại gia khéo ứng dụng những lời dạy vàng ngọc thiết yếu của Đức Từ Phụ vào đời sống hiện thực, nhằm chuyển hóa con ngườixã hội, từ bỏ tham lam, sân hận, si mê, ích kỷ...; đồng thời, quyết chí tu tập các hạnh Bố thí, trì giới, nhẫn nhục, thiền quán, lợi tha... Nhờ sống và hành trì đúng như giáo pháp mà qua bao thế hệthời đại, người Phật tử đã và đang làm vơi bớt những buồn đau thống khổ, những dại dột nhất thời cho mình, cho người và chúng sanh mọi loài. 

Cũng chính nhờ khéo tu tậpáp dụng đạo pháp vào cuộc đờichúng ta đã và đang làm hiển lộ những giá trị cao đẹp từ ngàn xưa đến hôm nay và mai hậu. Dòng sinh mệnh của Phật giáo tiếp tục không ngừng đem lại lợi íchan lạc cho chúng sanh không hẳn là nhờ vào giáo lý tuyệt vời mà phần lớn là nhờ vào sự thể hiện giáo lý ấy trong đời sống thường nhật của chúng ta, trong cách sinh hoạt và cư xử từ cái đi, đứng, ngồi, nằm, từ những lời nóiý nghĩ. Đạo Phậtgiá trị, lợi íchhiện thực hay không là ở điểm nầy vậy.

Mặc dầu tập sách nầy đã được duyệt và bổ chính nhiều phần, tôi thiết nghĩ, nó vẫn chưa phải là một công trình hoàn hảo. Kính mong chư thiện tri thức cao minh chỉ giáo cho để chúng ta cùng học và hành đúng như giáo pháp của Phật. 

Trước khi kết thúc, tôi xin được phép ghi lại lời dạy của Đức Từ Phụ đã thường khuyên nhủ chúng ta

Trong các pháp cúng dường
đem thân tâm hành trì Phật pháp

không mệt mỏi, không gián đoạn.

Đó là một trong các pháp

cúng dường cao cả nhất. 

Với tâm niệm. Kiến hòa đồng giải, tôi xin chân thành giới thiệu tập sách này đến cùng chư thiện hữu tri thức hành giả xa gần. Cầu nguyện cho chúng ta và tất cả chúng sanh tỏ ngộ Phật pháp, đồng tu đồng học để thêm vui bớt khổ, nhiều an lạc ít phiền não và sớm trở về với bổn tánh thanh tịnh, giác ngộgiải thoát như chư Phật. 

Trân Trọng 
Mùa Phật Thành Đạo, California 

Tháng Chạp, năm Bính Tý (1997) 

Tỳ Kheo Thích Vân Đàm 

 
 

LỜI MỞ ĐẦU

Trong xã hội quay cuồng hiện tại, tâm trạng con người, không nhiều thì ít, đều mang những nỗi lo âu sợ sệt. Lo sợ già, bịnh, khổ, nghèo, cơ cực, và nỗi lo sợ to lớn nhất của con người từ xưa đến nay vẫn là cái chết. Chúng sanh đã lăn trôi trong vòng luân hồi sanh tử không cùng không tận cũng chỉ vì những lo sợ nầy. Vì lo sợ mà cố cưỡng lại luật vô thường. Vì cố cưỡng lại luật vô thườngmê lầm gây ra các ác nghiệp để rồi từ đó cứ mãi lặn ngụp trong bể khổ sanh tử luân hồi.

Chính Đức Từ Phụ đã nhìn thấy rõ những điều nầy nên Ngài đã quyết từ bỏ cung vàng điện ngọc, cắt ái ly gia để tìm cho ra con đường giải thoát. Ngài đã khó công tu trì và đạt thành đạo quả Bồ Đề Vô thượng. Ngài đã thấu triệt những nguyên lý của vũ trụvạn vật. Ngài đã nhìn thấy trên đường sanh tử của chúng sanhtrùng trùng điệp điệp những mộng mị, mộng đẹp thì ít mà ác mộng thì nhiều. Chính vì bị những mộng mị chập chùng ấy mà chúng sanh đã quên mất nẻo về; chúng sanh đã đánh mất quê hương Chân Như, hay nói trắng ra là đã đánh mất chính mình. 

Lời dạy của Đức Từ Phụ tuy đã hơn hai ngàn năm trăm năm nay, vẫn là những chân lý hiện hữu tuyệt vời, không thể suy lường và luận bàn được. Dãy Ngân Hà và những Thái Dương hệ cũng như Địa Cầu mà chúng ta đang ở, có thể một ngày không xa nào đó, sẽ bị nổ tung và tan ra làm từng mảnh vụn, chứ những lời Phật dạy lúc nào cũng là những chân lý bất di bất dịch. Giáo pháp của Ngài chẳng những đã đưa con người của xã hội loạn động tại Ấn Độ thời bấy giờ đến chỗ yên vui, mà còn giúp cho con người của muôn vạn đời sau biết đường biết nẻo mà trôũ về quê hương của chính mình. 

Từ vô thỉ chúng sanh đã đi trong bóng đêm dày đặc của vô minh, không biết mình là ai, không biết mình từ đâu tới. Đến đâu và đi đâu cũng không biết nốt. Chỉ biết mượn giả làm chân và cứ mãi làm thân Lữ Khách dừng hết trạm nầy đến trạm khác. Đức Từ Phụ, vì lòng từ bi mẫn chúng, đã đem hết những gì Ngài liễu ngộ ra chỉ dạy cho chúng sanh, những mong ai nấy cũng đều giác ngộ như Ngài, và những mong cái thế giới Ta Bà uế trược khổ đau nầy sẽ biến thành một ao sen khổng lồ, ngát hương thanh khiếtan tịnh. Giáo pháp của Ngài tuy có cao siêu vượt cách; tuy nhiên, nó không khó cho những ai thành tâm cầu tu giải thoát, mà nó sẽ khó khăn không cùng cho những kẻ cứ lặn lội trong vòng hí luận của ngôn từ

Đức Từ Phụ đã ân cần dặn dò chúng đệ tử là đừng phí công biện luận, vì biện luận không khéo sẽ trở thành ngụy biện. Thí dụ như những ai chưa đầy đủ căn cơ mà còn ăn thịt chúng sanh thì cứ thành tâmchấp nhận đi để rồi từ từ chuyển hóa, chứ đừng biện bạch thế nầy thế nọ, càng biện bạch càng sa lầy. Ngày nào mà chúng ta hãy còn lẫn quẫn trong vòng mê mờ, không nhận ra đường chánh nẻo tà, đem vọng tưởng mà tạo các nghiệp không thiện của việc làmlời nói, thì ngày đó tâm thức của chúng ta vẫn chưa thực sự trở về nguồn an tịnh. Muốn có được một đời sống an lạctỉnh giác thật sự, chúng ta nên nỗ lực thực hành những lời dạy cao quý của Đức Từ Phụ. Nhờ vào công phu tu tập hằng giờ hằng ngày, chúng ta có thể chuyển hóa những hạt giống trong tâm thức của mỗi chúng ta, tham lam ích kỷ thành phóng xả lợi tha, nóng giận sợ hãi thành an nhiên bình tỉnh, mê lầm cố chấp thành sáng suốt hỷ xả. Khi tâm thức chúng ta chuyển đổi trên chiều hướng thượnggiải thoát thì, không những riêng ta được an vui tự tại mà những người chung quanh chúng ta như thân nhân, bằng hữu và xóm giềng xa gần đều được lợi lạc vô cùng do sự học hỏihành trì giáo pháp mà mỗi chúng ta đang ngày đêm thực nghiệm. 

Nay nhờ sự chỉ dạy của quý thầy và qua tham biện Phật kinh, vì thấy quá lợi lạc cho chính bản thân mình, nên tôi quyết biên soạn lại quyển Đạo Phật, An LạcTỉnh Thức. Quyển sách nhỏ nầy không nhằm mục đích nào cao xa, mà chỉ nhằm giúp giới thiệu cho những ai đang mong mỏi được đi trên con đường thanh tịnh mà năm xưa Đức Từ Phụ đã đi. Những lời chỉ dạy của Đức Từ Phụ và quý thầy không phải là những kỹ thuật tầm thường, mà là những kinh nghiệm thực tiển. Những kinh nghiệm chẳng những đã đưa Phật về chỗ vô sanh mà còn đưa các thầy tổ về chỗ tịnh tịch nữa. Hỡi những ai thực tâm muốn giác ngộ để tu trì giải thoát, hãy vững niềm tin: Phật là Phật đã thành, chúng ta là Phật sẽ thành. Tin như vậy sẽ đưa ta đến chỗ có tâm niệm chân chánh, thực hành đúng phương pháp của Phật dạy, chánh tâm nghiên cứu, và không bao giờ nghi ngờ Phật pháp. Liễu ngộ được như vậy thì cho dù rừng thiền có mênh mông, nhưng nẻo thiền của ta sẽ hiển lộ. Đơn giản thôi, hãy hành trì những gì Phật dạy thì không lo gì không được về quê hương mình. Ví bằng cứ mãi mê chấp thì không sớm cũng chầy sẽ rơi vào tà thuyết mê tín mà uổng cho một đời.

Trong quyển sách nầy, quý vị sẽ không bao giờ tìm thấy bất cứ cái gì mà không có lợi lạc cho đời sống của chúng ta. Quý vị sẽ không bao giờ tìm thấy bất cứ một công án nào. Quý vị sẽ không cần tới một chút nghi tình nào, hoặc không phải suy nghĩ một chút xíu nào khi hành thiền, mà ngược lại quý vị sẽ chỉ tìm thấy những gì có lợi ích thiết thực. Quý vị sẽ tìm thấy những lời nói đơn giảnđi thẳng vào nội tâm và quý vị cũng sẽ thấy rằng con đường duy nhất để tìm lại chân tâm là phải tự trôũ về với chính mình, thực nghiệm nơi chính bản thân của mỗi chúng ta

Kính thưa quý bạn, 
Thời gian coi vậy mà sẽ không còn nhiều nữa đâu, thoáng một cái mà ta đâu còn ở tuổi hai mươi, rồi thoáng một cái nữa ta đã ba mươi, rồi bốn mươi, rồi năm mươi, rồi hết một đời. Không lẽ ta đến với cuộc đời bằng tiếng khóc, rồi cũng lại ra đi bằng tiếng khóc của trỉu nặng khổ đau và phiền muộn sao? Mong cho ai nấy đều sớm quay trôũ về với chính thực tại của mình, sống đời tỉnh thức và thực nghiệm nơi chính bản thân mình để một ngày không xa nào đó Pháp Giới Chúng Sanh đều tìm lại được cái chân như thường hằng miên viễnchúng ta đã một lần dại dột bỏ quên

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
Viết tại California mùa Hè năm 1996

Thiện Phúc
Source: thuvienhoasen


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 14852)
Ngài Nam Tuyền nói: “Tâm bình thường là đạo.” Chư vị Tổ sư dùng đến vô số phương tiện cũng không ngoài việc dẫn dắt người học đạt đến tâm bình thường này.
(Xem: 17777)
Các phần lý thuyếtthực hành chứa đựng trong sách này có tác dụng dẫn dắt tâm chúng ta đến chỗ thấu hiểu sâu xa hơn về sự sống và chết, về vô thường và khổ đau.
(Xem: 18208)
Với người chịu dày công tìm hiểu, đạo lý không có gì là bí ẩn; với người biết suy xét, hiểu được đạo lý không phải là khó khăn.
(Xem: 14977)
Khi chúng tôi mới gặp nhau, tôi là một thành viên tích cực của Câu lạc bộ Lotos, nhưng từ khi bắt tay vào việc soạn sách “Vén màn Isis” tôi đã chấm dứt hẳn mọi liên hệ với các hội hè đình đám...
(Xem: 13174)
Quyển hồi ký này của tu sĩ Yogananda có một giá trị độc đáo vì nó là một trong những tác phẩm nói về các bậc thánh nhân, hiền triết Ấn Độ.
(Xem: 21133)
Trong lúc thiền quán, tôi tập trung suy nghĩ rất nhiều những lời thầy dạy. Tôi bừng tỉnh nhận ra quả thật điều mà tôi khổ công tìm kiếm không phải là việc say mê dành trọn thời gian cho việc tu tập thiền định.
(Xem: 32555)
Cho đến nay Phật giáo đã tồn tại hơn 2.500 năm, và trong suốt thời kỳ này, Phật giáo đã trải qua những thay đổi sâu xa và cơ bản. Để thuận tiện trong việc xem xét, lịch sử Phật giáo có thể được tạm chia thành bốn thời kỳ.
(Xem: 15296)
Những ảnh hưởng tích cực của thiền đối với cuộc sống con người không hề bị giới hạn bởi bất cứ yếu tố khác biệt nào, cho dù đó là chủng tộc, giai cấp, tuổi tác hay giới tính...
(Xem: 12341)
Trong chuyến du hành sang Ai Cập, tác giả đã dày công thâu thập được nhiều kinh nghiệm huyền linh và thần bí. Ngoài ra tác giả còn trình bày những khía cạnh bí ẩn khác của xứ Ai Cập...
(Xem: 12829)
Trải qua dòng lịch sử, nhân loại đã thực hiện được nhiều kỳ công vĩ đại, nhưng con người vẫn phải bóp trán suy nghĩ để tìm hiểu ý nghĩanguyên nhân của sự đau khổ...
(Xem: 27481)
Tám mươi tư vị đại sư trong tác phẩm này là những vị tổ sư của phái Đại thủ ấn truyền thống, sống trong thời kỳ từ thế kỷ thứ 8 đến thế kỷ 12.
(Xem: 12133)
Đã biết nhân quả theo nhau như bóng với hình, nên kể từ đây chúng ta hãy phát tâm dũng mãnh làm mới lại mình, sám hối, ăn năn những sai lầm đã phạm trước kia.
(Xem: 34917)
Khi đức Phật còn trụ thế, ngài từng nói với tôn giả A-nan rằng: “Này A-nan! Sau khi ta tịch rồi, giới luật chính là thầy của các ngươi đó. Giới luật sẽ bảo vệnâng đỡ cho các ngươi.”
(Xem: 17730)
Tập truyện này kể lại nhiều câu chuyện mang tính giáo dục cao, có thể giúp dạy bảo, khuyên răn nhằm bồi dưỡng nhân cách, đưa con người hướng đến Chân, Thiện, Mỹ...
(Xem: 11804)
Mùa xuân đồng nghĩa với mùa hoa có từ khi thiên địa mới mở. Nó có thật mà như mơ, trong trẻo thanh cao, vô tư bên cạnh cõi Ta-bà phiền não đầy những giá trị giả.
(Xem: 12641)
Trước cuộc du hành đầu tiên của tôi, phương Đông đã xâm chiếm tâm hồn tôi với một sự hấp dẫn vô cùng mạnh mẽ. Về sau, tôi quay sang việc khảo cứu các kinh điển của Á châu...
(Xem: 14564)
Trong sách này, tác giả đã diễn tả cả một nền văn minh truyền thống dưới cặp mắt của một người bản xứ nhìn vào mọi khía cạnh sinh hoạt, vật chấttâm linh, của đất nước Tây Tạng...
(Xem: 32451)
"BÀI HỌC NGÀN VÀNG" là câu chuyện đã có từ xưa, một câu chuyện vô cùng thâm thúy và bổ ích cho thế đạo nhân tâm.
(Xem: 19454)
Tu Là Chuyển Nghiệp - Tuyển tập 7 bài viết về "nghiệp" trong Phật giáo - HT Thích Thanh Từ
(Xem: 12966)
Tập sách này là một sự tập hợp các bài biên khảo đã được đăng trong các tạp chí Phật giáo. Các bài: Triết lý quanh đèn, Triết lý chiếc nôi, Cái nhìn...
(Xem: 14083)
Nay nhìn lại, tôi nhận ra nếp sống nhà chùa là nếp sống tình thươngtrí tuệ. Người trong thơ đã mở nguồn cho tôi vào đạo và mở nguồn cảm xúc cho tôi bây giờ.
(Xem: 14264)
Chỉ khi nào làm mọi việc mà không thấy có mình làm, không thấy có chúng sinh được cứu độ, không thấy mình và chúng sinh có sự khác biệt đó mới là vô ngã.
(Xem: 15312)
Anh đã từng xót thương, như tự xót thương anh thuở nào thơ dại, khi bắt gặp trên đường những nét nhăn mà móng vuốt của cuộc đời đã cày trên trán ai như trán em bây giờ...
(Xem: 14136)
...ý nghĩa của đời sống phải được tìm thấy ngay trong những giây phút quý giá mà ta đang còn được sống. Đó là niềm hạnh phúc khi chúng ta được thương yêu...
(Xem: 14120)
Những gì sẽ được trình bày trong tập sách mỏng này thật ra không có gì mới lạ, mà chính là những gì đã từng được đức Phật Thích-ca Mâu-ni giảng dạy cách đây hơn 25 thế kỷ!
(Xem: 11951)
Yêu thương là cội nguồn của hạnh phúc, thậm chí trong một chừng mực nào đó còn có thể nói rằng yêu thương chính là hạnh phúc, như hai mặt của một vấn đề không chia tách.
(Xem: 53146)
Thiền như một dòng suối mát, mà mỗi chúng ta đều là những người đang mang trong mình cơn khát cháy bỏng tự ngàn đời.
(Xem: 11651)
Người viết cũng tin tưởng là tất cả chúng ta đều có thể thực hiện việc phóng sinh mỗi ngày trong cuộc sống. Và điều đó có thể mang lại những kết quả rất kỳ diệu...
(Xem: 13917)
Tập sách vừa là một trang đạo, vừa là một trang đời đẫm đầy mọi thử thách, chông gai mà Thầy đã từng trải, đã đi qua trong suốt cuộc hành trình của tháng năm tuổi trẻ.
(Xem: 13809)
Mỗi người chúng ta thường chỉ nhận biết được một số những khía cạnh nhất định nào đó mà chúng ta cho là khổ đau, và vẫn không ngừng đắm say trong vô số những niềm vui nhỏ nhặt...
(Xem: 20684)
Phật giáo luôn xem vấn đề sống chết là điều quan trọng nhất cần phải được nhận hiểu một cách thấu đáo. Đây là điểm tương đồng giữa tất cả các tông phái khác nhau trong Phật giáo.
(Xem: 14309)
Quyển sách này là sáu nói chuyện Jiddu Krishnamurti trình bày tại những Trường đại học Ấn độ và những Học viện Công Nghệ Ấn độ giữa năm 1969 và năm 1984.
(Xem: 13430)
Thật là một nghịch lý khi hành tinh này ngày càng có đông người sinh sống hơn nhưng mối quan hệ giữa người với người lại ngày càng trở nên xa cách, nhợt nhạt hơn.
(Xem: 13607)
Phật Giáo hiện hữu trên thế gian nầy từ vô lượng kiếp và Phật Giáo đã được hình thành bằng hình thức khế lý khế cơ qua hơn 2.500 năm lịch sử trên quả địa cầu này...
(Xem: 34155)
Chúng ta đang rất cần chú ý đến những mối quan hệ gia đình trong môi trường mới, nhằm có thể duy trì và phát triển được hạnh phúc ngay cả trong những điều kiện khó khăn nhất mà cuộc sống đòi hỏi.
(Xem: 16208)
"Phật Pháp Cho Sinh viên" là kết quả của hai buổi nói chuyện đạo của Ajahn Buddhadàsa vào tháng Giêng năm 1966 với các sinh viên viện Ðại học Thammasat ở Bangkok.
(Xem: 14070)
Quyển sách "Nguồn an lạc" này, được biên tập từ các bài giảng phổ thông của Hòa thượng Viện trưởng tại Thiền viện Trúc Lâm và các Thiền viện trực thuộc, cũng như đạo tràng các nơi.
(Xem: 14196)
Bóng trúc bên thềm là tập hợp những trang tùy bút mà tôi đã trải lòng trong những năm gần đây. Chung quy không ngoài những chuyện thường ngày của cuộc sống...
(Xem: 13550)
Yêu thương và được yêu thươnghai mặt không tách rời nhau của cùng một vấn đề. Khi bạn yêu thương, bạn cũng đồng thời nhận được sự thương yêu.
(Xem: 15892)
Phật pháp quảng đại vô biên, bình đẳng viên dung, có tác dụng thông trên suốt dưới. Phương thuốc ấy là: Người người phải bình tâm tỉnh trí, an lạc không ở bên ngoài...
(Xem: 13501)
Phật học và Y học là một trong những loạt bài nói chuyện cùng các giáo sư và bác sĩ của bác sĩ Quách Huệ Trân tại Học Viện Y Dược Trung Quốc, được cư sĩ Lý Nghi Linh ghi lại thành sách.
(Xem: 22948)
ĐẠO PHẬT VỚI CON NGƯỜI, cống hiến con người một phương châm giải thoát chân thật, đem lại sự ích lợi cho mình, cho người và kiến tạo một nền tảng hòa bình vĩnh viễn...
(Xem: 27728)
Khi đối diện với việc cầu nguyện, chúng ta thường có nhiều nghi vấn. Nghi vấn đầu tiên là cầu nguyện có kết quả không?
(Xem: 13892)
Đối với Phật tử Việt Nam chúng ta nhất là những người theo truyền thống đại thừa, danh từ Phật hay “Bụt” đã trở thành một khái niệm vừa thiêng liêng vừa gần gũi.
(Xem: 24939)
Thuở xưa, khi Đức Phật thuyết giảng cho một vị nào đó, một cư sĩ hay một bậc xuất gia, chỉ với một thời pháp rất ngắn, thậm chí đôi khi chỉ vài câu kệ, mà vị đó, hoặc là đắc pháp nhãn...
(Xem: 13943)
Đức Phật dạy chúng ta phải giải quyết những vấn đề trong cuộc sống qua sự hiểu biết rõ ràng về bốn sự thật trong đời sống: Khổ, nguyên nhân của khổ, làm thế nào diệt khổcách sống an vui hạnh phúc...
(Xem: 31312)
Ít người muốn đối diện với sự thật là các ý nghĩ và cảm nhận của họ đều vô thường. Tuy nhiên, một khi đã biết được như thế rồi thì ít ai có thể phủ nhận sức mạnh của sự thật này...
(Xem: 13859)
Được thân người và gặp được Phật Pháp mà để cho thời gian luống qua vô ích thì quả là uổng cho một kiếp người. Xin hãy lắng nghe và phụng hành theo những lời khuyên dạy của Đức Từ Phụ...
(Xem: 14957)
Tập sách bao gồm những bài thuyết pháp thật phong phúthiết thực của Giảng sư LOKANATHA gốc người Ý, nguyên là tín đồ Thiên Chúa Giáo La Mã, bỗng giác ngộ quay về quy ngưỡng Phật Ðạo...
(Xem: 14287)
Toàn bộ lý do vì sao phải học tập về Giáo Pháp (Dhamma), những lời dạy của Đức Phật, là để tầm cầu một con đường vượt qua khổ não, đạt đến an bìnhhạnh phúc.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant