Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sách Văn Học Phật Giáo
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

05. Quý thầy nơi đâu?

24 Tháng Giêng 201200:00(Xem: 14377)
05. Quý thầy nơi đâu?
QUÝ THẦY NƠI ĐÂU?
Trần Khải

Sau khi quân đội Miến Điện đàn áp dữ dội những cuộc biểu tình ôn hòa của các vị sư đòi hỏi dân chủấm no cho toàn dân, tất cả các đường dây truyền thông điện tử ra thế giới bên ngoaì đã bị cắt đứt. Các giới Phật Tử và các nhà hoạt động nhân quyền toàn cầu đều thắc mắc về tình hình an nuy của các vị sư và người biểu tình Miến Điện. Quý Thầy bây giờ ra sao? Sau đây là các thông tin tổng hợp từ mạng lưới thông tin Phật Giáo The Buddhist Channel (www.BuddhistChannel.tv) hôm 1-10-2007.

Kuala Lumpur, Mã Lai -- Các nguồn tin từ Yangon, Miến Điện đã cung cấp các bản tin được xác minh cho The Buddhist Channel về tình hình các vị sư hiện bị giam bởi an ninh. Người cho tin cũng nói là nhiều thường dân đã bị tra tấn bởi cai tù.

Đêm qua, một vị sư trưởng lão được phép thăm các sư trẻ bị giam ở nhà tù khét tiếng Insein kể rằng nhiều vị sư đã bị kêu bản án tù giam 6 năm vì đã tham dự biểu tình.

Tới giờ, khoảng 1,000 trong số 400,000 vị sư Miến Điện đã bị bắt. Hàng chục ngàn vị sư khác đang bị khóa chặt trong các tu viện, và nhiều người hơn nữa đang tuyệt thực.

Sau đây là các thông tin từ trong Yangon đưa ra.

1. Nhiều vị sư bị giam ở sân đua ngựa Kyte-ka-saw được thấy là đang ngồi chồm hổm ngoài nắng, dưới mắt quan sát của lính, mà các sư không đang mặc áo cà sa. Hầu hết các sư này bị bắt trong khi biểu tình trên đường phố từ ngày 26 tới 29-9-2007. Nhiều sư bị ép buộc mặc áo quần thường dân. Có tin vài vị sư đang hấp hối nhưng thuốc và trơ giúp y khoa từ bên ngoài không được phép đưa vào sân đua ngựa này.

2. Có tin phúc trình là hơn 700 vị sư đang tuyệt thực trong nhà tù Insein. Họ từ chối dùng lương thực đưa tới họ, và chủ yếu họ ngồi thiền và ngồi tụng kinh.

3. Nguồn tin từ lò hỏa thiêu Yay Way nói là khoảng 200 xác đã đưa tới hỏa thiêu tới giờ (kể từ khi biểu tình bùng phát). Các nhân viên nơi đây nói vài xác bị thương tích trầm trọng. Có tin chưa xác minh rằng vài chiến binh đã đốt các xác mà không xác minh là các nạn nhân còn sống hay đã chết. Không có chữa trị y tế nào cung cấp tại nhà thiêu. Những người mang xác vào không được phép liên lạc tìm thân nhân các nạn nhân.

4. Ba ngày sau khi tu viện Ngwa Kyar bị bố ráp thô bạo, vị sư viện trưởng đã viên tịch vào ngày 30-9-2007. Tin cho biết là một vị sư vô danh và lạ mặt đã được chính phủ bổ nhiệm làm tân viện trưởng tu viện này.

5. Trong khi đó, nhà sư Sayadaw U Gamiro đang ẩn trốn và nguồn tin nói là sư naỳ đang trong danh sách lùng và diệt cxủa chính phủ quân sự. Trước đó, bản tin Mizzima ghi lời vị sư Sayadaw U Gamiro nói rằng “tất cả mọi người tại Miến Điện đều là một lãnh đạo,” và kêu gọi mọi người hãy “xuống đường phản kháng chế độ quân sự.”

Thầy Sayadaw nói với thông tấn Mizzima, “Dân chúng không nên chờ các lãnh đạo tới lãnh đạo họ. Mỗi người phải tự trở thành lãnh đạo. Tất cả chúng ta từng cá nhân phải tham dựlãnh đạo. Điều quan trọng là tất cả mọi người phaỉ ra lãnh đaọ vào lúc này. Các vị sư đã làm nhiều rồi, và nhiều vị sư bây giờ đã bị đẩy vào tù và các trại thẩm cung. Và nhiều thầy phả hy sinh mạng sống rồi.

Thầy Sayadaw U Gamiro nói thêm, “Khi xông vaò các tu viện trong đồng phục và vũ khí, và giam hãm các vị sư, họ [các tướng lãnh] đang cho thế giới thấy họ thực sự là gì. Họ không chỉ là các nhà độc tài, mà thực sự là những tên khủng bố. Nếu chúng tôi không thể rời các tu viện, vẫn còn những việc chúng tôi có thể làm bên trong các tu viện.

Phần trên là dịch toàn văn bản tin The Buddhist Channel.

Bản tin trên không cần lời bình luận nào kèm theo, vì tự thân các sự kiện xảy ra đã nói lên bản chất của những người và những thành phần tham dự.

Tuy nhiên, điều chúng ta lo ngaị là bản chất Phật Giáo Miến Điện từ đây có thể sẽ bị biến dạng. Đúng vậy, cơ nguy biến dạng có thể có sẽ là từ tham vọngsân hận của các tướng lãnh Miến Điện. Nếu vị tân viện trưởng tu viện Ngwa Kyar trong bản tin trên, và có thể là cả các vị tân viện trưởng ở các tu viện khác nữa, không phải nhà tu thực sự, mà chỉ là công an trá hình.

Và nếu đúng là có chuyện như thế, nền văn hóa Miến Điện cũng đang chia sẻ chung số phận với các nhà sư và cũng đang bị khai tử trong một cách rất riêng, và rất là tàn bạo.

TRẦN KHẢI
Việt Báo Thứ Tư, 10/3/2007, 12:02:00 AM

Hình Ảnh và Video
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 26686)
Nếu Đạo đức Phật giáo là một nếp sống đem lại hạnh phúc an lạc, nếp sống ấy cũng là một nếp sống đề cao cho con người vào một vị trí tối thượng...
(Xem: 20026)
Thực hành Phật giáo là tiến hành một cuộc chiến đấu giữa những thế lực tiêu cựctích cực trong tâm bạn. Thiền giả nỗ lực làm tiêu mòn điều tiêu cực...
(Xem: 18214)
Ðức Phật khuyên chúng ta nên thường xuyên suy ngẫm về cái chết, hàng ngày hay vào bất cứ lúc nào. Nó sẽ khơi dậy trong chúng ta sự tỉnh thứcý thức cấp bách...
(Xem: 32909)
Acarya Nagarjuna (A Xà Lê Long Thọ) giữ một địa vị hầu như vô song trong hàng các bậc Thánh Phật giáo trình bày xiển dương lời dạy của Phật Thích Ca Mâu Ni cho lợi lạc của thế giới.
(Xem: 18826)
Theo hiểu biết cơ bản của Phật giáo, tâm hồn về bản chất luôn mang tính sáng suốtthông tuệ. Thế nên, những rắc rối về tình cảm không hề tồn tại trong bản chất cơ bản của tâm hồn...
(Xem: 31712)
Bố thí là hạnh đầu tiên trong sáu hạnh của Bồ Tát. Nguyên âm chữ Phạn là Dàna có nghĩa là sự cho, dịch sang tiếng Hán Việt là Bố thí.
(Xem: 32615)
Bát Chánh Đạo rất dễ nhớ, nhưng ý nghĩa của chúng thâm sâu và đòi hỏi một sự hiểu biết về nhiều lãnh vực liên quan trong giáo lý của Đức Phật.
(Xem: 20180)
Trong nhà Phật dạy điều hòa thân này giống như ông chủ điều hòa bốn con rắn sống chung trong một cái giỏ vậy. Chúng luôn luôn thù địch nhau, muốn yên phải tìm cách điều hòa...
(Xem: 26403)
Đức Thích Ca Mâu Ni đã vì một đại nguyện lớn lao, một lòng từ vô lượng mà khước từ mọi hạnh phúc, quyền uy, tiện nghi vật chất để cầu đạo giài thoát.
(Xem: 20382)
Tâm đại từ bi có hai tính cách: Tính cách cứu khổ thì thay thế chúng sinh mà chịu mọi khổ não cho họ; tính cách cho vui thì có thể bỏ hết tất cả phước lạc mà cho chúng sinh.
(Xem: 23828)
Tôi tự cho rằng tôi có thực hay đó chỉ là một ý nghĩ về tôi do tôi tưởng nghĩ về tôi hoặc một ý nghĩ hay một hình ảnh về tôi do kẻ khác hay những kẻ khác tưởng nghĩ về tôi?
(Xem: 23980)
Nguyên-thỉ hay cận-đại Phật-giáo vẫn là Phật-giáo, nghĩa là vẫn có mục-đích giải-thoát diệt khổ, vẫn tôn trọng sự sống và chân-lý, vẫn chủ trương từ-bi tế-độ.
(Xem: 15161)
Lang thang trên đất nước Myanmar rộng lớn bạn sẽ không ngừng được tiếp xúc với hàng loạt xưởng thủ công tạc tượng Phật từ đá (chủ yếu là đá cẩm thạch)...
(Xem: 15057)
Nhìn thấy rõ tướng vô thường và khổ đau đang bủa xuống quanh cuộc sống, đêm rằm tháng hai âm lịch, Thái tử lên ngựa Kiền-trắc (Kanthaka) cùng với người hầu cận...
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant