Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sách Văn Học Phật Giáo
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

29. Ngũ Xú Nương

30 Tháng Tám 201100:00(Xem: 8175)
29. Ngũ Xú Nương

Ðường Vào Nội Tâm
Thích Nữ Trí Hải

29. NGŨ XÚ NƯƠNG

Thuở ấy tại một xóm nghèo trong khu tồi tàn của xứ Ấn, có một cô gái đến tuổi cặp kê (tức là tuổi có thể lấy chồng) mệnh danh là Ngũ xú nương, vì cô quá xấu. Sắc của cô đủ năm vẻ xấu của mặt mày, hai tay và hai chân, nên được mệnh danh như vậy. Trẻ con mới thấy mặt cô đều phải khóc vì hãi sợ. Nhưng cô có một xúc giác rất êm áí đến nỗi ai động tới người cô đều cảm thấy khoan khoái vô cùng. Trẻ con thấy cô đều khóc thét, nhưng khi được cô ẵm lên thì lại không muốn rời ra nữa. Bởi vì sự xúc chạm người cô gây cho chúng một cảm giác êm ái lạ lùng, không khác gì được ấp ủ trong vòng tay của mẹ.

Tại sao cô lại chịu số phận kỳ quái như vậy? Tại vì kiếp trước cô là con gái của một thợ gốm nghèo. Một hôm, có một vị tỳ kheo đi khất thực đến nhà, cô đã không cúng dường mà còn xua đuổi vị ấy bằng những lời chua ngoa. Trước sự ngu si của cô bé, vị tỳ kheo động lòng từ bi muốn gieo cho cô một ít phước lành của sự bố thí, bèn bảo:

- Nếu cô không có cơm để bố thí, thì hãy cho bần tăng một ít đất sét vậy.

Cô gái vào nhà lấy một ít đất sét nắn đồ gốm đem bố thí vị tỳ kheo mà bảo:

- Ðó! đi cho khuất con mắt cho rồi. Cái ông lỳ lợm!

Do lời mắng nhiếcthái độ bực tức của cô khi bố thí, kiếp này cô phải bị quả báonhan sắc xấu xí vô cùng cực. Nhưng do sự bố thí đất sét cho vị tỳ kheo nên kiếp này cô được quả báo có một xúc giác êm dịu thần tiên.

Vì quá xấu, nên tuổi đáng lấy chồng mà cô vẫn còn được nhàn nhã rong chơi với bọn trẻ con suốt ngày trong xóm. Bấy giờ đức vua có thói quen giả dạng thường dân đi vào các khu lao động để xenm xét dân tìnhchỉnh đốn đời sống của họ. Một hôm vua đến xóm Ngũ xú nương vào lúc xẩm tối. Ngũ xú nương lúc ấy đang chơi bịt mắt bắt dê với tụi trẻ. Nàng bịt mắt quơ tay chặp bọn nhỏ đang reo hò né tránh. Ðức vua giả dạng đi qua bị nàng quơ trúng. Ngũ xú nương hớn hở reo lên:

- Thằng cột!

- Không phải!

- Thằng kèo!

- Không phải!

Nàng tiếp tục gọi tên năm bảy đứa đều trất lất, bèn thả tay ra. Trong lúc đó đức vua như chết điệng cả người vì một khoái lạc thần tiên. Ngài chưa bao giờ thưởng thức một sự xúc chạm nào êm ái kỳ diệu như vậy, dù đang sống trong nhung lụa gấm vóc, được đoanh vây bởi vô số cung nữ nhan sắc diễm kiều. Trước sự chạm xúc của Ngũ xú nương lần đầu tiên, ngài cảm thấy bao nhiêu phi tần đều vô dụng, nên cho về vườn hết. Ngài chỉ cần một nàng này là đủ. Nhà vua giả dạng mặc dù đã được Ngũ xú nương buông ra, vẫn đứng trơ như phỗng đá... không muốn dời chân. Ngài đứng nhìn nàng tiếp tục trò chơi bịt mắt bắt dê trong bóng mờ. Cho tới khi trời tối, bọn trẻ thấm mệt giải tán, Ngũ xú nương đủng đỉnh về nhà. Vua lẽo đẽo theo chân cô gái. Vừa đi vừa tưởng tượng nhan sắc của nàng chắc cũng đến chim sa cá lặn, vì sự xúc chạm của nàng êm ái là thế. Vua muốn đến tận nhà nhìn cho rõ mặt hơn. Ngài nhất quyết đặt cô bé lên ngôi chánh cung hoàng hậu.

Vừa đi ngài vừa hỏi cô bé (vua vẫn giả bộ thường dân):

- Này em, qua muốn hỏi em về làm vợ, em có bằng lòng không?

Cô bé cười lớn:

- Ha ha! Ông muốn cưới tôi hả? Cha mẹ tôi nghèo lắm không có gì cho ông đâu! Chưa bao giờ ai hỏi tôi như vậy cả.

- Qua không cần của hồi môn, tiền bạc gia tài chi cả. Qua chỉ muốn sống gần em mà thôi.

Cô bé vẫn cười một cách hồn nhiên, chẳng tỏ chút gì e lệ:

- Ha ha, cái ông này thật kỳ! Ông hỏi mẹ tôi đi. Tôi không biết!

- Vậy thì em đưa qua về nhà hỏi mẹ nhé?

- Ðược! Ông cứ đi theo tôi.

Vua mừng khấp khởi, đi theo cô bé về nhà. Vừa bước vô căn nhà lá lặp xặp, cô bé đã gọi lớn:

- Mẹ đi! Có cái ông này muốn cưới con về làm vợ đây nè!

- Tốt! Thằng nào mà mê cái nhan sắc của mày đó, chắc là đồ ma chê quỷ hờn, thần sầu quỷ khốc mới thèm vào cái thứ mày!

Bà mẹ vừa nói vừa bưng cây đèn dầu đi ra để giữa nhà. Dưới ánh đèn leo lét, vua thấy mặt mày Ngũ xú nương, thật kinh hồn vía. Nhưng bùa lực sự xúc cảm của nàng vẫn mãnh liệt nơi vua, vua nhất quyết cưới nàng dù nàng xấu hơn Chung Vô Diệm. Trong phút chốc, vua đã định đoạt xong chương trình, vì say mê nàng quá đỗi. Chương trình ấy là, hàng ngày sau khi công việc triều đình xong xuôi, ngài sẽ cải dạng thường dân về nhà nàng vào lúc chiều tối, sáng sớm lại trở về cung. Như vậy vua sống được với nàng mà khỏi bị chê cười. Ngài chắc chắn, nếu rước Ngũ xú nương về cung, thì triều đình sẽ cho là ngài loạn óc mới tuyển vào ngôi chánh hậu một Chung Vô Diệm như thế.

Bởi vậy vua đề nghị với bà mẹ:

- Thưa bác, cháu muốn cưới cô em này, nhưng cháu chưa có nhà riêng, xin bác cho cháu tạm "gởi rể". Ban ngày cháu đi làm, tối về nhà vợ. Khi nào đủ tiền sắm nhà cháu sẽ đưa nàng đi.

- Ðược, nếu ông chịu cưới nó thì tốt lắm. Mà nhà tôi nghèo, ông cũng thấy đó, tôi không có đồng xu nào cho nó đâu!

- Không hề gì, thưa mẹ!

Ðược lời như cởi tấm lòng cả hai bên. Từ đó nhà vua tối tối lại về nhà Ngũ Xú nương. Ngài xem túp lều tồi tàn này còn hơn muôn vàn lầu son gác tía, vì nơi đó ngài được sống với những xúc giác kỳ diệu như ở cõi trời.

Một thời gian khá lâu trôi qua, vua thấy thật bất tiện nếu cứ phải giả dạng lần mò về nhà nàng mỗi chiều như thế. Nhưng ngài lại không xa Ngũ xú nương được. Ngài nghĩ cách làm sao đưa nàng về cung lên ngôi hoàng hậu mà khỏi bị ai cười ngài là đồ ngu. Bởi thế, ngài bày ra một mưu kế lạ lùng.

Một hôm, Ngũ xú nương đang ngồi buồn rầu thì vua về. Ngài hỏi:

- Tại sao em buồn vậy ?

- Tại vì cha em bệnh, muốn ăn một bát cháo tôm cua mà em không có tiền mua đồ nấu cháo.

- Tưởng là gì! Mai anh sẽ gánh về một gánh cháo tôm cua cho cha, muốn ăn bao nhiêu cũng được.

Nhân cơ hội ấy, nhà vua mua một nồi cáo tôm cua tại bà bán cháo ở chợ, đặt vào đầu gánh, đầu kia vua lấy cái vương miện gắn đầy hột xoàn năm ly của ngài, gói lại cẩn thận, bỏ vào một cái thúng, trên phủ đầy lá chuối. Rồi gánh về nhà cho cô gái và dặn:

- Ðây, anh mua cháo tôm cua về cho cha đó. Ðầu gánh này là cháo tôm cua, đầu kia muốn tôm cua rùa ếch cóc nhái chi cũng có cả. Khi nào cần mua gì thì lấy ra.

Cô gái được nồi cháo mừng quýnh, không vội để ý cái thúng lá chuối kia. Nàng dẹp nó vào một nơi, đem cháo cho cha ăn. Cả nhà cùng được một bữa khoái thích.

Hôm sau trở về cung, Vua hô hoán cái vương miện, vật quốc bảo đã biến mất, và ra lệnh các quan phải mở cuộc truy tầm. Triều đình nhốn nháo phái người đi tìm lục soát khắp nơi trong hoàng thành đều không có. Vua đề nghị :

- Trong thành không có thì tìm ra ngoài thành, ở những khu tồi tàn, xem kẻ gian có tẩu tán tài sản về đón không. Ban điều tra vâng lời, lục soát tới khu tồi tàn của Ngũ xú nương. Họ vào đến nhà nàng, lục tới thúng lá chuối tìm được cái vương miện; bèn bắt trói cả ông bà. Hai ông bà một mực kêu oan. Quan điều tra hỏi :

- Vậy thì của ai cái thúng này?

- Ðó là của thằng rể tui đem tới.

- Thằng rể ở đâu?

- Không biết! Hắn nói không có nhà, đi cả ngày tới tối mới về đây. Có thể là một thằng trốn quân dịch lắm. Các ông chờ tới tối sẽ gặp nó.

Ban điều tra chờ mãi không thấy chàng rể xuất hiện. Bà mẹ cô gái đấm ngực la làng:

- Hắn có lẽ đã nghe động tịnh nên chuồn thẳng rồi! Oan đi là oan, hỡi trời hỡi đất!

- Vậy bà hãy tả hình đáng mặt mày thằng rể cho tôi nghe.

- Làm sao tôi thấy rõ mặt mày hình đáng hắn? Nhà nghèo, dầu hôi khan hiếm, tối chỉ thắp một ngọn đèn leo lét một lát là tắt. Thằng rể tôi thì tối mịt mới mò về khi tôi đã ngủ. Mà có thức thì tối quá cũng không thấy rõ được, mắt già lem nhem.

Họ bèn hỏi tới Ngũ xú nương :

- Còn cô, mặt mũi hình dạng chồng cô ra sao, hãy tả ra nghe.

- Tui cũng không thấy rõ được. Ảnh thường về lúc đã tối mịt, đèn lu, tui nhìn cũng lờ mờ lắm.

- Vậy thì làm sao cô nhận ra được chồng cô ?

- Sờ người thì biết!

Cả ban cười rộ, họ không biết giải quyết ra sao nên cho người về tâu vua. Vua phán:

- Vậy thì ta đã có cách bắt thủ phạm. Các ngươi hãy trả tự do cho vợ chồng nhà đó.

Vua bàn với các quan rằng, theo lời khai của cô gái, sờ người thì biết được chồng cô. Vậy hãy làm cái chòi như cái phòng bỏ phiếu ở giữa công trường cho cô gái đứng vào trong, chừa một lỗ vừa thò bàn tay vào thôi. Xong xuôi, hãy bắt tất cà đàn ông ở tuổi có thể lấy vợ, tới đưa bàn tay vào cho cô gái sờ. Gặp bàn tay nào cô gái cho trúng là chồng cô, thì đó là thủ phạm đã đánh cắp vương miện. Ðình thần đều khen nhà vua cao kế, và thực hành ngay.

Ðúng ngày, tất cả nam nhi từ mười tám đến bốn mươi lăm tuổi nối đuôi tới đưa tay cho cô gái sờ. Nhà vua cũng dự cuộc. Sau một ngày, cô đã sờ hàng ngàn bàn tay đưa vào, song không người nào trúng, (mỗi người khi được cô cầm tới tay đều cảm thấy sung sướng vô ngần, không còn ham muốn gì trên đời này nữa). Cuối cùng, khi nhà vua đưa tay vào, Ngũ xú nương la lên:

- Ðây đúng là chồng tôi!

Cả triều đình ngơ ngác. Khi ấy họ mới hiểu ra mưu mẹo của nhà vua. Bởỉ vì ai cũng công nhận cái hạnh phúc tối cao do sự xúc chạm với nàng, và đối với hạnh phúc ấy, chỉ có nhà vua là xứng đáng hơn cả. Và chính họ cũng quên mất vẻ xấu xí của nàng, sau khi được bàn tay nàng sờ đến.

Triều đình tuân lệnh làm lễ tuyển Ngũ xú nương vào ngôi chánh cung, mà không còn bận tâm gì đến vẻ xấu xí của nàng, đồng thời cũng không cho vua là điên, sau cuộc thử thách ấy.

LỜI BÀN:

Câu chuyện này còn một khúc đuôi khá dài, đức Phật kể cho các tỳ kheo nghe cốt vạch trần những tội ác của phụ nữ, để các vị ấy lìa tham dục.

Nhưng chấm dứt ngang đây, người thuật có dụng ý khác. Trước hết là nêu rõ lý nhân quả, mà hậu hết các truyện cổ Phật giáo đều muốn nói lên. Sau đó, điều làm ta chú ý là mưu kế xảo quyệt của ông vua lập ra để có thể đưa cô gái về cung mà không bị chê cười. Thật không gì khôi hài bằng việc trưng dụng tất cả năng lực của triều đình quốc dân, với một chiêu bài hay ho đẹp đẽ là "bắt trộm, trừ gian"... rốt cuộc chỉ để biện minh cho sự hữu lý của dục vọng mình. Phải chăng đấy là cách xử sự của con người muôn thuở, khi còn bị dục vọng chi phối; và tai hại hơn, khi trong tay có chút uy quyền?

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 10182)
Sự sinh ra cao quý, tự dothuận lợi này thật khó có được. Cầu mong con không lãng phísử dụng nó một cách có ý nghĩa.
(Xem: 11232)
Ta cần có những thiện hạnh để chấm dứt những dục vọng vô độ và việc coi mình là quan trọng; cách hành xử tránh điều độc hại như thuốc độc...
(Xem: 13568)
Xuất phát từ một nhận thức có tính thuyết phục về đạo Phật, quyển "Thuần Hóa Tâm Hồn" được viết với một văn phong hiện đại, trong sángtinh tế; nghiêm trang nhưng vẫn đan xen đôi nét hóm hỉnh.
(Xem: 13707)
Một cách khái quát, Thiền có thể hiểu là trạng thái tâm linh vút cao của một hành giả đã chứng ngộ. Với nghĩa này, Thiền cũng là Đạo, là Phật, là Tâm...
(Xem: 22176)
Các khoa học gia ngày nay trên thế giới đang có khuynh hướng chú trọng vào chế độ dinh dưỡng lành mạnh lấy chất bổ dưỡng từ nguồn thức ăn do thực vật đem lại...
(Xem: 21839)
Chúng tôi đi với hai mục đích chính: Thay mặt toàn thể Phật tử Việt Nam chiêm bái các Phật tích và viết một quyển ký sự để giới thiệu các Phật tích cho Phật Tử Việt Nam được biết.
(Xem: 27352)
Tâm tánh của chúng sinh dung thông không ngăn ngại, rộng lớn như hư không, lặng trong như biển cả. Vì như hư không nên thể của nó bình đẳng...
(Xem: 17765)
Tây phương Cực lạccảnh giới thanh tịnh giải thoát. Thanh tịnhvô nhiễm là thuần thiện, giải thoát là vượt ngoài ba cõi, vượt ngoài ba cõi là xả ly thế gian.
(Xem: 11722)
Tinh thần Đại thừa Phật giáo nhằm mục đích chuyển hóa cõi Ta-bà uế trược này trở thành Cực-lạc thanh lương. Sự phổ biến Phật giáo khắp mọi tầng lớp quần chúng là điều Phật tử phải thực hiện.
(Xem: 12315)
Là một tu sĩ Phật giáo Việt Namtrách nhiệm và nhiều nhiệt tình thì thấy điều gì hay trong Phật giáo tôi tán thán, biết việc gì dở tôi chê trách, đều nhằm mục đích xây dựng Phật giáo Việt Nam mà thôi.
(Xem: 25235)
Chúng ta tu Thiền là cốt cho tâm được thanh tịnh trong lặng. Từ tâm thanh tịnh trong lặng đó hiện ra trí vô sư. Trí vô sư hiện ra rồi thì chúng ta thấy biết những gì trước kia ta chưa hề thấy biết...
(Xem: 23260)
Đối tượng nghiên cứu của xã hội học là con người, trong khi đó, xã hội học Phật giáo có những bước nghiên cứu xa hơn không chỉ nói về con người mà còn đề cập đến các loài hữu tình khác...
(Xem: 28560)
Một chủ đề chính của cuốn sách này là qua thực hành chúng ta có thể trau dồi tỉnh giác lớn lao hơn suốt mỗi khoảnh khắc của đời sống. Nếu chúng ta làm thế, tự dolinh hoạt mềm dẻo liên tục tăng trưởng...
(Xem: 22752)
Chân thật niệm Phật, lạy Phật sám hối, giữ giới sát, ăn chay, cứu chuộc mạng phóng sinh. Đó là bốn điểm quan trọng mà sư phụ thường dạy bảo và khuyến khích chúng ta.
(Xem: 25667)
Con đường thiền tậpchánh niệm tỉnh giác, chứng nghiệm vào thực tại sống động. Khi tâm an định, hành giả có sự trầm tĩnh sáng suốt thích nghi với mọi hoàn cảnh thuận nghịch...
(Xem: 22271)
Với người đã mở mắt đạo thì ngay nơi “sắc” hiện tiền đó mà thấy suốt không chướng ngại, không ngăn che, nên mặc dù Sắc có đó vẫn như không, không một chút dấu vết mê mờ...
(Xem: 13982)
Trên đời này, hạnh phúc và khổ đau; chiến tranh và hòa bình; giàu và nghèo… nếu chúng ta chịu khó tu tập một chút và giữ tâm thật bình thản, chúng ta sẽ khám phá ra nhiều điều hay vô cùng.
(Xem: 13421)
Bước đường hành đạo của đức Phật thật sinh động trong khung cảnh Ấn Ðộ cổ đại được minh họa bằng các trích đoạn kinh kệ từ Tam Tạng Pàli nguyên thủy đầy thiền vị hòa lẫn thi vị...
(Xem: 22439)
Bắt đầu bằng cách bỏ qua một bên tất cả những mối quan tâm ở bên ngoài, và quay vào quán sát nội tâm cho đến khi ta biết tâm trong sáng hay ô nhiễm, yên tĩnh hay tán loạn như thế nào.
(Xem: 26332)
Kinh Nghĩa Túc đã bắt đầu dạy về không, vô tướng, vô nguyệnbất khả đắc. Kinh Nghĩa Túc có những hình ảnh rất đẹp về một vị mâu ni thành đạt.
(Xem: 18450)
Bản thể hiện tiền là Sự Sống Duy Nhất vĩnh hằng, luôn hiện tiền, vượt quá hằng hà sa số dạng hình thức sinh linh vốn lệ thuộc vào sinh và diệt.
(Xem: 18949)
Khi bạn chú tâm đến sự yên lặng, ngay lập tức có một trạng thái cảnh giác nhưng rất im lắng ở nội tâm. Bạn đang hiện diện. Bạn vừa bước ra khỏi thói quen suy tưởng của tâm thức cộng đồng...
(Xem: 34478)
Đây là phần thứ 2 trong 3 phần chính của cuốn Zen no Rekishi (Lịch Sử Thiền) do giáo sư Ibuki Atsushi soạn, xuất bản lần đầu tiên năm 2001 tại Tôkyô.
(Xem: 27346)
Thật ra chân lý nó không nằm ở bên đúng hay bên sai, mà nó vượt lên trên tất cả đối đãi, chấp trước về hiện hữu của Nhị Nguyên. Chân lý là điểm đến, còn hướng đến chân lý có nhiều con đường dẫn đến khác nhau.
(Xem: 28369)
Trong tiếng Phạn (Sanskrit), từ "Thiền" có ngữ nguyên là dhyâna. Người Trung Hoa đã dịch theo âm thành "Thiền na". Ý nghĩa "trầm tư mặc tưởng" của nó từ xưa trong sách vở Phật giáo lại được biểu âm bằng hai chữ yoga (du già).
(Xem: 21353)
Giác ngộ là sự hiểu biết đúng như thật; giải thoát là sự chấm dứt mọi phiền não khổ đau. Chỉ có sự hiểu đúng, biết đúng mới có sự an lạchạnh phúc...
(Xem: 14878)
Càng sống thiền định để thấu suốt cái vô thường, đau khổvô ngã trong đời sống thì ta càng dễ dàng mở rộng trái tim để có thể sống hòa ái và cảm thông cho tha nhân nhiều hơn.
(Xem: 19191)
Bồ Tát Quán Thế Âm là một trong những hình tượng gần gũi nhất với hầu hết tín đồ Phật giáo, dù ở bất cứ nơi đâu, dù thuộc tầng lớp nào. Ngài là biểu tượng của lòng đại bi...
(Xem: 10613)
Giáo dục của chúng ta là sự vun đắp của ký ức, sự củng cố của ký ức. Những thực hành và những nghi lễ của tôn giáo, đọc sách và hiểu biết của bạn, tất cả là sự củng cố của ký ức.
(Xem: 18556)
Đức Phật đã nhìn thấy rất rõ rằng, những trạng thái khác nhau của tâm và những hành động khác nhau của thân sẽ đưa đến những kết quả hoàn toàn khác biệt.
(Xem: 15657)
Phương pháp thiền tập được xuất phát từ phương Đông nhiều ngàn năm trước đây, sau khi được truyền sang phương Tây đã trở thành một phương pháp thực tập được nhiều người yêu thích...
(Xem: 13174)
Chư Bồ Tát, tùy theo hạnh nguyện thù thắng khác biệt mà mỗi vị mang một danh hiệu khác nhau, tựu trung hạnh nguyện của vị nào cũng vĩ đại rộng sâu không thể nghĩ bàn...
(Xem: 13414)
Tuy ra đời khá sớm trong dòng văn học Phật giáo, nhưng cho đến nay, điểm thú vị của độc giả khi đọc lại tập sách này là vẫn có thể nhận ra được những vấn đề quen thuộc với cuộc sống hiện nay của bản thân mình.
(Xem: 14014)
Chân lý chỉ có một, nhưng mỗi người đến với chân lý bằng một con đường khác nhau. Dù bằng con đường nào đi nữa thì đó cũng là hạnh phúc lớn nhất trong cuộc đời...
(Xem: 11784)
Đây là kết quả của 17 năm trường mà Ngài Huyền Trang đã ở tại Ấn Độ. Đi đến đâu Ngài cũng ghi lại từ khí hậu, phong thổ cho đến tập quán và nhất là những câu chuyện liên quan đến cuộc đời đức Phật...
(Xem: 11623)
Chính là nhờ vào con đường tu tập, vào sự bứng nhổ tận gốc rễ cái ảo tưởng rằng ta là một cá thể riêng biệt mà ta tìm lại được hạnh phúc chân thật sẵn có trong ta.
(Xem: 11336)
Đức Phật thuyết Pháp, chư tăng gìn giữ pháp Phật để vĩnh viễn lưu truyền làm đạo lý tế độ quần sanh. Vì thế, Phật, Pháp và Tăng là ba món báu của chúng sanh...
(Xem: 11878)
Sân chùa yên ả không một tiếng lá rơi. Mặt trời áp má lên những vòm cây xum xuê, chỉ để rớt nhiều đốm nắng rất nhỏ xuống đất, không nóng bức, không khó chịu...
(Xem: 19935)
Như những con người, tất cả chúng ta muốn an lạc hạnh phúc và tránh buồn rầu đau khổ. Trong kinh nghiệm hạn hẹp của mình, nếu chúng ta đạt đến điều này, giá trị bao la của nó có thể phát triển...
(Xem: 12387)
Ở xứ Tây Tạng, tạo hóa và dân sự dường như bảo nhau mà giữ không cho kẻ lạ bước vào! Núi cao chập chùng lên tận mây xanh có tuyết phủ...
(Xem: 13936)
Đức Phật Thích-ca Mâu-ni ra đời cách đây đã hơn 25 thế kỷ. Những gì ngài để lại cho cho chúng ta qua giáo pháp được truyền dạy khắp năm châu là vô giá...
(Xem: 13267)
Trong các vị cao tăng Trung Hoa, ngài Huyền Trang là người có công nghiệp rất lớn, đã đi khắp các nơi viếng Phật tích, những cảnh chùa lớn, quan sátnghiên cứu rất nhiều.
(Xem: 31932)
Những phương pháp và lời hướng dẫn mà Đức Phật đã đề ra giúp chúng ta có thể từng bước tiến đến một sự giác ngộ sâu xa và vượt bậc, và đó cũng là kinh nghiệm tự chúng Giác Ngộ của Đức Phật.
(Xem: 13426)
Vào một buổi chiều lười biếng ở Sydney, tôi mở Tivi và thấy chương trình Oprah Winfrey đang tranh luận về kiếp trước kiếp sau, cuộc tranh luận rất sôi nổi.
(Xem: 12747)
Đây là một cuốn nhật ký ghi chép cuộc hành trình đi về Ấn Độ để học đạo. Tác giả nhân khi chùa Văn Thù Sư Lợi tổ chức chuyến đi hành hương các Phật tích tại Ấn đã tháp tùng theo...
(Xem: 13321)
Sách gồm những lời phát biểu của Đức Đạt-Lai Lạt-Ma về Phật giáo và vài vấn đề liên quan đến Phật giáo, chọn lọc từ các bài diễn văn, phỏng vấn, các buổi thuyết giảng và các sách của Đức Đạt-Lai Lạt-ma.
(Xem: 11878)
Trời bên này đã thật sự vào thu rồi đó! Buổi chiều, con đường về nhà hai bên rừng có ngàn lá đổi sang màu trái chín, đẹp kỳ diệu.
(Xem: 21843)
Ni sư Ayya Khema viết quyển tự truyện này không vì mục đích văn chương, mà để chúng ta từ câu chuyện đời của Ni sư tìm được những bài học giá trị về con đường đạo Người đã đi qua.
(Xem: 11084)
“Đạo lý nhà Phật, là một nền đạo lý thâm trầm, siêu việt hơn hết”. Ấy là lời nói của nhiều nhà thông thái xưa nay trên hoàn võ, và cũng là một mối cảm của chúng tôi nữa.
(Xem: 12888)
Các chân sư thực hiện những kỳ công của các ngài mà không chút tự hào, với một thái độ giản dị hồn nhiên hoàn toàn như trẻ con. Các ngài biết rằng, năng lực của tình thương luôn che chở các ngài.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant