Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sách Văn Học Phật Giáo
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

28. Con đường tu tập

03 Tháng Hai 201200:00(Xem: 20241)
28. Con đường tu tập
NƠI ẤY LÀ BÂY GIỜ VÀ Ở ÐÂY 
Nguyên tác: Wherever You Go, There You Are. 
Tác giả: Jon Kabat-Zinn - Dịch giả: Nguyễn Duy Nhiên. 
"Thiền tập áp dụng vào đời sống hằng ngày"

PHẦN MỘT 
SỰ NHIỆM MẦU CỦA GIÂY PHÚT HIỆN TẠI 

28.- CON ÐƯỜNG TU TẬP 

Trên con đường mà ta gọi là cuộc đời
Tôi chợt thấy mình lạc lõng giữa rừng sâu, 
Không tìm được một lối ra. 
Dante Alighieri 
Divine Comedy, "Inferno" 

Trong hầu hết mọi truyền thống văn hóa, người ta thường dùng hình ảnh hành trình để làm một ẩn dụ biểu tượng cho cuộc đời và việc đi tìm một ý nghĩa. Ở phương Ðông, ta dùng chữ Ðạo có nghĩa là con đường, để nói lên ý nghĩa này. Trong Phật giáo, thiền tập thường đường nhắc đến như là một con đường - một trong tám chi phần của Bát chánh đạo, như là chánh niệm, chánh kiến, chánh định. Ðạo và Dharma cũng có nghĩa là thực tại của sự sống, định luật chi phối tất cả những gì hiện hữu cũng như những gì bất hiện hữu. Tất cả mọi sự kiện trên đời này, dù bề ngoài đối với ta có là tốt hay xấu, trên cơ bản đều hợp với đạo. Bổn phận của ta là làm sao nhận thức được nền tảng của sự hòa hợp này, và sống cũng như hành động cho phù hợp với nó. Tuy vậy, nhiều khi ta không hề biết được con đường nào đúng. Trong cuộc sống, có một khoảng trống rất lớn dành cho sự tự do chọn lựa và hành động theo nguyên tắc của ta, cũng như cho những sự căng thẳng và bất đồng ý kiến, đó là chưa nói đến đôi khi ta cảm thấy hoàn toàn lạc lối

Khi thực hành thiền tập, ta thành thật thừa nhận rằng trong lúc này mình đang đi trên con đường của sự sống. Con đường ấy đang trải rộng ra ngay trong giờ phút này và trong bất cứ một giây phút nào ta đang thật sự sống. Thiền tập đúng ra là một con đường, hơn là một phương pháp. Một con đường của hiện thực, con đường của sự sống, con đường của sự lắng nghe, con đường dẫn đến một lối sốnghiện hữu hài hòa với một thực tại. Nó cũng có nghĩa là chúng ta đôi khi công nhận, thường thường vào những giờ phút nghiêm trọng nhất, rằng mình thật sự không biết là đang đi về đâu, hoặc con đường ấy đang nằm ở một nơi nào. Nhưng cùng lúc đó, ta bao giờ cũng ý thức được tình trạng của mình trong giờ phút hiện tại, mặc dù đó có thể biết rằng ta đang lạc lõng, bối rốivô vọng. Trong cuộc sống, chúng ta nhiều khi bị mắc bẫy và tưởng rằng biết mình đang đi đâu, nhất là những khi ta đang bị thúc đẩy bởi một tham vọng cá nhân, hoặc mong muốn một việc gì quá mức. Khi chúng ta đang ôm ấp một hoạch định riêng tư nào đó, nó thường làm cho ta mù quáng, ngĩ rằng mình biết hết, mặc dù ta không thật sự biết như là mình nghĩ. 

"Dòng nước của sự sống", một câu chuyện cổ tích Tây phương nói về ba anh em nhà nọ, đều là những vị hoàng tử. Hai người anh thì tham lamích kỷ. Người em út thì rất tốt và biết thương người. Vua cha lúc ấy đang đau nặng. Một hôm có một ông lão bí mật xuất hiện nơi vườn thượng uyển, thấy mọi ngườivẻ mặt ưu sầu, ông hỏi thăm sự tình. Sau khi nghe kể về căn bệnh của vua, ông bảo họ rằng, liều thuốc chữa bệnh cho vua hiện đang nằm nơi dòng nước của sự sống: "Nếu hoàng thượng uống nước này, ngài sẽ phục hồi sức khỏe, nhưng khó ai có thể tìm được dòng nước ấy". 

Nghe vậy, người anh cả xin phép được đi tìm dòng nước của sự sống cho phụ hoàng, trong tâm anh thầm mong rằng nếu thành công thì ngôi báu chắc chắn sẽ thuộc về mình. Người anh cả phi ngựa ra khỏi thành, đi vừa được một đoạn, anh gặp một người lùn đứng bên đường, chặn lại và hỏi anh vội vã đi đâu. Không đếm xỉa gì đến lời thăm hỏi của người lùn, anh hét lớn, chửi mắng và quát bảo ông tránh qua một bên. Người anh cả tự cho là mình biết là mình đang đi đâu, chỉ vì anh nghĩ rằng mình biết cái gì mình đang tìm kiếm. Nhưng thực tế không bao giờ là vậy. Người anh cả đã không làm chủ được tánh ngạo mạn của mình, cũng như vì ngu muội không thấy được nhiều ngỏ lối khác nhau của sự sống đang mở ra trước mắt anh. 

Lẽ dĩ nhiên, người lùn trong những huyền thoại không phải là một nhân vật xa lạ nào bên ngoài ta, mà đó là biểu tượng cho một quyền lực nội tại thâm sâu trong ta. Ở đây người anh cả ích kỷ đã không có khả năng tiếp xúc được với những năng lực ấy trong tâm, cũng như cảm nhận được tình thươngtuệ giác tiềm ẩn trong anh. Vì sự kiêu ngạo ấy, người lùn đã sắp đặt cho anh đi theo một con đường, dẫn vào một khe núi nhỏ hẹp và cuối cùng anh không thể nào quay lui trở lại được; nói một cách khác anh bị mắt kẹt. Và người anh cả kẹt bị cứng nơi này trong khi câu chuyện tiếp tục

Chờ đợi mãi không thấy người anh cả trở về, người anh thứ hai xin phép được lên đường. Người cũng gặp người lùn, cũng đối xử với ông ta cùng một thái độ ấy, và cuối cùng lại cũng bị mắc kẹt như người anh cả. Hai người anh trong câu chuyện tượng trưng cho những khía cạnh khác nhau của cùng một con người, vì vậy ta có thể nói rằng, có những kẻ không bao giờ chịu học bài học của mình. 

Vẫn không nghe tin tức của hai người anh, cuối cùng người em út xin phép lên đường đi tìm nước của sự sống cho phụ hoàng. Vừa ra khỏi thành, anh cũng gặp người lùn hỏi anh đang vội vã đi đâu. Khác với hai người anh, người em út dừng lại, xuống ngựa và kể cho ông nghe về bệnh tình của cha, và mình đang đi tìm dòng nước của sự sống. Anh thú thật với người lùn rằng anh không biết phải tìm kiếm nơi nào. Nghe vậy ông ta nói: "Ồ, ta biết chỗ ấy nằm ở đâu", rồi ông chỉ phương hướng để đi đến đó, con đường rất quanh co, phức tạp. Người em út lắng nghe thật cẩn trọng và ghi nhớ từng lời ông dặn. Và câu chuyện còn tiếp diễn với nhiều chi tiết hấp dẫn. Ý trong truyện muốn nói là đôi khi chúng ta cần phải biết chập nhận sự thật rằng mình không biết, và cởi mở ra để tiếp nhận sự giúp đở trong những trường hợp bất ngờ nhất. Ðược vậy, chúng ta mới có thể tiếp xúc với những năng lượng và đồng minh trong ta cũng như ngoài ta, chúng phát sinh từ một tâm linh phong phúvô ngã của chính mình. Lẽ dĩ nhiên, hai người anh ích kỹ kia cũng là những phương diện khác của tâm thức ta. Thông điệp của câu chuyện, nhắc ta hay bị mắc kẹt vào những thói quen tự kỷ, tự đại thường tình của con người và quên đi cái trật tự chung lớn lao của mọi vật, cuối cùng ta sẽ bị dẫn vào một ngỏ cụt của cuộc đời. Và nơi đó ta không còn có thể tiến tới, lui về hay quay trở lại được nữa. Câu chuyện kể rằng, ta sẽ không bao giờ tìm được nước của sự sống bằng một thái độ ấy, và ta sẽ bị mắc kẹt, rất có thể là vĩnh viễn

Sự tu tập chánh niệm đòi hỏi ta phải biết kính trọngđể tâm đến năng lượng của "người lùn" trong ta. Chứ không phải chỉ biết lao đầu vào vào công việc với một tâm thức nhỏ nhen, bị thúc đẩy bởi những tham vọng và sự ích kỷ, không biết gì đến phần lớn lao còn lại của con người mình. Câu chuyện kể tiếp rằng, chúng ta chỉ có thể thành công nếu ta biết tiến bước với một ý thức rõ ràng về thực tại của mình, kể cả việc sẵn sàng chấp nhận rằng mình đang đi đâu. Trong câu chuyện, vị hoàng tử út phải mất một thời gian dài mới ý thức được những gì xảy ra, chẳng hạn như việc hai người anh đang bị mắc kẹt trong khe núi. Và anh cũng đã phải trải qua biết bao nhiêu sự lừa đảo, phản bội vì sự ngây thơ của mình, trước khi đạt đến một sức mạnhtuệ giác hoàn toàn. Cuối cùng, anh đã cỡi trên lưng ngựa đi giữa một con đường lát vàng, cưới một nàng công chúa thật đẹp và trở thành vua - một con người toàn vẹn, không phải cho giang san của vua cha mà là cho chính anh. 

Thực tập: Hãy xem cuộc đời của bạn trong ngày hôm nay như là một hành trình và một cuộc mạo hiểm. Bạn đang đi về đâu? Bạn đang tìm kiếm những gì? Bây giờ bạn đang ở đâu? Bạn đang ở vào giai đọa nào trên hành trình của bạn? Nếu cuộc đời bạn là một quyển sách, hôm nay bạn sẽ đặt nó tên là gì? Bạn sẽ đặt tựa gì cho chương mà bạn đang sống đây? Bạn có đang bị kẹt ở nơi này bằng một lối nào đó không? Bạn có thể cởi mở ra với tất cả những năng lượng cần xử dụng trong giờ phút này không? Nên nhớ rằng hành trình này độc nhất của bạn, chứ không phải của bất cứ một ai khác. Vì vậy con đường này phải là của chính bạn. Bạn không thể nào bắt chước hành trình của một người khác, và vẫn có thể tự thành thật với mình được. Bạn có sẵn sàng tôn trọng sự cá biệt của mình bằng cách đó không? Bạn có thấy được thiền tập là một phần rất thân thiết với lối sống chân thật này không? Bạn có cương quyết soi sáng con đường của mình bằng chánh niệmý thức không? Bạn có thấy được những chỗ mà mình đang còn bị mắc kẹt không, hoặc là trong thời gian qua? 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 26657)
Nếu Đạo đức Phật giáo là một nếp sống đem lại hạnh phúc an lạc, nếp sống ấy cũng là một nếp sống đề cao cho con người vào một vị trí tối thượng...
(Xem: 20020)
Thực hành Phật giáo là tiến hành một cuộc chiến đấu giữa những thế lực tiêu cựctích cực trong tâm bạn. Thiền giả nỗ lực làm tiêu mòn điều tiêu cực...
(Xem: 18206)
Ðức Phật khuyên chúng ta nên thường xuyên suy ngẫm về cái chết, hàng ngày hay vào bất cứ lúc nào. Nó sẽ khơi dậy trong chúng ta sự tỉnh thứcý thức cấp bách...
(Xem: 32879)
Acarya Nagarjuna (A Xà Lê Long Thọ) giữ một địa vị hầu như vô song trong hàng các bậc Thánh Phật giáo trình bày xiển dương lời dạy của Phật Thích Ca Mâu Ni cho lợi lạc của thế giới.
(Xem: 18804)
Theo hiểu biết cơ bản của Phật giáo, tâm hồn về bản chất luôn mang tính sáng suốtthông tuệ. Thế nên, những rắc rối về tình cảm không hề tồn tại trong bản chất cơ bản của tâm hồn...
(Xem: 31681)
Bố thí là hạnh đầu tiên trong sáu hạnh của Bồ Tát. Nguyên âm chữ Phạn là Dàna có nghĩa là sự cho, dịch sang tiếng Hán Việt là Bố thí.
(Xem: 32597)
Bát Chánh Đạo rất dễ nhớ, nhưng ý nghĩa của chúng thâm sâu và đòi hỏi một sự hiểu biết về nhiều lãnh vực liên quan trong giáo lý của Đức Phật.
(Xem: 20163)
Trong nhà Phật dạy điều hòa thân này giống như ông chủ điều hòa bốn con rắn sống chung trong một cái giỏ vậy. Chúng luôn luôn thù địch nhau, muốn yên phải tìm cách điều hòa...
(Xem: 26367)
Đức Thích Ca Mâu Ni đã vì một đại nguyện lớn lao, một lòng từ vô lượng mà khước từ mọi hạnh phúc, quyền uy, tiện nghi vật chất để cầu đạo giài thoát.
(Xem: 20349)
Tâm đại từ bi có hai tính cách: Tính cách cứu khổ thì thay thế chúng sinh mà chịu mọi khổ não cho họ; tính cách cho vui thì có thể bỏ hết tất cả phước lạc mà cho chúng sinh.
(Xem: 23806)
Tôi tự cho rằng tôi có thực hay đó chỉ là một ý nghĩ về tôi do tôi tưởng nghĩ về tôi hoặc một ý nghĩ hay một hình ảnh về tôi do kẻ khác hay những kẻ khác tưởng nghĩ về tôi?
(Xem: 23935)
Nguyên-thỉ hay cận-đại Phật-giáo vẫn là Phật-giáo, nghĩa là vẫn có mục-đích giải-thoát diệt khổ, vẫn tôn trọng sự sống và chân-lý, vẫn chủ trương từ-bi tế-độ.
(Xem: 15135)
Lang thang trên đất nước Myanmar rộng lớn bạn sẽ không ngừng được tiếp xúc với hàng loạt xưởng thủ công tạc tượng Phật từ đá (chủ yếu là đá cẩm thạch)...
(Xem: 15041)
Nhìn thấy rõ tướng vô thường và khổ đau đang bủa xuống quanh cuộc sống, đêm rằm tháng hai âm lịch, Thái tử lên ngựa Kiền-trắc (Kanthaka) cùng với người hầu cận...
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant