Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sách Văn Học Phật Giáo
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Chương 06

10 Tháng Chín 201100:00(Xem: 6674)
Chương 06

NẺO VỀ CỦA Ý
Nhất Hạnh

PHẦN THỨ HAI

VI 

Hiện tôi đang ngồi ở Brown Hall viết cho Nguyên Hưng, Đại học Princeton hiện giờ vắng vẻ lắm: ngoại trừ năm bảy người, tất cả đều đã về nhà ăn tết và lễ Giáng sinh. Ngoài trời tuyết đang rơi và Brown Hall ngôi nhà cũ kỹthân yêu này của tôi đang chìm trong yên lặng tuyệt đối của một buổi chiều cuối năm.

Tôi về đây ngày hôm kia, tức là hôm hai mươi mốt tháng chạp. Suốt một mùa Thu và gần hết mùa Đông tôi không viết tiếp được cho Nguyên Hưng. Thực ra tôi không bận rộn gì lắm để đến nỗi không có thì giờ viết cho em. Nhưng tôi không thể viết cho Nguyên Hưng chỉ một vài câu thăm hỏi. Ngồi viết cho Nguyên Hưng, tôi cần phải có một ít không gian và một ít thời gian, như người sắp sửa đi chơi dã cầu vậy mà. Tôi không muốn những công việc vụn vặt tới làm gián đoạn câu chuyện của chúng ta. Tôi có trước mặt đến ba tuần lễ và cả Princeton rộng lớn sáng sủa. Có lẽ là đó là món quà Giáng sinh quý nhất mà cái xứ này có thể tặng cho tôi. Nói cho đúng thì trong những ngày vừa qua, tôi cũng có bận bịu thật. Ý nghĩ được rời bỏ tất cả những bận rộn của mình trong ba tuần lễ về Princeton làm tôi sung sướng quá. Buổi sáng ngày hai mươi mốt sửa soạn hành trang xong, tôi đến thăm một vài người bạn, trong đó có giáo sư Friess, giáo sư Cerbu rồi ghé về anh Bính và chị Bạch Lan để ẵm cháu Tâm Tuyền một lát. Lâu nay bận rộn tôi đã không có những thì giờ để làm việc ấy. Rồi tôi đến văn phòng của tôi trong phân khoa để xem có thư từ gì không. Ghé trụ sở thì thấy cô Mirriam, thư ký, đang sửa soạn bữa tiệc trà cuối năm cho ban giảng huấn, Mirriam nói “Ông khoa trưởng dặn mời thầy chiều nay đến”. Tôi nói: “Chiều nay tôi đi Princeton rồi”. Cô nói: “Tiếc quá; thế thì bây giờ mời thầy ăn trước một miếng bánh vậy”. Rồi cô cắt bánh cho tôi: bánh và rượu đỏ để dành cho bữa tiệc trà buổi chiều. Tôi vừa đi lại trong phòng vừa ăn bánh vừa xuýt xoa vì lạnh. Thực ra trong phòng khá ấm, nhưng vì ở ngoài mới vào cho nên tôi còn run. Mirriam nói: “Thôi thầy uống tí rượu cho ấm nhé”. Tôi nói “Tôi chẳng sợ gì rượu, nhưng uống vào vài giọt thì đỏ mặt và cô sẽ không nhìn ra được tôi đâu”. Tôi gọi điện thoại nhờ một người bạn đem xe tới đưa tôi ra bến xe bus.

Bến xe đông thật là đông. Thiên hạ như kiến. Lấy vé xong tôi phải đứng nối đuôi gần nửa giờ đồng hồ mới lên được xe. Bên trong xe, nhờ có máy phóng nhiệt nên ấm lắm. Thôi giã từ thành phố rộn rịp.

Đây là lần thứ hai tôi ngồi trên một chiếc xe bus về Princeton. Xe phải đi gần hai giờ trên xa lộ New Jersey. Sông, hồ, suối, tất cả đều đông đặc. Khói sương che lấp những vùng xa. Khi về tới New Bruhgswich thì tuyết bắt đầu rơi. Mọi người trên xe ai cũng yên lặng. Ai cũng nghĩ đến bếp lửa gia đình đêm Giáng sinh. Ai cũng nghĩ đến đoàn tụ. Người nào cũng mang theo những gói quà xinh thắt giải đỏ, những gói quà Giáng sinh cho con, cháu, anh, em, cha, mẹ, bà con. Ngoài xe, tuyết rơi thật nhẹ nhàng, thật êm đềm, không có một tiếng động. Chỉ có tiếng động cơ của xe đều đều, nho nhỏ, trên xa lộ êm đềm. Tôi cũng bị ảnh hưởng cái nao nao của những ngày cuối năm ở đây. Nghĩ đến những thúng gạo nếp trắng tinh và đầy ngọn quê nhà. Những câu đối giấy hồng điều mới dán trước cửa. Những trái dưa hấu tròn và đẹp. Những cành đào, những cành mai góc chợ, buổi chiều. Những anh xích lô vui vẻ vì luôn luôn có khách. Và những người lính ở biên giới, ở núi rừng, đêm khuya nghe tiếng súng nhớ nhà.

Xe đỗ ở Princeton. Tôi bước xuống, hai tay xách hai cái xắc đi trong mùa mưa tuyết để về Brown Hall, nơi mà tôi đã ở trọn suốt một năm ngoái. Campus buồn thật đẹp. Tuyết rơi phơi phới. Tuyết rơi trên đầu, trên cổ, trên áo tôi. Mặc đủ thứ áo, đội mũ, quàng khăn, mang găng, thế mà tôi vẫn thấy rét. Campus vắng teo. Tôi đến Brown Hall chẳng thấy ai, ngoại trừ Jack. Tôi đi tìm Saphir, người bạn Ấn Độ dễ thương của tôi, để lấy chìa khóa phòng 115. Và tôi sung sướng cởi áo, soạn những đồ vật tôi mang theo trong hai cái xắc và bày biện trong phòng. Tôi mở hết máy phóng nhiệt, làm giường, và ra đứng trước cửa sổ ngắm tuyết rơi trên Campus. Được về Princeton tôi sung sướng quá và cảm thấy tâm hồn thật êm dịu.

Chiều hôm qua tôi đi chợ với Saphir trong chiếc Wolkswagen nhỏ xíu và cũ kỹ của anh. Phòng ăn của trường đại học đóng cửa; cả chiếc quán bán hàng cũng vậy. Vì vậy những người ở lại trường phải ra ăn ngoài phố. Tuy vậy cái quán bán hàng gần sát Campus center vẫn sẵn sàng để cho những người ở lại nấu ăn. Tôi và Saphir mua gạo, bắp cải, sữa và nhiều thức ăn khác. Buổi chiều chúng tôi nấu cơm và ngồi ăn trong quán.

Trời rét ghê lắm. Nguyên Hưng. Hồi sáng không có tuyết rơi nhưng tôi cũng không dám đi ra dạo chơi ngoài Campus. Bài phát thanh WPRT dặn: Sáng nay lạnh 18 độ dưới không độ, nếu không có việc gì cần kíp lắm thì không nên đi ra ngoài. Cho nên từ sáng đến giờ tôi cứ ở mãi trong phòng. Buổi trưa Saphir đem đến cho tôi một ít thức ăn khô và một bình sữa. Chiều nay có tuyết, chắc rằng bớt lạnh. Thế nào tôi và Saphir cũng tới Campus center để nấu vài món nóng ăn cho ấm bụng. Campus center cũng gần đây thôi, Nguyên Hưng. Xa Brown Hall chừng ba bốn mươi thước.

Mùa Đông sẽ còn kéo dài mãi đến cuối tháng ba. Tuyết rơi thì đẹp thật nhưng ba bốn ngày sau lại trông rất xấu xí. Bởi vì tuyết đã đóng cứng lại và trộn lẫn với đất và bùn rồi. Nhưng một miền xơ xác đầy rác rến và vũng bùn như các xóm nghèo ở xứ ta mà sau một đêm tuyết rơi cũng sẽ trở thành diễm lệ không cùng cho xem Nguyên Hưng ạ. Nhưng mà thôi, quê hương ta tuy không có tuyết nhưng cũng có những cảnh đẹp mà các xứ như xứ nầy không có được: những thôn quê có từng hàng dừa in bóng trên các dòng sông, những thành phố sáng chói hoa phượng vĩ… Mùa Đông ở đây có khi quá dài quá thành thử ai cũng trông ngóng cho nó đi qua để cho mùa xuân trở về. Sau những đêm tuyết rơi nhiều quá, buổi sáng xe cộ không thể lưu thông được. Xe xúc tuyết phải được huy động gấp để dọn đường. Trời rét quá khiến tuyết không tan và phải đóng thành băng: những tai nạn gãy tay gãy chân vì trượt ngã trên những nẻo đường trơn vì băng không phải là hiếm. Đi trên những con đường như thế còn khó chịu và gặp nguy hiểm gấp mấy lần đi ở các con đường vũng nước hoặc lầy lội nữa, Nguyên Hưng. Những bữa nhiều tuyết, tôi phải mang thêm một đôi ủng cao su ra ngoài đôi giầy thường nhật nữa. Bởi vì nếu chân mà bị ướt sũng thì thế nào khi về nhà cũng bị cảm mạo. Ở bên này mà ốm thì thật là khổ, không có lấy một người thân săn sóc. Vậy cho nên tôi phải giữ gìn cẩn thận lắm, Nguyên Hưng.

Ngoài mầu tuyết tươi sáng, mùa Đông chỉ còn mang có một màu xám buồn tẻ. Những thảm có xanh không còn nữa. Cây cối trơ những cành gầy không lá ra mà chịu đựng. Sức sống của đất trời như bị bóp chẹt lại. Nguyên Hưng, cái hồi cuối thu, khi lá đã rụng hết rồi mà trời quả chưa có gì là lạnh ấy, một hôm ngồi nhìn ra những hàng cây trụi lá bỗng nhiên tôi thấy cảm thương dâng ngập tâm hồn. Tôi thấy như là cây cối cũng ngang hàng với những sinh vật có linh hồn, có hiểu biết, có lo lắng, có chuẩn bị. Lá rụng dần, rụng dần cho đến khi cành hoàn toàn trơ trụi. Mới ngày nào đây tàn lá xanh của chúng làm tươi cả một vùng và che lấp những dãy nhà phía sau chúng: bây giờ chúng đứng trơ trụi và khổ hạnh sẵn sàng chờ đợi và chịu đựng một mùa Đông băng giá dài đặc sẽ đến. Những chiếc cành xương xẩu của chúng in rõ trên nền trời xám, nền trời mà trong suốt mùa Hạ đã hoàn toàn bị che lấp sau tàn lá xanh. Một mùa Đông băng giá sẽ tới và không thể dung tha những gì non nớt, bé bỏng và phù hoa. Phải vượt qua những giai đoạn còn non nớt bé bỏng phù hoa đi để mà chịu đựng. Phải già dặn, phải cô độc, phải sẵn sàng nghiến răng mà chịu đựng. Nhìn những hàng cây trụi lá đứng đợi chờ một cách anh dũng và bền bỉ mùa Đông sẽ tới, tôi cảm nhận được tất cả ý nghĩa của bài học về sự chuẩn bị chịu đựng. Nhớ lại hai câu thơ của Lý, tôi lại rùng mình. Đất nước chúng ta thế nào rồi cũng phải trải qua một cơn bảo táp tàn khốc. Chế độ đã gây nên quá nhiều bất công và áp bức, đã sử dụng tiền bạc và bạo lực để thực hiện những tham vọng của mình. Bất mãncăm thù càng lúc càng tăng và hiện những phần tử vì phẩn uất gia nhập hàng ngủ Mặt trận giải phóng Miền Nam để chống đối đã không phải là ít. Chất liệu bất công, tàn ác và thối nát đã nuôi dưỡng và làm cho lực lượng chống đối càng lúc càng mạnh. Nay thì chính phủ đã ban bố tình trạng khẩn trương rồi. Chín năm trời, Nguyên Hưng ơi, đã chín năm trời rồi mà rốt cuộc chúng ta lai đi vào tình trạng này. Một cơ hội tốt đã mất. Sóng gió sẽ đến bất cứ vào lúc nào. chúng ta không thể vô tâm vô tư được. Phải bắt chước những hàng cây kia, rụng hết tất cả mọi lá phù hoa đi để sửa soạn chịu đựng bảo táp, mưa gió, tuyết sương. Chúng ta không thể nào còn bé bỏng và non nớt gì nữa. Chúng ta phải già dặn, phải khổ hạnh, phải vững chãi để mà vượt qua cơn thử thách sắp đến. 

Nguyên Hưng, trong những tuần lễ theo sau ngày mà tôi học được bài học của những hàng cây trụi lá áy, ban đêm tôi thường có những ác mộng kỳ lạ. Để tôi kể cho Nguyên Hưng nghe vài giấc mộng mà bây giờ nghĩ đến tôi còn rùng mình. Hai giấc mộng mà tôi còn nhớ rõ. Giấc mộng sau với giấc mộng trước gần như là cách xa có một phút, trong cùng một giấc ngủ. 

Tối đó tôi bị cảm, và vì đã uống thuốc rồi mà không bớt nên tôi nhờ Steve cạo gió cho tôi bằng Vicks, thứ dầu cù là địa phương. Thật ra Steve chỉ biết xoa thôi, nhưng tôi dạy cho chú ta dùng một cái thìa để cạo gió theo kiểu Miền Nam, cho đến khi nào lưng tôi đỏ lên mới thôi. Vì có như thế tôi mới thấy ấm áp thật sự và cảm giác ớn lạnh sau lưng mới tan biến đi. Steve cho đó là một điều kỳ quặc, bởi vì bên này không ai chữa bệnh mà phải làm cho da thịt bầm tím như thế bao giờ. Tuy vậy Steve vẫn chìu theo ý tôi. Ấm lưng rồi, tôi mới uống thêm một viên Corricidin nữa, với nước nóng, và đắp chăn lại, chai dầu cù là và bình nước vẫn để đầu giường. Đêm đó, trong giấc mộng thứ nhất, tôi thấy một người em thân thuộc của tôi, đứng ở gần cửa ra vào của một căn phòng rất rộng rãi. Xa tôi đến chừng mười mấy thước. Người em đó là ai, quả thật tôi không biết rõ. Tôi chỉ biết một cách rất mơ hồ rằng đó là người tôi yêu mến nhất, còn thơ dại, còn yếu đuốicần phải bảo vệ. Bây giờ nếu ngồi kỹ lại để xét từng người quen thuộc thì tôi cũng không thể đồng người trong giấc mộng ấy với ai cả. Với Hưng chăng? Châu chăng? Phượng chăng? Tuệ chăng? Toàn chăng? Có lẽ đều không phải. Hoặc có lẽ là hình bóng tổng hợp của tất cả, và nhiều nữa. Trong lúc ấy, một người khổng lồ từ ngoài cửa đi vào, một người dữ dằn cao lớn, như một hung thần, như một con quái vật; với hai bàn tay khổng lồ, kẻ đó sắp túm lấy em tôi, túm lấy để tiêu diệt. Khoảng cách giữa tôi và kẻ đó rộng quá, tôi không thể chạy tới để can thiệp kịp lúc được. Mà tại sao chân tôi như dính cứng vào đất như thế này? Trong giây phút nguy nan đó, bản năng tự vệ - tự vệ đây có nghĩa là bảo vệ cho em tôi, khiến tôi liệng ngay vào kẻ hung dữ kia một vật gì mà tôi có sẵn trong tay, một vật nằng nặng ấy vào kẻ kia với tất cả sức lực bình sinh của tôi. Nhưng hắn tài quá: hắn đưa tay bắt được vật ấy rồi tôi mới biết được rằng đó là một chiếc cưa tay, hình vòng cung, ta thường dùng để cưa những tấm ván nhỏ. Nguy quá, như thế là tôi giúp cho một khí giới để tàn hạn em tôi! Trước sự đau đớn vô biên của tôi, kẻ kia cười sằng sặc và cưa em tôi ra làm hai mảnh như cưa một cây chuối non dại.

Tôi đang đau thảm thiết thì bổng thức dậy. Đầu óc tôi nặng trĩu. Nhưng tôi lại thiếp đi ngay và mơ thấy giấc mơ thứ hai, ngay sau đó. Tôi thấy tôi đang đứng ở trong một căn phòng khá rộng có bày biện bàn ghế hẳn hòi chứ không phải là một căn phòng trống trải như trong giấc mơ trước nữa. Tôi thấy một con rùa nhỏ bé bằng đồng, con rùa theo hình dáng những cặp rùa mang trên lưng những chân đèn cắm nến thấy trên các bàn thờquê nhà. Con rùa ấy thì tượng trưng cho gì thì tôi không biết rõ, nhưng tôi nghĩ là rất thân thiếtthiêng liêng đối với tôi. Không hiểu do đâu mà tôi biết được rằng nó đang lâm nguy, đang bị ốm nặng và sẽ phải chết. Mà cái chết của nó có liên hệ mật thiết đến cả hiện hữu tôi. Lo cho con rùa tôi mới đi lấy dầu cù là xoa vào lưng nó và đánh gió cho nó (Nguyên Hưng đừng cười). Tôi làm công việc ấy với tất cả thận trọng, sốt sắng trang nghiêmtin tưởng. Nhưng bỗng nhiên con rùa kêu khóc. Kêu khóc bằng cách nào thì tôi không biết. Tôi chỉ biết là bệnh tình nó trở nên trầm trọng do một sự vụng về nào đó của tôi. Tôi xem xét lại thì thấy có một đường nứt trên lưng con rùa. Tôi hoảng hốt nghĩ rằng có lẽ dầu cù là thấm vào đường nứt ấy đã gây tác động nguy hại cho lục phủ ngũ tạng của rùa. Và con rùa sắp chết. Tôi hoảng hốt thêm, định lấy một cây tăm khươi bớt chất dầu cù là ở trong kẻ nứt ra, nhưng chậm mất rồi. Có một âm thanh kỳ bí nào nói thẳng tới tâm hồn tôi, cho tôi biết con rùa đang dẫy chết. Lúc đó trong trạng thái tuyệt vọnghối hận vô song, tự nhiên tôi quỳ xuống trong tư thế cầu nguyện. Cầu nguyện ai tôi không biết. Tôi chỉ biết là chỉ trong dáng điệu ấy tôi mới thấy thích hợp với tâm trạng tuyệt vọng đang ngự trị trong tôi. Nhưng con rùa đã quằn quại dẫy chết. Nó uốn éo như một chiếc bong bóng cao su bị dằn ép và không biết vỡ khi nào. Rồi bổng nhiên nó vỡ tung vàc các tia nước từ nó bắn ra tứ tung, một tia nước bắn thẳng về phía tôi. Tôi nhẩy lùi một bước tránh tia nước đó. Tia nước rơi xuống trước mặt tôi và biến thành một vật gì nhỏ bằng một cái khuy, xoay tít như chong chóng. Đến khi vật ấy hết quay, tôi nhìn rõ thì ra là một bông hoa bốn cánh như hoa lan. Rồi bổng nhiên tôi thấy đứng ở ngoài đường: một số người bị ôm liệng vào phía sau một chiếc xe cam nhông to lớn. Những người này bị liệng lên xe một cách tàn nhẫn quá khiến cho có rất nhiều người trong đó bị gẫy đôi, gẫy đôi một cách dễ dàng như những con người làm bằng chất sành chất sứ.

Thế rồi những chiếc xe cam nhông rồ máy chạy vút đi như bay để lại cho tôi một khoảng không gian rộng lớn đầy những bụi mù đỏ chạch. Lúc đó tôi thức dậy. Tim tôi đập thình thịch. Đau khổ trong giấc mơ còn làm cho tôi tê dại cả người. Tôi đưa tay lên vỗ nhẹ trên trán và cố gắng mỉm cười. Nụ cười đến trên môi tôi thực như tôi đã ước muốn. Nhưng gian phòng im lặng của tôi vẫn còn phảng phất không khí rùng rợn của giấc mơ. Mồ hôi ướt đẫm cả trán cả gối, cả áo. Tôi làm một ít cử động. Cố sức ngồi dậy, lấy khăn lau sạch mồ hôi và đi thay áo. Tôi không ngủ nữa. Tôi thắp một cây nến, bởi vì ánh sáng điện sẽ sáng quá và sẽ làm tôi mệt, và ngồi làm massage cho máu trong người chảy đều. Tôi ôn lại những chi tiết của hai giấc mơ (hay là một giấc mơ?) và cố tìm cách giải thích. Nhưng tôi không giải thích được.

Mấy hôm sau đó tôi đem những giấc mơ kể lại cho một số người quen. Gordon đã hùng biện giải thích bằng nhiều cách, nhưng chẳng có cách giải thích nào phù hợp với thực trạng tâm linh của tôi cả. Có thể đó là phát biểu của những lo ngại tập thể, hoặc cũng có thể chỉ là những hình ảnh chắp nối đầu Ngô mình Sở trong một tình trạng thân thể còn bị đau ốm đang chịu tác động của thuốc men, chẳng có nghĩa lý gì cả.

Dù sao, Nguyên Hưng ơi, tôi vẫn thấy mang máng rằng những giấc mộng kia có liên hệ xa gần với những câu thơ của Lý. Nếu phong ba bão táp đến, thì tôi ước muốn được có mặt để cùng được chịu đựng với tất cả mọi người. Đừng để đến khi tôi về, thì chỉ còn “một khung trời đổ nát” trong đó tôi chỉ tìm được hình bóng của những người thân yêu ở “trong tận đáy lòng” của tôi.

Nguyên Hưng ơi, hồi tôi rời Madford và những khu rừng hiền lành, những chiếc hồ rộng lớn của nó thì tôi chỉ kịp ghé Princeton có hai ngày trước khi tôi về Nữu Ước lại… Cái thành phố có những chiếc nhà chọc trời ấy không thích hợp với tôi chút nào. Ở đấy thì chỉ có một cái lợi là được gần gũi những sinh hoạt văn hóa. Luôn luôn có diễn thuyết hay, có triển lãm giá trị. Luôn luôn có những buổi đại hòa tấu. Nữu Ước có bao nhiêu thư viện, bảo tàng viện và bác cổ viện lớn. Kỷ niệm ngày đầu tiên tới Nữu Ước vừa buồn cười vừa bực bội. Ngày ấy Gordon đưa tôi từ Princeton tới Nữu Ước bằng chiếc xe rộng rãi của anh. Sau khi nhà cửa lo xong, chúng tôi đem đồ đạc lên rồi, tôi mới cùng Gordon đi phố để mua ít vật dụng cần thiết. Tôi nhớ là khi chúng tôi đang đi trên hè phố Amsterdam, thì có một người vào khoảng bốn mươi, ăn mặc chững chạc chạy lại gần chúng tôi. Người ấy nói giọng bô bô có vẻ như quen thân với nhau trong xóm làng lâu rồi. Ông ta reo lên: “A! mặc cái áo gì mà ngộ quá vậy? Có phải cái áo thầy tu đạo Phật không”. Nguyên Hưng cũng biết là khi đi ra ngoài phố tôi thường mặc áo nâu chứ ít khi mặc áo xám. Gordon trả lời thay tôi: “Phải đấy thưa ông”. Chúng tôi dừng lại bên hè đường nói chuyện. Vẫn bô bô, ông ta hỏi tôi từ xứ nào đến. Khi nghe tôi nói từ Việt Nam, ông ta có vẻ ngơ ngẩn không biết Việt Nam là xứ nào, nằm ở góc nào trong bản đồ thế giới. Thế rồi ông ta hỏi. “Thế thì đạo Phật có tin đức chúa Jésus không?” Câu hỏi hướng về tôi. Tôi trả lời “có chứ” Ông ta ngạc nhiên hỏi tại vì sao. Tôi có cảm giác khó chịu, bởi vì đứng ngoài đường thập mục sở thị không tiện đàm luận những vấn đề như thế. Gordon đỡ lời: “Thực đấy mà, thầy ấy nói thực đấy mà”. Ông ta phân bua với tôi: “Ở đây thiên hạ bày ra điều này, điều nọ, và cho đó là lời của chúa Ki tô. Họ bán Trời bán Phật mà ăn đấy, các ông ạ.” Rồi ông ta còn thao thao bất tuyệt các vấn đề ông ta vừa nêu ra. Để cắt đứt. Tôi mới hỏi: “Thế ông theo đạo nào thưa ông?” Ông ta nghiêm trang rút ví da ra và nói: “Tôi theo đạo này”. Rồi ông ta loay hoay mở ví, có lẽ đưa tôi xem một chứng minh thư hay một thẻ tín đồ của một giáo phái nào đó. Kỳ thực, ông ta chỉ rút ra một xấp giấy bạc đô la và lập lại: “Tôi theo đạo này”. Thì ra ông ta theo đạo tiền. Gordon cười ha hả. Tôi cười đến chảy nước mắt. Tôi chào người bạn ngộ nghĩnh vừa gặp và kéo theo Gordon đi theo. Tôi nói “Tuy vậy nhưng cũng khá khen ông ta là người chân thật, dám nói những điều mình nghĩ.”

Không biết Gordon nghĩ gì khi tôi cho anh biết rằng người kia là người dân Nữu Ước đầu tiên mà tôi gặp và nói chuyện. Chúng tôi ghé vào một tiệm hấp nhuộm y phục, bởi vì tôi muốn thuê nhuộm lai mấy cái áo tràng nâu của tôi bây giờ đã bạc mầu rồi. Tiền nhuộm đắt quá khiến tôi ngần ngại. Một lúc sau ông chủ tiệm nói với tôi: “Mà ông nhuộm làm gì đã chứ. Tôi biết là trong vòng vài ba tuần lễ ông sẽ liệng những cái áo rắc rối ấy để mặc đồ tây cho mà xem. Những người ngoại quốc đến đây lúc đầu thì mặc quốc phục họ, nhưng sau đều mặc đồ Tây cả”. Tôi cũng không buồn cho ông ta biết là áo tôi đang mặc không là quốc phục nào cả, và tôi không phải là một người chân ước chân ráo tới cái xứ này. Chúng tôi nói lời cám ơn và bỏ đi.

Buổi chiều hôm ấy tôi rủ Gordon về tiệm ăn người Việt Nam ở đường Amsterdam, tiệm ăn duy nhất bán thức ăn Việt Nam ở đây. Chúng tôi đi bộ ngược lên đường 21 mới tìm ra được tiệm. Khi chúng tôi vào thì tiệm vắng người. Có hai người sinh viên Việt Nam hầu bàn, một nam một nữ, đang ngồi nói chuyện. Thấy chúng tôi vào liền chạy ra mời. Chúng tôi tìm một góc để ngồi. Có lẽ cả hai đều phải xa nhà từ hồi còn bé nên không nhận được ra tôi, người đồng hương trong chiếc áo nâu. Người con gái nói tiếng Anh thật hay, hỏi tôi có phải người Miến Điện không. Tôi cười gật đầu. Gordon cũng cười. Chúng tôi gọi vài thức ăn chay, rồi nói chuyện hai người về lai lịch cái tiệm ăn này. Mãi đến khi giã từ tôi mới cho hai người biết là tôi là người Việt. Cả hai đều mừng rỡ vì họ cũng thuộc về một gia đình Phật tử. Say này tôi biết chính chị Lan điều khiển quán ăn. Chị nói chị cũng bận dạy học ở trường nên không có nhiều thì giờ chăm sóc quán. Cái quán ăn, chị nói, vậy màgiá trị tương đương với cơ sở văn hóa của tòa đại sứ. Người đến ăn phần lớn là những người trí thức. Những món ăn, những bức họa, những đĩa nhạc và nhất là những câu chuyện cùng những người hầu bàn đã giúp cho khách hiểu biết và yêu mến Việt Nam. Mà cái quán ăn ấy cũng oai thật đấy, Nguyên Hưng. Người hầu bàn nào cũng nói được tiếng Anh và tiếng Pháp rất thông thạo, và có thể nói từ những câu chuyện thời sự, chính trị, văn minh, rất đứng đắn. Cậu sinh viên tôi gặp hôm ấy nói tiếng Đức rất giỏi.

Đó là những gì tôi không quên về ngày đầu tiên tôi đến với thành phố nhộn nhịp kia. Mùa thu năm nay khi trở về, tôi quen thuộc với khung cảnh hơn, dù vẫn thấy rằng những ngày ở rừng Mendford quá ngắn. Từ đầu mùa thu tôi được nhận làm việc tại trường đại học Columbia. Tôi dạy mỗi tuần năm giờ, ngoài ra còn có một số giờ phải ngồi văn phòng để tiếp sinh viên và giúp đỡ cho họ về việc sưu tầm tài liệu. Lương tôi được ba trăm năm chục đồng; như thế là tương đối khá “giàu”. Trong những người sinh viên của tôi có một cặp bạn rất thân, đó là David và Steve. Steve thích tôi lắm và đề nghị thuê chung một cái nhà với tôi. Tôi bằng lòng ngay. David thường đến chơi và ở lại ăn cơm với chúng tôi. Chúng tôi có những buổi tối thân mật, có lẽ êm thắm hơn cả những buổi tối gia đình.

Cái chú Steve ấy, để tôi nói cho Nguyên Hưng nghe, đã ăn chay trường với tôi trong suốt mùa thu qua cả nữa mùa đông này nữa. Tôi hỏi ăn chay có yếu đi không. “Trái lại còn thấy khỏe mạnh thêm”. Từ ngày có Steve, chúng tôi tự nấu ăn lấy mỗi ngày và ngày nào cũng được hai lần ăn cơm, bằng đũa. Steve cầm đũa khá vững vì đã được ở lại Nhật Bản mấy tháng mùa hè năm ngoái.

Chỉ sau mấy ngày gặp Steve tôi mến chú ta liền, cũng thân thiết như với Hưng và Tuệ vậy. Steve cao bằng tôi, tóc hơi vàng và rất mềm, cằm anh ta hơi nhọn. Mắt mầu nâu. Rất giàu tình cảm và tính cách nghệ sĩ. Steve rất ham triết học đông phương; từ mùa thu chú ta đã ghi tên học những lớp đông phương học, kể cả một lớp Hoa ngữ. Cứ nhìn thấy cậu ta ngồi tập viết chữ nho cũng đã thấy thương. Không có sự vui buồn nào trong đời mà Steve lại không về kể lại với tôi. Tôi hay có những nhận xét về suy tư của Steve và anh chàng thường hay ngồi chăm chú để mà nghe; đôi khi nhíu lông mày đê làm nhăn một ít cái trán thông minh của nó. Thỉnh thoảng chúng tôi cũng có hơi giận nhau, nguyên do là vì Steve vẫn còn quen cái thói tiếp nhận theo đầu óc Tây phương, và tôi cứ nghĩ rằng tôi không diễn tả bằng bằng cách nào hơn là bằng cách đông phương của tôi. Tôi chắc Steve nhiễm cái đường lối của giáo sư Cerbu “go East but stay West” rồi. Stay West thì làm chi có thể thực sự go East hả Nguyên Hưng.

Cái nhà chúng tôi thuê với giá 150 đồng bạc mỗi tháng có 1 phòng ngủ, một phòng làm việc, một phòng tắm, một cái bếp và một cái hành lang. Đó là địa chỉ của tôi bây giờ: 306 west 109 th Street. Chúng tôi ở từng thứ năm, có hai cửa sổ lớn nhìn ra đường. Phải nhìn nghiêng mới thấy được một mảnh trời, về phía Morning Side. Những bàn ghế, giường nệm, chén bát và soong chảo đều do Steve chở về, nên khi thuê nhà tôi chẳng thể lo lắng gì cả. Steve là con của một ông khoa trưởng một trường kỹ thuật nổi tiếng, dòng giỏi thông minh nhưng không thích khoa học, kỹ thuật. Mẹ của Steve có đến thăm một lần cách đây chừng nữa tháng và mang cho chúng tôi vô số thức ăn ngon.

Người tôi phân chia công việc như thế này: tôi thì lãnh phần nấu ăn và rửa bát. Còn Steve thì đi chợ và dọn dẹp lau chùa nhà cửa. Steve phải đi học nhiều nên tôi phải ra tay làm nội trợ. Mỗi ngày tôi chỉ cần có mặt ở trường vài giờ đồng hồ, những giờ dạy và những giờ ngồi ở văn phòng - Từ khi thuê được nhà, tôi hay ở nhà làm việc, thiếu tài liệu gì thì nhờ Steve mượn ở thư viện giúp. Tôi có cái thẻ có thể mượn một lần hàng mấy chục cuốn sách và mượn như thế trong nửa tháng. Ngồi ở nhà ấm áp một mình, tôi làm được nhiều việc hơn. Nấu ăn cho Steve cũng là một sự thích thú. Có thể là món gì do tôi nấu ra Steve cũng khen ngon cả - tôi nghĩ Steve có thể ăn chay suốt đời mà không biết chán và tôi có thể nấu cho Steve ăn hoài mà không sợ tốn công.

Cố nhiên là cậu ta không biết đi chợ - tôi phải dẫn Steve đến một tiệm bán thực phẩm đông phương ở gần đấy và chỉ cho cậu “đi chợ” trong những lần đầu. Chúng tôi mua nấm hương, tàu yểu, đậu phụ, củ cải, khổ qua, dưa cải v.v… Rau đậu tươi thì Steve có thể tự đi mua ở bất cứ một nhà bán thực phẩm nào khác dọc đại lộ Broadway. Chúng tôi tìm được chỗ mua gạo thật ngon và mua từng chục ký chứ không mua từng hộp nhỏ như những gia đình khác. Thường thường những hôm đi học về sớm. Steve ghé chợ mua hai giỏ thức ăn về chất đầy chiếc tủ lạnh lớn đặt trong nhà bếp. Cái nhà bếp chúng tôi thật sạch sẽ và trang nhã. Steve lau chùi nhà bếp và nhà tắm gần như mỗi ngày. Bếp nấu gaz cho nên rất tiện lợi. Sáng nào tôi cũng dậy sớm và sửa soạn điểm tâm cho hai người. Thường thường, Steve thức khuya và chỉ dạy đủ sớm để ăn điểm tâm rồi đi học ngay. Có bữa tôi cũng đến trường cùng với Steve một lần nhưng chỉ độ mười một giờ là tôi trở về. Tôi làm việc một lát rồi đi thổi cơm và làm thức ăn. Mười hai giờ mười lăm thì Steve về, lần nào cũng đói mèm, và chúng tôi ngồi vào bàn ăn. Thức ăn bao giờ tôi cũng làm chung cho cả buổi chiều trong tủ lạnh; đến tối tôi chỉ cần thổi cơm và hâm lại thức ăn cho nóng thôi.

Buổi chiều tôi thường không đi ra ngoài. Tôi viết lách, đọc, soạn bài, trả lời những thư từ. Có việc cần tôi mới đi vào trường hoặc vào thư viện. Thỉnh thoảng David cùng về với Steve, và chúng tôi ăn cơm với nhau trong phòng khách một cách im lặng, trang nghiêm. Sau những bữa như thế, tôi để cho Steve nói chuyện với David và đi rửa chén bát. Tôi rất thích công việc này vì tôi thấy trong khi rửa chén bát tâm hồn tôi luôn luôn an tĩnh, vui vui. Có khi tôi bất chợt đang nghịch với những chiếc bóng xà phòng và hát nhỏ những bài hát học được hồi còn bé thơ. Nước vừa ấm thật dễ chịu. Tôi lau chùi cái bếp gaz thật sạch sẽ, soạn lại đồ đạc, đi tắm ngâm mình trong nước nóng, thay áo và ra ngồi góp chuyện với hai người trẻ tuổi. Những buổi như thế thật êm đềm. Steve biết tính tôi, đi tắt điện, thắp lên vài ngọn đèn nến cho mát mắt và để cho chúng tôi nghe một ít những bản nhạc êm dịu ưa thích. Những lúc đó chúng tôi thường không nói chuyện nữa, chỉ ngồi yêntheo dõi những giòng suy tư của mình.

David thường ở với Steve rất khuya; thường thường khi nào tôi bảo về mới về. Có lúc hai người bạn đi với nhau suốt ngày và tôi ở nhà một mình, nấu cơm một mình, ngồi vào bàn ăn một mình.

Nguyên Hưng, tôi biết Steve mến tôi thật sự. Steve nghe tôi nói về tình trạng đất nước chúng ta với tất cả sự chăm chú và xót xa. Tự nhiên Steve muốn dùng tiếng Việt Nam, và nếu có thể được, cùng nuôi ước mộng tìm lai Phương Bối. Tôi đã nói cho Steve nghe về tình của chúng ta đối với Phương Bối. Tôi đã nói đến Phương Bối như một chút lửa hồng không bao giờ tắt trong tâm hồn mỗi người chúng ta. Tôi đã nói Phương Bối như một chất liệu tâm linh cần thiết cho mọi ước ao, mọi xây dựng. Có thể là tôi đã quan trọng hóa Phương Bối quá, nhưng mà tại sao mắt Steve lại sáng lên như thế mỗi lần nó nghe tôi nói đến Phương Bối? Steve quyết sẽ học tiếng Việt và tôi cũng bắt đầu dạy cho Steve những câu đàm thoại đầu tiên. Steve rất ham học ngoại ngữ. Nói tiếng Pháp còn chập chững mà đòi làm thơ. Rồi trong những lúc đi chợ mua thức ăn, cứ nấn ná ở lại để tập nói tiếng Tàu với cái cô bán hàng người Trung Hoa. Steve đã bập bẹ nói tiếng quan thoại rồi đấy. Steve bảo nhất định phải học nói cho được tiếng Việt bởi vì anh chàng rất thích dự tính của tôi về làm một cái làng dễ thương ở miền quê, trong đó một số anh em sống thật têm ái với nhauthật hữu ích cho mọi người.

Steve dành làm tất cả những công việc khó nhọc. Biết tôi rất có thể bị cảm khi ra ngoài lạnh nên Steve dành đi những công việc mà Steve có thể làm thay tôi được. Tội nghiệp, những hôm tôi bị cảm, Steve phải “cạo gió”, và vì hai tay của Steve khá mạnh, chẳng mấy chốc mà tôi đã thấy ấm áp. Nếu tôi không bớt thì Steve lại gọi điện thoại cho bác sĩ Cusbman.

Steve không được sung sướng mấy khi nghĩ đến gia đình. Hè năm ngoài trong khi ở Nhật Bản, anh chàng có làm quen được với một thiếu nữ Nhật và hai người đã trao đổi thư từ thân mật từ đầu mùa thu đến nay. Người bạn gái Phù tang tên là Hạnh Trí Tử, hẹn sẽ sang thăm trong mùa Xuân tới và Steve cứ nhắc hoài đến dịp ấy. Néu không bị gia đình gọi thì Steve đã có thể theo tôi về Priceton trong dịp lễ giáng sinh này rồi. Nó đã về quê bằng máy bay hai hôm trước khi tôi rời Nữu Ước. Căn nhà chúng tôi hiện giờ ở đường 109 có lẽ đang lạnh lẽo, không đèn, không đuốc, không hơi ấm. Còn tôi, tôi đang ngồi đây, giữa lòng Princeton quen thuộc. Trời đã chạng vạng rồi. Ngoài kia, tuyết vẫn rơi. Tôi sẽ đi tìm Saphir - chúng tôi sẽ đi làm một thức ăn gì để ăn cho thật nóng, và sau đó, về campus center ngồi nói chuyện và nghe bản phóng sự bảy giờ rưỡi tối nưoi chiếc máy truyền hình đặt ở góc phòng. 
 
 

Hết chương 6
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 14305)
Toàn bộ lý do vì sao phải học tập về Giáo Pháp (Dhamma), những lời dạy của Đức Phật, là để tầm cầu một con đường vượt qua khổ não, đạt đến an bìnhhạnh phúc.
(Xem: 14565)
Trong Phật giáo, chúng ta không tin vào một đấng Tạo hóa nhưng chúng ta tin vào lòng tốtgiữ giới không sát hại sinh linh. Chúng ta tin vào luật nghiệp báo nhân quả...
(Xem: 11842)
Ðạo Phật cốt đào luyện tâm hồn người hoàn toàn trong sạch, nên cực lực sa thải những tính: tham lam, sân hận, oán thù... đang trú ẩn trong tâm giới người.
(Xem: 14361)
Với niềm vui lớn lao, vua Tịnh Phạn chúc mừng hoàng hậu và thái tử vừa mới đản sinh. Dân chúng tổ chức các buổi hội hè tưng bừng và treo cờ kết hoa rực rỡ trên toàn quốc.
(Xem: 13275)
Tập sách này gồm có những bài viết đơn giản về Phật Pháp Tại Thế Gian, Cốt Tủy Của Ðạo Phật, Vô Thượng Thậm Thâm Vi Diệu Pháp, những điều cụ thể, thiết thực...
(Xem: 14644)
Tập sách này là kết tập những bài báo viết trên Bản Tin Hải Ấn và Phật Giáo Việt Nam trong cùng một chủ đề. Đó là Con Đường Phát Triển Tâm Linh.
(Xem: 12647)
Chúng tôi viết những bài này với tư cách hành giả, chỉ muốn đọc giả đọc hiểu để ứng dụng tu, chớ không phải học giả dẫn chứng liệu cụ thể cho người đọc dễ bề nghiên cứu.
(Xem: 25247)
Cư sĩ sống trong lòng dân tộc và luôn luôn mang hai trọng trách, trách nhiệm tinh thần đối với Phật Giáo và bổn phận đối với cộng đồng xã hội, với quốc gia dân tộc.
(Xem: 27886)
Chúng tôi viết quyển sách này cho những người mới bắt đầu học Phật. Bước đầu tuy tầm thường song không kém phần quan trọng, nếu bước đầu đi sai, những bước sau khó mà đúng được.
(Xem: 26361)
Pháp môn Tịnh Độ cao cả không cùng, rộng lớn như trời che đất chở. Đây là Pháp môn tổng trì của chư Phật ba đời, là đạo mầu đặc biệt trong một đời giáo hóa của đức Thích Ca.
(Xem: 17233)
Đôi khi mọi người nghĩ cái chết là sự trừng phạt những việc xấu xa mà họ đã làm, hoặc là sự thất bại, sai lầm, nhưng cái chết không phải như vậy. Cái chết là phần tự nhiên của cuộc sống.
(Xem: 16526)
Sách này nói về sự liên quan chặt chẽ giữa con người và trái đất, cả hai đồng sinh cộng tử. Con người không thể sống riêng lẻ một mình nếu các loài khác bị tiêu diệt.
(Xem: 15917)
Cuốn sách “Tin Tức Từ Biển Tâm” của nhà văn Phật giáo Đài Loan – Lâm Thanh Huyền – quả là một cú “sốc” tuyệt vời đối với các nhà Phật học Việt Nam.
(Xem: 22140)
Người cư sĩ tại gia, ngoài trách nhiệm và bổn phận đối với gia đình, xã hội còn có nhiệm vụ hộ trì Tam Bảo. Cho nên trọng trách của người Phật Tử tại gia rất là quan trọng...
(Xem: 17133)
Mỗi sáng lúc mới thức dậy, trong trạng thái mơ màng chưa tỉnh hẳn, chúng ta phải bắt đầu lôi kéo tâm thức vào một đường hướng rõ ràng: tự đánh thức lên lòng ngưỡng mộ cao rộng đến buổi rạng đông...
(Xem: 24909)
Làm sao tôi có thể hành thiền khi quá bận rộn với công việc và gia đình? Làm sao tôi có thể phối hợp hoạt động với ngồi yên một chỗ? Có các nữ tu sĩ không?
(Xem: 21970)
An Lạc phải bắt đầu từ nơi mỗi chúng ta mà từ, bi, hỉ, xả là nền tảng. Có từ, bi, hỉ, xả, thì đi đâu ta cũng gieo rắc tình thương và sự hòa hợp...
(Xem: 19069)
Tập sách này không phải là một tiểu luận về tâm lý học nên không thể bao quát hết mọi vấn đề nhân sinh, mục đích của nó nói lên sự tương quan của Ý, Tình, Thân và tiến trình phiền não...
(Xem: 16172)
Đức Phật tuy đã nhập diệt trên 25 thế kỷ rồi, nhưng Phật pháp vẫn còn truyền lại thế gian, chân lý sống ấy vẫn còn sáng ngời đến tận ngày hôm nay. Đây là những phương thuốc trị lành tâm bệnh cho chúng sanh...
(Xem: 21725)
Những gì chúng ta học được từ người xưa và cả người nay dĩ nhiên không phải trên những danh xưng, tiếng tăm hay bài giảng thơ văn để lại cho đời, mà chính ngay nơi những bước chân của người...
(Xem: 16785)
Đối với Phật giáo, tính cách quy ước của tâm thức biểu lộ từ một sự sáng ngời trong trẻo. Những khuyết điểm làm ô uế nó không nội tại nơi bản chất của nó mà chỉ là ngoại sanh.
(Xem: 14667)
Đọc “Trung bộ kinh” chúng ta có được một đường lối tu hành cụ thể như một bản đồ chỉ rõ chi tiết, đưa ta đến thành Niết bàn, cứu cánh của phạm hạnh.
(Xem: 16705)
J. Krishnamurti, cuộc sống và những lời giáo huấn của ông trải dài trong phần lớn thế kỷ hai mươi, được nhiều người tôn vinh là một con ngườiảnh hưởng sâu sắc nhất vào ý thức của nhân loại...
(Xem: 25027)
“Cái tiến trình” là một hiện tượng thuộc cơ thể, không nên lầm lẫn với trạng thái tinh thần mà Krishnamurti viết trong quyển này bằng nhiều từ khác biệt như là “phước lành”, “cái khác lạ”...
(Xem: 18777)
Quyển sách này là kết quả của những cuộc nói chuyện và những cuộc thảo luận được tổ chức ở Ấn độ bởi J. Krishnamurti với học sinh và giáo viên của những trường học tại Rishi Valley...
(Xem: 21199)
Gốc rễ của xung đột, không chỉ phía bên ngoài, nhưng còn cả xung đột phía bên trong khủng khiếp này của con người là gì? Gốc rễ của nó là gì?
(Xem: 14779)
Với hầu hết mọi người chúng ta, sự liên hệ với một người khác được đặt nền tảng trên sự lệ thuộc, hoặc là kinh tế hoặc là tâm lý. Lệ thuộc này tạo ra sợ hãi...
(Xem: 14376)
Bàn về Cách kiếm sống đúng đắn tìm hiểu những phương cách cho chúng ta tham gia, nhưng không đắm chìm, công việc của chúng ta. Trong một thế giới điên cuồng để sản xuất...
(Xem: 16616)
Phật Giáo dạy nhân loại đi vào con đường Trung Đạo, con đường của sự điều độ, của sự hiểu biết đứng đắn hơn và làm thế nào để có một cuộc sống dồi dào bình anhạnh phúc.
(Xem: 18012)
Đọc Tu Bụi của tác giả Trần Kiêm Đoàn, tôi có cảm tưởng như nhìn thấy một mảnh bóng dáng của chính mình qua nhân vật chính là Trí Hải. Đời Trí Hải có nhiều biến cố.
(Xem: 12926)
Suy nghĩ không bao giờ mới mẻ, nhưng sự liên hệ luôn luôn mới mẻ; và suy nghĩ tiếp cận sự kiện sinh động, thực sự, mới mẻ này, bằng nền quá khứ của cái cũ kỹ.
(Xem: 14947)
Hầu hết mọi người sẽ vui mừng để có một sự an bình nào đấy của tâm hồn trong đời sống của họ. Họ sẽ hân hoan để quên đi những rắc rối, những vấn đề...
(Xem: 12712)
Sau thời công phu khuya, tôi được phân công quét chùa. Tay cầm chiếc chổi chà, tôi nhẹ bước ra sân và leo lên cầu thang phía Ðông lang chính điện.
(Xem: 13889)
Điều làm cho một người trở thành một Phật tử chân chính là người ấy tìm nơi nương tựaĐức Phật, Giáo pháp, và chư Thánh Tăng - gọi là Quy Y Tam Bảo.
(Xem: 14605)
Sống cùng với xã hộicần phải đi đến việc cùng chung có một tinh thần trách nhiệm cộng đồng. Còn kiến thức thì giúp chúng ta khám phá thiên nhiên đồng thời với nội tâm của chúng ta.
(Xem: 28031)
Đây là một quyển sách căn bản dành cho người muốn tìm hạnh phúc và sự bình an trong cuộc sống qua con đường tâm linh. Con đường Đạo của Đức Phật rất đơn giản, thích hợp với mọi người.
(Xem: 27199)
Trong Đường Xưa Mây Trắng chúng ta khám phá ra Bụt là một con người chứ không phải là một vị thần linh. Đó là chủ tâm của tác giả...
(Xem: 14347)
”Vượt Khỏi Giáo điều” không phải chỉ đề cập đến những vấn nạn đời thường, nó còn tiến xa hơn một bước nữa là vạch ra cho con người một hướng đi, một hành trình tu tập tâm linh hầu có thể đạt đến cứu cánh giác ngộ giải thoát ngay trong kiếp sống này.
(Xem: 20967)
Cuốn sách này là một bản dịch của Ban Dịch Thuật Nalanda về tác phẩm Bản Văn Bảy Điểm Tu Tâm của Chekawa Yeshe Dorje, với một bình giảng căn cứ trên những giảng dạy miệng do Chošgyam Trungpa Rinpoche trình bày.
(Xem: 14673)
Duy tâm của Phật giáo không công nhận có cảnh nào là cảnh thật, hết thảy các cảnh đều do tâm hiện, lá chuối cũng tâm hiện, bóng người cũng tâm hiện, như hoa đốm giữa hư không.
(Xem: 24182)
Để hỗ trợ cho việc phát triển và thực thi tâm hạnh từ bi, việc chủ yếu là phải vượt qua những chướng ngại. Nơi đó, hạnh nhẫn nhục đóng vai trò quan trọng...
(Xem: 28688)
Guru (Đạo Sư) giống như một viên ngọc như ý ban tặng mọi phẩm tính của sự chứng ngộ, một người cha và bà mẹ dâng hiến tình thương của mình cho mọi chúng sinh...
(Xem: 14736)
Cuốn sách nhỏ này không phải đã được viết ra để phô bày kiến thức của tác giảkiến thức ấy không có gì đáng để được phô bày. Nó mong ước được là một người bạn hơn là một cuốn sách.
(Xem: 13291)
“Không có tẩu thoát khỏi sự liên hệ. Trong sự liên hệ đó, mà là cái gương trong đó chúng ta có thể thấy chính chúng ta, chúng ta có thể khám phá chúng ta là gì...
(Xem: 16458)
Quyển sách này đã đem lại cho độc giả một cái nhìn mới của Tây phương đối với Phật giáo trước đây vốn hoàn toàn xa lạ và hiện nay đang rất thịnh hành ở châu Âu và châu Mỹ.
(Xem: 27244)
Milarepa là Thánh St. Francis của Tây Tạng. Chúng ta không thể nhầm lẫn âm điệu của những ca khúc này với âm điệu của những ca khúc Fioretti...
(Xem: 12019)
Trí Phật là trí kim cương. Thân Phật là thân kim sắc, cõi Phật là cõi hoàng kim, thì Đạo Phật tất nhiên là Đạo Vàng. Ánh Đạo Vàngkim quang của đức Từ bi rộng lớn phá màn vô minh, chỉ rõ đường chánh.
(Xem: 16078)
Milarepa là một trong những đạo sư tâm linh nổi tiếng nhất của mọi thời. Ngài không những là một nhà lãnh đạo kiệt xuất của dòng phái Kagyu, mà cũng là một đạo sư rất quan trọng đối với mọi trường phái của Phật giáo Tây Tạng.
(Xem: 21495)
Nếu bạn không suy nghĩ sự đau khổ của chu trình sinh tử, sự tan vỡ ảo tưởng với vòng sinh tử sẽ không sinh khởi.
(Xem: 12378)
Cuốn sách nhỏ này do Hòa Thượng Tiến Sĩ K. Sri Dhammananda là một cuốn sách có giá trị, đáp ứng được những câu hỏi như chết đi về đâu và chết rồi đã hết khổ chưa...
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant