Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sách Văn Học Phật Giáo
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

4. Lời dạy của Đức Phật

05 Tháng Giêng 201200:00(Xem: 11066)
4. Lời dạy của Đức Phật

LỊCH SỬ VĂN MINH ẤN ĐỘ 

Tác giả: Will Durant - Nguyễn Hiến Lê dịch

CHƯƠNG II - PHẬT THÍCH CA

IV. LỜI DẠY CỦA ĐỨC PHẬT[13]

Chân dung Đức PhậtPhương pháp của Ngài – Tứ diệu đế - Bát chính – Ngũ giớiĐức Phật và Chúa Ki Tô – Thuyết bất khả tri và chủ trương phản đối giáo hội – Chủ trương vô thần của Phật – Tâm lí học vô linh hồnÝ nghĩa của Niết Bàn

Cũng như mọi nhà truyền giáo thời đó, Đức Phật đã giảng đạo lý trong các cuộc đàm thoại, trong các cuộc hội nghị, hoặc bằng những ngụ ngôn. Cũng như Socrate và Chúa Ki Tô, không bao giờ Ngài có ý chép lại đạo của Ngài thành sách, mà chỉ tóm tắt những ý chính thành những sutta. Theo những hồi kí của những đệ tử đầu tiên của Ngài thì tính tình Ngài hiện rõ lời Ngài giảng dạy đó, và Ngài là nhân vật đầu tiên trong lịch sử Ấn Độ lưu lại cho ta một bức chân dung rõ rệt: một người rất nhiều nghị lực, uy nghi và hào hùng, nhưng ngôn ngữcử chỉ rất dịu dàng và có đức bao dung vô cùng. Ngài không[14] tự cho mình được thiên khải. Trong các cuộc tranh luận, Ngài tỏ ra kiên nhẫntôn trọng ý kiến của người khác hơn hết thảy các đại sứ đồ của nhân loại. Cứ theo lời các đệ tử của Ngài – có lẽ họ cũng hơi nói quá – thì Ngài theo đúng giới luật ahimsa: “Gautama cố tránh không làm huỷ hoại đời sống của bất kì một sinh vật nào. Ngài là chiến sĩ Kshatriya mà lại bỏ gươm giáo, rất ghét sự tàn bạo, lòng cực kì nhân từ, Ngài tỏ niềm ái ưu với tất cả các sinh vật… Không khi nào nói xấu, vu oan cho ai… Ngài sống cơ hồ như chỉ để hoà giải những kẻ chia rẽ, khuyến khích những kẻ hoà hợp với nhau, Ngài yêu hoà bình, phụng sự hoà bình, chỉ thốt những lời hoà bình”. Như Lão Tử và Ki Tô, Ngài “dĩ đức báo oán”, ai không hiểu Ngài mà nhục mạ thì Ngài làm thinh. “Nếu một người nổi điên lên mà làm hại tôi thì tôi lấy tình thươngche chở cho người đó, người ấy càng làm điều ác cho tôi thì tôi càng làm điều thiện cho người ấy”. Một lần một kẻ chất phác nọ mạt sát Ngài, Ngài lặng thinh nghe kẻ đó nói xong rồi, Ngài hỏi lại: “Này con, nếu một người không chịu nhận một tặng vật nào đó thì tặng vật đó thuộc về ai?”. Kẻ đó đáp: “Về người đem tặng”. – “Vậy thì ta không nhận những lời mạt sát của con đâu, con nên giữ lấy cho con”. Trái với nhiều vị thánh khác, Phật có tinh thần hài hước và biết rằng bàn tới siêu hình mà không mỉm cười thì không là nhã.

Ngài có một cách đặc biệt để thuyết pháp, mặc dầu cách đó một phần nào chịu ảnh hưởng cách của các nhà nguỵ biện lang thang đương thời. Ngài đi từ châu thành này tới châu thành khác, cùng với một nhóm đệ tử thân tín và phía sau là cả một đám đông, có khi tới 1.200 tín đồ. Không bao giờ lo tới ngày mai, những kẻ ngưỡng mộ dâng thức gì thì Ngài ăn thức đó, có lần Ngài nhận lời dùng cơm trong nhà một ả giang hồ, làm cho kẻ tả hữu của Ngài bực tức. Thường thường Ngài ngừng lại ở đầu một làng nào đó, cắm trại trong một khu rừng hoặc bên bờ sông. Buổi chiều và buổi tối Ngài thuyết pháp. Ngài đặt những câu hỏi như Socrate, hoặc kể một ngụ ngôn có tính cách luân lí, hoặc cùng đàm đạo, biện luận một cách lễ độ, đưa ra những câu ngắn, cô đọng, tóm tắt được đạo của Ngài để mọi người dễ nhớ. Sutta được Ngài thường nhắc nhở tới nhất là sutta về “tứ diệu đế”, trong đó Ngài bảo rằng sống là khổ, khổ do dục mà ra, và diệt mọi dục vọng được thì minh triết:

1. Bây giờ, hỡi chư tăng, ta giảng đến khổ đế: sinh là khổ, bệnh là khổ, lão là khổ, rầu rĩ, than khóc, táng tâm trí, thất vọng là khổ…

2. Bây giờ, hỡi chư tăng, tới tập đế: nguyên nhân của cái khổ là nhân dục vô nhai nó làm cho con người tái sinh hoài, dục vọng đó kết hợp với sự ham thích, dâm dật, lúc nào cũng muốn thoả mãn cho được, nguyên nhân là cái ham mê, ham mê là thực thể.

3. Bây giờ, hỡi các chư tăng, tới diệt đế: phải diệt cho hết dục vọng, nhu cầu bằng cách thoát tục.

4. Bây giờ, hỡi chư tăng, tới đạo đế: con đường giải thoát gồm bát chánh: chánh kiến[15], chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mệnh, chánh tinh tiến, chánh niệm, chánh định.

Phật tin rằng dù có lúc vui thì cũng không đủ bù những lúc khổ, và như vậy thà đừng sinh ra là hơn. Nước mắt của loài người nhiều hơn nước bốn biển. Vả lại nỗi vui nào cũng có phần chua chát là vì nó ngắn ngủi quá. Ngài hỏi một đệ tử: “Vui với buồn, cái nào nhất thời?”. Đệ tử đáp: “Bạch sư phụ, cái buồn”. Cái buồn tệ hại nhất, không phải là cái tanha, toàn thể dục vọng, mà là cái dục vọng vị kỉ, dục vọng hướng về cái lợi riêng của một phần tử chứ không phải cái lợi chung của toàn thể, nhất là cái tính dục nó làm cho con người sinh con đẻ cái, thêm hoài những khoen mới vào cái chuỗi sinh sinh, tạo nên những nỗi khổ mới chẳng có mục đích gì cả. Một đệ tử nghe Ngài giảng, cho rằng Ngài chấp nhận sự tự tử, Ngài bảo không phải vậy vì tự tử không ích lợi gì hết: linh hồn chưa được thanh khiết, vẫn còn dục vọng thì còn phải đầu thai hoài cho tới khi hoàn toàn trút hết được bản ngã mới thôi.
Đệ tử xin Ngài giảng rõ thêm về “chánh mệnh”, Ngài bèn đặt ra “ngũ giới” – những giới luật ngắn và giản dị, nhưng “có lẽ hàm súc hơn mà cũng khó theo hơn “thập giới” trong Do Thái giáo”:

1. đừng sát sanh.

2. đừng trộm cắp.

3. đừng vọng ngữ.

4. đừng uống rượu.

5. đừng tà dâm.

Về một khía cạnh nào đó, lời dạy của Phật hợp với lời dạy của Ki Tô một cách lạ lùng, cơ hồ như Phật giáo báo trước Ki Tô giáo. “Dĩ nhân đáp sân, dĩ đức báo oán… Thắng thì gây oán vì kẻ bại thấy đau khổ… Không bao giờ oán diệt được oán, chỉ yêu mới diệt được oán”. Cũng như Ki Tô, Ngài ngượng nghịu khi tiếp xúc với phụ nữ và Ngài đã do dự lâu lắm mới cho họ vào tăng hội. Một hôm, một đệ tử thân tín, Ananda, hỏi:

“Bạch tôn sư, đối với phụ nữ phải làm sao?”

“Tránh đừng nhìn họ, Ananda.”

“Nhưng nếu nhìn họ thì phải làm sao?”

“Đừng nói với họ, Ananda”

“Nhưng nếu họ hỏi trước thì phải làm sao?”

“Phải mở mắt cho kĩ, Ananda”.

Tôn giáo của Ngài sự thực chỉ gồm phần đạo đức, luân lí, Ngài chỉ chú trọng tới cách cư xử, không quan tâm tới nghi tiết, lễ bái, tới siêu hình học, thần học. Một hôm, một tu sĩ Bà La Môn, trước mặt Ngài, ngỏ ý muốn tắm sông ở Gaya[16]. Phật bảo: “Cần chi phải lại đó, có thể tắm ở đây được, cần gì tới Gaya? Nước nào mà chẳng tốt bằng nước sông Gaya”. Thật là điều lạ lùng nhất trong lịch sử các tôn giáo: Phật sáng lập một tôn giáo cho thế giớiđồng thời không bao giờ bàn tới sự vĩnh cửu, về mặt bất diệt của linh hồn, hoặc về Thượng Đế. Ngài bảo sự vô cùng là một huyền thoại do các triết gia tưởng tượng ra, họ không biết nhũn nhặn tự thú rằng một nguyên tử không thể bao gồm vũ trụ được. Nghe thiên hạ tranh luận về vũ trụ vô cùng hay hữu hạn, Ngài mỉm cười, cơ hồ như Ngài đoán trước được những cuộc bàn phiếm về Thiên vănThần thoại của các nhà vật lí học, toán học ngày nay. Ngài không chịu đưa ra ý kiến về các vấn đề: vũ trụ có lúc khởi thuỷ không và sau này có chung kì không; linh hồn và thể xác là một hay là hai; một vị chí thánh có nhận được một phần thưởng nào trên cõi thiên đường nào đó không. Ngài bảo những vấn đề đó là “rừng rậm, sa mạc, trò múa rối, là khổ hình, là suy cứu lung tung chẳng nhằm gì cả”, nên không quan tâm tới; nó chỉ gây những cuộc tranh biện hăng hái, những oán hận, bực bội, phiền nhiễu; không bao giờ đưa tới sự minh triết, sự an lành của tâm hồn. Muốn được thánh triết, muốn cho tâm hồn an tĩnh thì chỉ cần quên mình đi và làm điều thiện, chứ không cần biết bản thể của vũ trụ, của Thượng Đế. Tới nỗi trong cơn hài hước có thể làm cho nhiều người khó chịu, Ngài còn bảo rằng nếu có các vị thần linh thì chính các vị đó cũng không thể đáp được một số câu hỏi.

Kevaddha này, một hôm có một bạn đồng đạo của chúng ta tự hỏi câu này: “Bốn nguyên tố đất, nước, lửa, và gió tiêu diệt đâu mất mà không để lại chút di tích nào cả thế?”. Bạn đó suy nghĩ hoài về vấn đề đó riết rồi xuất thần, té xuống và thấy rõ ràng con đường mở ra trước mặt đưa tới xứ các Thần linh.

Kevaddha này, thế là bạn đó tới thiên quốc của bốn vị đại vương, hỏi các vị thần ở đó: “Nay, chư huynh, bốn nguyên tố đất, nước, lửa và gió tiêu diệt đâu mất mà không lưu lại chút di tích nào cả thế?”. Bạn đó hỏi như vậy xong, các thần linhthiên đường của bốn vị thần đáp lại: “Chúng tôi không biết được huynh ạ. Nhưng có bốn vị đại vương khác quyền uy lớn hơn vinh quang rực rỡ hơn chúng tôi nhiều. Các vị đó chắc biết được. Thế là, Kevaddha này, bạn đó đi kiếm bốn vị đại vương khác, hỏi họ cũng câu đó, họ cũng đáp lại như vậy, rồi lại bảo bạn đó đi hỏi ba mươi vị này [các vị vua khác][17]; ba mươi vị này lại bảo bạn ấy kiếm vua của họ, tức Sakka; Sakka cũng không đáp được, lại bảo đi hỏi các thần Yama; các vị thần này lại bảo đi hỏi vua của họ là Suyama; Suyama lại bảo đi hỏi các thần Tusita; các vị thần này lại bảo đi hỏi vua của họ là Santusita; Santusita lại bảo đi hỏi các thần Nimmana-rati, các vị thần này lại bảo đi hỏi vua của họ là Sunimmita, Sunimmita lại bảo đi hỏi các thần Para-nimmita, các vị thần này lại bảo đi tìm vua của họ là là Paranimmita Vatsavatti; Vatsavatti bảo đi hỏi các thần Brama – thế giới[18].

Lúc đó, Kevaddha này, bạn của chúng ta trầm tư đến nỗi thấy con đường đưa tới Brama -thế giới. Bạn đó bèn đi kiếm các vị thần theo hầu.

Bạn đó hỏi: “Này các chư huynh, bốn nguyên tố đất, nước, lửa và gió tiêu diệt đâu mất mà không lưu lại chút di tích nào cả thế?”. Bạn đó hỏi như vậy xong, các vị theo hầu Brama đáp: “Chúng tôi không biết được, huynh ạ, nhưng còn đấng Brama, đại Brama, đấng Duy nhất, Quyền năng tối cao, Trông thấy hết thảy, Chủ tể vạn vật, đấng Kiểm soát, Sáng tạo, Chỉ huy hết thảy… Đấng Thuỷ tổ của ngày tháng, Cha của mọi vật hiện có và sẽ có! Đấng đó quyền uy lớn hơn, vinh quang rực rỡ hơn chúng tôi. Chắc đấng đó biết được”.

“Đấng đại Brama đó hiện nay ở đâu?

“Huynh ạ, chúng tôi không biết Đấng Brama ở đâu, không biết tại sao có ngài, Ngài từ đâu tới, nhưng khi nào huynh thấy những dấu hiệu báo trước Ngài tới, khi nào ánh sáng phát ra, vì ánh sáng và hào quang rực rỡ là dấu hiệu báo trước Ngài xuất hiện.

Và, Kevaddha này, một lát sau, đại Brama xuất hiện, bạn của chúng ta tiến lại hỏi: “Này huynh, bốn nguyên tố đất, nước, lửa và gió tiêu diệt đâu mất mà không lưu lại chút di tích nào cả thế?”.

Bạn đó vừa hỏi xong, đại Brama đáp:

“Huynh ạ, tôi là đại Brama, đấng tối cao, Quyền năng tột bực, Trông thấy hết thảy, Chủ thể vạn vật, đấng Kiểm soát, Sáng tạo, Chỉ huy hết thảy, chính tôi đặt mọi người vào địa vị của họ, tôi là Thuỷ tổ của ngày tháng, Cha của mọi vật hiện cómọi vật sẽ có!”.

Bạn của chúng ta bèn hỏi Brama: “Tôi không hỏi huynh có thực đấng có đủ quyền năng như huynh nói hay không. Tôi chỉ hỏi: “Bốn nguyên tố đất, nước, lửa và gió tiêu diệt đâu mất mà không lưu lại chút di tích nào cả thế?”. Thế mà, Kevaddha ơi, thần đại Brama vẫn đáp như trước. Bạn của chúng ta hỏi lần thứ ba. Và, Kevaddha này, đại Brama kéo bạn chúng ta lại một chỗ vắng bảo nhỏ: “Tất cả những vị thần theo hầu Brama – thế giới đó đều tin rằng không có gì mà tôi không thấy, không có gì mà tôi không hiểu, không có gì mà tôi không thực hiện được. Vì vậy mà tôi không muốn trả lời trước mặt họ. Này huynh ạ, tôi thú thật không biết bốn nguyên tố đất, nước, lửa và gió tiêu diệt đâu mất mà không lưu lại chút di tích nào cả”.

Khi có vài môn đệ nhắc Phật rằng một số tu sĩ Bà La Môn tự cho rằng có thể giải đáp được những vấn đề đó. Ngài chế nhạo họ: “Này các bạn, có một số người tu hành khổ hạnh và một số Bà La Môn nhủi như trạch, tay các bạn không làm sao nắm được, khi ta hỏi họ một câu về vấn đề này hay vấn đề khác thì họ né tránh, họ như loài lươn”. Đối với các tu sĩ đương thời, Ngài có giọng châm chích nhất; Ngài cho họ là ngây thơ khi tin rằng lời trong các kinh Veda là lời thiên khải, và Ngài làm cho đẳng cấp Bà La Môn tự cao tự đại phải phẫn nộ khi Ngài thu nhận vào tăng hội bất kì người trong tập cấp nào. Ngài không chỉ trích thẳng chế độ tự phân chia tập cấp nhưng bảo các đệ tử: “Các con nên đi thuyết pháp khắp các xứ, tới đâu cũng bảo rằng giàu nghèo, sang hèn gì thì mọi người cũng như nhau, và mọi tập cấp tan hoà trong tôn giáo của ta cũng như mọi con sông tan vào biển cả”. Ngài không nhận những mantra (thánh ca) và những thần chú, cũng không chấp nhận sự khổ hạnh, sự tụng niệm, cầu nguyện. Cứ từ từ, dịu dàng, không tranh biện, Ngài thành lập một tôn giáo không tín điều, không tăng lữtuyên bố rằng con đường giải thoát mở ra cho mọi người, cả những người không theo đạo.

Đôi khi, vị thánh nổi danh nhất Ấn Độ, từ chủ trương Bất-khả-tri bước qua chủ trương vô thần triệt để[19]. Ngài tuyên bố thẳng rằng không có thần linh, và có khi nào nói tới Brama thì Ngài coi Brama như một thực thể, chứ không phải là một khái niệm; Ngài không đả đảo tục cúng thần trong dân chúng, nhưng Ngài mỉm cười khi nghĩ rằng người ta sao có thể dâng lời cầu nguyện lên một đấng Bất-khả-tri: “Thật là điên khùng mới nghĩ rằng một người khác có thể làm cho ta sung sướng hoặc cực khổ”, hạnh phúc và khổ chỉ là “quả”, mà động tác, thái độ, dục vọng của ta mới là “nhân”. Không khi nào Phật doạ môn đồ rằng sẽ bị thần linh trừng phạt nếu không ăn ở đúng đạo; Ngài không nhận có thiên đường, có địa ngục. Ngài cảm thấy rất rõ ràng rằng con người đau và chết là do những luật sinh hoá tự nhiên, chứ không phải do ý chí của một thần linh. Trong hỗn hợp thiện và ác, có trật tự và vô trật tự đó, Ngài không tìm ra được một qui tắc bất di bất dịch nào cả, không một trung tâm luân lí lâu bền cả; Ngài chỉ thấy cuộc sống lên rồi xuống, tiến thoái như thuỷ triều, mà cái cứu cánh duy nhấttính cách siêu hình chỉ là sự biến dịch.

Thần học của Ngài là một thứ thần học vô thần, mà tâm lí học của Ngài cũng là một thứ tâm lí học vô linh hồn: Ngài tuyệt nhiên không chấp nhận thuyết vô linh hồn, thuyết của Ngài hợp với thuyết của Hume. Chúng ta không thể biết được chút gì cả ngoài những cảm giác ngoài ngũ quan; vậy thì vật chất nào cũng là sức mạnh, thực chất nào cũng vận hành. Đời sống chỉ là một sự biến dịch, một dòng thản nhiên sinh rồi tử; “linh hồn” là một huyền thoại mà trí óc yếu ớt của ta, muốn cho tiện, đặt nó một cách vô lí ở sau những trạng thái ý thức của ta. Cái “linh hồn siêu nhiên trực giác” chỉ là một cái bóng; chỉ cảm giác có thực, nó tự sắp đặt rồi gãy thành kí ức, thành ý nghĩ. Ngay cái “ngã” cũng không phải là thực thể ở ngoài những trạng thái tinh thần đó; nó chỉ là sự tiếp tục của những trạng thái ấy, kí ức của những trạng thái xảy ra thời trước hiện lại trong những trạng thái xảy ra thời sau, thêm vào đó những tập tục tinh thần và luân lí, những khả năng và xu hướng của cơ thể. Sự tiếp nối nhau của các trạng thái đó không do một “ý chí” thần bí nào quyết định, mà do di truyền, thói quen, nội cảnh và hoàn cảnh. Cái tinh thần nó chảy như dòng nước đó, mà bản thể chỉ là những tâm trạng nối tiếp nhau, cái linh hồn đó hoặc cái “ngã” đó, do di truyềnkinh nghiệm mà thành, không thể nào bất diệt được, nếu ta hiểu bất diệt là có thể tồn tại hoài. Các vị thánh, ngay Phật nữa, chết rồi cũng là hết.

Nhưng nếu như vậy thì làm sao giảng được sự tái sinh? Nếu khônglinh hồn thì cái gì đầu thai để trả lại nghiệp trong kiếp trước? Đó là nhược điểm trong triết lí Phật; Ngài không bao giờ thẳng thắn giải sự mâu thuẫn giữa thuyết tâm lí duy lí đó với sự chấp nhận thuyết luân hồi một cách dễ dàng, chẳng phê phán gì của Ngài. Thuyết luân hồi rất phổ biếnẤn Độ tới nỗi người Ấn nào không theo Hồi giáo cũng chấp nhận nó như một công lí, nghĩa là một định lí hiển nhiên, không cần phải bàn bạc nữa mà cũng gần như chẳng cần phải tìm kiếm chứng cứ nữa. Biết bao thế hệ ngắn ngủi kế tiếp nhau trong xứ đó, nên tự nhiên con người nghĩ tới luân hồi của sinh lực – hoặc, nếu muốn dùng ngôn ngữ thần học – của linh hồn. Phật tự nhiên có ý niệm đó, như chúng ta hít không khí ở chung quanh ta: đó là điều duy nhất mà không bao giờ Ngài nghi ngờ. Luôn luôn Ngài cho bánh xe Luân hồi và luật Karma (Nghiệp báo) là đúng: Ngài chỉ nghĩ tới cách thoát ra khỏi vòng luân hồithực hiện được ở trên kiếp trần này cảnh Niết Bàn, rồi tới sự huỷ diệt hoàn toàn.

Vậy Niết Bàn là gì? Khó mà đáp một cách minh bạch quả quyết được, vì Phật không cho biết chút gì về điều đó; còn những người nối chí Ngài thì đưa ra đủ cách định nghĩa. Ngôn ngữ Sanscrit thường cho nó cái nghĩa là “tắt” như ngọn đèn hay ngọn lửa tắt. Các thánh thư Phật giáo cho nó những ý nghĩa như sau: a/ trạng thái thảnh thơi sung sướng mà người ta có thể đạt được ngay trên cõi trần này sau khi diệt hết mọi tư dục; b/ sự giải thoát của cá nhân khỏi cái vòng luân hồi; c/ sự tiêu diệt được ý thức cá nhân; d/ sự hoà hợp cá nhân với Thượng Đế; e/ cảnh thiên đường sau khi chết.

Cứ theo lời dạy của chính Đức Phật mà đoán thì Niết Bàn cơ hồ như có nghĩa là diệt mọi tư dục, nhờ vậy mà thoát cảnh luân hồi. Trong các sách Phật giáo, từ ngữ đó thường có nghĩa thế tục vì ta thường thấy nhắc tới danh từ Arhat (La Hán), trỏ một vị minh triết đã lần lần vượt được bảy giai đoạn dưới đây: tự chủ, tìm được chân lí, có nghị lực, bình tĩnh, vui vẻ, tập trung tư tưởngđại độ. Đó là nội dung chứ không phải nguyên nhân của Niết Bàn. Sở dĩ đạt được cảnh Niết Bàn là nhờ diệt được mọi tư dục và trong hầu hết các sách giải thích đầu tiên thì Niết Bàn có nghĩa là an tĩnh, thoát khỏi mọi nỗi đau khổ nhờ tự huỷ diệt mình được – theo nghĩa tinh thần. Đức Phật bảo: “Và bây giờ ta giảng tới diệt đế. Diệt đế là diệt cho hết mọi đam mê, là liệng bỏ, huỷ bỏ, tự giải thoát khỏi cái khát khao đó” – tức cái dục vọng ích kỉ. Theo thuyết của Phật thì Niết bàn gần như đồng nghĩa với toàn phúc, với trạng thái thoả mãn bình tĩnh của tâm hồn khi ta không còn nghĩ lo về bản thân nữa. Tuy nhiên, Niết Bàn còn có nghĩa là huỷ diệt, là thoát khỏi vòng luân hồi, phần thưởng cao nhất của người tu hành đắc đạo.

Phật bảo rốt cuộc chúng ta thấy thuyết cá nhân về phương diện luân lí hay tâm lí đều là ngu muội. Những cái “ngã” của ta lúc nào cũng lo lắng, xao động, thực ra không phải là những sinh vật cá biệt, mà chỉ là những gợn sóng trên dòng nước. Khi chúng ta đã tự coi mình chỉ là những phần tử trong một toàn thể lớn lao (trong cái Đại Ngã), khi chúng ta đã cải hoá được những cái “tiểu ngã” của chúng ta, cho những dục vọng riêng tư nhập vào dục vọng của Đại Ngã thì những thất vọng, thất bại cá nhân của ta, những đau khổ của ta và ngay cả cái chết không tránh khỏi được của ta nữa, cũng không làm cho rầu rĩ, chua chát, vì tất cả những cái đó tan mất trong cái vô biên. Khi chúng ta biết yêu, không phải cái đời sống cá biệt của ta mà toàn thể nhân loạitoàn thể các sinh vật thì lúc đó chúng ta mới thấy được sự an tĩnh.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 19845)
Lửa trong Cái Trí là một quyển sách của sự thâm nhập quan trọng được hướng dẫn bởi Krishnamurti, Ông Không dịch
(Xem: 20913)
Một tấm lòng, một con tim hay một thông điệp mà Mặc Giang nhắn gởi: “Cho dù 10 năm, 20 năm, 30 năm. Năm mươi năm nửa kiếp còn dư, Trăm năm sau sỏi đá còn mềm...
(Xem: 19255)
Nữ Phật tử ở khắp nơi trên thế giới đang cố gắng đổi mới, và bộ sưu tập này đề cập đến các hoạt động của họ ở Ấn Độ, Tích Lan, Miến Điện, Thái, Campuchia, Nepal, Tây Tạng, Đại Hàn, Nhật, Đức, Anh...
(Xem: 40515)
Đa số dân chúng là Phật tử thuần thành và số lượng tu sĩ khá đông đảo nên Miến Điện mệnh danh xứ quốc giáo với hai đường lối rõ rệt cho chư Tăng Ni: PHÁP HỌC (Pariyattidhamma) và PHÁP HÀNH (Patipattidhamma).
(Xem: 21248)
Khi trình bày vấn đề, chúng tôi chọn văn học Phật giáo Lý-Trần để minh họa, bởi lẽ văn học Phật giáo Lý- Trần là kết tinh của những tinh hoa văn học Phật giáo Việt Nam.
(Xem: 41054)
Đức Phật là người đầu tiên xướng lên thuyết Nhân bản, lấy con người làm cứu cánh để giải quyết hết mọi vấn đề bế tắc của thời đại. Cuộc đời Ngài là cả một bài thánh ca trác tuyệt...
(Xem: 24093)
Tinh thần Bồ tát giới, không những được đề cao ở các kinh điển Bắc Phạn mà ngay ở trong kinh điển Nam Phạn hay Pàli cũng hàm chứa tinh thần này.
(Xem: 23038)
Không bao lâu sau khi Đức Thế Tôn nhập Niết bàn, tôn giả Đại Ca Diếp tập họp 500 vị đại Tỳ kheo tại giảng đường Trùng Các, bên dòng sông Di Hầu, thành Tỳ Xá Ly, để chuẩn bị kết tập kinh luật.
(Xem: 17839)
Biết Phật pháp, ứng dụng được Phật pháp vào đời sống của mình, đó là phước báu lớn nhất mà mình nhận được trong cuộc đời này. Bởi nhờ đó, mình đi không lầm lẫn.
(Xem: 26942)
Tập sách nhỏ này, là một tập tài liệu vô cùng quí giá, do sự tham khảo các kinh sách của Đức Thế Tôn để lại với các tài liệu tác giả đã sưu tầm và tham quan tại một số địa phương...
(Xem: 20719)
Trước khi Người nhập diệt Đại Bát-Niết-bàn, Phật đã khuyên những đệ tử kính đạo nên viếng thăm, chiêm bái bốn nơi để được tăng thêm sự truyền cảm về tâm linh của mình...
(Xem: 33623)
Trong giới biên khảo, sử gia giữ một địa vị đặc biệt, vì sức làm việc phi thường của họ. Họ kiên nhẫn, cặm cụi hơn hết thảy các nhà khác, hi sinh suốt đời cho văn hóa...
(Xem: 21008)
Sân hận không thể vượt thắng bằng sân hận. Nếu người ta biểu lộ sân hận đến chúng ta, và chúng ta thể hiện giận dữ trở lại, kết quả là một thảm họa.
(Xem: 28899)
Nền giáo học của Phật giáo có nội dung rộng lớn tận hư không pháp giới. Phật dạy cho chúng ta có một trí tuệ đối với vũ trụ nhân sinh, giúp chúng ta nhận thức một cách chính xác...
(Xem: 12688)
Tập sách Lối về Sen Nở bao gồm những bài viết, bản dịch, bài tham luận trong các kỳ hội thảo, đăng rải rác trên các tạp chí, nguyệt san Phật giáo mấy thập niên qua.
(Xem: 25283)
Mọi người đều biết là Đức Phật không hề bắt ai phải tin vào giáo lý của Ngài và Ngài khuyên các đệ tử hãy sử dụng lý trí của mình dựa vào các phương pháp tu tập...
(Xem: 19135)
Con ơi, hãy can đảm vươn mình đứng dậy hiên ngang như con mãnh sư để nhìn ngắm cuộc đời, đừng sợ hãi lẩn tránh, cũng đừng toan tính gì hơn cho cuộc đời này nữa.
(Xem: 17515)
Lắng nghe hay ngắm nhìn thực tại thì có thể thực hiện bất cứ ở đâu và lúc nào vì tâm và cảnh luôn có mặt tại đây và bây giờ mà không cần chờ đợi một thời gian...
(Xem: 25773)
Thật vậy, trên bất cứ một khía cạnh nào, Đức Phật đều giữ cho tôn giáo của Ngài không bị vướng mắc vào những thứ cành lá chết khô của quá khứ.
(Xem: 19002)
Krishnamurti đã quan sát rằng chính động thái của thiền định, trong chính nó, sẽ sáng tạo trật tự cho sự hoạt động của suy nghĩ mà không có sự can thiệp của ý muốn...
(Xem: 18981)
Trong Đạo Phật, khi tâm thức chúng tatrình độ khởi đầu, chúng ta được dạy cho những sự thực hành nào đấy để thực tập. Khi qua những thực tập ấy, tâm thức chúng ta đã phát triển một ít...
(Xem: 29013)
Đức Phật dạy rằng hạnh phúcvấn đề thiết thực hiện tại, không phải là những ước mơ đẹp đẽ cho tương lai, hay những kỷ niệm êm đềm trong quá khứ.
(Xem: 18903)
Tư tưởng Lão Tử rất nhất quán nên dù chỉ viết hai bài về Lão Tử Đạo Đức Kinh nhưng trong đó cũng liên quan hầu như toàn bộ tinh hoa đạo lý của nhà Đạo Học vĩ đại này.
(Xem: 33318)
Thầy bảo: “Chuyện vi tiếu nếu nghe mà không thấy thì cứ để vậy rồi một ngày kia sẽ thấy, tự khám phá mới hay chứ giải thích thì còn hứng thú gì.
(Xem: 38386)
Sở dĩ chúng ta mãi trôi lăn trong luân hồi sinh tử, phiền não khổ đau là vì thân tâm luôn hướng ngoại tìm cầu đối tượng của lòng tham muốn. Được thì vui mừng, thích thú...
(Xem: 31235)
Nếu không có cái ta ảo tưởng xen vào thì pháp vốn vận hành rất hoàn hảo, tự nhiên, và tánh biết cũng biết pháp một cách hoàn hảo, tự nhiên, vì đặc tánh của tâm chính là biết pháp.
(Xem: 18219)
Người muốn thấu triệt pháp môn tu tập, xứng lý, hợp cơ, trước hết cần phải tạo cho mình có cái nhìn căn bản tổng quát về tôn giáo mình... HT Thích Bảo Lạc
(Xem: 24492)
Ðức Thế Tôn muốn cho thầy vun trồng thêm niềm tin nên Ngài mới dạy thêm rằng: Này Upakàjivaka, những người hết phiền não trong thế gian này là người thắng hóa trong mọi nơi.
(Xem: 19448)
Một trong những nhân tố chính yếu cung cấp năng lượng cho Cách Mạng Hạnh Phúc đã là sự nghiên cứu khích động phơi bày nhiều lợi ích của hạnh phúc – những hạnh phúc trải rộng...
(Xem: 17900)
Truyện thơ Tôn giả La Hầu La - Tác giả: Tâm Minh Ngô Tằng Giao
(Xem: 23038)
Khi tại thế, Ðức Phật đi hoằng hóa nhiều nước trong xứ Ấn Ðộ, đệ tử xuất gia của ngài có đến 1250 vị, trong đó có Bà Ma Ha Ba Xà Ba Ðề...
(Xem: 18021)
Bởi vì sự mở mang một cái trí tốt lành là một trong những quan tâm chính của chúng ta, người ta dạy học như thế nào là điều rất quan trọng. Phải có một vun quén của tổng thể cái trí...
(Xem: 32186)
Tất nhiên không ai trong chúng ta muốn khổ, điều quan trọng nhất là chúng ta nhận ra điều gì tạo ra khổ, tìm ra nguyên nhân tạo khổ và cố gắng loại trừ những nhân tố này.
(Xem: 17382)
Ðối tượng của tuệ giác Phật họcthuyết minh tận cùng chân lý của vạn pháp. Khoa học đang khởi đầu bước lên trên con đường tận cùng chân lý của Phật học.
(Xem: 17430)
Với một sự sáng suốt tuyệt đối và một niềm thương cảm vô biên Ngài nhận thấy con người tác hại lẫn nhau chỉ vì vô minh mà thôi...
(Xem: 16069)
Muốn sáng tạo sự giáo dục đúng đắn, chắc chắn chúng ta phải hiểu rõ ý nghĩa của sống như một tổng thể, và muốn có điều đó chúng ta phải có thể suy nghĩ, không cố chấp...
(Xem: 18569)
Tôi thức dậy trong một sự yên tĩnh như thế ấy ở Pomona. Tiếng chim hót vang rừng những không thể nói là tiếng ồn. Nó lại càng làm cho sự yên lặng thêm sâu hơn về bề sâu là khác.
(Xem: 20765)
Ngày xưa có một chú tiểu Sa Di đến học Phật giáo với một vị thầy rất sáng suốt. Chú là một đứa đệ tử rất tốt. Chú rất lễ phép, thành thật và biết vâng lời.
(Xem: 18066)
Đóa sen, nếu nhìn dưới kính hiển vi và suy luận theo thiên văn học, là nền tảng của vũ trụ và cũng là một phương tiện giúp ta khám phá vũ trụ.
(Xem: 20105)
Mái Kim Các Tự làm bằng gỗ mịn thoai thoải dốc xuống. Đường nét kiến trúc vừa nhẹ nhàng vừa đẹp đẽ. Đó là một kiệt tác phẩm của lối kiến trúc đình viên...
(Xem: 14879)
Tác phẩm Đôi bạn hành hương (Công Chúa Tinh Khôi và Hoàng tử Ếch) là một điển hình trong cõi văn đầy màu sắc Phật giáo của Chiêu Hoàng.
(Xem: 20905)
Điều tôi muốn là con đường đưa đến sự chấm dứt mọi đau khổ, một con đường đã được khám phá hơn hai ngàn năm trăm năm nay nhưng mãi đến thời gian gần đây tôi mới ý thức được nó.
(Xem: 15069)
Đức Phậttiêu biểu tuyệt hảo về Từ, Bi, Hỷ Xả. Đó là Tứ Vô Lượng Tâm toàn bích, không một tỳ vết, thể hiện qua suốt cuộc đời thị hiện ta-bà của Ngài.
(Xem: 15762)
Cám ơn nàng. Nàng đã đem lại cho ta SỰ THẬT. Nàng đã cho ta thấy cái phi lý của tưởng tượng. Ta sẽ không còn ôm giữ một hình ảnh nào, vì Phật đã dạy: Pháp còn phải bỏ huống chi phi pháp.
(Xem: 12938)
Cha cô vẫn nói, cô giống mẹ từ chân tơ, kẽ tóc, vừa xinh đẹp, vừa tài hoa. Cha thương nhớ mẹ bao nhiêu là yêu quí cô bấy nhiêu.
(Xem: 14507)
Bàng bạc khắp trong tam tạng kinh điển, hằng hà sa số mẩu truyện, đức Phật thường nhắc đến sự liên hệ giữa Ngài và các đệ tử, giữa chúng sanh và Ngài trong những kiếp quá khứ.
(Xem: 14906)
Diệu nhắm mắt lại, không biết mình đang mơ hay tỉnh. Phép lạ nào đã biến đổi tâm hồn Quảng đến không ngờ?
(Xem: 29392)
“Chẳng có ai cả” là một tuyển tập những lời dạy ngắn gọn, cô đọng và thâm sâu nhất của Ajahn Chah, vị thiền sư lỗi lạc nhất thế kỷ của Thái Lan về pháp môn Thiền Minh Sát.
(Xem: 12768)
Giáo lý vô ngã đề cập trực tiếp đến cách thức mà chúng ta đang nhận hiểu về bản thân mình và thế giới quanh ta, chỉ ra những điểm hợp lý và bất hợp lý trong cách nhìn nhận đó.
(Xem: 14518)
Tôi thích nhìn ngắm những sự việc như chúng là và đối diện những sự kiện; thuộc cá nhân tôi không có cảm tính của bất kỳ loại nào, tôi xóa sạch tất cả điều đó.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant