Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sách Văn Học Phật Giáo
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

2. Tĩnh Sơn Thiền Tự

28 Tháng Tám 201100:00(Xem: 5982)
2. Tĩnh Sơn Thiền Tự

TÂM HƯƠNG TẢI ĐẠO
Tuyển tập truyện ngắn thắp lên tinh thần Đạo Giác Ngộ giữa chốn vô minh
Gió Đông xuất bản 2002
Linh Linh Ngọc

TĨNH SƠN THIỀN TỰ

Hai thầy trò tới thị xã Pleiku thì nắng chiều đã nhạt. Vị sư gìa bảo chú tiểu:

-Chắc ta phải tìm chỗ trọ đêm nay, mai mới lên núi kịp.

Chú tiểu vòng tay thưa:

-Bạch thầy, chắc phải vậy.

Quanh co phố chợ, hai thầy trò mua được hai gói xôi, mấy củ khoai luộc và một lọ tương chao. Nơi nghỉ đêm là khu chợ lồng. Sau khi dẹp chợ, chủ xạp sẽ căng ghế bố cho những khách nghèo, lỡ đường, tạm nghỉ chân. Chính tại khách sạn tập thể này mọi người đều cảm thấy thoải mái, an toàn vì những người đã phải tới đây trọ là chẳng còn gì để lo bị cướp bóc. Những chàng đạo chích cũng biết rõ như thế.

Dùng xong bữa tối đạm bạc, chú tiểu mở tay nải, lấy ra một chiếc mền cũ trải lên ghế bố cho thầy. Còn chú, có chiếc aó dạ rộng thùng thình và tấm khăn lông cuộn lại làm gối là đã đủ tươm tất. Hai thầy trò ngồi xếp bằng, chắp tay, lầm rầm niệm Phật. Những khách trọ xung quanh đang ba hoa chuyện vãn, bỗng bị lôi cuốn bởi sự trang nghiêm của hai thầy trò. Họ im lặng. Và tiếng niệm Phật nghe được loáng thoáng: “ ...Nguyện đem công đức này. Hướng về khắp tất cả. Đệ tửchúng sanh. Đều trọn thành Phật đạo ...”.

Đợi dứt tiếng tụng niệm, một người hỏi:

-Bạch thầy, thầy hành hương ở đâu mà tới nơi này ?

-Mô Phật, chúng tôi muốn tìm thăm sư cụ trên núi Chu Pao. Đường còn xa, sợ không tới kịp trước khi trời tối nên phải nghỉ tạm đây đêm nay.

Nghe thế, một người khác aí ngại:

-Nếu là Sư cụ Tuệ-Không thì Ngài đã viên tịch năm ngoái rồi, hình như chẳng còn ai trên chùa nữa.

-Mô Phật, thế là không kịp rồi. Chúng tôi nghe tin Ngài lâm bệnh, mà đường xá xa xôi, phương tiện eo hẹp qúa, nay mới lặn lội tới được thì đã muộn ...

Chú tiểu nâng vạt aó chậm nước mắt ...

Có người góp chuyện:

-Thời buổi này chùa miếu cũng hoang lạnh thôi. Phật tử có còn lòng mộ đạo cũng chả mấy ai có khả năng cúng dường. Qúi tăng ni vẫn dốc lòng thờ Phật phải là can đảm lắm !.

Vị sư gìa nói với chú tiểu, nhưng chắc là cũng muốn dăm người nghe thấy:

-Chúng ta đã tới được đây rồi, dù sư cụ không còn, mai ta cũng phải lên núi tìm mộ Người mà thắp nhang khấn lậy.

-Bạch thầy, đành phải thế.

Núi Chu-Pao nằm giữa Pleiku và Kontum.

Sáng hôm sau, khi đã ra khỏi thị xã, hai thầy trò bỗng thân mật hơn.

-Tin tức anh em cho, chắc đúng đó con. Sư cụ Tĩnh-Sơn thiền tự đã viên tịch, chuà bỏ hoang, đồng bào chạy ăn từng bữa, ai còn nghĩ đến chuyện trùng tu, hương khói nữa.

-Vâng, thưa cha, chúng ta sẽ theo đúng kế hoạch.

-Cha chỉ e cực nhọc qúa cho con.

-Cha ơi, chúng ta còn gì nữa đâu ngoài thù nhà nợ nước. Cha đã quyết, con một lòng theo. Cha con ta đã hẹn gặp mẹ và anh con bằng con đường phục hận này. Chúng ta may mắn còn có anh em trong tổ chức, một lòng một dạ với nhau. Những tin tức và mọi sắp xếp của anh em trong công tác này đỡ nhiều vất vả cho cha con ta lắm. Chúng ta nhất định phải hoàn thành tốt đẹp.

-Được, chúng ta đi cho mau. Khi gặp được anh chàng A Khan sẽ tùy cơ ứng biến.

Mặt trời chưa qua khỏi ngọn sao, hai thầy trò đã thấy bóng núi Chu Pao sừng sững. Từ đây, họ ít gặp người Kinh, ít phải chắp tay đáp lễ “mô Phật”. Con đường đất ghồ ghề càng lúc càng thu nhỏ lại thành đường đá lởm chởm. Đôi lúc, chú tiểu mất thăng bằng, suýt ngã chúi. Nhưng chú cười tươi ngay, dậm dậm đôi dép da trâu mà nói: “Đường đi khó, không khó vì ngăn sông cách núi ...”.

Những người Thượng vác gùi, từ những buôn Mường Bang, Mường Lát đi vào những cánh rừng hai bên. Họ đi đào bắp, kiếm nấm và củi khô. Họ nhìn hai thầy trò, cái nhìn hiền lành nhưng dửng dưng ...

Như đã biết rõ điểm tới, hai thầy trò cứ đi, không hỏi han ai cả.

Qua bãi Nứa, tới dốc Vọi, cả hai cùng dừng lại. Qủa như lời dặn, nhìn lên con dốc thẳm, họ đã thấy căn nhà sàn lợp lá gồi nằm cheo leo giữa những ngạc tre. Đó là nhà A Khan,người tộc trưởng khu tam giác cao nguyên mà hai thầy trò sẽ tới gặp. 
 
Một già, một trẻ nhìn nhau, cùng khẽ gật đầu rồi tiến vào lối dốc. Mới tới nửa con dốc, nghe chừng, hai người đã mệt lắm, thì chợt nghe tiếng nói sau lưng:

-Ông thầy đi tìm ai ?

Cả hai quay lại nhìn. Dưới ánh nắng rực rỡ, một người đàn ông miền núi, da nâu sậm, dáng khỏe mạnh, vạm vỡ, tay cầm chiếc rựa sáng loáng, chăm chú nhìn hai thầy trò. Thay vì trả lời, vị sư già mừng rỡ:

-Ông nói được tiếng Kinh, thật là may quá, may quá !

Chú tiểu đỡ lời:

-Chúng tôi muốn hỏi thăm ông tộc trưởng.

Người đàn ông chăm chăm nhìn hai thầy trò, ý dò xét. Biết thế, vị sư già vội nói:

-Chúng tôi từ dưới đồng bằng lên đây tìm thăm sư cụ trên núi Chu Pao, nhưng mới tới phố chợ đã nghe nói sư cụ viên tịch năm ngoái rồi. Chúng tôi muốn gặp ông tộc trưởng để hỏi xem có còn ai trên chùa không.

Người đàn ông nhìn vẻ nghèo nàn nhưng lương thiện của hai thầy trò, dáng chừng đã tin. Ông ta nói:

-Không còn ai cả đâu. Từ ngày ông thầy trên núi chết, không thấy có người Kinh đi ngang đây để lên chùa nữa. Chùa bỏ hoang rồi.

Vị sư già bỗng ngồi bệt xuống , dáng vẻ đầy buồn rầu, thất vọng. Chú tiểu ngồi xuống theo, cầm lấy tay thầy:

-Thầy trò ta chắc là cùng đường rồi. Ở thành phố thì bị đuổi khỏi chùa, lặn lội lên đây nương nhờ thì sư cụ không còn nữa ...

-Sao ông thầy lại bị đuổi khỏi chùa ?

-Nhà nước nói,cần chỗ ở cho cán bộ nên chia chùa thành nhiều hộ. Nhà chùa được chia một diện tích vừa đủ kê một giường, một tủ thì tụng niệm cúng bái làm sao được. Đó chỉ là cách nói để họ chiếm chùa mà thôi.

Trong khi vị sư nói, chú tiểu kín đáo quan sát người đàn ông miền núi mà chú biết chắc đó là A Khan. Điều thật bất ngờ mà chú đang cố kìm giữ là chính người đàn ông này, mười năm trước đây đã giúp mẹ con chú trên đường đi tìm xác anh của chú, đã chết trong trại tù Cộng Sản. Sự can đảm của người lính Thượng đã làm chú cảm phục. Anh đã dám lén lút dẫn mẹ con chú đến bìa rừng Gia Lai, nơi những nấm mồ được vùi nông không bia mộ. Anh ta nói, biết nơi chôn anh Tân vì anh ta chính là một, trong hai người đồng tù mà bọn quản giáo Cộng Sản đã chỉ định, mang xác anh Tân đi chôn. Ngày đó, tuy mới mười tuổi nhưng chú vẫn nhớ những nét khắc khổ trên gương mặt người lính Thượng. Đặc biệt là chiếc thẹo dài trên tay phải bên vết xâm hình đầu rồng còn rõ kia.

Chú tiểu cố dấu xúc động, nói ngay vào kế hoạch đã vạch:

-Chúng tôi chẳng còn đâu nương tựa nữa. Nếu chùa trên núi bỏ hoang, chúng tôi có thể lên đó tu hành hay không ?. Làm sao gặp được ông tộc trưởng để hỏi ?

-Ở thì được, nhưng làm sao sống ? Ông thầy ngày xưa còn có Phật tử nuôi. Nay, ai cũng đói cả.

Vị sư vội nói:

-Ban ngày chúng tôi cũng vào rừng kiếm củi, đổi lấy gạo muối, tối về mới tụng Kinh niệm Phật. Thế, chúng tôi có phải trình báo công an phường dưới phố hoặc là ...gặp ông tộc trưởng để xin phép không ?.
Người đàn ông nhìn hai thầy trò đăm đăm rồi nói chậm:

-Tôi là tộc trưởng đây. Ông thầy cứ lên đó mà tu. Công an nhà nước chỉ cần chiếm đất đai mầu mỡ ngoài kia chứ chẳng vào tận trong buôn mà làm gì.

Chú tiểu làm vẻ ngạc nhiên:

-Mô Phật, ông là tộc trưởng ư ?. Thế thì may qúa, cám ơn ông. Ông vừa nói, họ chiếm đất. Thế đồng bào miền núi trồng trọt ở đâu ?.

-Làm gì có đất nữa mà trồng trọt. Cà phê đang xanh, bắp đã gieo hạt, họ ào tới, nói, lệnh trung ương phải giải tỏa trong kế hoạch chỉnh trang. Thế là họ đuổi dân thiểu số vào tận chân núi. Hết đất, hết ruộng vườn, chỉ còn đi kiếm củi, làm sao đủ ăn !.

-Mô Phật, thế ..ông tộc trưởng ...tính sao ?.

Câu trả lời, ngoài sự chờ đợi của hai thầy trò:

-Phải đòi lại chứ sao !. Đất đai là sự sống, ai cướp đất là cướp đi sự sống của mình. Không đòi lại là mình đành chịu chết hả ?.

-Nhưng ...nhà nước ra lệnh thì công an thi hành, làm sao đòi được hả ông tộc trưởng?.

-Cũng phải tìm cách chứ. Mà ông thầy biết đường lên chùa không ? Đi theo chân núi này mươi phút sẽ thấy lối mòn, cứ đó mà leo lên. 
 
A Khan vừa nói, vừa dợm bước đi, như không muốn bàn thêm chuyện đất đai. Bóng anh nghiêng nghiêng theo triền dốc lấp lánh nắng vàng ...

Đường lên Tĩnh Sơn thiền tự quanh co, khúc khuỷu. Chú tiểu vừa bước theo vị sư, vừa nói trong nước mắt:

-Cha ơi, A Khan chính là người ơn mà mẹ đã kể với cha khi cha đi tù về. Không có sự giúp đỡ của A Khan, chắc chẳng bao giờ tìm được mộ anh Tân con.

Vị sư sửng sốt:

-Thật vậy sao con ?. Chính A Khan là người lính Thượng tốt bụng, can đảm mà mẹ và con vẫn nói đó ư ?. Vậy chắc là mẹ và anh con khôn thiêng đã run rủi cha con ta nhận lãnh công tác này để có dịp trả ơn đây.

Chú tiểu không nói gì nữa, vừa leo dốc, vừa thút thít khóc. Vị sư nắm lấy tay chú, thúc giục đi mau, như để khỏa lấp những đau đớn cũng chỉ trực trào ra thành lệ nóng ...

Chùa đây rồi. Điêu tàn, xiêu vẹo qúa, nhưng may mắn, vẫn còn mái che, còn vách dựng, còn tượng Phật bằng xi măng đặt trên bệ gạch thô. Chùa chỉ có hai gian, một gian thờ Phật, một gian ngăn đôi, phía trước là bếp núc, phía sau là chỗ ngủ. Đơn sơ quá !. Nhưng đối với hai cha con thì nơi này thật lý tưởng để lo nhiệm vụ.

Hai cha con ?.

Đúng vậy. Họ là hai cha con trong tổ chức kháng chiến phục quốc. Họ phải ngụy trang làm người tu hành tới đây để nắm vững tình hình cao nguyên rồi tùy cơ ứng biến mà tiếp tay sắc tộc thiểu số đòi lại đất đai mà bạo quyền Cộng Sản đã chiếm đoạt dần dần từ nhiều năm qua.

Nay, theo sự điều tra của tổ chức thì sự uất hận của đồng bào thiểu số đã lên đến cao điểm. Củi và nấm trong rừng cũng đã khan hiếm, không còn kiếm đủ để sống lây lất qua ngày nữa. Cùng tất biến. Khi con người không còn gì để mất chính là lúc họ không còn gì để sợ. Và, khi không còn gì để sợ là lúc họ sẽ vùng dậy, đòi lại những gì bị cướp đoạt.

Hai cha con được tổ chức chỉ định tới đây vì ngày trước, người cha - Thượng sỹ Nguyễn văn Nam - thuộc Trung đoàn 53 Bộ Binh, là đơn vị đã chiến đấu anh dũng, can trường thêm suốt một tuần lễ sau khi Ban Mê thuộc thất thủ. Vì từng ở nơi này nên ông Nam rất rành địa đạo khu tam giác cao nguyên. Nơi đây, đối với ông cũng thiêng liêng như nơi ra đời, vì chính nơi đất đỏ này, ông đã thực sự đóng góp máu xương để bảo vệ Tự Do. Làm sao ông có thể quên được cái ngày dài nhất của Trung đoàn 53 Bộ binh, ngày 17 tháng 3 năm 1975 tại mặt trận phi trường Phụng Dực, cách Ban Mê Thuột 8 cây số về phía đông. Ở chiến trường khốc liệt đó, mỗi người lính đã phải tự biến mình thành một pháo đài và chiến đấu trong hoàn cảnh khắc nghiệt nhất trong lịch sử quân đội thế giới !. Họ đã chiến đấu ngày đêm, không tiếp viện, không tải thương, không đủ lương thực !. Vậy mà họ không đầu hàng

Họ đã chọn lựa rồi.

Và điều đó đã tới lúc 11 giờ 30 sáng ngày 17-3-75.

Sau trận mưa bom và pháo của Cộng Sản Việt Nam, thân xác những chiến sỹ anh dũng của Trung Đoàn 53 Bộ Binh đã tan ra từng mảnh, hoà vào đất đỏ Cao nguyên, tan vào đất Mẹ Việt Nam !!!...

Thượng sỹ Nam sống sót sau trận mưa bom đó, như một sự huyền bí không thể hiểu nổi. Với thân thể đầy thương tích, ông tỉnh dậy khi cơn mưa chợt rào rạt đổ xuống rừng đêm. Ngay khi tỉnh dậy, ông đã hiểu rằng, ông sống sót là để chờ ngày hoàn tất trách nhiệm mà bao đồng đội của ông đã ngậm ngùi bỏ dở ..... 

Bao nhiêu hình ảnh cũ chập chờn trong ký ức khiến ông Nam không thể ngủ. Ông nằm chờ sáng, chờ bóng trăng rừng chếch trên sườn núi, chờ tiếng chim quyên gọi bạn tìm mồi, chờ nắng, chờ gío, chờ sự sống trên miền đất chết ...

Trời còn mờ sương, ông Nam đã ra khỏi chùa.

Ông đã tìm thấy những lá đạm trúc diệp mà ông biết rằng hái đọt và lá mang luộc, có thể ăn được. Loại này tựa như rau dệu ở đồng bằng.Lưng chừng núi, ông Nam còn tìm thấy những cây nhỏ, lá có 3 khía rất giống cỏ chân vịt mà dân quê nghèo, hái luộc, rắc muối lên, ăn như rau lang.

Thế này là Phật độ đây, hai cha con đã có ít chất tươi rồi...

-Ông thầy hái gì đó ?

Từ dưới chân núi, A Khan đeo gùi, vác rựa đi lên.

-Chào ông tộc trưởng. Tôi thức sớm, dạo quanh thì tìm thấy những loại rau này, có phải luộc lên, ăn được không ?.

A Khan lên tới. Anh lấy trong gùi một bọc to, vừa đưa cho ông Nam, vừa nói:

-Rau này lành, ăn được, nhưng khi đói lắm mới phải ăn vì chẳng ngon gì đâu. Còn đây, tôi biếu ông thầy mấy củ khoai và ít đọt măng. Nhân thể, tôi lên xem chùa có bị hư dột chỗ nào thì tôi sửa cho.

Vừa nói, A Khan vừa xăm xăm đi lên.

Hốt hoảng, ông Nam buột miệng, ngăn:

-Ấy, ấy ...đừng lên !.

A Khan quay lại, ngạc nhiên:

-Sao vậy ?.

-Là vì ...chúng tôi mới tới, không dám làm phiền ông tộc trưởng.

A Khan quay lưng, đi tiếp, cười lớn:

-Mới tới tôi mới phải giúp, ở lâu rồi thì ông thầy lo liệu lấy.

Không ngăn được, ông Nam nói lớn khi hai người lên tới cổng chùa, như thể muốn báo cho chú tiểu biết:
-Có ông tộc trưởng lên chơi.

Nhưng không kịp nữa !.

Bên hiên chùa, một thiếu nữ xinh tươi trong bộ áo lụa mềm mầu hoa cà, đang đứng hong tóc. Nàng như vừa tắm dưới suối lên, toàn thân toát ra vẻ tươi mát tinh khôi, những ngón tay mềm mại lùa trong mái tóc buông dài, long lanh ướt.

Cả ba người cùng sửng sốt, đứng lặng, nhìn nhau.

Ông Nam lên tiếng trước:

-Ông tộc trưởng ...

A Khan ngắt lời:

-Chuyện của ông thầy, tôi không cần biết, nhưng sao ông thầy phải nói dối ?. Lên núi ở với gái sao nói lên chùa tu ?

Lúc này, thiếu nữ là người bình tĩnh hơn cả. Sự bí mật lộ ra hơi sớm nhưng nàng như biết rằng không thể trì hoãn. Đưa mắt nhìn ông Nam và nhận được sự đồng thuận. Nàng chậm rãi tiến đến trước mặt A Khan. Hai tay khoanh trước ngực, nàng nhìn A Khan:

-Anh không nhận ra tôi ư ?

A Khan lùi một bước, nhíu mày, rồi lắc đầu.

Tinh quái, thiếu nữ tiến thêm một bước:

-Anh nhìn kỹ chút nữa xem, anh thực không nhận ra tôi ư ?

A Khan có vẻ không mấy thích trò đùa này. Anh dợm bước đi, miệng nói:

-Không, tôi không biết mấy người.

-Người làm ơn thường ít nhớ người chịu ơn nhưng người chịu ơn thì thường khó quên người đã làm ơn cho mình. Mười năm trước anh đã giúp hai mẹ con tôi tìm được mộ anh tôi là thiếu úy Nguyễn văn Tân.
Giọng người thiếu nữ trầm buồn nhưng có sức mạnh như cơn lốc khiến cả thân hình lực lưỡng của người đàn ông miền núi bị chao đảo, tưởng như sắp ngã. Anh ta quay phắt lại, mở lớn mắt, hết nhìn ông Nam, lại nhìn thiếu nữ.

Ông Nam biết, đã đến lúc phải nói rõ hơn:

-Tôi là Thượng sỹ Nguyễn Văn Nam, cha của thiếu úy Nguyễn văn Tân. Còn đây là Lan Anh, con gái tôi. Ngày tôi còn ở tù, nó và mẹ nó đi tìm xác Tân thì được tộc trưởng giúp đỡ, bây giờ mới nói được lời cám ơn ...

Ông Nam nghẹn lời. Lan Anh nấc nhẹ.

A Khan vừa kinh ngạc, vừa cảm động, ấp úng mãi:

-Tôi cùng đơn vị với thiếu úy, lại ở tù cùng trại, thương nhau như anh em. Ông thầy, à,...ông bác và cô em lên đây làm gì, sao phải gỉa dạng thầy tu, chú tiểu vậy ?.

-Chúng ta còn nhiều chuyện quan trọng phải bàn. Con vừa nấu được ấm nước vối, cha mời tộc trưởng vào chùa. Sẵn khoai ông tộc trưởng cho đây con đem luộc làm tiệc nhé !.

-Cô đừng gọi tôi là tộc trưởng nữa, tôi như ...anh Tân của cô thôi. Ông bác đây cũng như ...cha tôi vì ...tôi cũng chẳng còn ai cả ...

Bữa tiệc khoai lang nước vối, kết chặt ba người trong thâm tình đồng chí. Há chi phải chích máu, uống rượu ăn thề ở Vườn Đào !.

Mỗi tuần một lần, hai cha con ông Nam lại xuống phố chợ, chờ nhận tin tức anh em trong tổ chức, cũng như báo cáo những diễn biến về tình trạng của đồng bào thiểu số. Hôm nay ông xuống chợ để nhận vải và sơn mà ông đã xin tổ chức lo cho từ lần trước. Cuộc biểu tình sắp tới phải có một số biểu ngữ rõ ràng viết bằng tiếng Anh và tiếng Việt. Trẻ em bán thuốc lá, đánh giầy, trong các thành phố đã nhận chỉ thị. Chúng thường la cà trước các quán ăn, các khách sạn, bám theo khách ngoại quốc, mời hàng. Đó là những sinh hoạt hàng ngày, chẳng có chi bất thường. Bằng thứ ngôn ngữ pha trộn nửa Việt, nửa Mỹ, những phóng viên ngoại quốc sục sạo săn tin đó đây đã qúa quen với chúng và hiểu được chúng dễ dàng. Họ cũng đầy kinh nghiệm để biết rằng “ngày N, giờ G, địa điểm XYZ” không phải sẽ xẩy ra ngay. Họ biết lượng định, nghe ngóng và chờ đợi.

Nhưng công an thành phố thì không có được kinh nghiệm đó !.

Khi nơi chợ búa có tiếng xì xào về cuộc biểu tình vĩ đại của sắc dân thiểu số sẽ cùng nổi dậy trên khắp miền cao nguyên thì bọn công an cũng mở mắt, vểnh tai. Nhưng chúng chẳng thấy gì ngoài những người Thượng gìa nua, thất thểu đeo gùi vào rừng kiếm củi, lầm lũi như những người câm điếc. Đám người ấy mà dám biểu tình thì quả là điều khôi hài lớn !.

A Khan rất khâm phục tổ chức kháng chiến đã sắp đặt kế hoạch rõ ràng từng bước như thế. Quả là họ đã đánh lừa được bọn công an. Chúng chẳng thấy gì để báo cáo lên cấp trên. Những người dân thiểu số mà chúng nhìn thấy hàng ngày là những người mà A Khan chỉ định, có nhiệm vụ phải để bọn công an nhìn thấy sự nhu nhược, sợ sệt, yếu đuối. Đám dân đói khổ, bần cùng đó cũng chính là những liên lạc viên, mượn cớ lang thang kiếm lương thực để đưa tin tức tới các buôn, làng.

Lâu nay, một số dân đeo gùi vào rừng không phải để kiếm củi, kiếm măng nữa. Họ chăm chỉ tìm những lá tre, lá chuối không rách, lau sạch sẽ rồi mang lên Tĩnh Sơn thiền tự. Ở đó, hai cha con ông Nam cùng một số anh em trong tổ chức kháng chiến, ngày đêm cặm cụi biến những lá tre lá chuối đó thành những biểu ngữ cầm tay. Thanh niên thì được A Khan chỉ định đi chặt trúc, cột vào lá làm cán. Mỗi đồng bào hiện diện phải có ít nhất một biểu ngữ cầm tay vì mỗi biểu ngữ là một lời tố cáo tội ác Cộng Sản, mỗi biểu ngữ là một lời đòi hỏi nhân quyền.

Sức mạnh của cuộc biểu tình là số đông người tham dựbiểu ngữ.

Hai điều đó họ đã có.

Hai điều đó, trước ống kính các phóng viên ngoại quốc sẽ biến thành những viên đạn tầm xa mà sức mạnh thì khôn lường.

Mọi diễn biến đều diễn ra đúng như kế hoạch. Những sinh hoạt linh động trên Tĩnh Sơn thiền tự được bảo mật an toàn nhờ toán canh phòng của A Khan dưới chân núi. Đêm nay, họ cùng duyệt lại từng chi tiết trước khi chính thức phát lệnh tổng khởi động.

Củi khô được gom lại rồi đốt lên cho ấm.

Dưới ánh lửa bập bùng, họ nhìn nhau mà như nhìn thấy khí thế cuộc biểu dương sức mạnh của người dân bị áp bức. Trùng trùng điệp điệp những thân trúc giơ cao, vang dội tiếng gào thét của lá. Muôn ống kính rọi vào. Trúc và lá biến thành muôn giòng phún thạch hừng hực đổ xuống từ miệng núi lửa bị đè kín bao năm.

Khi lòng dân đã đầy, không gì ngăn được.

Riêng A Khan, anh không chỉ nhìn thấy lửa cách mạng bừng bừng đó. Anh còn nghe thấy tiếng suối róc rách, tiếng bước nhẩy xạc xào trên lá của bầy hoẵng hoang. Và mơ màng thấy người thiếu nữ áo lụa mầu hoa cà, hóa thân thành cô sơn nữ diễm lệ, đeo gùi, thơ thẩn tìm những giỏ lan hiếm qúi trong cánh rừng xanh rộn rã chim muông ....
 
Linh Linh Ngọc

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 19843)
Lửa trong Cái Trí là một quyển sách của sự thâm nhập quan trọng được hướng dẫn bởi Krishnamurti, Ông Không dịch
(Xem: 20911)
Một tấm lòng, một con tim hay một thông điệp mà Mặc Giang nhắn gởi: “Cho dù 10 năm, 20 năm, 30 năm. Năm mươi năm nửa kiếp còn dư, Trăm năm sau sỏi đá còn mềm...
(Xem: 19252)
Nữ Phật tử ở khắp nơi trên thế giới đang cố gắng đổi mới, và bộ sưu tập này đề cập đến các hoạt động của họ ở Ấn Độ, Tích Lan, Miến Điện, Thái, Campuchia, Nepal, Tây Tạng, Đại Hàn, Nhật, Đức, Anh...
(Xem: 40512)
Đa số dân chúng là Phật tử thuần thành và số lượng tu sĩ khá đông đảo nên Miến Điện mệnh danh xứ quốc giáo với hai đường lối rõ rệt cho chư Tăng Ni: PHÁP HỌC (Pariyattidhamma) và PHÁP HÀNH (Patipattidhamma).
(Xem: 21246)
Khi trình bày vấn đề, chúng tôi chọn văn học Phật giáo Lý-Trần để minh họa, bởi lẽ văn học Phật giáo Lý- Trần là kết tinh của những tinh hoa văn học Phật giáo Việt Nam.
(Xem: 41046)
Đức Phật là người đầu tiên xướng lên thuyết Nhân bản, lấy con người làm cứu cánh để giải quyết hết mọi vấn đề bế tắc của thời đại. Cuộc đời Ngài là cả một bài thánh ca trác tuyệt...
(Xem: 24091)
Tinh thần Bồ tát giới, không những được đề cao ở các kinh điển Bắc Phạn mà ngay ở trong kinh điển Nam Phạn hay Pàli cũng hàm chứa tinh thần này.
(Xem: 23036)
Không bao lâu sau khi Đức Thế Tôn nhập Niết bàn, tôn giả Đại Ca Diếp tập họp 500 vị đại Tỳ kheo tại giảng đường Trùng Các, bên dòng sông Di Hầu, thành Tỳ Xá Ly, để chuẩn bị kết tập kinh luật.
(Xem: 17827)
Biết Phật pháp, ứng dụng được Phật pháp vào đời sống của mình, đó là phước báu lớn nhất mà mình nhận được trong cuộc đời này. Bởi nhờ đó, mình đi không lầm lẫn.
(Xem: 26940)
Tập sách nhỏ này, là một tập tài liệu vô cùng quí giá, do sự tham khảo các kinh sách của Đức Thế Tôn để lại với các tài liệu tác giả đã sưu tầm và tham quan tại một số địa phương...
(Xem: 20716)
Trước khi Người nhập diệt Đại Bát-Niết-bàn, Phật đã khuyên những đệ tử kính đạo nên viếng thăm, chiêm bái bốn nơi để được tăng thêm sự truyền cảm về tâm linh của mình...
(Xem: 33620)
Trong giới biên khảo, sử gia giữ một địa vị đặc biệt, vì sức làm việc phi thường của họ. Họ kiên nhẫn, cặm cụi hơn hết thảy các nhà khác, hi sinh suốt đời cho văn hóa...
(Xem: 20992)
Sân hận không thể vượt thắng bằng sân hận. Nếu người ta biểu lộ sân hận đến chúng ta, và chúng ta thể hiện giận dữ trở lại, kết quả là một thảm họa.
(Xem: 28894)
Nền giáo học của Phật giáo có nội dung rộng lớn tận hư không pháp giới. Phật dạy cho chúng ta có một trí tuệ đối với vũ trụ nhân sinh, giúp chúng ta nhận thức một cách chính xác...
(Xem: 12687)
Tập sách Lối về Sen Nở bao gồm những bài viết, bản dịch, bài tham luận trong các kỳ hội thảo, đăng rải rác trên các tạp chí, nguyệt san Phật giáo mấy thập niên qua.
(Xem: 25281)
Mọi người đều biết là Đức Phật không hề bắt ai phải tin vào giáo lý của Ngài và Ngài khuyên các đệ tử hãy sử dụng lý trí của mình dựa vào các phương pháp tu tập...
(Xem: 19131)
Con ơi, hãy can đảm vươn mình đứng dậy hiên ngang như con mãnh sư để nhìn ngắm cuộc đời, đừng sợ hãi lẩn tránh, cũng đừng toan tính gì hơn cho cuộc đời này nữa.
(Xem: 17513)
Lắng nghe hay ngắm nhìn thực tại thì có thể thực hiện bất cứ ở đâu và lúc nào vì tâm và cảnh luôn có mặt tại đây và bây giờ mà không cần chờ đợi một thời gian...
(Xem: 25768)
Thật vậy, trên bất cứ một khía cạnh nào, Đức Phật đều giữ cho tôn giáo của Ngài không bị vướng mắc vào những thứ cành lá chết khô của quá khứ.
(Xem: 18998)
Krishnamurti đã quan sát rằng chính động thái của thiền định, trong chính nó, sẽ sáng tạo trật tự cho sự hoạt động của suy nghĩ mà không có sự can thiệp của ý muốn...
(Xem: 18969)
Trong Đạo Phật, khi tâm thức chúng tatrình độ khởi đầu, chúng ta được dạy cho những sự thực hành nào đấy để thực tập. Khi qua những thực tập ấy, tâm thức chúng ta đã phát triển một ít...
(Xem: 29011)
Đức Phật dạy rằng hạnh phúcvấn đề thiết thực hiện tại, không phải là những ước mơ đẹp đẽ cho tương lai, hay những kỷ niệm êm đềm trong quá khứ.
(Xem: 18897)
Tư tưởng Lão Tử rất nhất quán nên dù chỉ viết hai bài về Lão Tử Đạo Đức Kinh nhưng trong đó cũng liên quan hầu như toàn bộ tinh hoa đạo lý của nhà Đạo Học vĩ đại này.
(Xem: 33312)
Thầy bảo: “Chuyện vi tiếu nếu nghe mà không thấy thì cứ để vậy rồi một ngày kia sẽ thấy, tự khám phá mới hay chứ giải thích thì còn hứng thú gì.
(Xem: 38380)
Sở dĩ chúng ta mãi trôi lăn trong luân hồi sinh tử, phiền não khổ đau là vì thân tâm luôn hướng ngoại tìm cầu đối tượng của lòng tham muốn. Được thì vui mừng, thích thú...
(Xem: 31233)
Nếu không có cái ta ảo tưởng xen vào thì pháp vốn vận hành rất hoàn hảo, tự nhiên, và tánh biết cũng biết pháp một cách hoàn hảo, tự nhiên, vì đặc tánh của tâm chính là biết pháp.
(Xem: 18218)
Người muốn thấu triệt pháp môn tu tập, xứng lý, hợp cơ, trước hết cần phải tạo cho mình có cái nhìn căn bản tổng quát về tôn giáo mình... HT Thích Bảo Lạc
(Xem: 24490)
Ðức Thế Tôn muốn cho thầy vun trồng thêm niềm tin nên Ngài mới dạy thêm rằng: Này Upakàjivaka, những người hết phiền não trong thế gian này là người thắng hóa trong mọi nơi.
(Xem: 19445)
Một trong những nhân tố chính yếu cung cấp năng lượng cho Cách Mạng Hạnh Phúc đã là sự nghiên cứu khích động phơi bày nhiều lợi ích của hạnh phúc – những hạnh phúc trải rộng...
(Xem: 17891)
Truyện thơ Tôn giả La Hầu La - Tác giả: Tâm Minh Ngô Tằng Giao
(Xem: 23036)
Khi tại thế, Ðức Phật đi hoằng hóa nhiều nước trong xứ Ấn Ðộ, đệ tử xuất gia của ngài có đến 1250 vị, trong đó có Bà Ma Ha Ba Xà Ba Ðề...
(Xem: 18013)
Bởi vì sự mở mang một cái trí tốt lành là một trong những quan tâm chính của chúng ta, người ta dạy học như thế nào là điều rất quan trọng. Phải có một vun quén của tổng thể cái trí...
(Xem: 32180)
Tất nhiên không ai trong chúng ta muốn khổ, điều quan trọng nhất là chúng ta nhận ra điều gì tạo ra khổ, tìm ra nguyên nhân tạo khổ và cố gắng loại trừ những nhân tố này.
(Xem: 17379)
Ðối tượng của tuệ giác Phật họcthuyết minh tận cùng chân lý của vạn pháp. Khoa học đang khởi đầu bước lên trên con đường tận cùng chân lý của Phật học.
(Xem: 17427)
Với một sự sáng suốt tuyệt đối và một niềm thương cảm vô biên Ngài nhận thấy con người tác hại lẫn nhau chỉ vì vô minh mà thôi...
(Xem: 16068)
Muốn sáng tạo sự giáo dục đúng đắn, chắc chắn chúng ta phải hiểu rõ ý nghĩa của sống như một tổng thể, và muốn có điều đó chúng ta phải có thể suy nghĩ, không cố chấp...
(Xem: 18565)
Tôi thức dậy trong một sự yên tĩnh như thế ấy ở Pomona. Tiếng chim hót vang rừng những không thể nói là tiếng ồn. Nó lại càng làm cho sự yên lặng thêm sâu hơn về bề sâu là khác.
(Xem: 20763)
Ngày xưa có một chú tiểu Sa Di đến học Phật giáo với một vị thầy rất sáng suốt. Chú là một đứa đệ tử rất tốt. Chú rất lễ phép, thành thật và biết vâng lời.
(Xem: 18063)
Đóa sen, nếu nhìn dưới kính hiển vi và suy luận theo thiên văn học, là nền tảng của vũ trụ và cũng là một phương tiện giúp ta khám phá vũ trụ.
(Xem: 20104)
Mái Kim Các Tự làm bằng gỗ mịn thoai thoải dốc xuống. Đường nét kiến trúc vừa nhẹ nhàng vừa đẹp đẽ. Đó là một kiệt tác phẩm của lối kiến trúc đình viên...
(Xem: 14876)
Tác phẩm Đôi bạn hành hương (Công Chúa Tinh Khôi và Hoàng tử Ếch) là một điển hình trong cõi văn đầy màu sắc Phật giáo của Chiêu Hoàng.
(Xem: 20902)
Điều tôi muốn là con đường đưa đến sự chấm dứt mọi đau khổ, một con đường đã được khám phá hơn hai ngàn năm trăm năm nay nhưng mãi đến thời gian gần đây tôi mới ý thức được nó.
(Xem: 15068)
Đức Phậttiêu biểu tuyệt hảo về Từ, Bi, Hỷ Xả. Đó là Tứ Vô Lượng Tâm toàn bích, không một tỳ vết, thể hiện qua suốt cuộc đời thị hiện ta-bà của Ngài.
(Xem: 15760)
Cám ơn nàng. Nàng đã đem lại cho ta SỰ THẬT. Nàng đã cho ta thấy cái phi lý của tưởng tượng. Ta sẽ không còn ôm giữ một hình ảnh nào, vì Phật đã dạy: Pháp còn phải bỏ huống chi phi pháp.
(Xem: 12936)
Cha cô vẫn nói, cô giống mẹ từ chân tơ, kẽ tóc, vừa xinh đẹp, vừa tài hoa. Cha thương nhớ mẹ bao nhiêu là yêu quí cô bấy nhiêu.
(Xem: 14506)
Bàng bạc khắp trong tam tạng kinh điển, hằng hà sa số mẩu truyện, đức Phật thường nhắc đến sự liên hệ giữa Ngài và các đệ tử, giữa chúng sanh và Ngài trong những kiếp quá khứ.
(Xem: 14902)
Diệu nhắm mắt lại, không biết mình đang mơ hay tỉnh. Phép lạ nào đã biến đổi tâm hồn Quảng đến không ngờ?
(Xem: 29391)
“Chẳng có ai cả” là một tuyển tập những lời dạy ngắn gọn, cô đọng và thâm sâu nhất của Ajahn Chah, vị thiền sư lỗi lạc nhất thế kỷ của Thái Lan về pháp môn Thiền Minh Sát.
(Xem: 12767)
Giáo lý vô ngã đề cập trực tiếp đến cách thức mà chúng ta đang nhận hiểu về bản thân mình và thế giới quanh ta, chỉ ra những điểm hợp lý và bất hợp lý trong cách nhìn nhận đó.
(Xem: 14518)
Tôi thích nhìn ngắm những sự việc như chúng là và đối diện những sự kiện; thuộc cá nhân tôi không có cảm tính của bất kỳ loại nào, tôi xóa sạch tất cả điều đó.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant