Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sách Văn Học Phật Giáo
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

30. Chuỗi Ngón Tay

30 Tháng Tám 201100:00(Xem: 8067)
30. Chuỗi Ngón Tay

Ðường Vào Nội Tâm
Thích Nữ Trí Hải

30. CHUỖI NGÓN TAY (ƯƠM QUẬT MA LA)

(Thuật theo kinh Angulimàla)

 

Khi đức Thế tôn ở thành Xá vệ, trong vườn Cấp cô độc, có tin đồn trong dân chúng về một tên cướp hung hãn biệt hiệu "Chuỗi Ngón Tay". Vì tên này hễ giết xong một mạng người thì chặt lấy một ngón tay xâu lại để sưu tập, như ngày nay ta sưu tập tem cò. Nhìn xâu chuỗi ngón tay ấy có bao nhiêu ngón tay là tên cướp biết ngay thành tích mình đã giết được bấy nhiêu mạng người, và lấy làm hãnh diện. Ước nguyện đặc biệt của Chuỗi Ngón Tay là phải giết cho được 1000 người để đắc đạo... thành Phật! Trải qua một thời gian, Chuỗi Ngón Tay đã giết được 999 mạng. Y phấn khởi vô cùng, chỉ còn một mạng nữa là tròn ước nguyện. Nhưng mọi người càng khôn ngoan, tránh đi lẻ tẻ qua các rừng vắng và làng mạc hẻo lánh. Bởi vậy Chuỗi Ngón Tay khởi lên một ý định ghê gớm là nếu trên đường không gặp ai để giết, thì y sẽ về giết mẹ.

Từ tịnh thất của Ngài trong vườn Cấp cô độc, đức Thế tôn đọc được tâm ý tội lỗi của Chuỗi Ngón Tay, động từ tâm và quán thấy Chuỗi Ngón Tay đã đến thời được giáo hóa, Ngài đắp y ôm bát tiến về hướng sẽ gặp Chuỗi Ngón Tay. Những người chăn bò can ngăn Ngài, nhưng Thế tôn vẫn im lặng tiến bước. Khi trông thấy Ngài, Chuỗi Ngón Tay mừng rỡ đuổi theo để giết cho đủ số một ngàn sinh mạng. Nhưng Phật dùng thần thông khiến cho Chuỗi Ngón Tay không tài nào đuổi kịp, luôn luôn cách Ngài vài thước. Ngài vẫn đi khoan thai trong lúc Chuỗi Ngón Tay chạy "hộc xì dầu" mà vẫn không bao giờ đến gần Ngài được. Tức giận, y la lên:

- Này Sa môn kia, dừng lại.

Ðức Phật trả lời :

- Ta đã dừng từ lâu. Còn ngươi, sao chưa dừng?

- Ô hay sa môn sao lại nói dối?

- Chuỗi Ngón Tay, ta nói dừng là dừng dục vọng từ bỏ gươm giáo, không còn ý hướng làm hại chúng sinh. Còn ngươi chưa dừng lại trên con đường ác.

Do từ lực của Phật, Chuỗi Ngón Tay được giáo hóa tức khắc, buông bỏ khí giới, quỳ mọp dưới chân Thế tôn để xin Ngài xuất gia. Ðức Thế tôn phán rằng: "Thiện lai, tỳ kheo", thì Chuỗi Ngón Tay liền trở thành một sa môn đường đường tăng tướng. Tỳ kheo Chuỗi Ngón Tay bắt đầu cuộc đời tu sĩ, theo hầu Phật trở về tinh xá Cấp cô độc ở thành Xá vệ.

Một hôm Phật đang ngự tại tinh xá cùng với chúng tỳ kheo vây quanh, thì có tin báo vua Ba-Tư-Nặc đến ra mắt. Vua mới quy y Phật chưa bao lâu. Ðức Thế tôn hỏi vua khi ông mới đến:

- Ðại vương có chuyện gì, mà thấy sắc diện đầy vẻ lo âu?

- Bạch Thế tôn, trong xứ con có một tên cướp khét tiếng giết người mệnh danh Chuỗi Ngón Tay. Vì chưa trừ được nó, nên con buồn rầu lo ngại.

- Ðại vương, nếu bây giờ đại vương thấy Chuỗi Ngón Tay đắp ca sa, cạo bỏ râu tóc, xuất gia từ bỏ gia đình, từ bỏ sát sinh, giữ gìn giới cấm, sống phạm hạnh thanh tịnhhành trì thiền pháp, thì đại vương sẽ đối xử như thế nào với Chuỗi Ngón Tay?

- Bạch Thế tôn, Dĩ nhiên con sẽ cung kính đảnh lễ cúng dường các thứ cần dùng. Nhưng làm sao một kẻ cực kỳ hung ác như vậy mà lại hồi tâm, trở thành người thánh thiện được.

Khi ấy đức Thế tôn duỗi tay chỉ cho vua Ba Tư Nặc tỳ kheo Chuỗi Ngón Tay đang ngồi cách Thế tôn không xa. Vua thật kinh hồn vía, lông tóc dựng ngược, mặt mày biến sắc. Phật trấn an vua:

- Ðại vương đừng sợ. Chuỗi Ngón Tay quả thật đã xuất gia tu phạm hạnh rồi.

Vua mới hoàng hồn tới gần tỳ kheo Chuỗi Ngón Tay thưa:

- Thưa tôn giả, xin tôn giả hoan hỉ. Tôi muốn cúng dường y phục, ẩm thực, mền gối và thuốc thang cho tôn giả.

Nhưng tôn giả Chuỗi Ngón Tay lập nguyện tu hạnh đầu đà, khất thực để sống, ngày chỉ ăn một bữa, ngủ gốc cây, nên tôn giả trả lời:

- Thưa Ðại vương, tôi đã đủ ba y.

Vua Ba Tư Nặc khi ấy tiến bên Phật, hân hoan thốt lên:

- Thật hi hữu bạch Thế tôn! Ngài đã hàng phục một con người mà tất cả binh hùng tướng mạnh của con không hàng phục được.

Sau khi tán thán công đức Thế tôn, vua từ giã ra về.

Hôm ấy, tôn giả Chuỗi Ngón Tay đắp y mang bát vào thành khất thực. Giữa đường tôn giả gặp một phụ nữ đang chuyển bụng đẻ, vô cùng đau đớn. Trông thấy cảnh tượng ấy, động mối từ tâm, tôn giả không ngớt kêu thầm: "Ôi đau khổ thay cho chúng sinh! Thật đau khổ thay!" Tôn giả trở về bên Phật thuật lại sự tình. Ðức Thế tôn dạy:

- Này Chuỗi Ngón Tay, nếu ngươi muốn cho người đàn bà kia hết đau đớn, thì hãy đến nói với bà ấy như sau: "Này chị, từ khi cha sanh mẹ đẻ tôi chưa bao giờ cố ý giết người. Mong rằng mãnh lực của sự thật này sẽ làn chị sinh đẻ an toàn, mẹ tròn con vuông!"

Tôn giả Chuỗi Ngón Tay buồn bã thưa:

- Bạch Thé Tôn nếu con nói như vậy thì hóa ra là một lời nói láo trắng trợn, đâu phải sự thật! Tại vì con đã cố ý giết rất nhiều mạng rồi.

- Vậy thì ngươi hãy nói rằng: "Này chị, từ khi được thánh sanh, tôi chưa bao giờ cố ý giết mạng chúng sanh. Mong rằng mãnh lực của sự thật này sẽ làm cho chị sinh nở an toàn".

- Thưa vâng bạch Thế tôn.

Tôn giả vâng lời, đến bên người sản phụ đẻ khó nói lời như trên. Và nhiệm mầu thay, bà sanh được. (Tục lệ cầu an có lẽ bắt nguồn từ đó. Vì kinh là chân ngôn của Phật, nói lên chân lý cao cả và thật nhất trong các sự thật.)

Tôn giả Chuỗi Ngón Tay sống một mình tinh cần tu tập, chẳng bao lâu đắc quả A La Hán. Một buổi sáng Tôn giả đắp y vào thành khất thực. Trên đường tôn giả bị một bọn trẻ chăn trâu hung dữ ném đá gạch, roi gậy tứ tung vào đầu, vào tai, vào thân mình. Tôn giả bị lỗ đầu chảy máu, bát bể, y rách, xơ rơ xác rác trở về tinh xá, máu me ràn rụa. Ðức Thế tôn thương xót băng bó những vết thương cho Tôn giả rồi an ủi:

- Này Chuỗi Ngón Tay! Hãy kham nhẫn. Con đang gặt hái ngay đời này, quả báo của những ác nghiệpđáng lẽ con phải gánh chịu trong chảo dầu sôi ở địa ngục nhiều trăm năm, nhiều ngàn năm!

- Bạch Thế tôn, mong rằng những kẻ hại con sẽ được thọ lãnh chánh pháp, thân tâm an tịnh.

- Lành thay, từ nay con sẽ mang tên là Bất hại.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 26704)
Nếu Đạo đức Phật giáo là một nếp sống đem lại hạnh phúc an lạc, nếp sống ấy cũng là một nếp sống đề cao cho con người vào một vị trí tối thượng...
(Xem: 20035)
Thực hành Phật giáo là tiến hành một cuộc chiến đấu giữa những thế lực tiêu cựctích cực trong tâm bạn. Thiền giả nỗ lực làm tiêu mòn điều tiêu cực...
(Xem: 18223)
Ðức Phật khuyên chúng ta nên thường xuyên suy ngẫm về cái chết, hàng ngày hay vào bất cứ lúc nào. Nó sẽ khơi dậy trong chúng ta sự tỉnh thứcý thức cấp bách...
(Xem: 32924)
Acarya Nagarjuna (A Xà Lê Long Thọ) giữ một địa vị hầu như vô song trong hàng các bậc Thánh Phật giáo trình bày xiển dương lời dạy của Phật Thích Ca Mâu Ni cho lợi lạc của thế giới.
(Xem: 18832)
Theo hiểu biết cơ bản của Phật giáo, tâm hồn về bản chất luôn mang tính sáng suốtthông tuệ. Thế nên, những rắc rối về tình cảm không hề tồn tại trong bản chất cơ bản của tâm hồn...
(Xem: 31728)
Bố thí là hạnh đầu tiên trong sáu hạnh của Bồ Tát. Nguyên âm chữ Phạn là Dàna có nghĩa là sự cho, dịch sang tiếng Hán Việt là Bố thí.
(Xem: 32626)
Bát Chánh Đạo rất dễ nhớ, nhưng ý nghĩa của chúng thâm sâu và đòi hỏi một sự hiểu biết về nhiều lãnh vực liên quan trong giáo lý của Đức Phật.
(Xem: 20191)
Trong nhà Phật dạy điều hòa thân này giống như ông chủ điều hòa bốn con rắn sống chung trong một cái giỏ vậy. Chúng luôn luôn thù địch nhau, muốn yên phải tìm cách điều hòa...
(Xem: 26418)
Đức Thích Ca Mâu Ni đã vì một đại nguyện lớn lao, một lòng từ vô lượng mà khước từ mọi hạnh phúc, quyền uy, tiện nghi vật chất để cầu đạo giài thoát.
(Xem: 20400)
Tâm đại từ bi có hai tính cách: Tính cách cứu khổ thì thay thế chúng sinh mà chịu mọi khổ não cho họ; tính cách cho vui thì có thể bỏ hết tất cả phước lạc mà cho chúng sinh.
(Xem: 23838)
Tôi tự cho rằng tôi có thực hay đó chỉ là một ý nghĩ về tôi do tôi tưởng nghĩ về tôi hoặc một ý nghĩ hay một hình ảnh về tôi do kẻ khác hay những kẻ khác tưởng nghĩ về tôi?
(Xem: 23995)
Nguyên-thỉ hay cận-đại Phật-giáo vẫn là Phật-giáo, nghĩa là vẫn có mục-đích giải-thoát diệt khổ, vẫn tôn trọng sự sống và chân-lý, vẫn chủ trương từ-bi tế-độ.
(Xem: 15176)
Lang thang trên đất nước Myanmar rộng lớn bạn sẽ không ngừng được tiếp xúc với hàng loạt xưởng thủ công tạc tượng Phật từ đá (chủ yếu là đá cẩm thạch)...
(Xem: 15075)
Nhìn thấy rõ tướng vô thường và khổ đau đang bủa xuống quanh cuộc sống, đêm rằm tháng hai âm lịch, Thái tử lên ngựa Kiền-trắc (Kanthaka) cùng với người hầu cận...
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant