Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sách Văn Học Phật Giáo
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

6. Mahatma Gandhi

05 Tháng Giêng 201200:00(Xem: 12302)
6. Mahatma Gandhi

LỊCH SỬ VĂN MINH ẤN ĐỘ 

Tác giả: Will Durant - Nguyễn Hiến Lê dịch

CHƯƠNG IX

ẤN ĐỘ VÀ KI TÔ GIÁO

VI. MAHATMA GANDHI

Chân dung một vị thánh – Nhà tu hành khổ hạnhTín đồ Ki Tô giáo – Cuộc nổi loạn năm 1921 – “Tôi là con người” – Những năm ở tù – “Tân Ấn Độ” – Cuộc cách mạng bằng guồng quay sợi – Sự nghiệp của Gandhi.

Xin độc giả thử tưởng tượng con người xấu xí, ốm o, yếu ớt nhất châu Á, mặt và mình mẩy như đồng đen, tóc hoa râm nhưng đầu cạo trọc, lưỡng quyền nhô, cặp mắt nhỏ, màu nâu, hiền từ, miệng rộng, móm, gần rụng hết răng, tai như tai voi, mũi cực to, tay chân lòng khòng; rồi tưởng tượng con người loắt choắt đó chỉ quấn mỗi chiếc sà-rông, đứng trước mặt một thẩm phán Anh, trả lời cuộc chất vấn về tội hô hào đồng bào “bất hợp tác” với Anh. Rồi bạn lại rán tưởng tượng thêm nữa con người đó ngồi trên một chiếc thảm nhỏ trong một phòng hoàn toàn trống của trường Satyagrahashram – Trường Chân lí – của ông ở Almedabad; hai ống chân khẳng khiu quặp lại theo kiểu ngồi kiết già, tay quay một cái guồng quay sợi, mặt nhăn nheo, má hóp vì lo lắng về trách nhiệm nặng nề của mình, trí óc lúc nào cũng nghĩ cách đối đáp cho mau và thích đáng hết thảy những ai muốn tìm sự tự do. Từ năm 1920[28], người thợ dệt gầy gò, cực khổ đó làm thủ lãnh tinh thần và cả chính trị nữa của 320 triệu người Ấn. Khi ông ta ra trước quần chúng thiên hạ chen lấn chung quanh ông để được rờ cái sà-rông của ông, hôn bàn chân ông.

Mỗi ngày bốn giờ, ông dệt thứ vải thô khaddar, hy vọng thuyết phục được đồng bào noi gương mình dùng thứ vải nội hoá đó, tẩy chay các hàng Anh đã làm chết ngành dệt Ấn. Tất cả của cải của ông chỉ gồm ba cái khăn vải thô, hai cái để thay đổi quấn mình, một cái để thay giường và nệm. Trước kia ông là một luật sư giàu có, sau phân phát hết gia sản cho người nghèo; bà vợ lúc đó đã đứng tuổi, hơi do dự - điều đó rất dễ hiểu – rồi sau theo ông. Ông ngủ ngay trên sàn hoặc trên mặt đất. Sống toàn bằng trái cây (hạt dẻ, cam, chanh, chà là…), cơm và sữa dê; nhiều khi suốt mấy tháng chỉ uống sữa và ăn trái cây; trong đời ông chỉ có mỗi một lần ăn thịt; có khi suốt mấy tuần tuyệt thực. Ông bảo: “Sự tuyệt thực đối với tôi cũng cần thiết như cặp mắt. Mắt quan trọng cho đời sống bên ngoài ra sao thì tuyệt thực cần cho đời sống nội tâm như vậy”. Ông cho rằng máu càng trong sạch thì trí óc càng minh mẫn, nhận định được đúng ngoại vật; và các chân lí cốt yếu – đôi khi có thể thấy được cả linh hồn của vũ trụ - hiện ra phía sau cái Maya cũng như ngọn núi Everest sau đám mây vậy.

Trong khi tuyệt thực để rán chiêm vọng thần linh, ông vẫn không xa lánh cõi trần, vẫn khuyên môn đệ những lúc nhịn ăn phải tắm mỗi ngày một lần để gột hết chất dơ trong cơ thể tiết ra – cơ thể lúc đó sống bằng chất tự dưỡng của nó. Thấy người Hồi và người Ấn chém giết nhau vì tín ngưỡng cuồng nhiệt, không nghe lời ông khuyên phải hoà hảo với nhau, ông tuyệt thực trong ba tuần để họ động lòng. Sau những lần tuyệt thực như vậy, ông suy nhược quá, tới nỗi phải ngồi trên một cái ghế dựa kê hơi cao thì đám đông bao vây ông mới bắt được những lời phào phào của ông. Về tình dục, ông cũng theo phép khổ hạnh như vậy, và ước ao như Tolstoi rằng vợ chồng chỉ khi nào cùng muốn có con thì mới nên ái ân với nhau. Chính ông, hồi trẻ, sống quá phóng túng, và được tin thân phụ mất đúng lúc ông đương hoan lạc với một người đàn bà. Bây giờ nhớ lại ông rất hối hận, giữ đúng lời khuyên Brahmacharya, bỏ hết nhục dục. Ông thuyết phục được bà sống với ông như em gái sống với anh và theo ông thì “từ đó, mọi mối bất hoà tiêu tan hết”. Khi ông thấy sự giảm mức sinh con đẻ cái là điều tối cần thiết cho Ấn, thì ông không theo những phương pháp châu Âu hiện nay đang dùng, mà dùng những thuyết của Malthus và Tolstoi.

Đã biết tình cảnh ra sao rồi thì chúng ta có quyền sanh con nữa không? Đã yếu đuối lại bơ vơ mà cứ tiếp tục sanh đẻ thì chỉ làm tăng thêm số người khổ sở và nô lệ thôi… Chừng nào Ấn Độ chưa thành một quốc gia độc lập thì chúng ta không có quyền sanh con nữa… Tôi chắc Ấn Độ thành một quốc gia gồm đàn ông và đàn bà sung sướng, khoẻ mạnh, mà không tự ý chế dục, không sanh đẻ nữa.

Người ta bảo rằng ngoài những nét đặc biệt đó, tính tình Gandhi còn có nhiều điểm giống vị Sáng lập ra Ki Tô giáo một cách lạ lùng. Ông không nhắc tới tên Chúa Ki Tô nhưng hành động đúng theo lời dạy của Chúa trong bài Thuyết giáo trên Núi. Từ thời thánh François d’Assise tới nay, trong lịch sử nhân loại chưa có một người nào mà tâm hồn cao thượng, hi sinh, giản dị như vậy, dĩ đức báo oán như vậy. Lòng nhân từ, khoan dung bất tuyệt của ông làm cho chính kẻ thù cũng phải tỏ ra lễ độ, nhã nhặn: chính quyền Anh mời ông vô khám mà tái tam xin lỗi ông. Tuyệt nhiên ông không tỏ một vẻ nào là oán hận hay bất bình. Ba lần ông bị bọn lưu manh nào đó đánh cho té xỉu, rồi bỏ đi, tưởng chết; vậy mà ông không hề báo cho cảnh sát để truy tố, và khi một kẻ hành hung ông bị bắt, ông yêu cầu chính phủ tha cho hắn. Trong một cuộc bạo động dữ dội nhất giữa Ấn và Hồi, bộ lạc Moplah của Hồi giết mấy trăm người Ấn tay không, lột da bọc qui đầu để dâng chúa Allah; vậy mà ít lâu sau, chính những người Hồi đó bị nạn đói thì Gandhi quyên tiền khắp Ấn Độ để cứu họ và trái với tất cả các thủ tục từ trước, quyên được bao nhiêu ông đưa cho họ hết, không thiếu một xu, phí tổn ông chịu cả.

Mohandas Karamchand Gandhi sanh năm 1869. Gia đình ông thuộc tập cấp Vaisya và theo giáo phái Jaïn, thực hành giới luật ahimsa, không làm thương tổn sinh mệnh một loài vật nào cả dù là con sâu cái kiến. Thân phụ ông là một nhà cai trị giỏi[29] nhưng về tài chính thì theo chính sách thực khác đời: vì quá lương thiện mà bỏ lỡ hết các cơ hội, và chỉ giữ lại một chút gia sản cho vợ con còn bao nhiêu bố thí cho người nghèo hết. Mohandas hồi nhỏ tởm về sự dâm đãng của một số thần Ấn Độ, nên chủ trương thuyết vô thầnăn thịt để tỏ lòng khinh tôn giáo. Rồi ông lại ghét thịt mà trở về tôn giáo.

Hồi tám tuổi gia đình dạm hỏi cho ông một thiếu nữa, tên là Kasturbai, và mười hai tuổi ông làm lễ cưới; bà trung thành theo ông trong suốt cuộc đời sóng gió của ông, trong cảnh giàu cũng như trong cảnh nghèo, trong khám cũng như trong khi diệt dục. Mười tám tuổi ông thi đậu vô Đại học rồi qua Londres học luật. Ngay trong năm đầu ở Londres, ông đã đọc hết tám mươi cuốn sách về Ki Tô giáo. Bài Thuyết giáo trên Núi làm ông xúc động liền. Ông thấy không có gì cao cả hơn là dĩ đức báo oán và yêu cả kẻ thù của mình và ông quyết định thà chết để giữ đúng qui tắc đó chứ không chịu thành côngvi phạm nó.

Trở về Ấn năm 1891, ông làm đại tụng ở Bombay trong một thời gian, nhưng ông không chịu truy tố một người thiếu nợ và luôn luôn tự cho mình cái quyền không biện hộ cho thân chủ nữa nếu thấy người đó trái. Vì một vụ kiện, ông phải qua Nam Phi, rồi thấy đồng bào của ông ở đó bị người Anh ngược đãi[30], ông không trở về Ấn, ở lại Nam Phi, hi sinh hoàn toàn, không chút vị lợi cho đồng bào, cố giải thoát họ khỏi tình cảnh lệ thuộc khốn khổ, tủi nhục của họ. Trong hai chục năm ông không ngớt chiến đấu cho họ tới khi chính quyền Anh phải nhượng bộ mới thôi. Lúc đó ông mới chịu hồi hương.

Ông đi khắp nước Ấn và lần đầu tiên nhận thấy nỗi điêu đứng cùng cực của đồng bào. Ông kinh hoảng khi thấy những nông dân chỉ còn xương với da làm việc quần quật ở ngoài đồng, thấy những “tiện dân” thấp hèn nhất làm những công việc tởm nhất trong các thành phố. Ông có cảm tưởng rằng vì người Anh thấy người Ấn ở trong xứ đói khổ, đê tiện quá nên khinh luôn cả những người Ấn ở nước ngoài, kì thị họ, coi họ như tôi mọi. Nhưng trong thế chiến [thứ nhất], ông trung thành với Anh, tính khuyến khích cả những người Ấn không theo giới luật bất bạo động đầu quân giúp Anh nữa. Hồi đó ông chưa gia nhập nhóm người Ấn đòi độc lập, ông tưởng rằng chính sách cai trị xấu xa của Anh ở Ấn chỉ là một ngoại lệ chứ xét chung thì chính quyền của Anh tốt, ở Ấn nó hoá xấu vì bọn thực dân không theo những qui tắc thi hành ở chính quốc; và nếu dân tộc Anh hiểu được trường hợp của Ấn thì không do dự gì cả, tất cho Ấn sáp nhập vào cộng đồng các quốc gia “tự trị” dưới sự lãnh đạo của Anh liền. Ông hi vọng rằng khi chiến tranh chấm dứt, Anh nhận định được đúng sự hi sinh của Ấn cho đế quốc, hi sinh về nhân mạng và tiền bạc, thì có lẽ nào Anh không cho Ấn được tự do.

Nhưng hết chiến tranh, phong trào đòi độc lập bị đàn áp; sắc lệnh Rowland bãi bỏ hết mọi tự do ngôn luận, tự do báo chí, thành lập một Quốc hội bù nhìn, đưa ra những cải cách Montagu-Chelmsford, rồi sau cùng tàn sát người Ấn ở Amritsar, Gandhi tức thì hành động. Ông gởi trả Phó vương Ấn tất cả những huy chương mà chính phủ Anh đã tặng ông, rồi ông hô hào toàn dân Ấn bất phục tùng chính quyền Anh ở Ấn. Dân chúng hưởng ứng nhưng không đúng với ý ông: ông muốn dùng chính sách bất bạo động mà họ lại bạo động, gây ra nhiều cuộc đổ máu; chẳng hạn ở Bombay người ta giết năm mươi ba người Parsi không gia nhập phong trào. Gandhi đã nguyện giữ giới luật ahimsa, lại tạo ra một thông cáo khác bảo ngưng ngay mọi cuộc bạo động, nổi loạn, hoãn cuộc vận động bất phục tòng lại vì dân chúng chưa hiểu ý nghĩa của nó. Trong lịch sử hiếm có một người can đảm hành động theo qui tắc của mình như ông, khinh miệt sự hoạt đầu và danh vọng. Dân chúng thấy phong trào phát động mạnh, tưởng gần thành công rồi nên ngạc nhiên về thái độ đó của ông; họ không nghĩ như ông rằng phương tiện cũng có thể quan trọng ngang với cứu cánh. Danh tiếng của ông lúc đó xuống cực thấp.

Đúng lúc đó, chính quyền ra lệnh bắt ông[31]. Ông không chống cự, không chịu lựa luật sư mà cũng chẳng thèm tìm cách tự biện hộ cho mình nữa. Khi viên Phó Chưởng lí buộc tội rằng những hành động của ông đã gây ra cuộc nổi loạn 1921, và ông phải chịu hết trách nhiệm, ông đáp bằng những lời lẽ cho ta thấy rõ tâm hồn cao thượng của ông:

Tôi xin được một mình chịu hết trách nhiệm mà ông Phó Chưởng lí học thức uyên bác muốn trút lên vai tôi, nhân những vụ xảy ra ở Bombay, Madras và Chauri-Chaura. Trong bao nhiêu đêm trường tôi đã suy nghĩ kĩ về những biến cố đó và tôi không thể nào không nhận rằng tôi phải chịu trách nhiệm về những tội ác ghê gớm đó... Ông Phó Chưởng lí hoàn toàn có lí khi ông bảo rằng một người có thể lãnh trách nhiệm, một người có kiến thức như tôi thì trước khi hành động phải cân nhắchậu quả đã. Tôi đã biết rằng tôi chơi với lửa đấy, sẽ nguy hiểm đấy, nhưng nếu bây giờ tôi được phóng thích thì tôi cũng sẽ hành động như trước nữa. Sáng nay tôi có cảm tưởng rằng nếu tôi không tuyên bố những lời tôi đương tuyên bố đây thì tôi sẽ không làm tròn phận sự của tôi.

Trước kia tôi muốn tránh sự bạo động, bây giờ tôi cũng vẫn muốn tránh sự bạo động. Điều căn bản trong tín ngưỡng của tôi là ghê tởm sự bạo động. Nhưng tôi phải lựa chọn: một là phục tòng một chế độ cai trị mà tôi tin là hoàn toàn có hại cho quốc gia tôi, hai là thấy đồng bào tôi cuồng nhiệt nổi loạn lên khi họ hiểu được sự thực. Tôi biết rằng đồng bào tôi đã có một thái độ vô lí trong nhiều trường hợp. Tôi ân hận về điều đó lắm, cho nên hôm nay tôi tới đây để xin chịu hình phạt, không phải nhẹ, mà nặng nhất. Tôi không xin được khoan hồng. Tôi không viện ra những trường hợp giảm khinh. Tôi lại đây để can đảm xin lãnh cái án nặng nhất vì một hành động mà luật pháp coi là một tội ác cố ý, còn tôi thì tôi coi là bổn phận thiêng liêng của một công dân.

Viên Chánh án tỏ ý rất ân hận rằng phải nhốt khám một người được hằng triệu đồng bào coi là “một nhà đại ái quốc, đại lãnh đạo quần chúng”. Ông ta nhận rằng cả những người bất đồng ý với Gandhi cũng phục Gandhi là “hi sinh cho một lí tưởng rất cao, sống một cuộc đời cao thượng, đức độ như một vị thánh nữa”. Rồi ông ta tuyên án: sáu năm tù.

Gandhi vô khám mà không phàn nàn một lời. Ông viết: “Tôi không thấy một tù nhân nào khác mặc dầu tôi không sao tưởng tượng nổi rằng sống chung với họ, tôi có thể làm hại cho họ được”. Nhưng “tôi sung sướng, tánh tôi quen với cảnh cô độc rồi. Tôi thích sự yên lặng. Và ở đây tôi tha hồ học hỏi vì sống ở ngoài đời, tôi đã phải bỏ bê việc đó”. Ông đọc rất kĩ những tác phẩm của Bacon, Carlyle, Ruskin, Emerson, Thoreau và Tolstoi, lúc nào muốn nghĩ ngơi thì ông đọc Ben Jonson và Walter Scott. Ông đọc đi đọc lại bộ Bhagavad-Gita. Ông học các tiếng sanscrit, tamil, urdu để có thể trao đổi thư từ với các người có học và nói trước đám đông nữa. Ông lập một chương trình học cho mấy năm ở trong khám, theo đúng chương trình cho tới khi có một việc bất thường bắt ông phải ngưng lại. Ông bảo: “Tôi thường cầm cuốn sách lên mà trong lòng sung sướng như một thanh niên hai mươi bốn tuổi, quên rằng mình đã năm mươi bốn tuổi và sức khoẻ quá suy nhược”.

Ông bị một cơn đau bụng nặng vì chứng ruột dư và chính quyền phải thả ông ra; ông thường mạt sát Tây y, lần này nhờ Tây y mà ông thoát chết. Một đám đông vĩ đại bu lại ở cửa khám để hoan hô ông khi ông bước ra, nhiều người hôn chiếc sà-rông bằng vải thô của ông. Nhưng ông xa lánh mọi hoạt động chính trị, không tiếp xúc với đại chúng, viện lẽ rằng sức khoẻ suy nhược, nên về trường Ahmedabad của ông, sống mấy năm trong cảnh an tĩnh, cô liêu với các môn đệ. Nhưng mỗi tuần ông cũng viết một bài trong tờ Ấn Độ trẻ trung trình bày triết lí của ông về cách mạngđời sống. Ông năn nỉ những người theo ông phải tránh sự bạo động, chẳng những vì bạo động là tự tử - Ấn Độ không đủ phương tiện vật chất để ứng chiến – mà còn vì bạo động chỉ là thay một sự độc tài bằng một sự độc tài khác. Ông bảo: “Đọc lịch sử chúng ta thấy rằng những người – có lẽ do một thiện ý giải thoát cho dân khỏi bị áp bức – dùng bạo động để lật đổ những kẻ quyền hành, rốt cuộc cũng hoá ra độc tài, và dân chúng quá phẫn uất lại lật đổ họ… Nếu Ấn Độ dùng phương tiện bạo động thì tôi không muốn giải thoát Ấn Độ nữa vì những phương tiện đó không đưa tới tự do mà chỉ đưa tới nô lệ”.

Điểm thứ nhì trong thuyết của ông là khinh miệt tân kĩ nghệ. Ông chịu ảnh hưởng của Rousseau, hô hào trở về đời sống nông nghiệp, tiểu công nghệ, đời sống giản dị ở thôn quê. Theo ông, nhốt đàn ông và đàn bà vào trong các xưởng rồi bắt họ dùng những máy móc để chế tạo một bộ phận của những đồ vật mà họ không bao giờ được làm trọn để thấy nó hoàn thành, đó là một cách giảo quyệt để chôn nhân loại dưới một đống hàng hoá tồi, cao nghều nghệu như hồi xưa người ta chôn các vua Ai Cập trong Kim tự tháp. Ông bảo hầu hết các sản phẩm chế tạo bằng máy móc không phải là vật cần thiết; máy móc tuy tiết kiệm được sức lao động nhưng lại tốn công chế tạo, sửa chữa, thì rốt cuộc đâu cũng vào đấy; và nếu kết quả thật nhờ máy mà đỡ khó nhọc được chút nào thì không có lợi cho giới lao động mà chỉ có lợi cho giới tư bản; càng sản xuất mạnh thì càng sinh ra nạn thất nghiệp. Vì vậy ông phục hồi, canh tân phong trào Swadeshi (tẩy chay hàng Anh) do Tilak khởi xướng năm 1905[32]; cuộc vận động sản xuất theo lối tiểu công nghệ trong gia đình kết hợp với cuộc vận động tự trị Swaraj. Gandhi dùng cái chakar, guồng quay sợi, để biểu hiện sự gia nhập, trung thành với phong trào quốc gia; ông hô hào mọi người Ấn, cả những người giàu, mặc quần áo bằng vải dệt lấy trong nhà, tẩy chay các hàng ngoại quốc dệt bằng máy ở Anh để cho tới mùa đông u ám, gia đình nào cũng được nghe tiếng vo vo của guồng quay sợi.

Ông không được mọi người hưởng ứng: khó mà ngưng dòng lịch sử lại được. Nhưng dân Ấn đã gắng sức nghe ông. Sinh viên Ấn khắp nơi đều mặc thứ vải thô khadda, các bà quí phái bỏ thứ lụa Nhật Bản, dệt lấy vải mà bận; ngay như gái điếm trong các nhà chứa và tội nhân trong khám cũng quay sợi. Sau cùng, tại nhiều thành phố, người ta tổ chức những cuộc thiêu huỷ, các đại thương gia Ấn chở các hàng nhập cảng lại liệng hết vào đống lửa. Ở Bombay, nội một ngày, người ta thiêu huỷ 150.000 tấm vải.

Phong trào đả đảo kĩ nghệ đó thất bại, nhưng đã tập hợp được dân Ấn trong mười năm và gây một ý niệm mới về sự thống nhất quốc gia, đoàn kết chính trị cho biết bao nhiêu triệu người. Dân tộc Ấn còn do dự về phương tiện phải dùng nhưng chấp nhận ngay mục tiêu, và mở lòng ra tiếp đón thánh Gandhi mặc dầu nghi ngờ tài năng của chính khách Gandhi; trong một thời gian họ đoàn kết với nhau, một lòng ngưỡng mộ ông, như Tagore nói về ông:

Ông ngừng lại ở ngưỡng cửa các căn nhà tồi tàn của hằng ngàn người cùng khốn, y phục của ông y hệt y phục của họ. Ông nói với họ bằng ngôn ngữ của họ. Đó mới thực là một chân lí sinh động chứ không phải chỉ là những lời suông trong sách vở. Vì vậy mà tiếng tôn xưng Mahatma (Thánh) mà dân Ấn tặng ông đã thành tên thực của ông. Ai là người cảm thấy như ông rằng tất cả mọi người Ấn chínhda thịt của mình, máu mủ của mình? Khi tình thương tới gõ cửa Ấn Độ thì cửa đã mở toang chờ sẵn rồi… Nghe tiếng gọi của Gandhi, Ấn Độ xông ngay tới một cảnh vinh quang cao quí mới, như hồi xưa, rất xa xăm, khi Phật Tổ tuyên bố đạo từ bi, thương yêu cả mọi sinh vật.[33]

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 10198)
Sự sinh ra cao quý, tự dothuận lợi này thật khó có được. Cầu mong con không lãng phísử dụng nó một cách có ý nghĩa.
(Xem: 11255)
Ta cần có những thiện hạnh để chấm dứt những dục vọng vô độ và việc coi mình là quan trọng; cách hành xử tránh điều độc hại như thuốc độc...
(Xem: 13594)
Xuất phát từ một nhận thức có tính thuyết phục về đạo Phật, quyển "Thuần Hóa Tâm Hồn" được viết với một văn phong hiện đại, trong sángtinh tế; nghiêm trang nhưng vẫn đan xen đôi nét hóm hỉnh.
(Xem: 13746)
Một cách khái quát, Thiền có thể hiểu là trạng thái tâm linh vút cao của một hành giả đã chứng ngộ. Với nghĩa này, Thiền cũng là Đạo, là Phật, là Tâm...
(Xem: 22223)
Các khoa học gia ngày nay trên thế giới đang có khuynh hướng chú trọng vào chế độ dinh dưỡng lành mạnh lấy chất bổ dưỡng từ nguồn thức ăn do thực vật đem lại...
(Xem: 21877)
Chúng tôi đi với hai mục đích chính: Thay mặt toàn thể Phật tử Việt Nam chiêm bái các Phật tích và viết một quyển ký sự để giới thiệu các Phật tích cho Phật Tử Việt Nam được biết.
(Xem: 27391)
Tâm tánh của chúng sinh dung thông không ngăn ngại, rộng lớn như hư không, lặng trong như biển cả. Vì như hư không nên thể của nó bình đẳng...
(Xem: 17791)
Tây phương Cực lạccảnh giới thanh tịnh giải thoát. Thanh tịnhvô nhiễm là thuần thiện, giải thoát là vượt ngoài ba cõi, vượt ngoài ba cõi là xả ly thế gian.
(Xem: 11741)
Tinh thần Đại thừa Phật giáo nhằm mục đích chuyển hóa cõi Ta-bà uế trược này trở thành Cực-lạc thanh lương. Sự phổ biến Phật giáo khắp mọi tầng lớp quần chúng là điều Phật tử phải thực hiện.
(Xem: 12331)
Là một tu sĩ Phật giáo Việt Namtrách nhiệm và nhiều nhiệt tình thì thấy điều gì hay trong Phật giáo tôi tán thán, biết việc gì dở tôi chê trách, đều nhằm mục đích xây dựng Phật giáo Việt Nam mà thôi.
(Xem: 25253)
Chúng ta tu Thiền là cốt cho tâm được thanh tịnh trong lặng. Từ tâm thanh tịnh trong lặng đó hiện ra trí vô sư. Trí vô sư hiện ra rồi thì chúng ta thấy biết những gì trước kia ta chưa hề thấy biết...
(Xem: 23296)
Đối tượng nghiên cứu của xã hội học là con người, trong khi đó, xã hội học Phật giáo có những bước nghiên cứu xa hơn không chỉ nói về con người mà còn đề cập đến các loài hữu tình khác...
(Xem: 28597)
Một chủ đề chính của cuốn sách này là qua thực hành chúng ta có thể trau dồi tỉnh giác lớn lao hơn suốt mỗi khoảnh khắc của đời sống. Nếu chúng ta làm thế, tự dolinh hoạt mềm dẻo liên tục tăng trưởng...
(Xem: 22777)
Chân thật niệm Phật, lạy Phật sám hối, giữ giới sát, ăn chay, cứu chuộc mạng phóng sinh. Đó là bốn điểm quan trọng mà sư phụ thường dạy bảo và khuyến khích chúng ta.
(Xem: 25725)
Con đường thiền tậpchánh niệm tỉnh giác, chứng nghiệm vào thực tại sống động. Khi tâm an định, hành giả có sự trầm tĩnh sáng suốt thích nghi với mọi hoàn cảnh thuận nghịch...
(Xem: 22315)
Với người đã mở mắt đạo thì ngay nơi “sắc” hiện tiền đó mà thấy suốt không chướng ngại, không ngăn che, nên mặc dù Sắc có đó vẫn như không, không một chút dấu vết mê mờ...
(Xem: 14003)
Trên đời này, hạnh phúc và khổ đau; chiến tranh và hòa bình; giàu và nghèo… nếu chúng ta chịu khó tu tập một chút và giữ tâm thật bình thản, chúng ta sẽ khám phá ra nhiều điều hay vô cùng.
(Xem: 13442)
Bước đường hành đạo của đức Phật thật sinh động trong khung cảnh Ấn Ðộ cổ đại được minh họa bằng các trích đoạn kinh kệ từ Tam Tạng Pàli nguyên thủy đầy thiền vị hòa lẫn thi vị...
(Xem: 22490)
Bắt đầu bằng cách bỏ qua một bên tất cả những mối quan tâm ở bên ngoài, và quay vào quán sát nội tâm cho đến khi ta biết tâm trong sáng hay ô nhiễm, yên tĩnh hay tán loạn như thế nào.
(Xem: 26400)
Kinh Nghĩa Túc đã bắt đầu dạy về không, vô tướng, vô nguyệnbất khả đắc. Kinh Nghĩa Túc có những hình ảnh rất đẹp về một vị mâu ni thành đạt.
(Xem: 18493)
Bản thể hiện tiền là Sự Sống Duy Nhất vĩnh hằng, luôn hiện tiền, vượt quá hằng hà sa số dạng hình thức sinh linh vốn lệ thuộc vào sinh và diệt.
(Xem: 18970)
Khi bạn chú tâm đến sự yên lặng, ngay lập tức có một trạng thái cảnh giác nhưng rất im lắng ở nội tâm. Bạn đang hiện diện. Bạn vừa bước ra khỏi thói quen suy tưởng của tâm thức cộng đồng...
(Xem: 34525)
Đây là phần thứ 2 trong 3 phần chính của cuốn Zen no Rekishi (Lịch Sử Thiền) do giáo sư Ibuki Atsushi soạn, xuất bản lần đầu tiên năm 2001 tại Tôkyô.
(Xem: 27392)
Thật ra chân lý nó không nằm ở bên đúng hay bên sai, mà nó vượt lên trên tất cả đối đãi, chấp trước về hiện hữu của Nhị Nguyên. Chân lý là điểm đến, còn hướng đến chân lý có nhiều con đường dẫn đến khác nhau.
(Xem: 28433)
Trong tiếng Phạn (Sanskrit), từ "Thiền" có ngữ nguyên là dhyâna. Người Trung Hoa đã dịch theo âm thành "Thiền na". Ý nghĩa "trầm tư mặc tưởng" của nó từ xưa trong sách vở Phật giáo lại được biểu âm bằng hai chữ yoga (du già).
(Xem: 21397)
Giác ngộ là sự hiểu biết đúng như thật; giải thoát là sự chấm dứt mọi phiền não khổ đau. Chỉ có sự hiểu đúng, biết đúng mới có sự an lạchạnh phúc...
(Xem: 14910)
Càng sống thiền định để thấu suốt cái vô thường, đau khổvô ngã trong đời sống thì ta càng dễ dàng mở rộng trái tim để có thể sống hòa ái và cảm thông cho tha nhân nhiều hơn.
(Xem: 19223)
Bồ Tát Quán Thế Âm là một trong những hình tượng gần gũi nhất với hầu hết tín đồ Phật giáo, dù ở bất cứ nơi đâu, dù thuộc tầng lớp nào. Ngài là biểu tượng của lòng đại bi...
(Xem: 10623)
Giáo dục của chúng ta là sự vun đắp của ký ức, sự củng cố của ký ức. Những thực hành và những nghi lễ của tôn giáo, đọc sách và hiểu biết của bạn, tất cả là sự củng cố của ký ức.
(Xem: 18581)
Đức Phật đã nhìn thấy rất rõ rằng, những trạng thái khác nhau của tâm và những hành động khác nhau của thân sẽ đưa đến những kết quả hoàn toàn khác biệt.
(Xem: 15668)
Phương pháp thiền tập được xuất phát từ phương Đông nhiều ngàn năm trước đây, sau khi được truyền sang phương Tây đã trở thành một phương pháp thực tập được nhiều người yêu thích...
(Xem: 13197)
Chư Bồ Tát, tùy theo hạnh nguyện thù thắng khác biệt mà mỗi vị mang một danh hiệu khác nhau, tựu trung hạnh nguyện của vị nào cũng vĩ đại rộng sâu không thể nghĩ bàn...
(Xem: 13423)
Tuy ra đời khá sớm trong dòng văn học Phật giáo, nhưng cho đến nay, điểm thú vị của độc giả khi đọc lại tập sách này là vẫn có thể nhận ra được những vấn đề quen thuộc với cuộc sống hiện nay của bản thân mình.
(Xem: 14031)
Chân lý chỉ có một, nhưng mỗi người đến với chân lý bằng một con đường khác nhau. Dù bằng con đường nào đi nữa thì đó cũng là hạnh phúc lớn nhất trong cuộc đời...
(Xem: 11796)
Đây là kết quả của 17 năm trường mà Ngài Huyền Trang đã ở tại Ấn Độ. Đi đến đâu Ngài cũng ghi lại từ khí hậu, phong thổ cho đến tập quán và nhất là những câu chuyện liên quan đến cuộc đời đức Phật...
(Xem: 11635)
Chính là nhờ vào con đường tu tập, vào sự bứng nhổ tận gốc rễ cái ảo tưởng rằng ta là một cá thể riêng biệt mà ta tìm lại được hạnh phúc chân thật sẵn có trong ta.
(Xem: 11346)
Đức Phật thuyết Pháp, chư tăng gìn giữ pháp Phật để vĩnh viễn lưu truyền làm đạo lý tế độ quần sanh. Vì thế, Phật, Pháp và Tăng là ba món báu của chúng sanh...
(Xem: 11905)
Sân chùa yên ả không một tiếng lá rơi. Mặt trời áp má lên những vòm cây xum xuê, chỉ để rớt nhiều đốm nắng rất nhỏ xuống đất, không nóng bức, không khó chịu...
(Xem: 19950)
Như những con người, tất cả chúng ta muốn an lạc hạnh phúc và tránh buồn rầu đau khổ. Trong kinh nghiệm hạn hẹp của mình, nếu chúng ta đạt đến điều này, giá trị bao la của nó có thể phát triển...
(Xem: 12401)
Ở xứ Tây Tạng, tạo hóa và dân sự dường như bảo nhau mà giữ không cho kẻ lạ bước vào! Núi cao chập chùng lên tận mây xanh có tuyết phủ...
(Xem: 13946)
Đức Phật Thích-ca Mâu-ni ra đời cách đây đã hơn 25 thế kỷ. Những gì ngài để lại cho cho chúng ta qua giáo pháp được truyền dạy khắp năm châu là vô giá...
(Xem: 13277)
Trong các vị cao tăng Trung Hoa, ngài Huyền Trang là người có công nghiệp rất lớn, đã đi khắp các nơi viếng Phật tích, những cảnh chùa lớn, quan sátnghiên cứu rất nhiều.
(Xem: 31995)
Những phương pháp và lời hướng dẫn mà Đức Phật đã đề ra giúp chúng ta có thể từng bước tiến đến một sự giác ngộ sâu xa và vượt bậc, và đó cũng là kinh nghiệm tự chúng Giác Ngộ của Đức Phật.
(Xem: 13445)
Vào một buổi chiều lười biếng ở Sydney, tôi mở Tivi và thấy chương trình Oprah Winfrey đang tranh luận về kiếp trước kiếp sau, cuộc tranh luận rất sôi nổi.
(Xem: 12759)
Đây là một cuốn nhật ký ghi chép cuộc hành trình đi về Ấn Độ để học đạo. Tác giả nhân khi chùa Văn Thù Sư Lợi tổ chức chuyến đi hành hương các Phật tích tại Ấn đã tháp tùng theo...
(Xem: 13339)
Sách gồm những lời phát biểu của Đức Đạt-Lai Lạt-Ma về Phật giáo và vài vấn đề liên quan đến Phật giáo, chọn lọc từ các bài diễn văn, phỏng vấn, các buổi thuyết giảng và các sách của Đức Đạt-Lai Lạt-ma.
(Xem: 11907)
Trời bên này đã thật sự vào thu rồi đó! Buổi chiều, con đường về nhà hai bên rừng có ngàn lá đổi sang màu trái chín, đẹp kỳ diệu.
(Xem: 21875)
Ni sư Ayya Khema viết quyển tự truyện này không vì mục đích văn chương, mà để chúng ta từ câu chuyện đời của Ni sư tìm được những bài học giá trị về con đường đạo Người đã đi qua.
(Xem: 11099)
“Đạo lý nhà Phật, là một nền đạo lý thâm trầm, siêu việt hơn hết”. Ấy là lời nói của nhiều nhà thông thái xưa nay trên hoàn võ, và cũng là một mối cảm của chúng tôi nữa.
(Xem: 12910)
Các chân sư thực hiện những kỳ công của các ngài mà không chút tự hào, với một thái độ giản dị hồn nhiên hoàn toàn như trẻ con. Các ngài biết rằng, năng lực của tình thương luôn che chở các ngài.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant